Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

skkn làm thế nào để nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với chuyện theo chương trình giáo dục mầm non mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.94 KB, 12 trang )









SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO CHẤT
LƯƠNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
LÀM QUEN VỚI CHUYỆN THEO CHƯƠNG
TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON MỚI


A. Phần mở đầu
Văn học là một bộ môn nghệ thuật dùng để phản ánh cuộc sống con
người qua nhiều thời kỳ khác nhau, nó giúp cho con người nhận ra những
cái đẹp, những truyền thống quý báu mà dân tộc ta đúc rút được qua nhiều
đời nay. Đồng thời nó lên án phê phán những cái xấu xa, lạc hậu, những tệ
nạn xã hội xãy ra trong cuộc sống là cơ sở cho con người tự điều chỉnh
bản thân mình để tiến kịp thời kỳ CNH-HĐH đất nước.
Vì thế, Văn học là một món ăn tinh thần được nhiều người ưa thích,
nó đã làm cho con người xua đi những mệt nhọc sau những ngày làm việc
vất vã đễ hoà vào dòng chảy thời gian qua việc cảm nhận bài thơ hay,
những câu chuyện về cuộc sống đời thường, tuy giản dị nhưng đậm đà
bản sắc dân tộc. Văn học với các chức năng giáo dục nhận thức, thẩm mỹ,
đã góp phần vào mục tiêu của ngành học mầm non nhằm hình thành và
phát triển nhân cách con người một cách toàn diện về đức, trí, thể, mỹ và
lao động. Đặc biệt với mẫu giáo 5-6 tuổi, đây là thời kỳ trẻ cảm nhận mọi


thứ tình cảm hình thành phẩm chất con người qua các phương tiện, vì ở
chương trình giáo dục Mầm Non những câu chuyện có nội ndung gần gủi
với trẻ nó phản ánh cuộc sống xung quanh trẻ và có tính giáo dục cao.
Thông qua các câu chuyện hình thành cho trẻ tình yêu thiên nhiên, cây cỏ,
yêu mến quý trọng mọi người, biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, biết phân
biệt được cái tốt, cái xấu, cái thiện, cái ác hình thành tính tự lực sự mạnh
dạn.
Vì vậy nó có vai trò hết sức quan trọng không thể thiếu được đối với
trẻ. Từ những động lực đó chính là lý do mà tôi chọn đề tài"Làm thế nào
để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 tuổi làm quen với chuyện theo hướng đổi
mới"




B. Nội dung
I. Cơ sỡ khoa học

Tuổi mầm non là lứa tuổi cần sự chăm sóc đặc biệt của cha mẹ và cô
giáo. ở giai đoạn này, những mối quan hệ, có những sự vật hiện tượng xảy
ra xung quanh trẻ đều có tác động rất lớn đến bản thân trẻ. Vì vậy, cha mẹ
và cô giáo đều mong muốn dạy trẻ những điều hay, lẽ phải, những thói
quen tốt và những hành vi có đạo đức để hình thành nhân cách cho trẻ sau
này.
Cho trẻ làm quen văn học là một hoạt động cần thiết đáp ứng nhu cầu
phù hợp khi sữ dụng nghệ thuật đọc kể diễn cảm cho trẻ nghe, giảng giải
bằng mọi cách để giúp trẻ hiểu được những kiến thức cơ bản, phù hợp
năng lực tiếp nhận của trẻ về nội dung và hình thức tác phẩm.
Trẻ trước tuổi đến trường phổ thông có nhu cầu và khả năng hiểu
được các tác phẩm ngắn gọn, nội dung không phức tạp, kết cấu ngôn ngữ

dễ hiểu. Tuy vậy do hạn chế của độ tuổi này nên trẻ chưa tự mình tiếp xúc
trực tiếp với tác phẩm, vì trẻ chưa biết chữ, chưa tự hiểu đầy đủ về giá trị
nội dung cũng như giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Việc nắm bắt tác phẩm
ở trẻ dường như phụ thuộc vào sự truyền thụ của giáo viên, ở lứa tuổi này
người ta chưa thể gọi việc cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học là việc
dạy văn cho trẻ mà gọi là trẻ làm quen văn học, chỉ ra mức độ tiếp xúc
ban đầu của trẻ với văn học. Thực chất của việc tiếp xúc này giáo viên sử
dụng nghệ thuật đọc kể diễn cảm để đọc thơ, kể chuyện cho trẻ nghe.
Giảng giải bằng mọi cách để giúp trẻ hiểu được nội dung và hình thức của
tác phẩm. Trên cơ sở đó giáo viên dạy trẻ kể diễn cảm các câu chuyện
không chỉ góp phần phát triển khả năng nhận biết, tư duy, trí tuệ, mà góp
phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.
II. Cơ sỡ thực tiển
Cho trẻ làm quen với chuyên ở trường mầm non được diễn ra rất linh
hoạt ở trường mầm non theo hai hình thức chính: Hình thức trong giờ hoạt
động chung và các hoạt động khác. Việc lựa chọn cho trẻ làm quen với
các tác phẩm văn học trẻ đã biết hay các tác phẩm văn học trẻ chưa biết,
tác phẩm dài hay ngắn buộc giáo viên phải lựa chọn hình thức cho phù
hợp. Ngoài ra, giáo viên còn phải dựa vào sự hứng thú của trẻ đối với mỗi
tác phẩm văn học và điều kiện cơ sở vật chất của trường lớp củng là một

yếu tố để giáo viên quyết định sữ dụng hình thức nào là đạt hiệu quả nhất
đối với trẻ.
Đối với trường Mầm Non Lộc Thuỷ đã triển khai nhiều hình thức
như: Xây dựng tiết dạy mẫu, thao giảng dự giờ, kiến tập song việc
nâng cao chất lượng cho trẻ theo chương trình giáo dục mầm non mới còn
nhiều hạn chế.
Năm học 2009-2010 là năm đầu tiên thực hiện chương trình giáo
dục mầm non mới. Tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo lớn
5 tuổi cụm An Xá. Qua thời gian trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy những

thuận lợi, khó khăn như sau:
* Thuận lợi: Là một giao viên nhiều năm được phân công dạy lớp mẫu
giáo lớn nên đã có phần nào nắm chắc trong việc truyền thụ kiến thức cho
trẻ.
Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu cùng toàn thể chị em
trong toàn trường không ngừng học tập trau dồi chuyên môn nghiệp vụ
qua các buổi thao giảng, dự giờ, góp ý rút kinh nghiệm lẫn nhau trong
chuyên môn. Ngoài ra còn trang bị các loại ttranh thơ chuyện phục vụ cho
bộ môn văn học và phát động toàn trường tập trung làm rối, các nhân vật
bằng xốp trong các câu chuyện theo chương trình.
Làm một giáo viên thực sự yêu nghề mến trẻ có năng khiếu về bộ
môn văn học được bồi dưỡng qua các đợt tập huấn của phòng, của trường
cũng như tự nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ.
Ngài ra còn có sự quan tâm nổ lực tận tình của các bậc phụ huynh
cũng như sự quan tâm của lãnh đạo địa phương tạo điều kiện đầu tư cơ sở
vật chất như phòng học rộng rãi thoáng mát, đồ dùng đò chơi, các trang
thiết bị phục vụ cho việc thực hiện theo chương trình giáo dục mầm non
mới.
* Khó khăn:
Một lớp 2 giáo viên nhưng một giáo viên vừa đi học thêm chuyên
môn
Phòng học chưa đủ diện tích nên môi trường cho trẻ làm quen chưa
được thoải mái

Một số ít phụ huynh đời sống còn khó khăn nên việc quan tâm học
hành của con em còn hạn chế
Các phương tiện đèn chiếu còn chưa đáp ứng được yêu cầu
Từ đó, nó có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giảng dạy và học
tập của trẻ
III. Điều tra thực tiễn.

Vào đầu năm học lớp tôi còn đa phần trong việc nghe cô kể chuyện,
trên tiết học trẻ còn rụt rè trong khi phát biểu, phần đóng kịch còn nhiều
hạn chế. Vì vậy, để nắm được thực chất chất lượng của lớp tôi đã khảo sát
xem kết quả đầu vào thế nào.
Qua đợt khảo sát tôi nhận thấy khả năng tiếp thu của trẻ còn chậm cụ
thể là:
65% trẻ nhớ tên chuyện, hiểu nội dung câu chuyện, đánh giá được
các nhân vật trong chuyện
15% trẻ nhớ tên chuyện, tên nhân vật.
10% trẻ nhớ tên chuyện, hiểu nội dung câu chuyện còn mập mờ.
10% trẻ còn rụt rè, nhút nhát, tên chuyện nhớ còn ít và lẫn lộn nhân
vật trong các câu chuyện.
Với kết quả đạt được trên, bản thân tôi băn khoăn lo lắng làm thế nào
để đưa chất lượng năm học lên cao. Từ đó tôi suy nghĩ ra một biện pháp
sau.
IV. Biện pháp
1. Tạo môi trường làm quen văn học.
Tạo môi trường cho trẻ làm quen văn học vô cùng quan trọng vì trẻ ở
lứa tuổi này là tư duy trực quan hình tượng. Môi trường phong phú bao
nhiêu thì trẻ tích luỹ được nhiều biểu tượng bấy nhiêu. Muốn tư duy của
trẻ ngày càng được mở rộng thì buộc giáo viên phải tạo môi trường cho
trẻ tiếp xúc.
Trước hết tôi chọn góc làm quen văn học phù hợp, rộng, đảm bảo đủ
ánh sáng cho trẻ hoạt động.
Để tạo môi trường của học văn học hấp dẫn tôi bày đồ dùng lên giá
ngang tầm với trẻ: tranh ảnh, các tập tranh chuyện kể Tôi dùng xốp cắt

rời thành các nhân vật, con vật trong chuyện sắp học rồi xếp lên sa bàn.
Dùng vải may rối các nhân vật, con vật phù hợp theo từng chuyện
Ví dụ: Chuyện "Quả bầu tiên" tôi dùng xốp, vải cắt may các nhân vật

cậu bé, tên địa chủ, chim én.
Để khắc sâu hơn về nội dung câu chuyện tôi còn phải viết hoặc đánh
máy các nội dung câu chuyện treo ở góc.
Bên cạnh đó góc học tập sách của bé cũng giúp trẻ hiểu nhiều về
chuyện, biết cách đọc sách, lật giở trang sách, biết kể chuyện sánh tạo
theo nội dung bức tranh Vì thế tôi luôn sưu tầm các loại sách báo, tạp
chí, chuyện cổ tích, chuyện kể, sách hoạ mi để lôi cuốn trẻ tham gia vào
góc chơi.
Không những tạo môi trường trong lớp mà môi trường ở bên ngoài
cũng không kém phần quan trọng. Tôi tạo môi trường về chuyện ở phía
ngoài như: treo các bức tranh, cắt dán các nhân vật, con vật có ở trong
câu chuyện đã học, sắp học để lôi cuốn sự chú ý của phụ huynh.
Tôi còn tuyên truyền ở góc những điều cha mẹ cần biết về những câu
chuyện đã học, sắp học để phụ huynh biết và dạy thêm cho trẻ ở nhà.
2. Làm quen mọi lúc mọi nơi
Đối với giờ đón và giờ trả trẻ tôi thường tiếp cận riêng với những trẻ
yếu, trẻ nhút nhát, luyện thêm cho trẻ những câu chuyện mà trẻ chưa
hiểu.
Ví dụ: Trẻ quên các nhân vật trong các câu chuyện cô có thể kể một
đoạn chuyện có tên của nhân vật đó, sau đó gợi hỏi lại trẻ hoặc cho trẻ
xem tranh, cô đố trẻ bức tranh kể về chuyện gì? Đây là ai?
Không những thế tôi còn lôi cuốn những trẻ yếu, trẻ nhút nhát vào
hoạt động ở góc học tập hướng cho trẻ ghép tranh các nhân vật trong câu
chuyện đã học và hỏi trẻ tranh vẽ ai? Trong chuyện gì?
Ngoài ra còn gợi cho những trẻ có năng khiếu phát huy hết khả năng
của trẻ trong cách kể chuyện, ngôn ngữ đối thoại, cử chỉ điệu bộ
Đối với hoạt động chiều tôi thường cho trẻ làm quen với bài sắp học
bằng cách cô giới thiệu và kể cho trẻ nghe, cho trẻ làm quen các nhân vật
qua tranh, hiểu nội dung câu chuỵện, biết ngôn ngữ, giọng kể của từng
nhân vật, con vật. Khi trẻ hiểu rồi tôi có thể tập cho trẻ đóng kịch theo


nội dung câu chuyện phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ khi đóng
kịch.
Với hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ làm quen hoặc ôn các câu chuyện
đã học, sắp học.
Bên cạnh việc làm quen mọi lúc mọi nơi thì giáo viên còn phải lồng
ghép tích hợp vào các hoạt động khác.
3. Xác định ngữ điệu giọng kể
Như chúng ta đã biết trẻ mẫu giáo tiếp nhận tác phẩm văn học qua
khâu trung gian là giáo viên ở trường, phụ huynh ở nhà. Tác phẩm văn
học là một văn bản nghệ thuật ngôn từ, một công trình nghệ thuật nên
cảm thụ văn học ở trẻ còn rất nhiều khó khăn.
Để giúp trẻ nhỏ cảm thụ văn học thì trước khi truyền thụ tác phẩm
giáo viên cần:
Đọc kỹ tác phẩmm phân tích kỹ để xác định rõ nội dung tác phẩm,
tính cách nhân vật, diễn biến sự kiện và tìm ra kết cấu ngôn từ của tác
phẩm.
Từ đó xác định giọng kể, sử dụng sắc thái đa dạng của ngôn ngữ cho
phù hợp với nội dung và phong cách nghệ thuật của tác phẩm. Ngôn ngữ
kể phải rõ ràng, đặc biệt phải mang sức biểu cảm.
Giáo viên đọc qua chuyện nhiều lần khi đã thuộc chuyện thì giáo
viên tự kể một mình thật to, biết thêm bớt lời lẽ để tăng sự hấp dẫn của
câu chuyện nhưng phải đảm bảo nội dung cốt chuyện.
Khi kể phải kết hợp nhịp nhàng giữa tranh, lời nói, nét mặt.
Ví dụ: Chuyện "Quả bầu tiên" khi kể đến tên địa chủ nét mặt phải cau
có, giọng nói to mạnh. Kể đến chú bé thì nét mặt, giọng nói nhẹ nhàng.
4. Kết hợp với phụ huynh
Gia đình là nhịp cầu nối rất quan trọng đối với nhà trường. Vai trò
của phụ huynh có tác động lớn trong việc nâng cao chất lượng văn học
cho trẻ.

Thông qua các cuộc họp phụ huynh giáo viên lên kế hoạch chuyên đề
để thông qua cuộc họp nhằm giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về bộ môn này.
Với cuộc họp lần đầu giáo viên nêu lên những thuận lợi, khó khăn và
phương hướng tới. Với những lần họp sau giáo viên đánh giá về tình hình

học tập của trẻ về bộ môn, đánh giá kết quả của từng trẻ, đưa ra phương
hướng mới.
Giáo viên cần phối hợp với phụ huynh những câu chuyện dài và khó
như chuyện "Sự tích bánh chưng bánh giày, sự tích Hồ gươm". Để trẻ nhớ
và hiểu nội dung câu chuyện tôi phô tô lại chuyện sau đó nhờ phụ huynh
kể thêm cho trẻ nghe ở nhà.
Thông qua góc những điều cha mẹ cần biết tôi tuyên truyền cho phụ
huynh rõ những câu chuyện đã học và chất lượng trẻ học về chuyện. Qua
đó giúp phụ huynh ôn luyện thêm cho trẻ ở nhà. Động viên phụ huynh thu
nhặt phế liệu như vaỉ vụn, ống nhựa để làm rối và sưu tầm tranh ảnh,
sách báo, tạp chí để cho trẻ xem và đọc cho trẻ nghe ở nhà đồng thời nhắc
nhở phụ huynh cho trẻ đi học đúng giờ và đi học chuyên cần.
Đối với những trẻ yếu giáo viên thường xuyên gặp gỡ phụ huynh vào
những lúc đón và trả trẻ. Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập ở
lớp của con mình để có hướng bồi dưỡng cho trtẻ thêm ở nhà.
Đối với những trẻ có năng khiếu giáo viên kết hợp với phụ huynh
phát huy hết năng lực của trẻ về lĩnh vực này.
Với những biện pháp trên khi bước vào tiết học trẻ thực hiện nhẹ
nhàng và đạt hiệu quả cao.
5. Thực hiện tốt tiết dạy trên lớp.
Như chúng ta đã biết hoạt động dạy học là hoạt động đặc trưng trong
các loại hình. Nó là một trong những con đường quan trong nhất để giáo
dục thế hệ trẻ vào hoạt động học tập trong nhà trường. Nhà trường là một
tổ chức chuyên biệt có nội dung, chương trình, có phương tiện, phương
pháp đầy đủ cho giáo viên thực hiện.

Để thực hiện tốt trách nhiệm của mình nhằm nâng cao chất lượng trẻ
ngày càng cao thì trước khi thực hiện một tiết dạy truyện cần chuẩn bị tốt
các vấn đề sau:
+ Cho trẻ làm quen chuyện trước ở mọi lúc mọi nơi.
+ Trên giờ dạy cô cần chuẩn bị giáo án tốt. Chuẩn bị đò dùng cho cô
và trẻ hấp dẫn như sa bàn, rối tay, trang phục đóng kịch, một số đồ dùng
làm hoạt cảnh.

+ Cô kể phải lưu loát, trước khi kể phải dùng thủ thuật hấp dẫn để lôi
cuốn trẻ vào tiết học
Ví dụ: Trong khi kể cô không chỉ kể diễn cảm mà còn kể minh hoạ
qua sa bàn, máy chiếu, rối tay phù hợp nội dung
Biết lồng ghép trong quá trình trích dẫn, đàm thoại
Ví dụ: Chuyện "Quả bầu tiên"
Cô trích dẫn: Để biết được chú bé là người như thế nào các cháu
cùng lắng nghe nhé "Có một chú bé con nhà nghèo mùa xuân ấm áp én
lại về đây với anh"
Đàm thoại: Cậu bé là người như thế nào?
Cứ thế cô trích một đoạn rồi đàm thoại khai thác hết nội dung câu
chuyện. Tuỳ theo khả năng của trẻ để cô đặt câu hỏi cho phù hợp. Nếu trẻ
chậm cô đặt câu hỏi đi từ dễ đến khó. Nếu trẻ nhanh thì cô đặt câu hỏi
tổng hợp nhằm phát huy khả năng nhận thức, tính sáng tạo của trẻ.
Trong khi dạy cô phải bao quát lớp, khen ngợi động viên kịp thời, tuỳ
theo câu chuyện mà bố trí nội dung phù hợp. Kết thúc giờ học có thể hát
một bài hoặc chơi một trò chơi phù hợp nhằm kết thúc giờ học nhẹ
nhàng.
V. Kết quả đạt được
Với những biện pháp cơ bản trên và bằng việc làm cụ thể của bản
thân. Sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường nên chất lượng của lớp
tôi so với đầu năm đạt kết quả cao

* Đối với trẻ.
Cụ thể:
Kết quả đầu năm Kết quả hiện nay
65% trẻ nhớ tên chuyện hiểu nội 95% trẻ nhớ tên
chuyện, hiểu
dung chuyện, đánh giá được các nhận nội dung chuyện, đánh
giá các
vật trong chuyện nhân vật trong chuyện.
15% trẻ nhớ tên chuyện, tên nhân vật 5% trẻ nhớ tên chuyện,
tên 10% trẻ nhớ tên chuyện, hiểu nội nhân vật.
dung chuyện còn mập mờ.

10 trẻ còn rụt rè nhút nhát
* Đối với giáo viên.
Giáo viên nắm chắc phương pháp, linh hoạt, sáng tạo hơn trong tiết
dạy.
Thu hút sự hứng thú của trẻ, giúp trẻ hứng thú hơn trong giờ làm
quen với văn học.
Có nhiều kinh nghiệm trong quá trình gây hứng thú cho trẻ trong giờ
học.
Giáo viên biết lập kế hoạch thực hiện linh hoạt sáng tạo phù hợp với
nhóm lớp của mình.
* Đối với phụ huynh.
Qua kháo sát chất lượng trên trẻ đã tạo được niềm tin của phụ huynh,
các bậc phụ huynh đã hiểu và nhận thức được tầm quan trọng về việc cho
trẻ làm quen với văn học. Đồng thời giúp giáo viên sưu tầm nguyên vật
liệu để làm đồ dùng đò chơi phục vụ cho chuyên đề.
VI. Bài học kinh nghiệm.
Để đạt được kết quả trên bản thân tôi đã rút ra được một số kinh
nghiệm như sau:

Giáo viên đã biết tạo môi trường phong phú hấp dẫn lôi cuốn sự chú
ý của trẻ.
Biết chuẩn bị tốt mọi điều kiện, phương tiện giúp tiết học sinh động,
lô gíc.
Có nghệ thuật thu hút trẻ đó là: tạo cho trẻ có tâm thế thoải mái trước và
trong giờ học, các phần chuyển tiếp phải linh hoạt sáng tạo, biết lồng ghép
các lĩnh vực khác vào tiết học, tác phong của giáo viên phải nhẹ nhàng
phù hợp với trẻ.
Phải biết cung cấp cho trẻ vốn từ chính xác, có tình cảm trong sáng,
gây ấn tượng đẹp trong tâm trí trẻ.
Để tổ chức tốt một tiết học giáo viên phải cho trẻ làm quen ở mọi lúc
mọi nơi, biết lồng ghép tích hợp vào các hoạt động khác ở trong ngày.
Biết kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc tạo môi trường, ôn
luyện kiến thức ở nhà cho trẻ.

Ngoài ra giáo viên không ngừng học tập, nghiên cứu, tiếp cận nhanh
với chương trình giáo dục mầm non mới trong giai đoạn hiện nay.


















C. Kết luận
Văn học có ý nghĩa rất lớn đối với việc giáo dục trẻ. Việc cho trẻ làm
quen với văn học góp phần hình thành khả năng phát triển ngôn ngữ của
trẻ. Nhằm tích luỹ cho trẻ những tri thức, những ấn tượng tốt đẹp về cuộc
sống thiên nhiên, cuộc sống xã hội phong phú đa dạng nhằm hình thành
cho trẻ phương pháp, tư duy, thái độ và cách ứng xử đúng đắn với mọi
người. Từ đó giúp trẻ phát triển một cách toàn diện đồng thời giáo viên
cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm sau mỗi lần tổ chức những hoạt động
đó.
Với sáng kiến kinh nghiệm, tôi kính mong sự góp ý giúp đõ của các
đồng chí trong hội đồng khoa học nhà trường, phòng giáo dục Lệ Thuỷ để
bản thâm tôi có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc nâng cao chất lượng
dạy học đáp theo chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay.

Lộc Thuỷ, ngày 23 tháng 05 năm
2010
Xác nhận của hội đồng khoa học Người viết
Trường Mầm non Lộc Thuỷ



Ngô Thị Huân


×