Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

Ứng dụng đa phương tiện trong sản xuất tác phẩm cho báo điện tử địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 159 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------------------------

NGUYỄN VĂN SƠN

ỨNG DỤNG ĐA PHƢƠNG TIỆN
TRONG SẢN XUẤT TÁC PHẨM CHO
BÁO ĐIỆN TỬ ĐỊA PHƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Vĩnh Long-2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------------

NGUYỄN VĂN SƠN

ỨNG DỤNG ĐA PHƢƠNG TIỆN
TRONG SẢN XUẤT TÁC PHẨM CHO
BÁO ĐIỆN TỬ ĐỊA PHƢƠNG

Chuyên ngành: Báo chí học định hƣớng ứng dụng
Mã số: 8320101.01 (UD)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn


thạc sĩ khoa học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

PGS.TS Đặng Thị Thu Hƣơng

TS. Đỗ Anh Đức

Vĩnh Long-2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi
đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Đỗ Anh Đức.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chƣa
đƣợc công bố ở bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin chịu trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi.

Học viên

Nguyễn Văn Sơn


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cám ơn TS. Đỗ Anh Đức, ngƣời đã trực
tiếp hƣớng dẫn tơi hồn thành luận văn này. Với lời chỉ dẫn, những tài liệu, sự
tận tình hƣớng dẫn của thầy đã giúp tơi vƣợt qua nhiều khó khăn trong q trình
thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thơng,
Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, các giảng viên đã tận

tình giảng dạy, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập.
Tơi xin chân thành cảm ơn các anh chị phóng viên, biên tập viên, Tổng
biên tập ba cơ quan báo Cần Thơ, Vĩnh Long và Đồng Khởi đã hỗ trợ thông tin
và chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình tác nghiệp, khai thác, thu thập và xử lý
thông tin đa phƣơng tiện phục vụ công chúng, để giúp tơi có đƣợc những kết quả
khảo sát thực tế trong luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn và biết ơn đến gia đình, các anh chị và bạn bè,
đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!

Học viên
Nguyễn Văn Sơn


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN ......................................... 4
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN ..................... 5
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 6
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................ 8
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................. 11
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .............................................................. 12
5. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................... 12
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn .................................................................... 13
7. Kết cấu luận văn ...................................................................................... 14
Chƣơng 1:
TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN THÔNG ĐA PHƢƠNG TIỆN
VÀ ỨNG DỤNG ĐA PHƢƠNG TIỆN TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ
1.1. Khái niệm về đa phƣơng tiện và đặc điểm của đa phƣơng tiện .... 15
1.1.1. Thuật ngữ đa phương tiện ............................................................. 15

1.1.2. Các thành phần đa phương tiện.................................................... 19
1.1.3. Đặc điểm của đa phương tiện ....................................................... 22
1.2. Khái niệm và đặc điểm báo điện tử .................................................. 26
1.2.1. Khái niệm ...................................................................................... 26
1.2.2. Đặc điểm cơ bản của báo điện tử ................................................. 30
1.3. Tổng quan việc ứng dụng đa phƣơng tiện ở Việt Nam và chủ
trƣơng ứng dụng đa phƣơng tiện của 3 tờ báo....................................... 33
1.4. Yêu cầu và tiêu chí đánh giá việc ứng dụng đa phƣơng tiện trên
báo điện tử.................................................................................................. 39
Chƣơng 2:

1


ỨNG DỤNG ĐA PHƢƠNG TIỆN TRÊN BA TRANG BÁO ĐIỆN TỬ
CỦA BÁO CẦN THƠ, BÁO VĨNH LONG VÀ BÁO ĐỒNG KHỞI
2.1. Giới thiệu về 3 tờ báo ......................................................................... 45
2.2. Khảo sát việc ứng dựng đa phƣơng tiện trên 3 tờ báo ................... 46
2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc ứng dụng đa phƣơng tiện ............. 64
2.4. Ƣu điểm, hạn chế của việc ứng dụng đa phƣơng tiện của 3 tờ báo
điện tử ............................................................................................................. 68
Chƣơng 3:
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
ỨNG DỤNG ĐA PHƢƠNG TIỆN TRONG SẢN XUẤT TÁC PHẨM
BÁO ĐIỆN TỬ ĐỊA PHƢƠNG HIỆN NAY
3.1. Những vấn đề đặt ra .......................................................................... 75
3.2. Thuận lợi và khó khăn trong việc ứng dụng đa phƣơng tiện ........ 77
3.3. Giải pháp, khuyến nghị ..................................................................... 83
KẾT LUẬN .................................................................................................. 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 111

PHỤ LỤC ..................................................................................................... 117

2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ đầy đủ

NXB

Nhà xuất bản

PGS.TS

Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ

ĐHQG

Đại học Quốc gia

THVN

Truyền hình Việt Nam

TNVN

Tiếng nói Việt Nam


PTTH

Phát thanh truyền hình

3


DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN

Hình 1. Văn bản, hình ảnh bài Longform Cần Thơ Online ............................ 49
Hình 2. Hình đồ họa trích dẫn bài Longform Cần Thơ Online....................... 50
Hình 3. Hình đồ thị bài Longform Cần Thơ Online ....................................... 50
Hình 4. Video Clip bài Longform Cần Thơ Online ........................................ 51
Hình 5. Video Clip mờ, nhoè Cần Thơ Online ............................................... 52
Hình 6. Hình đồ họa trích dẫn, video tác phẩm Hàng rào ốp v iPhone độc lạ
ở Mang Thít Vĩnh Long Online .................................................................... 56
Hình 7. Góc quay tác phẩm Hàng rào ốp v iPhone độc lạ ở Mang Thít
Vĩnh Long Online ........................................................................................... 57
Hình 8. Ứng dụng audio trên báo Đồng Khởi Online..................................... 59
Hình 9. Ph ng vấn nhân vật báo Đồng khởi Online ....................................... 60
Hình 10. Thống kê sử dụng Internet và di động ở Việt Nam Tháng 1/2020 .. 78
Hình 11: Thống kê thứ hạng mạng xã hội ở Việt Nam Tháng 1/2020 ........... 93

4


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN
Bảng 2.1. Hình thức thể hiện bài Phóng sự truyền hình Vĩnh Long Online... 54
Bảng 2.2: Thống kê tác phẩm trên 3 trang báo thực hiện từ (7/2018 -7/2019)

......................................................................................................................... 61
Bảng 2.3: Thống kê tác phẩm trên 3 trang báo thực hiện từ (7/2019 -7/2020)
......................................................................................................................... 61
Biểu đồ 2.1: Tác phẩm trên 3 báo điện tử từ (7/2019 -7/2020) ...................... 62
Biểu đồ 2.2: Tác phẩm trên 3 báo điện tử từ (7/2019 -7/2020) ...................... 62

5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong thời buổi kinh tế thị trƣờng, xã hội không ngừng phát triển về
mọi mặt của đời sống nhƣ hiện nay, thì nhu cầu của con ngƣời vì thế cũng
khơng ngừng tăng cao. Trong đó đáng kể là nhu cầu về cập nhật thông tin, tin
tức là nhu cầu thiết yếu hơn hết. Vì vậy mà thời gian gần đây, các phƣơng tiện
truyền thông đại chúng đã không ngừng phát triển, đáp ứng th a mãn nhu cầu
thông tin phục vụ con ngƣời.
Không phải ngẫu nhiên ngƣời ta ví sự xuất hiện của báo điện tử đã mở
ra một cuộc cách mạng kỳ diệu trong đời sống xã hội nói chung và trong hệ
thống truyền thơng đại chúng nói riêng. Điều này xuất phát từ đặc điểm khu
biệt quan trọng nhất của báo điện tử là khả năng đa phƣơng tiện. Có thể coi
khả năng đa phƣơng tiện là ƣu điểm mạnh nhất của báo điện tử.
Ngày nay, xu hƣớng hội tụ truyền thơng, thƣơng mại hóa báo chí và sự
xuất hiện của các phƣơng tiện truyền thông mới đang là những vấn đề đáng
quan tâm của nền báo chí chuyên nghiệp. Những tịa soạn đa phƣơng tiện
hình thành, cùng với đó là sự thay đổi từ lối làm báo truyền thống sang phong
cách chuyên nghiệp hơn, linh hoạt và đa năng hơn. Bên cạnh đó, sự tiếp nhận
thơng tin của cơng chúng cũng thay đổi từ thụ động đến tiếp nhận và tham gia
chủ động. Báo chí phải đáp ứng nhu cầu của số đơng cơng chúng nhiều hơn.
Việc hình thành các phƣơng tiện truyền thông mới cũng nhƣ xu hƣớng

cải tiến, đổi mới các loại hình truyền thơng truyền thống đều hƣớng đến đa
dạng hóa nội dung thơng điệp, mở rộng dung lƣợng truyền bá và cung cấp
dịch vụ tốt, mở rộng phạm vi lựa chọn cho nhiều đối tƣợng, cố gắng đáp ứng
tốt nhu cầu của công chúng.
Trong lĩnh vực tin tức ngày nay, ngƣời ta nói nhiều đến truyền thơng đa
phƣơng tiện và việc ứng dụng nó vào trong việc thể hiện và trình bày nội

6


dung bài báo. Nó giúp ngƣời truy cập có thể theo dõi các bài báo, vấn đề một
cách toàn diện, sâu sắc và thuyết phục nhất với các phần thông tin bổ trợ trên
video, audio, ảnh, văn bản, trình diễn ảnh...
Tại Việt Nam, xu thế hội tụ truyền thông bƣớc đầu có những ảnh
hƣởng tích cực đến hoạt động của các cơ quan báo chí. Đó là sự manh nha
của mơ hình tịa soạn hội tụ; sự xuất hiện của nhiều loại hình khác nhau trong
cùng một cơ quan báo chí; sự ra đời của những sản phẩm, tác phẩm báo chí
ứng dụng cùng lúc nhiều yếu tố đa phƣơng tiện để chuyển tải thơng tin. Trong
đó, tác phẩm báo chí đa phƣơng tiện là sản phẩm cuối cùng trong q trình
sản xuất báo chí đa phƣơng tiện, chất lƣợng của các tác phẩm báo chí biểu
hiện q trình hoạt động của cơ quan báo chí và năng lực của phóng viên.
Truyền thơng đa phƣơng tiện phát triển tác động, chi phối mạnh mẽ đối
với hoạt động báo chí hiện đại. Nó đã và đang làm thay đổi kỹ năng, phƣơng
thức tác nghiệp cũng nhƣ mơ hình phẩm chất, năng lực nghề nghiệp của nhà
báo. Sáng tạo tác phẩm báo chí là một trong những hoạt động chun mơn
của nhà báo. Trong sáng tạo tác phẩm báo chí đa phƣơng tiện, điểm khác biệt
so với báo chí truyền thống, đó là khả năng sử dụng tích hợp đa mã ngơn ngữ
để biểu đạt nội dung thông tin .
Các trang báo điện tử Việt Nam đã biết khai thác thế mạnh của internet
bằng cách phát trực tuyến hoặc phát lại các chƣơng trình tivi, phim, radio hay

các đoạn video clip.
Vấn đề ứng dụng đa phƣơng tiện trong sản xuất tác phẩm cho báo chí
nói chung và đặc biệt là cho báo điện tử hiện nay là một trong những xu
hƣớng của báo chí hiện đại, góp phần nâng cao vị thế, uy thế cho báo điện tử.
Tuy nhiên, việc ứng dụng đa phƣơng tiện cho báo điện tử địa phƣơng
hiện nay vẫn chƣa thực sự khai thác đƣợc hết thế mạnh của đa phƣơng tiện để
nâng cao chất lƣợng tác phẩm, thu hút công chúng. Bộ phận những ngƣời làm

7


báo biết khai thác thế mạnh và ứng dụng đa phƣơng tiện vào bài viết của
mình chƣa nhiều.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng đa phƣơng tiện dù đã đƣợc áp dụng ở hầu
hết các báo điện tử địa phƣơng nhƣng vẫn còn manh mún, thụ động. Hệ thống
đa phƣơng tiện trên nhiều báo điện tử hiện vẫn chƣa có một hệ thống rõ ràng
và hợp lý, việc nghiên cứu về ứng dụng đa phƣơng tiện trong sản xuất tác
phẩm báo điện tử địa phƣơng vẫn còn là một đề tài chƣa đƣợc khai thác đúng
mức độ.
Nhƣ vậy để nâng cao hiệu quả truyền thông, đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao và đa dạng của bạn đọc, việc ứng dụng tiện ích của truyền thông đa
phƣơng tiện là rất cần thiết, hƣớng đến tự chủ tài chính ở các tịa soạn báo in
địa phƣơng có phiên bản điện tử . Xuất phát từ thực tế nêu trên, tác giả quyết
định chọn nghiên cứu đề tài Ứng dụng đa phương tiện trong sản xuất tác
phẩm cho báo điện tử địa phương (thông qua khảo sát trên ba báo điện tử
của báo Cần Thơ, báo Vĩnh Long và báo Đồng Khởi thời gian từ tháng
7/2018 đến tháng 7/2020) để làm đề tài luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên
ngành Báo chí ứng dụng.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Kể từ khi báo điện tử ra đời và phát triển hƣng thịnh nhƣ ngày nay, đã

có khá nhiều cơng trình nghiên cứu và các bài báo liên quan đến loại hình báo
chí này. Cụ thể:
Về các cơng trình nghiên cứu liên quan đến báo điện tử, có thể kể đến:
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí của học viên Nguyễn Văn
Tuấn (2016), Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội,
đề tài: Ứng dụng đa phương tiện trên báo điện tử nhìn từ tienphong.vn và
bbc.co.uk”.
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học của học viên Phạm Thị

8


Hồng, (2010), Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà
Nội, đề tài: Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiện tác
phẩm báo chí .
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học của học viên Phạm Thị
Hằng, (2008), Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà
Nội, đề tài: Nâng cao chất lượng nội dung thông tin trên báo điện tử .
Tác giả Nguyễn Thị Trƣờng Giang có quyển sách với nhan đề: Báo
mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản”, NXB Chính trị Quốc gia – Sự Thật,
Hà Nội, (2014). Nội dung cuốn sách nêu rõ về quá trình hình thành và phát
triển của Internet; lịch sử ra đời và phát triển của báo điện tử; đặc trƣng cơ
bản của báo điện tử; mơ hình tịa soạn và quy trình sản xuất thơng tin của báo
điện tử; cách viết và trình bày nội dung báo điện tử; và một số tờ báo điện tử
ở Việt Nam.
Luận văn thạc sĩ “Tịa soạn hội tụ ở nước ngồi và kinh nghiệm cho
Việt Nam” của tác giả La Thị Hoàn, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Qua
nghiên cứu, khảo sát mơ hình tịa soạn hội tụ của một số tờ báo lớn trên thế
giới, tác giả đƣa ra một cái nhìn tổng thể và tồn diện về thực trạng hoạt động
của tịa soạn hội tụ. Từ đó, tác giả đề xuất một số mơ hình tịa soạn phù hợp

với mơi trƣờng báo chí Việt Nam.
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học của học viên Nguyễn Thị
Kim Dung, (2009), Khoa Báo chí và Truyền thơng (ĐH Khoa học Xã hội và
Nhân văn, ĐHQG Hà Nội), đề tài: Ứng dụng truyền thông đa phương tiện
trong việc thể hiện tác phẩm báo chí”(thơng qua khảo sát trên ba trang báo
điện tử VietNamNet, Tuổi Trẻ Online, VnExpress trong năm 2005-2008).
Luận văn thạc sĩ “Truyền thông đa phương tiện - xu thế tất yếu của
báo chí trực tuyến” của Nguyễn Xuân Hƣơng nghiên cứu bao quát tất cả các
yếu tố hình thành và phát triển của hệ thống truyền thông đa phƣơng tiện,

9


tham khảo và khảo sát trên 100 website có mơ hình truyền thơng đa phƣơng
tiện ở Việt Nam và trên thế giới.
Luận văn “Phát thanh trên internet” của Nguyễn Sơn Minh - Giảng
viên Khoa Báo chí và Truyền thơng (ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn,
ĐHQG Hà Nội) đề cập đến góc độ phát triển ứng dụng phát thanh trực tuyến
trên mạng internet.
Luận văn “Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trên báo trực tuyến
của các đài phát thanh - truyền hình” của Trần Thị Thúy Bình, khảo sát trên
báo trực tuyến của Đài tiếng nói Việt Nam và Đài phát thanh và truyền hình
Hà Nội, Đài truyền hình TP Hồ Chí Minh từ 2002 - 2005.
Có thể thấy, các nghiên cứu trên đã có những kết quả nhất định, tuy
nhiên, hầu hết chỉ dừng lại ở nghiên cứu báo điện tử chuyên biệt và có danh
tiếng. Ở cấp khóa luận, nhiều nghiên cứu mới dừng lại ở việc nhắc đến một
số vấn đề nhƣ: khả năng ứng dụng multimedia đối với các website, tính tƣơng
tác của báo chí điện tử, cách thức trình bày và thiết kế một tác phẩm báo điện
tử cũng nhƣ giao diện của một website, các thể loại tin bài trên báo điện tử,
vấn đề bản quyền.... Tuy nhiên, những khóa luận này chƣa thực sự tổng kết

thành lý luận hay chỉ ra xu hƣớng phát triển của nó.
Do đó mà cho đến nay chƣa có đề tài nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu,
phân tích và làm rõ thực trạng cũng nhƣ nguyên nhân vì sao báo điện tử địa
phƣơng hiện nay phần lớn tập trung khai thác vào thông tin của báo in, chƣa
ứng dụng đa phƣơng tiện trong sản xuất tác phẩm một cách hiệu quả. Phần
lớn các cơng trình nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc thông tin chứ chƣa phân
tích vấn đề trên một cách cặn kẽ… Do đó, với đề tài này tác giả đề cập có thể
xem là một nội dung mới, và trong luận văn Thạc sĩ của mình, tác giả sẽ phân
tích và làm rõ việc ứng dụng đa phƣơng tiện trong sản xuất tác phẩm báo điện
tử địa phƣơng, xem xét các phóng viên, Biên tập viên... họ ứng dụng đa

10


phƣơng tiện trong sản xuất tác phẩm nhƣ thế nào? Nguyên nhân vì sao báo
điện tử địa phƣơng chƣa ứng dụng đƣợc đa phƣơng tiện một cách hiệu
quả? ...
Trên cơ sở đó, tác giả luận văn sẽ đƣa ra những giải pháp, kiến nghị
nhằm nâng cao chất lƣợng ứng dụng đa phƣơng tiện trong sản xuất tác phẩm
báo điện tử địa phƣơng. Đây là điều cần thiết giúp những ngƣời làm báo điện
tử địa phƣơng am hiểu hơn về ứng dụng đa phƣơng tiện xu hƣớng tất yếu
hiện nay. Đồng thời đây còn là những điều kiện đủ để giúp họ sáng tạo ra
những tác phẩm báo chí thực sự có giá trị và hữu ích nhằm phục vụ nhu cầu
thơng tin cho cơng chúng độc giả của mình trong tình hình mới nhƣ hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng và làm rõ
nguyên nhân, hạn chế của việc ứng dụng đa phƣơng tiện trong sản xuất tác
phẩm báo điện tử địa phƣơng hiện nay. Từ đó tác giả đề xuất những giải pháp
nhằm thay đổi nội dung thơng tin, cách thể hiện, góp phần nâng cao chất

lƣợng việc khai thác ứng dụng thế mạnh của đa phƣơng tiện đối với báo điện
tử địa phƣơng trong tƣơng lai gần.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau
đây:
- Hệ thống hóa các khái niệm cơng cụ, xây dựng khung lý thuyết.
- Khảo sát việc ứng dụng đa phƣơng tiện cho báo điện tử của báo Cần
Thơ, báo Vĩnh Long và báo Đồng Khởi, qua đó nhận xét, phân tích thực trạng
đồng thời chỉ ra nguyên nhân, hạn chế của việc ứng dụng đa phƣơng tiện của
3 báo điện tử.
- Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm khai thác tốt hơn nữa thế

11


mạnh của đa phƣơng tiện để nâng cao chất lƣợng cho báo điện tử.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là việc ứng dụng các kỹ thuật đa
phƣơng tiện trong sản xuất tác phẩm báo chí ở một số báo điện tử địa phƣơng
hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Là ba trang báo điện tử của báo Cần
Thơ, báo Vĩnh Long và báo Đồng Khởi.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 7/2018 đến tháng 7/2020.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả sử dụng những
phƣơng pháp nghiên cứu chính sau đây:
+ Phương pháp phân tích nội dung: Áp dụng để phân tích việc sử
dụng đa phƣơng tiện trong các tác phẩm báo chí hiện nay trên 3 tờ báo điện tử

địa phƣơng là Cần Thơ, Vĩnh Long và Đồng Khởi. Trong đó, tác giả khảo sát
cách thức, phƣơng thức xử lý đa phƣơng tiện trong việc trình bày nội dung tác
phẩm báo điện tử địa phƣơng, từ đó chỉ ra những ƣu, nhƣợc điểm của việc
ứng dụng này .
+ Phương pháp quan sát: Sử dụng để khảo sát, phân tích, đánh giá q
trình sản xuất tác phẩm; quan sát trực tiếp tại tòa soạn điện tử báo Cần Thơ,
báo Vĩnh Long và báo Đồng Khởi để tìm hiểu quy trình sản xuất tác phẩm
báo chí đa phƣơng tiện .
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đây là phƣơng pháp đƣợc tác giả
sử dụng để làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình từ việc tổng hợp tài liệu,
văn bản và phân tích văn bản để rút ra nhận xét, đánh giá khái quát về thực tế

12


ứng dụng đa phƣơng tiện trong sản xuất tác phẩm báo điện tử địa phƣơng hiện
nay; Phân tích nội dung đối với các tác phẩm báo chí đăng tải trên báo điện tử
của báo Cần Thơ, báo Vĩnh Long và báo Đồng Khởi nhằm đánh giá tần suất,
mức độ và chất lƣợng của việc ứng dụng đa phƣơng tiện qua các tác phẩm .
+ Phương pháp phỏng vấn sâu: Ph ng vấn 9 ngƣời. Đối tƣợng ph ng
vấn là lãnh đạo, quản lý cơ quan báo chí, biên tập viên và phóng viên, kỹ
thuật viên của báo điện tử của báo Cần Thơ, báo Vĩnh Long và báo Đồng
Khởi nhằm tìm hiểu quan điểm của tịa soạn cũng nhƣ q trình, cách thức
sáng tạo tác phẩm báo chí đa phƣơng tiện của 3 trang báo điện tử nói trên.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn sẽ góp phần hệ thống hóa thêm lý luận về báo điện tử, cụ thể
là nội dung ứng dụng đa phƣơng tiện trong sản xuất tác phẩm báo điện tử địa
phƣơng. Trên cơ sở đó, chỉ ra những vấn đề đặt ra trong việc sáng tạo và
xuất bản tác phẩm báo chí đa phƣơng tiện trên báo điện tử địa phƣơng. Là tài

liệu tham vấn tốt cho các tòa soạn trong việc nâng cao chất lƣợng trang báo
điện tử. Đồng thời nêu ra những yêu cầu cần thiết đối với ngƣời làm báo điện
tử địa phƣơng để tối ƣu hóa việc cung cấp thơng tin có chất lƣợng cho công
chúng báo điện tử trong thời gian tới.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề xuất một số giải pháp góp phần vào việc hoàn thiện ba trang báo
điện tử địa phƣơng, nhằm nâng cao chất lƣợng thông tin, đáp ứng nhu cầu tiếp
nhận thơng tin của cơng chúng.
Góp phần làm thay đổi quan niệm và cách thức đƣa tin, thực hiện tin
bài của các phóng viên vốn quen với cách làm báo truyền thống. Giúp ích cho
ngƣời làm báo trong việc khai thác và triển khai ứng dụng đa phƣơng tiện vào
tác phẩm báo chí của mình .

13


Kết quả đạt đƣợc của luận văn sẽ giúp ích cho việc phát triển nghề của
những ngƣời làm báo điện tử địa phƣơng ngày càng chuyên nghiệp và là
nguồn tài liệu quan trọng cho các sinh viên chuyên ngành báo điện tử cũng
nhƣ những ai quan tâm đến lĩnh vực này.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục,
Nội dung chính của luận văn đƣợc kết cấu gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Tổng quan về truyền thông đa phƣơng tiện và ứng dụng đa
phƣơng tiện trên báo điện tử.

Chương 2: Ứng dụng đa phƣơng tiện trên ba trang báo điện tử của báo
Cần Thơ, báo Vĩnh Long và báo Đồng Khởi.
Chương 3: Những vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao hiệu quả ứng
dụng đa phƣơng tiện trong sản xuất tác phẩm báo điện tử địa phƣơng hiện

nay.

14


Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN THÔNG ĐA PHƢƠNG TIỆN VÀ
ỨNG DỤNG ĐA PHƢƠNG TIỆN TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ
1.1. Khái niệm về đa phƣơng tiện và đặc điểm của đa phƣơng tiện
1.1.1. Thuật ngữ đa phương tiện
Đa phƣơng tiện (multimedia) đang là một khái niệm thời thƣợng
trong nhiều lĩnh vực đời sống hiện đại. Thuật ngữ này đƣợc sử dụng rộng rãi
trong nhiều lĩnh vực.
Trong nhiều năm, thuật ngữ này mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Cuối
những năm 1970, đa phƣơng tiện đƣợc dùng để miêu tả các bài thuyết trình
gồm nhiều slide (trình chiếu). Chỉ đến những năm 1990, thuật ngữ truyền
thơng đa phƣơng tiện mới có ý nghĩa nhƣ hiện nay.
Cũng trong năm 1990, ngƣời ta còn dùng thuật ngữ đa phƣơng tiện
để chỉ máy tính bán trên thị trƣờng bởi nó đƣợc kết hợp với đĩa CD-ROM,
cho phép chi phối hàng trăm MB video, hình ảnh, âm thanh và dữ liệu.
Năm 1995, với việc phát triển vƣợt bậc của cơng nghệ và trình độ lập
trình đã giúp số lƣợng các phƣơng tiện đƣợc tích hợp trên các trang web
ngày càng phong phú và đa dạng. Đó là: Văn bản (text), hình ảnh tĩnh (still
image), hình ảnh động (animation), đồ họa (graphic), âm thanh (audio), video
và các chƣơng trình tƣơng tác (interactive program).
Trong lĩnh vực báo chí - truyền thông, multimedia đƣợc dùng để chỉ sự
kết hợp của các phƣơng tiện truyền thơng bao gồm video, hình ảnh, âm thanh,
văn bản. Hàng triệu ngƣời hiểu về những nội dung trên web ngày hôm nay
nhƣ vậy. Thực tế, nhiều nội dung thông tin thƣờng không đƣợc coi là đa
phƣơng tiện nếu khơng chứa các hình thức trình bày hiện đại nhƣ audio hoặc
video.


15


Nhìn chung, có thể hiểu, multimedia là sự kết hợp của ngôn ngữ viết,
ảnh, video, âm thanh, thiết kế đồ họa và các phƣơng thức tƣơng tác khác trên
trang web nhằm truyền tải một câu chuyện, vấn đề một cách đa diện. Mỗi
hình thức truyền thơng sử dụng trong bài báo multimedia giống nhƣ một mặt
của viên kim cƣơng, tạo nên sự lấp lánh của chỉnh thể viên kim cƣơng đó.
Nhờ đó, bài báo mang vẻ đẹp hồn thiện nhất, thuyết phục nhất.
Đa phƣơng tiện là thuật ngữ xuất phát từ cụm từ multimedia trong
tiếng Anh. Trong từ điển Oxford của Anh, multimedia – đa phƣơng tiện có
nghĩa là việc sử dụng nhiều hơn một loại phƣơng tiện (đặc biệt là audio,
video và các chƣơng trình tƣơng tác) để truyền thông .
Trong ấn phẩm đầu tiên về đa phƣơng tiện của nhà xuất bản McGraw
Hill có đƣa ra Đa phƣơng tiện là bất kỳ sự kết hợp của văn bản, đồ họa nghệ
thuật, âm thanh, hình ảnh động và video đƣợc phân phối bởi máy tính .
Trong cuốn sách nổi tiếng về Đa phƣơng tiện: Multimedia – making it
work của tác giả Tay Vaughan đƣa ra Multimedia – Đa phƣơng tiện là bất kỳ
sự kết hợp giữa văn bản, nghệ thuật, âm thanh, hình ảnh động, video đƣợc
truyền tải, phân phối tới ngƣời xem bằng máy tính hoặc qua các phƣơng tiện
điện tử hay số hố .
Ở góc độ viễn thông, công nghệ thông tin, PGS.TS Đỗ Trung Tuấn
định nghĩa: Đa phƣơng tiện là kỹ thuật mô ph ng và sử dụng đồng thời
nhiều dạng phƣơng tiện chuyển hóa thơng tin và các tác phẩm từ các kỹ thuật
đó .
Trong cuốn Multimedia Techonologies, tác giả Ashok Banerji cho rằng
Multimedia – Đa phƣơng tiện đề cập đến công nghệ và các thiết bị, các
phƣơng tiện truyền thơng. Đó là việc sử dụng kết hợp các hình thức khác
nhau của các phƣơng tiện truyền thơng âm thanh và hình ảnh nhƣ: văn bản,

đồ hoạ, hình ảnh, âm thanh và video; Khi sử dụng nhƣ một tính từ: Đa

16


phƣơng tiện mơ tả sự trình bày liên quan đến việc sử dung nhiều phƣơng tiện
truyền thông cùng một lúc .
Tác giả Nguyễn Văn Dững trong cuốn sách Báo chí truyền thông hiện
đại , (từ hàn lâm đến đời thƣờng), NXB ĐHQG Hà Nội, xuất bản năm 2011
nhận định: Đa phƣơng tiện chính là khả năng kết hợp các tài liệu văn bản,
hình ảnh, âm nhạc, video, hình động và tài liệu in ấn có thể đƣợc sử dụng ở
nhiều mức độ khác nhau nhằm thay đổi sự chú ý và truyền đạt một cách có
hiệu quả thơng điệp của bạn ... Đa phƣơng tiện cho phép kết hợp các loại
hình truyền thơng trong việc chuyển tải thơng điệp nhằm gây chú ý, hấp dẫn
và thuyết phục công chúng.[2, tr6]
Andy Bull – Multimedia Journalism – A practical guide: Báo chí đa
phƣơng tiện là sự phát triển của báo mạng điện tử khi các tác phẩm báo chí
trên báo mạng điện tử đƣợc tích hợp đa phƣơng tiện nhiều hơn .
Nguyễn Thị Trƣờng Giang (2017) – Báo chí và Truyền thơng đa
phƣơng tiện: Báo chí đa phƣơng tiện là loại hình báo chí có chứa các sản
phẩm báo chí sử dung đồng thời nhiều hình thức nhƣ: Văn bản, các loại hình
ảnh, âm thanh tổng hợp, video, đồ hoạ và các chƣơng trình tƣơng tác để
chuyển tải thơng tin . [11, tr21]
Vậy có thể hiểu: Đa phƣơng tiện là sự kết hợp của nhiều loại phƣơng
tiện (ngôn ngữ văn tự và phi văn tự): văn bản (text), hình ảnh tĩnh (still
image), hình ảnh động (animation), âm thanh (audio), video và các chƣơng
trình tƣơng tác (interactive programs) trong cùng một sản phẩm truyền thông
nhằm gây sự chú ý, tăng độ hấp dẫn, đảm bảo độ tin cậy, chân thực, khách
quan và nâng cao tính thiết phục trong chuyển tải thơng tin. Báo chí đa
phƣơng tiện là loại hình báo chí có chứa các sản phẩm báo chí sử dụng đồng

thời nhiều hình thức để truyền tải thơng tin nhƣ văn bản, hình ảnh, âm thanh,
video, đồ hoạ và các chƣơng trình tƣơng tác. Một sản phẩm báo chí đƣợc coi

17


là sản phẩm đa phƣơng tiện khi nó tích hợp nhiều trong số các phƣơng tiện
truyền tải thông tin nhƣ sau: văn bản, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, âm thanh,
video, đồ hoạ, chƣơng trình tƣơng tác .

Hình 1.1: Các yếu tố đa phương tiện tạo nên hiệu quả truyền thông
Định nghĩa cho thấy một sản phẩm để tạo nên từ ba phƣơng tiện truyền
thơng trở lên có thể đƣợc gọi là sản phẩm multimedia. Bài báo càng khai thác
tốt thế mạnh trình bày thơng tin của mỗi loại hình truyền thông, càng giúp
ngƣời truy cập nắm bắt thông tin tốt hơn. Nhƣ vậy, ứng dụng truyền thông đa
phƣơng tiện trên báo điện tử là việc sử dụng nhiều loại phƣơng tiện (ngôn ngữ
văn tự và phi văn tự nhƣ audio, video, tranh ảnh, đồ họa, văn bản, trình diễn
ảnh...) trên cơ sở khai thác thế mạnh từng loại hình truyền thông để thực hiện

18


một sản phẩm báo chí. Một sản phẩm báo chí đa phƣơng tiện phải mang đến
cho công chúng từ 2 cách thức truyền tải trở lên.
Truyền thông đa phƣơng tiện gồm hai hình thức là bài báo đa phƣơng
tiện và trang báo đa phƣơng tiện. Bài báo đa phƣơng tiện là bài viết thay vì
chỉ sử dụng hình ảnh và chữ viết, có sử dụng thêm các video clip hoặc băng
audio, kết hợp cùng với biểu đồ, đồ thị, hoạt hình hay trình diễn ảnh. Trang
báo đa phƣơng tiện là các trang báo phát triển thành các kênh riêng nhƣ kênh
chuyên về truyền hình, kênh chuyên về phát thanh, kênh chuyên về báo in,

kênh chuyên về ảnh. Trong phạm vi luận văn, tác giả chỉ đề cập đến bài báo
đa phƣơng tiện trên báo điện tử.
1.1.2. Các thành phần đa phương tiện
*Chữ viết
Văn bản là yếu tố không thể thiếu của báo chí và truyền thơng đa
phƣơng tiện. Yếu tố này chiếm một diện tích lớn trong tổng thể một tờ báo
điện tử. Bản thân văn bản có khả năng truyền tải đầy đủ và trọn vẹn thông tin
định truyền tải. Nó đƣợc kết hợp với hình ảnh tĩnh, động để tăng tính hấp dẫn,
chân thực của thơng tin. Ngồi ra, nó cịn đƣợc dùng để chú thích, bổ trợ,
cung cấp, làm rõ nội dung thông tin cho các đoạn video, hình ảnh, đồ họa...
Sự đa dạng của kiểu chữ, cỡ chữ cũng nhƣ màu sắc trên trang báo trực tuyến
vừa tạo ra sự chú ý của ngƣời đọc, vừa nhằm phân biệt các thành phần trong
nội dung của tác phẩm nhƣ tít, sa-pơ, chính văn, chú thích ảnh .
*Hình ảnh tĩnh
Hình ảnh tĩnh bao gồm ảnh chụp và minh họa. Đây là thành phần
đƣợc dùng nhiều và đóng vai trị quan trọng vào thành cơng của bài báo. Một
bức ảnh chụp đúng khoảnh khắc gắn liền với sự việc, sự kiện. Ảnh tĩnh trên
báo điện tử có thể đứng độc lập hoặc kết hợp với văn bản để dẫn tới các phần
khác trong bài. Nó khơng chỉ làm tăng tính xác thực của thơng tin mà cịn

19


giúp ngƣời đọc thƣ giãn đôi mắt khi đọc những bài báo dài. Việc bố trí những
bức ảnh xen kẽ một cách hợp lý giữa các khối chữ, các đoạn văn sẽ làm ngƣời
đọc không cảm thấy nhàm chán, đơn điệu khi tiếp nhận thơng tin . Số lƣợng,
kích cỡ và cách sắp xếp những bức ảnh tùy thuộc vào từng tờ báo, từng trang
báo. Dƣới mỗi bức ảnh nên có phần chú thích để ngƣời đọc dễ liên hệ với nội
dung bài báo...
* Hình ảnh động

Hình ảnh động trên báo điện tử thƣờng đƣợc thể hiện qua hai hình thức
là slideshow (trình diễn ảnh) và animation. Hình thức trình diễn ảnh gồm
nhiều hình ảnh khác nhau đƣợc sắp xếp theo một ý đồ nhất định. Tùy theo
thiết kế từng trang mà các slide ảnh có tốc độ chuyển ảnh, giao diện khác
nhau . Đi kèm mỗi hình ảnh là phần chú thích để làm rõ hơn nội dung hoặc
để tạo sự liên kết trong các bức ảnh đƣợc trình diễn. Hình ảnh động góp phần
làm cho bài báo tăng sức hấp dẫn.
*Đồ họa
Cùng với hình ảnh, đồ họa xuất hiện ngày càng nhiều trên báo điện tử
đã tăng sự đa dạng, sinh động trong thể hiện thông tin. Đồ họa là những hình
vẽ, thiết kế bằng các chƣơng trình phần mềm đồ họa trên máy vi tính để minh
họa, mơ tả cho những chi tiết, ý tƣởng nào đó. Sự kết hợp giữa hình khối và
màu sắc trong đồ họa đã tạo ra những hình ảnh khơng gian có chiều sâu.
Thơng tin đồ họa thực chất là hình thức diễn đạt thông tin bằng đồ thị,
biểu bảng, bản đồ, lƣợc đồ... Nhờ ngơn ngữ tạo hình riêng biệt, thơng tin đồ
họa cịn có khả năng diễn đạt chi tiết, sắp xếp hài hịa có ý đồ về nội dung và
hình thức. Thơng tin đồ họa giúp ngƣời tiếp nhận thơng tin nhanh, dễ hiểu, dễ
nhớ. Dù trong bài có thể đƣa ra các số liệu cụ thể song việc sử dụng đồ thị
giúp cho độc giả thấy đƣợc sự biến thiên của số liệu và dễ dàng hình dung vấn
đề mà tác giả bài viết đƣa ra.

20


Đồ thị là một trong những hình thức thơng tin phi văn tự đƣợc sử dụng
khá nhiều trong tin bài trên báo. Đặc biệt, trong lĩnh vực kinh tế, đồ thị đem
lại hiệu quả, tác động cao. Có những biểu đồ hay đƣợc dùng là biểu đồ hình
cột, biểu đồ hình trịn... Dƣới mỗi bảng biểu hay biểu đồ cũng có chú thích
nhằm giúp độc giả nắm bắt đƣợc thơng tin dễ dàng nhất .
Đồ thị góp phần biểu diễn quá trình diễn biến của sự việc hoặc minh

họa cho một nhận định nào đó. Có trƣờng hợp, nó là phƣơng tiện chính thể
hiện bài báo và văn bản, ảnh tĩnh, video giữ vai trò phụ trợ...
*Âm thanh
Âm thanh là một trong những yếu tố đa phƣơng tiện trên báo điện tử có
tác dụng tạo nên sự gần gũi hơn đối với ngƣời tiếp nhận thông tin. Âm thanh
thƣờng đƣợc sử dụng trên báo trực tuyến là âm nhạc, tiếng động, bài đọc, âm
thanh các chƣơng trình giải trí, trị chơi, âm nhạc... Đôi khi chỉ cần một đoạn
video dài vài phút cũng hiệu quả hơn hẳn một bài viết dài lê thê.
*Video
Bản thân video đã mang tính đa phƣơng tiện bởi nó bao gồm cả hình
ảnh, âm thanh, văn bản và hình ảnh tĩnh... Video đem lại những hình ảnh sống
động và chân thực. Nó giúp cơng chúng có thể theo dõi diễn biến của sự việc,
giúp họ cảm nhận một phần câu chuyện đang diễn ra. Video sử dụng trên báo
điện tử gồm các hình thức: minh họa cho các bài viết, dành riêng cho các
trang web, video theo yêu cầu... trên các trang báo hiện nay. Video thƣờng có
dung lƣợng nh , phù hợp với xem video trên Internet.
*Slide show
Slide show gồm nhiều bức ảnh đƣợc sắp xếp theo một trật tự nhất định.
Nó có tác dụng bổ trợ minh họa cho nội dung bài báo với một tốc độ định sẵn,
tạo ra một trình bày ảnh. Hình ảnh có thể kèm theo chú thích để làm rõ nội

21


×