Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (996.4 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Tập 170, số 10, 2017</b>



Tập 170


, Số


10


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i> </i>

Tạp chí Khoa học và Công nghệ





CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN – KINH TẾ



Môc lôc

Trang



Lưu Bình Dương, Nguyễn Văn Tiến - “Thiêng hóa” - yếu tố cơ bản cấu thành luật tục 3


<i>Nguyễn Thị Mai Chanh, Bùi Thuỳ Linh - Phương thức huyền thoại hoá nhân vật trong Tửu quốc của Mạc Ngôn </i> 9


Phạm Văn Cường - Nghiên cứu sự thích ứng với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ của sinh viên dân


tộc thiểu số miền núi phía Bắc 15


Bùi Linh Phượng, Mai Thị Ngọc Hà - Phân tích, so sánh nội dung tốn học trong chương trình đào tạo ngành


nông lâm nghiệp của một số trường đại học trên thế giới 19


Trịnh Thị Kim Thoa - Thực trạng và giải pháp để nâng cao chất lượng học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh tại


<i>Trường Đại học Cơng nghệ Thơng tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên </i> 25



Thân Thị Thu Ngân - Kỷ niệm 90 năm ra đời tác phẩm “Đường Kách mệnh” (1927 – 2017) - Ý nghĩa lý luận


và thực tiễn việc nghiên cứu tác phẩm “Đường Kách mệnh” của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh 31


Ma Thị Ngần - Một số đặc điểm cần lưu ý khi xây dựng chương trình mơn học giáo dục thể chất nhằm nâng


cao kết quả học tập của sinh viên 35


Dương Thị Hương Lan, Nguyễn Vũ Phong Vân, Nguyễn Hiền Lương - Ứng dụng các hoạt động học tập
trải nghiệm vào trong một giờ học nói tiếng Anh ở Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học


Thái Nguyên 41


Lê Ngọc Nương, Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Hải Khanh - Xây dựng khung lý thuyết về sự hài lịng trong cơng việc


của người lao động tại Cơng ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng giao thông Thái Nguyên 47


Đoàn Quang Thiệu - Xây dựng hệ thống nghiệp vụ kinh tế phát sinh và bộ chứng từ kế toán mẫu để thực hành


cho sinh viên 53


Đỗ Thị Hà Phương, Đoàn Thị Mai, Chu Thị Hà, Nguyễn Thị Giang - Các yếu tố ảnh hưởng tới mức sẵn lòng


chi trả của người tiêu dùng đối với thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 59


Nguyễn Thị Thanh Thủy - Phân tích tình hình tài chính của cơng ty cổ phần FPT 65


Vũ Hồng Vân, Lương Thị Mai Uyên - Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành cơ khí trong q trình hội nhập



kinh tế quốc tế 71


Nguyễn Thị Linh Trang, Bùi Thị Ngân - Phát triển dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Ngân hàng


Thương mại Cổ phần quân đội – chi nhánh Thái Nguyên 77


Nguyễn Thị Lan Anh, Nông Thị Vân Thảo - Xây dựng hệ thống hỗ trợ quản lý chấm điểm cán bộ tại sở giao


dịch Vietcombank 85


Nguyễn Thu Nga, Kiều Thị Khánh, Hoàng Văn Dư - Hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng khi tính đến rủi


ro tín dụng 91


Nguyễn Thị Vân, Nguyễn Bích Hồng - Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Giang theo


hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2020, tầm nhìn 2030 97


Đàm Thị Phương Thảo, Nguyễn Tiến Mạnh - Đánh giá ảnh hưởng của một số nhân tố đến hiệu quả hoạt động


kinh doanh của các công ty bất động sản niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam 103


Phạm Thị Huyền - Án lệ và việc áp dụng án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam 109


Dương Thị Huyền - Mối quan hệ của thương điếm Anh ở Hirado (1613- 1623) với chính quyền Nhật Bản 115


Trần Nguyễn Sĩ Nguyên - Dân vận khéo là vấn đề cốt lõi trong nghệ thuật hoạt động chính trị Hồ Chí Minh 121


Đinh Thị Giang - Quan điểm của J.Locke về nguồn gốc và bản chất của nhà nước 127



Journal of Science and Technology



170

(10)



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Trần Bảo Ngọc, Lê Thị Lựu, Bùi Thanh Thủy và cộng sự - Nhận thức của sinh viên Dược về môi trường giáo


dục tại trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên bằng bảng hỏi DREEM 131


Lương Ngọc Huyên - Thực trạng việc vận dụng toán học vào thực tiễn trong dạy học và kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập mơn Tốn của học sinh lớp 10 ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Tuyên


Quang, nguyên nhân và giải pháp 137


Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Xuân Trường, Hoàng Thị Giang - Tiếp cận địa lý trong nghiên cứu quan hệ
giữa phát triển kinh tế gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực các xã vùng cao biên giới (ví dụ tại tỉnh


Hà Giang) 143


Đỗ Thị Quyên, Nguyễn Thị Kim Tuyến - Nghiên cứu các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi mua trực tuyến của


người tiêu dùng tỉnh Thái Nguyên 149


Phương Hữu Khiêm, Nguyễn Đắc Dũng, Nguyễn Ngọc Lý - Phát triển thị trường sản phẩm đầu ra cho rừng


<i>trồng sản xuất theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên </i> 155


Phan Thị Thanh Huyền, Hà Xuân Linh- Nghiên cứu giá đất ở trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội 161


Nguyễn Thị Vân Anh - Thu hút đầu tư – động lực và cơ sở phát triển kinh tế bền vững tỉnh Thái Nguyên 167



Văn Thị Quỳnh Hoa, Nguyễn Lan Hương - Hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giảng


dạy tiếng Anh cho sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên 173


Mai Văn Cẩn - Sử dụng hình tượng nhân vật Thạch Sanh trong một số hoạt động dạy thực hành tiếng Anh bậc


trung học phổ thông 179


Đỗ Thị Hương Liên - Bàn thêm về cuộc khởi nghĩa của Hồng Đình Kinh (Cai Kinh) và mối liên hệ với các


cuộc khởi nghĩa đương thời 185


Phạm Văn Quang, Nguyễn Huy Ánh - Giải pháp tăng cường tính tích cực, chủ động trong học tập của sinh


viên khoa Thể dục thể thao trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên 191


Nguyễn Thị Minh Thu, Bùi Thị Ngọc Anh - Ca dao, dân ca làng chài Vịnh Hạ Long - nét văn hóa mang đậm


yếu tố biển 197


Đặng Anh Tuấn, Ngô Thị Minh Hằng, Phạm Thị Trung Hà - Sự hồi phục của thị trường bất động sản và rủi


ro kinh doanh của các công ty bất động sản 203


Lê Văn Thơ, Vũ Anh Tuấn - Đánh giá tình hình sử dụng đất tại các khu đô thị trên địa bàn thành phố Việt Trì,


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>Trịnh Thị Kim Thoa </i> Tạp chí KHOA HỌC & CƠNG NGHỆ 170(10): 25 - 30


25



THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP


MƠN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ


THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN



<i> </i> Trịnh Thị Kim Thoa*


<i>Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thơng- ĐH Thái Ngun </i>


TĨM TẮT


Mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh được đưa vào giảng dạy tại các trường đại học cách đây hơn 10 năm
nhưng hiệu quả mà nó mang lại chưa được cao. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng dạy và học môn
học này trong các trường đại học hiện nay là vấn đề cấp bách. Để có thể đánh giá đúng thực trạng,
từ đó tìm ra giải pháp, tác giả tiến hành khảo sát, điều tra xã hội học ở trường Đại học Công nghệ
thông tin và Truyền thông (CNTT & TT) – Đại học Thái Nguyên. Từ đó, tác giả nhận thấy rằng
cịn nhiều hạn chế trong việc dạy và học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh. Một trong những nguyên
nhân của hạn chế đó là phương pháp giảng dạy của giảng viên. Tác giả kiến nghị cần phải sử dụng
phương pháp dạy học tích cực vào việc giảng dạy mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh.


<i>Từ khóa: Chất lượng dạy và học, Phương pháp dạy học (PPDH), Cải tiến phương pháp dạy học, </i>


<i>Phương pháp dạy học tích cực, Tư tưởng Hồ Chí Minh. </i>


ĐẶT VẤN ĐỀ *


Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên CNXH được thông qua tại Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VII (12/1991) đã xác
định “Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ
Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam


cho hành động của Đảng và cách mạng Việt
Nam”. Điều đó nói lên vai trò quan trọng của
việc học tập mơn học Tư tưởng Hồ Chí Minh.


Việc giảng dạy môn học này trong bối cảnh
Việt Nam ngày càng hội nhập quốc tế đặt ra
những yêu cầu mới đối với đội ngũ giảng
viên và sinh viên các trường đại học. Tại
trường Đại học CNTT&TT, sinh viên được
đào tạo chủ yếu là các ngành khối kỹ thuật,
không chuyên ngành Mác – Lênin và Tư
tưởng Hồ Chí Minh, các kiến thức nền tảng
cho môn học hết sức yếu và thiếu. Nhưng
chưa có một nghiên cứu nào nhằm đánh giá
đúng thực trạng và đưa ra giải pháp cho tình
trạng trên. Trong bài viết này, tác giả bàn về
vấn đề dạy và học môn học tại trường, từ đó
tìm ra các phương pháp dạy và học hiệu quả,
đồng thời giúp sinh viên thay đổi quan điểm,
cách nhìn về mơn học và có hứng thú học tập
môn học hơn.




*


<i>Tel: 0915798456; Email:</i>


KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG HỌC TẬP
MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TẠI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CNTT& TT


Thực trạng dạy và học môn Tư tưởng Hồ
Chí Minh


<i>Thực trạng dạy mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i>Trịnh Thị Kim Thoa </i> Tạp chí KHOA HỌC & CƠNG NGHỆ 170(10): 25 - 30


26


Tại trường đại học CNTT & TT, môn học
được quy định 2 tín chỉ (36 tiết). Trong đó:
- Thang điểm đánh giá môn học: 10


- Trọng số điểm các bài kiểm tra thường
xuyên: 30%


- Trọng số điểm bài thi học phần: 70%


- Hình thức thi cuối kỳ: Tự luận [5]


* Về đội ngũ giảng viên: Giảng viên giảng


dạy môn học do một số giảng viên Bộ mơn


Lý luận chính trị, thuộc Khoa Khoa học cơ
bản phụ trách. Giảng viên giảng dạy môn học
Tư tưởng Hồ Chí Minh, ngồi những u cầu
chung về kiến thức sâu (đạt trình độ Thạc sĩ


chuyên ngành), về kỹ năng sư phạm, phẩm
chất nhà giáo, cịn cần có tính Đảng trong lối
sống, biết cách truyền lửa lý tưởng cách mạng
cho sinh viên trong mỗi giờ giảng.


* Về những mặt mạnh: Tại trường Đại học
CNTT & TT, 100% giảng viên đạt các tiêu
chí theo quy định của Bộ giáo dục; các giảng
viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo
đức nghề nghiệp tốt, có tình cảm với nghề và
yên tâm với hoạt động nghề nghiệp, thường
xuyên nghiên cứu khoa học phục vụ giảng
dạy và yêu cầu của nền kinh tế- xã hội nói


chung. Hàng năm, đồng thời với công việc


giảng dạy, giảng viên vẫn thực hiện đánh giá
chất lượng giờ giảng, để không ngừng nâng
cao chất lượng hoạt động giảng dạy cho môn
học, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của đất nước.


Chất lượng giờ giảng được đánh giá thơng
qua các tiêu chí: Có đủ Hồ sơ giảng dạy đi
kèm; khai thác có hiệu quả các phương tiện,
công cụ dạy học; đảm bảo nội dung trọng
tâm, tính chính xác, khoa học và tính logic
của bài giảng; giảng viên thực hiện đổi mới
PPDH,….


* Về những hạn chế, yếu kém:



Giảng viên đã nhận thức được tầm quan trọng
của việc đổi mới PPDH, nhưng mới chỉ là
nhận thức về mặt lý thuyết, cịn thực tế thì rất
chậm đổi mới, chủ yếu dạy theo kiểu tùy
hứng, nội dung nào thuộc sở trường, thế mạnh
của mình thì “phơ diễn” chứ khơng chú trọng
hướng đến rèn luyện kỹ năng, hình thành thái


độ cho sinh viên. Một bộ phận giảng viên ít
được cập nhật thông tin khoa học, chưa nhận
thức đầy đủ tầm quan trọng của đổi mới
PPDH hiện nay; một bộ phận giảng viên nhận
thức được đổi mới PPDH nói chung, nhưng
lại cho rằng trình độ của sinh viên bây giờ
yếu, sinh viên kỹ thuật khơng thích học các
mơn lý luận chính trị, khơng thể vận dụng các
biện pháp đổi mới nên cũng chỉ đọc chép,
không rèn luyện cho sinh viên năng lực tư
duy độc lập, trang bị phương pháp học tập tốt.


Việc kiểm tra, đánh giá sinh viên ở trường
Đại học CNTT & TT chỉ mới hướng đến cho
điểm, chưa đánh giá được khả năng nhận
thức, kỹ năng của sinh viên. Khi giảng dạy
các mơn chính trị ở các lớp ghép, sĩ số lớp
đơng thì giảng viên khó có thể thực hiện được
việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Đồng
thời nếu sinh viên học mà rớt nhiều sẽ ảnh
hưởng đến việc tốt nghiệp nên giảng viên


luôn bị một áp lực là đánh giá làm sao để sinh
viên “qua hết” (không rớt), điều này dẫn đến
hạn chế việc đổi mới phương pháp kiểm tra,
đánh giá khi kết thúc môn học.


<i>Thực trạng học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh </i>
<i>của sinh viên </i>


Để nghiên cứu thực trạng học mơn Tư tưởng
Hồ Chí Minh chúng tôi tiến hành điều tra xã
hội học 240 sinh viên năm thứ nhất đại học
chính quy, học kỳ II năm học 2016 – 2017.


<i>Nhận thức của sinh viên về học tập môn Tư </i>
<i>tưởng Hồ Chí Minh </i>


<i>Thứ nhất, khi hỏi về nhận thức về tầm quan </i>


<i>trọng của môn học tư tưởng Hồ Chí Minh. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i>Trịnh Thị Kim Thoa </i> Tạp chí KHOA HỌC & CƠNG NGHỆ 170(10): 25 - 30


27
Kết quả cho thấy: có 20,7% ở mức độ hứng


thú; 63,1% bình thường; 16,2% học để đối
phó và chán nản. Như vậy thực trạng sinh
viên học thờ ơ, chán nản học để đối phó với
mơn học chính trị là có thật, cần xem xét và
đánh giá một cách nghiêm túc.



<i>Thứ hai, khi hỏi Bạn có thích học mơn Tư </i>


<i>tưởng Hồ Chí Minh hay khơng? Có 30,7% </i>


sinh viên trả lời thích học; 22,4% khơng
thích học; 29% trả lời là tùy giáo viên giảng
dạy, 17,5% không trả lời. Như vậy, với câu
hỏi này, chúng tôi xác định lại thái độ của
sinh viên khi học Tư tưởng Hồ Chí Minh, đó
là sinh viên có thích học nhiều hơn là khơng
thích học. Tuy nhiên, kết quả trên đây hồn
tồn khơng mâu thuẫn với thái độ học của


sinh viên qua khảo sát bên trên. Bởi việc
sinh viên thích học các mơn học với thái độ
học nó trên lớp học hồn toàn khác nhau.
Vấn đề cần đặt ra vì sao sinh viên thích học
các mơn lý luận chính trị nhưng khi được
học thì các em lại có thái độ nhàm chán? Để
trả lời câu hỏi trên chúng tôi đưa ra câu hỏi
thứ ba cho sinh viên.


<i>Thứ ba, với câu hỏi “Vì sao bạn thích học </i>


<i>mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh?”. Kết quả như </i>


sau: 27% sinh viên trả lời do mơn học bổ ích,
thiết thực; 17,6% sinh viện trả lời do nội dung
môn học gần gũi, dễ nhớ; 33,7% sinh viên trả


lời do phương pháp giảng dạy của giảng viên;
17,6 % sinh viên trả lời do tài liệu phong phú,
dễ tìm; 4,1 % đưa ra các lý do khác.


<i>Bảng 1. Lý do sinh viên thích học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh </i>


STT Lý do sinh viên thích học môn học Số lượng %
1 Nội dung mơn học bổ ích, thiết thực 20 27
2 Nội dung môn học gần gũi, dễ nhớ 13 17,6


3 Phương pháp giảng dạy của GV 25 33,7


4 Tài liệu phong phú, dễ tìm 13 17,6


5 Lý do khác 3 4,1


Đối với những trường hợp không thích học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng tơi đặt câu hỏi
nguyên nhân và nhận được có 31,2% trả lời nội dung môn học khô khan, trừu tượng; 8,6%
phương pháp dạy của giáo viên chưa hay; 11,8% lớp học quá đông và 45,2 % xác định đây là
môn học phụ, không liên quan đến chuyên ngành, 3,2 % đưa ra các lý do khác. Qua số liệu trên
cho thấy, việc sinh viên khơng thích học mơn học này do nhận thức chưa đúng về vai trị của mơn
học, coi môn học chỉ là phụ nên có thái độ coi thường. Vì vậy, để môn học Tư tưởng Hồ Chí
Minh trở thành mơn học u thích của sinh vên, giáo viên cần phải làm rõ hơn mục tiêu, ý nghĩa
của môn học để sinh viên có thể thấy được tầm quan trọng của mơn học đối với tiến trình học tập
của mình. Vậy trong thời gian qua sinh viên đã sử dụng các phương pháp học tập môn học như
thế nào?


<i>Phương pháp học tập mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh </i>


<i>Bảng 2. Thực trạng về phương pháp học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh của SV </i>



STT Phương pháp học tập


Mức độ thực hiện %
Thường


xuyên


Thỉnh
thoảng


Hiếm
khi


Chưa
thực hiện


1 Nghiên cứu, tìm hiểu nội dung bài học trước


khi đến lớp 10,8 15,8 27 46,4


2 Sưu tầm thông tin thực tiễn về bài học trên


sách báo, internet 11 23,5 31 34,5


3 Học nội dung trong sách giáo trình, làm bài


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i>Trịnh Thị Kim Thoa </i> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 170(10): 25 - 30


28



<i>Bảng 3. Thực trạng SV sử dụng phương tiện và tài liệu học tập môn học </i>


T


STT Phương tiện và tài liệu học tập


Mức độ thực hiện %
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Hiếm
khi
Chưa thực
hiện


1 Giáo trình 75,9 16,6 3,3 4,2


2 Vở ghi 82,2 11,2 4,1 2,5


3 Sách, tài liệu chuyên khảo 11,2 41,1 27,4 20,3
4 Thông tin, sự kiện thực tiễn khai thác


từ văn kiện, nghị quyết, báo chí


10,8 46,1 23,2 19,9


5 Video, phim tư liệu trên internet 11,6 38,6 30,3 19,5



6 Phương tiện khác 2,1 11,6 13,3 73


Phương pháp học tập được sinh viên áp dụng
ở mức độ thường xuyên thấp gồm: Nghiên
cứu, tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên
lớp (10,8%); Sưu tầm thông tin thực tiễn về
bài học trên sách báo, internet (11%); Tạo
tình huống, đóng vai (2,9%); Đi tham quan
thực tế các khu di tích lịch sử (7,1%).


Các tiêu chí cịn lại được SV thường xuyên
thực hiện ở mức cao: Học nội dung trong
sách, làm các bài tập theo yêu cầu của giáo
viên (87%); Ghi chép, nghe giảng trên lớp
(61,7%). Thực trạng trên chỉ rõ, sinh viên
chưa thực hiện phương pháp học tập tích cực,
thụ động, trông chờ vào những kiến thức mà
giáo viên cung cấp.


Vì sinh viên bị động, trơng chờ vào bài giảng
của giáo viên nên tài liệu học tập chủ yếu của
sinh viên là vở ghi, giáo trình (82,2% và
75,9% ). Các phương tiện, tư liệu học tập mở
nhằm phát triển năng lực tự học, năng lực sử
dụng công nghệ thông tin, năng lực khai thác
và xử lý thông tin tăng cường gắn lý luận
môn học với thực tiễn ít được sinh viên sử
dụng. Ở mức độ sử dụng sách, tài liệu chuyên
khảo (11,2 %); thông tin, sự kiện thực tiễn
khai thác từ văn kiện, nghị quyết, báo chí, tivi


(10,8%); video, phim tư liệu (11,6 %). Thực
trạng trên đặt ra yêu cầu giáo viên tăng cường
sử dụng PPDH tích cực để phát triển năng lực
tự học của sinh viên.


<i>Khi hỏi: “Bạn thích giáo viên sử dụng </i>


<i>phương pháp nào khi giảng dạy mơn Tư </i>
<i>tưởng Hồ Chí Minh?”. Kết quả như sau: 25%</i>1


sinh viên trả lời thích phương pháp thuyết
trình kết hợp với giáo án điện tử; 35,7% thích




1


<i>25% - tác giả cho giả thuyết mỗi phương pháp là </i>
<i>100%, tương tự phương pháp thảo luận nhóm 35,7%</i>


phương pháp thảo luận nhóm; có tới 46,7%
thích phương pháp nêu vấn đề, đi thực tế và
chỉ có 13,3% trả lời thích phương pháp thuyết
trình đơn thuần.


Kết quả trên cho thấy, các PPDH tích cực
được sinh viên ủng hộ ở những mức độ khác
nhau. Phương pháp thuyết trình vẫn có sức
hấp dẫn của nó, nếu như được giáo viên sử
dụng đúng và phát huy được những ưu điểm


của phương pháp này.


Nguyên nhân của những hạn chế


<i>Nguyên nhân về phía giảng viên </i>


Nội dung giảng dạy Tư tưởng Hồ Chí Minh
cịn ít sát thực tiễn, chưa tạo được sự hấp dẫn.
Cán bộ giảng dạy Tư tưởng Hồ Chí Minh
thường hạn chế về ngoại ngữ, nắm bắt các
phương tiện giáo dục hiện đại… nên đại bộ
phận giảng viên ít sử dụng PPDH mới mà chủ
yếu là cách dạy truyền thống. Trong giảng
dạy, một số giảng viên chỉ chú trọng truyền
đạt đúng quan điểm, tinh thần giáo trình đề
cập, chưa mạnh dạn đưa ra những quan điểm
trái chiều, kích thích sinh viên thảo luận và
định hướng cho sinh viên.


Mặc dù giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh đã
được cắt giảm bớt một số phần để làm cho
giáo trình ngắn gọn hơn, phù hợp với các đối
tượng khác nhau [2] nhưng trên thực tế vẫn
còn tồn tại tình trạng giảng viên chạy đua với
bài giảng sao cho khỏi cháy giáo án. Q
trình đó làm cho người học tiếp thu bài giảng
một cách thụ động, chưa biết liên hệ giữa lý
luận với thực tiễn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<i>Trịnh Thị Kim Thoa </i> Tạp chí KHOA HỌC & CƠNG NGHỆ 170(10): 25 - 30



29
ít. Vì vậy, nhiều người học nhận thức rằng,


học các mơn chính trị cốt yếu chỉ cho qua học
phần, đây cũng chỉ là môn học đại cương mà
thôi. Sự trừu tượng của môn học cùng sự
thiếu thời gian để giải quyết vấn đề đã làm
cho quá trình giảng dạy và học ngày càng gặp
nhiều khó khăn.


<i>Ngun nhân về phía sinh viên </i>


Thứ nhất, một số sinh viên chưa nhận thức
đúng vai trị của mơn học, nhất là việc vận
dụng kiến thức vào việc giải quyết các vấn đề
thực tiễn của cuộc sống. Cũng có một số sinh
viên chưa nhận thức đúng về vị trí của các
mơn lý luận chính trị trong chương trình đào
tạo, nhiều sinh viên không biết là học các
mơn lý luận chính trị để làm gì, rằng sinh viên
kỹ thuật không nên học những mơn này. Vì
vậy, sinh viên không say mê học tập, chỉ học
để đối phó với thi cử, kiểm tra.


Thứ hai, sinh viên chưa coi trọng phương
pháp học tập, nghiên cứu khoa học. Với việc
học tập theo học chế tín chỉ, nhiều em cịn bỡ
ngỡ vì trong suốt những năm học phổ thông
đã quen với phương pháp học thụ động, tiếp


nhận kiến thức qua hệ thống sách giáo khoa
và từ các thầy, cô giáo. Do đó, khi bước vào
đại học các em thụ động hoang mang và nhất
là sinh viên năm thứ nhất phải có ngay khả
năng tự học, tự nghiên cứu là điều vơ cùng
khó khăn.


<i>Nguyên nhân khác </i>


Trong việc tổ chức lớp học: Các lớp học
chính trị thường ghép lớp nên có sĩ số sinh
viên rất đông. Điều này dẫn tới hạn chế trong
hoạt động thảo luận nhóm, giảng viên không
quan tâm được hết việc học của từng cá nhân
trong lớp và không thể đảm bảo cho tất cả
sinh viên đều có cơ hội phát biểu thảo luận.
Vấn đề tương tác thầy và trò bị hạn chế.


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MƠN TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH


Về phía giáo viên


<i>Một là, tích cực đổi mới PPDH. Thầy giáo có </i>


tri thức, hiểu sâu biết rộng nhưng để dạy tốt
phải có phương pháp giảng dạy, có cách thức
truyền thụ tốt. Sinh thời, Hồ Chí Minh đã rất



quan tâm đến vấn đề này, Người nói: “Các
thầy giáo, cơ giáo phải tìm cách dạy. Dạy cái
gì, dạy như thế nào để học trị hiểu chóng,


nhớ lâu, tiến bộ nhanh.”[6, tr.138]. Dạy học


khơng được phép câu nệ, hình thức, “tránh lối
dạy nhồi sọ”. Việc cốt yếu là phải làm cho
người học thấu hiểu vấn đề, độc lập sáng tạo,
tích cực của người học nghĩa là phải chọn
những vấn đề cơ bản nhất, cốt yếu nhất mà
người học không thể nhầm lẫn với cái khác và
khi cần thì vận dụng được vào thực tế.


<i>Hai là, kết hợp giữa lý luận bài học với thực </i>


tiễn cuộc sống [1]. Trong q trình giảng dạy
giảng viên khơng nên chỉ gói gọn truyền đạt
những kiến thức trong bài giảng hoặc trong
giáo trình của mơn học đó mà khơng liên hệ
gì với thực tiễn. Như vậy, sẽ tạo cho người
học có thái độ nhàm chán và tẻ nhạt.


<i>Ba là, các hình thức khích lệ. Đối với những </i>


sinh viên tích cực tham gia phát biểu ý kiến
để xây dựng bài, giảng viên nên có các hình
thức khen thưởng, khích lệ bằng cách cộng từ
0.5 cho đến 1 điểm vào điểm kiểm tra thường
kỳ. Như vậy, sẽ tạo thêm động lực góp phần


khích lệ người học không ngừng phấn đấu,
tham gia xây dựng bài để mang về cho mình
những điểm thưởng.


<i>Bốn là, về phương pháp đánh giá cũng được </i>


đổi mới cho phù hợp, “có thể thi viết, tự luận,
vấn đáp hoặc kết hợp thi viết với trắc nghiệm,
nhưng không thực hiện duy nhất hình thức thi
trên máy tính, hoặc chỉ thi trắc nghiệm vì đây
là mơn học có tính đặc thù, vừa là mơn khoa
học mang tính tổng hợp khái quát cao, vừa là
môn khoa học xã hội nhân văn mang tính tư
tưởng chính trị, tính giai cấp, tình cảm, ý chí
của cả người dạy và người học” [3, tr.3].
Về phía sinh viên


<i>Một là, người học cần phải thay đổi cách học </i>


thụ động, chờ đợi sự chỉ đạo từ giảng viên,
học với mục đích vì điểm số, mà phải thực
học để lấy kiến thức và phương pháp làm việc
<i>khoa học theo tấm gương của Bác. </i>


<i>Hai là, việc tự học của sinh viên. Tự học là vô </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<i>Trịnh Thị Kim Thoa </i> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 170(10): 25 - 30


30



điều giảng viên hướng dẫn, giảng giải trên
lớp. Đặc biệt, tự học sẽ rèn luyện khả năng
nghiên cứu, tiếp cận tri thức và biết cách xử
lý thông tin trong môi trường thông tin đa
chiều như hiện nay.


<i>Ba là, sinh viên nên tạo cho bản thân thói </i>


quen trước khi đến lớp phải đọc sách, soạn
bài và hoàn thành nhiệm vụ được giao về nhà.
Về phía nhà trường


<i>Một là, đổi mới phương pháp phải gắn liền </i>


với đổi mới phương tiện, cơ sở vật chất và tổ
chức lớp học. Cần phải có sự trang bị tốt
những phòng học, thư viện, với tài liệu và các
thiết bị kỹ thuật thuận lợi cho việc học của
sinh viên và việc triển khai các PPDH hiện
đại. Ví dụ phòng học phải được trang bị hệ
thống âm thanh, nghe nhìn, máy chiếu, mạng
internet có đường truyền tốt, tránh hiện tượng
hình ảnh mờ, âm thanh khơng rõ.


<i>Hai là, Nhà trường tạo điều kiện để trong </i>


tương lai có thể áp dụng hai PPDH: 1. Dạy
học bằng tham quan các địa danh lịch sử, tiếp
xúc, chứng kiến những tài liệu lịch sử. 2. Dạy
và học cùng chuyên gia, gặp gỡ, nói chuyện


với các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu về
Hồ Chí Minh.


KẾT LUẬN


Từ việc đánh giá hoạt động dạy và học môn
Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học
CNTT & TT - Đại học Thái Nguyên đã chỉ ra
cho chúng ta thấy được mặt tích cực và hạn


chế trong quá trình dạy và học. Vậy làm thế
nào để nâng cao chất lượng học tập môn học
này? Đó là vấn đề mang tính cấp thiết cần
được phối hợp cả từ phía người dạy và tính
tích cực, chủ động của người học. Kết quả thu
được là căn cứ để chúng tôi đề ra giải pháp
phù hợp nhằm nâng cao chất lượng học tập và
đưa môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành
mơn học u thích của sinh viên.


(Bài báo là sản phẩm của đề tài có mã số
T2017–07-19 được tài trợ bởi kinh phí của
trường Đại học Công nghệ Thông tin và
Truyền thông).


TÀI LIỆU THAM KHẢO


<i>1. Ban Bí thư (2003), Chỉ thị số 23 - CT/TW ngày </i>


<i>27 tháng 3 năm 2003 về việc: Đẩy mạnh nghiên </i>


<i>cứu, tuyên truyền, giáo dục Tư tưởng Hồ Chí </i>
<i>Minh trong giai đoạn mới. </i>


<i>2. Ban Tuyên giáo Trung ương (2014), Hướng dẫn </i>


<i>số 127 HD/BTGTW ngày 30/6/2014 về việc Thực </i>
<i>hiện Kết luận số 94-KL/TW, ngày 28/3/2014 “ -Về </i>
<i>việc tiếp tục đổi mới học tập lý luận chính trị </i>
<i>trong hệ thống giáo dục quốc dân”. </i>


<i>3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Công văn số </i>


<i>11381/BGĐT & SĐH, ngày 10/10/2014 về việc: </i>
<i>Hướng dẫn giảng dạy các môn khoa học </i>
<i>Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. </i>


<i>4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Giáo trình Tư </i>


<i>tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. </i>


<i>5. Đề cương chi tiết mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh </i>
(2016), Tài liệu lưu hành nội bộ.


6.<i> Hồ Chí Minh Tồn tập (2000), Tập 8, Nxb </i>
Chính trị Quốc gia Hà Nội.


SUMMARY


THE SITUATION AND THE SOLUTIONS TO IMPROVE THE QUALITY OF
TEACHING AND LEARNING HO CHI MINH IDEOLOGY AT UNIVERSITY OF


INFORMATION AND COMMUNICATION TECHNOLOGY – TNU


Trinh Thi Kim Thoa*


<i>University of Informattion and Communication Technology –TNU </i>
Ho Chi Minh Ideology has been taught in the university over ten years later but its effectiveness is not
high. Therefore, improving the quality of teaching and learning subjects in universities today is a matter of
urgency. To be able to correctly assess the situation, then suggest the solution, social surveys have been
conducted for the author at University of Informattion and Communication Technology - Thai Nguyen
University. The findings from survey have shown that there are a lot of disavantages in teaching and
learning Ho Chi Minh Ideology. One of the leading causes for those is the lecturers’ teaching methods.
The author recommends to apply active teaching methods in teaching Ho Chi Minh Ideology.


<i>Keywords: Teaching and learning quality, teaching methods, reforrm of teaching methods, active </i>


<i>teaching method, Ho Chi Minh Ideology. </i>


<i>Ngày nhận bài: 03/7/2017; Ngày phản biện: 19/7/2017; Ngày duyệt đăng: 28/9/2017 </i>




*


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<i>oµ </i>

<i>soT</i>

T¹p chÝ Khoa học và Công nghệ





SOCIAL SCIENCE – HUMANITIES – ECONOMICS



Content

Page


Luu Binh Duong, Nguyen Van Tien - "Sacred" fundamental structure of customary law 3


Nguyen Thi Mai Chanh, Bui Thuy Linh - The characters of mythology in “The Republic of Wine” by


Guan Moye 9


Pham Van Cuong - Studying adaptation to the training menthod of the credit for northern mountainous ethnic


minority students 15


Bui Linh Phuong, Mai Thi Ngoc Ha - Analysis and comparison of mathematical content in the forestry


agricultural sector training program of a number of universities in the world 19


Trinh Thi Kim Thoa - The situation and the solutions to improve the quality of teaching and learning Ho Chi


Minh ideology at University of Information and Communication Technology – TNU 25


Than Thi Thu Ngan - The 90th<i> anniversary of the publication of "Duong Kach menh" book (1927 – 2017) </i>


Theoretical and practical meaning of the work “Duong Kach menh” of the leader Nguyen Ai Quoc - Ho Chi Minh 31


Ma Thi Ngan - Some features should be regarded when building a physical education program to increase the


learning result of students 35


Duong Thi Huong Lan, Nguyen Vu Phong Van, Nguyen Hien Luong - Applied experiential learning
activities in an English speaking lesson of University of Economics and Business Administration - Thai



Nguyen University 41


Le Ngoc Nuong, Nguyen Thi Ha, Nguyen Hai Khanh - Building the theory of integrity of satisfaction in the


work of laborers at Thai Nguyen Traffic Trading and Management Joint Stock Company 47


Doan Quang Thieu - Establishing the standard sample system of occurred economic operations and accounting


vouchers for students' practice 53


Do Thi Ha Phuong, Doan Thi Mai, Chu Thi Ha, Nguyen Thi Giang - Factors influencing willingness to pay


for safety food in Thai Nguyen city, Thai Nguyen province 59


Nguyen Thi Thanh Thuy - Analysis of FPT Joint Stock Company 's financial situation 65


Vu Hong Van, Luong Thi Mai Uyen - Strengthen competitive capability of mechanical industry in the process


of international economic integration 71


Nguyen Thi Linh Trang, Bui Thi Ngan - The development of non - cash payment service at military JSC Bank


– Thai Nguyen branch 77


Nguyen Thi Lan Anh, Nong Thi Van Thao - Building the system of management support in scoring staffs at


Vietcombank transaction deparment 85


Nguyen Thu Nga, Kieu Thi Khanh, Hoang Van Du - Investigation of commercial bank’s efficiency with



credit risk incorporated 91


Nguyen Thi Van, Nguyen Bich Hong - Solutions to promote the economic structural transformation in Bac


Giang province towards industrialization and modernization to 2020 with a vision to 2030 97


Dam Thi Phuong Thao, Nguyen Tien Manh - Estimating the effect of some factors on operational efficiency


of real estate companies posted up in Viet Nam stock market 103


Pham Thi Huyen - Precedent and the application of precedent in Vietnam law system 109


Duong Thi Huyen - The relationship of the English's factory in Hirado (1613- 1623) with Japan government 115


Tran Nguyen Si Nguyen - Subtle mass mobilization is core of political activism art of Ho Chi Minh 121


Journal of Science and Technology



170

(10)



</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Dinh Thi Giang - J. Locke’s thoughts of the origin and characteristics of civil society 127


Tran Bao Ngoc, Le Thi Luu, Bui Thanh Thuy et al - The pharmaceutical students’ perception of educational


environment at Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy by DREEM questionnare 131


Luong Ngoc Huyen - A current issue of applying mathemarics into teaching practice and assessing,


evaluating the result of learning mathemarics of 10th grade students in high schools in Tuyen Quang city,



causes and solutions 137


Nguyen Thi Hong, Nguyen Xuan Truong, Hoang Thi Giang - Geographical approaches in research of the
relationship between economic development and ensuring national defense and security for border communes,


Ha Giang province 143


Do Thi Quyen, Nguyen Thi Kim Tuyen - Study psychological factors which affect to the buy online behavior of


<i>consumers in Thai Nguyen province </i> 149


Phuong Huu Khiem, Nguyen Dac Dung, Nguyen Ngoc Ly - Developing the output product market for forest


plantations followed sustainable trend in Dong Hy district, Thai Nguyen province 155


Phan Thi Thanh Huyen, Ha Xuan Linh - Study on residental land price in Soc Son district, Ha Noi city 161


Nguyen Thi Van Anh - Attracting investment – motivation and foundation to develop sustainable economic in


Thai Nguyen province 167


Van Thi Quynh Hoa, Nguyen Lan Huong - The effects of information technology in teaching English to first


year students at University of Agriculture and Forestry - Thai Nguyen University 173


Mai Van Can - Using the character of Thach Sanh in teaching English practice at secondary school 179


Do Thi Huong Lien - Discussion on revolution of Hoang Dinh Kinh (Cai Kinh) and relationship with


contemporary revolutions 185



Pham Van Quang, Nguyen Huy Anh - Solutions to enhance the activeness of study of students physical


education and sport faculty at Thai Nguyen University of Education 191


Nguyen Thi Minh Thu, Bui Thi Ngoc Anh - Folk songs in fishing village of Ha Long Bay - characterristics of


sea culture 197


Dang Anh Tuan, Ngo Thi Minh Hang, Pham Thi Trung Ha - Recovering of real estate market and business


risk of real estate companies 203


Le Van Tho, Vu Anh Tuan - Assessment land use in urban areas in Viet Tri city – Phu Tho province from


2011 to 2016 209


</div>

<!--links-->

×