Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.27 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>LỜI MỞ ĐẦU </b>



<b>1. Tính cấp thiết của đề tài </b>


Hoạt động tín dụng đã và đang là một trong những hoạt động kinh doanh cơ bản
và quan trọng của nhiều NHTM Việt Nam với dư nợ tín dụng thường chiếm trên 50%
Tổng tài sản và thu nhập từ tín dụng thường chiếm 50 – 70% tổng thu nhập hoạt động của


NHTM. Tuy nhiên, đây cũng là nghiệp vụ tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất và có ảnh hưởng lớn


đến hoạt động của ngân hàng.


Trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng, các ngân hàng phải đối mặt với
nguy cơ rủi ro tín dụng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách nhau, song đều dẫn đến
việc khách hàng khơng có khả năng thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ
tài chính khi đến hạn. Những nguy cơ rủi ro này khơng thể loại trừ hồn tồn, mà chỉ có
thể hạn chế, đề phịng.


Thực tế các NHTM Việt Nam trong những năm gần đây cho thấy, chất lượng tín
dụng thấp, thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cao. Điều này đã dẫn đến việc nhiều ngân
hàng hoạt động thua lỗ, phải thực hiện tái cơ cấu hoặc phá sản, sáp nhập. Vì vậy, việc
nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam đang là vấn đề bức xúc trên
cả phương diện lý thuyết và thực tiễn. Đây là một yêu cầu khách quan, là điều kiện sống
cịn để NHTM có thể tồn tại và phát triển. Hiện nay các ngân hàng sử dụng rất nhiều biện
pháp để hạn chế rủi ro tín dụng, trong đó, xếp hạng tín dụng là một trong những biện
pháp phổ biến nhằm mục đích hỗ trợ cho cơng tác ra quyết định và quản lý tín dụng. Xếp
hạng tín dụng nội bộ là cơ sở để quản trị rủi ro tín dụng nhằm hạn chế rủi ro ở mức mục
tiêu, đồng thời cũng hỗ trợ ngân hàng trong việc phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro
theo các thông lệ quốc tế.


Ngân hàng thương mại cổ phẩn Công Thương Việt Nam (Vietinbank) là một



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

kiểm soát theo thông lệ quốc tế. Từ năm 2004, Vietinbank đã xây dựng và áp dụng hệ
thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ. Sau nhiều năm triển khai, hệ thống này đã đạt
được những kết quả nhất định, đáp ứng yêu cầu quản trị rủi ro tín dụng của Vietinbank.
Tuy nhiên, hoạt động của công tác xếp hạng tín dụng vẫn bộc lộ nhiều bất cập, cần được
hoàn thiện để phù hợp và bám sát với tình hình thực tế hơn.


<i><b>Xuất phát từ lý do trên, tác giả đã chọn đề tài:”Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín </b></i>
<i><b>dụng nội bộ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam” để nghiên cứu </b></i>
và viết luận văn thạc sĩ.


Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã chú trọng kế thừa và chọn lọc những ý
tưởng liên quan đến đề tài nhằm phục vụ cho việc phân tích làm rõ những vấn đề lý luận
cơ bản và giúp cho q trình tìm tịi đề xuất các giải pháp thực tiễn, nhằm hoàn thiện hệ
thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trong thời
gian tới.


<b>2. Mục tiêu nghiên cứu </b>


 Đi sâu nghiên cứu, kế thừa, hệ thống hóa, bổ sung, phát triển những lý luận và
thực tiễn về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng thương mại nói chung,
ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam nói riêng.


 Phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra những mặt được và những mặt hạn chế,
yếu kém trong công tác xếp hạng tín dụng tại ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam;


 Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại
Vietinbank trong thời gian tới.


<b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>



 Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam.


 Phạm vi nghiên cứu: Công tác xếp hạng tín dụng tại ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

 Xếp hạng tín dụng là việc NHTM đánh giá năng lực tài chính, tình hình hoạt
động hiện tại và triển vọng phát triển trong tương lai của khách hàng được xếp hạng, qua
đó xác định mức độ rủi ro khơng trả được nợ và khả năng trả nợ trong tương lai.


 Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là hệ thống gồm các bộ chỉ tiêu tài chính và
phi tài chính, các quy trình đánh giá khách hàng trên cơ sở định tính và định lượng về
mặt tài chính, tình hình kinh doanh, quản trị, uy tín của khách hàng.


 Các căn cứ đánh giá hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ: khả năng dự báo rủi ro
của khách hàng; số lượng khách hàng được xếp hạng tín dụng; thời gian, cách thức thực
hiện xếp hạng tín dụng; tần suất thực hiện xếp hạng tín dụng.


 Những nhân tố ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng:


+ Chủ quan: Hệ thống chỉ tiêu và các tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng tín dụng; trình
độ cơng nghệ và hiện đại hóa của ngân hàng; trình độ kinh nghiệm của cán bộ xếp hạng
tín dụng.


+ Khách quan: Quy định, chính sách của Nhà nước; Hệ thống chuẩn mực kế toán;
Chất lượng nguồn thông tin.


<i><b>4.2. Phương pháp nghiên cứu </b></i>



 Đọc, nghiên cứu các giáo trình, cơng trình khoa học, các bài nghiên cứu về ngân
hàng thương mại, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, để chọn lọc, tổng hợp nhằm hình
thành khung lý thuyết.


 Thu thập thơng tin về tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại
Việt Nam, về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của các ngân hàng thông qua báo cáo,
thống kê của NHNN, Tổng cục thống kê, các tổ chức độc lập (Ủy ban giám sát tài chính,
Thanh tra NHNN, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế như Standard & Poor, Fitch
Ratings.., các cơng ty kiểm tốn như Deloite, KPMG..) và qua các Báo cáo tài chính, các
quy định, quy trình về XHTD của các ngân hàng.


 Thu thập thơng tin về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam qua Báo cáo tài chính, website, các quy định, quy trình của ngân


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

 Từ các số liệu thu thập được tổng hợp, phân tích để đưa ra nhận xét, đánh giá. Luận
văn sử dụng phương pháp phân tích số liệu định tính để làm rõ hiện trạng hệ thống XHTD
nội bộ và bằng cách sử dụng phương pháp so sánh với các tiêu chuẩn đánh giá phổ biến trên
thị trường xếp hạng tín nhiệm quốc tế và trong nước, qua đó nghiên cứu để đưa ra nhận định,
đề xuất giải pháp để hoàn thiện hệ thống XHTD nội bộ của Ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam.


<b>5. Kết cấu của luận văn </b>


Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn gồm 3 chương:


<i><b>Chương 1: Tổng quan về xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng thương </b></i>
<i><b>mại </b></i>


<i><b>Chương 2: Thực trạng xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng Thương mại cổ </b></i>
<i><b>phần Công Thương Việt Nam </b></i>



</div>

<!--links-->

×