Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT ĐO GPS ĐO ĐỘNG THỜI GIAN THỰC TRONG THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.11 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT ĐO GPS ĐO ĐỘNG THỜI GIAN THỰC </b>


<b>TRONG THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH </b>



<b>Lê Văn Thơ1*<sub>, Nguyễn Kiều Hưng</sub>2 </b>


<i>1<sub>Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên, </sub>2</i>


<i>Sở Tài ngun và Mơi trường tỉnh Vĩnh Phúc</i>


TĨM TẮT



Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật đo GPS đo động thời gian thực trong thành lập bản đồ địa chính đã
làm rõ được ảnh hưởng của tham số đo tới kết quả đo GPS động thời gian thực và khả năng ứng
dụng phương pháp đo GPS động thời gian thực trong đo đạc địa chính. Từ đó đề xuất một số giải
pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng kỹ thuật đo GPS động thời gian thực trong đo đạc địa chính.
Các kết quả của đề tài đã tạo ra cơ sở khoa học giúp cho các đơn vị sản xuất đưa phương pháp đo GPS
động thời gian thực vào công tác phát triển lưới khống chế đo vẽ, đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ lớn.
<i><b>Từ khố: GPS, Đo đạc, Địa chính, Trắc địa, Bản đồ.</b></i>


GIỚI THIỆU*


Hệ thống định vị toàn cầu GPS (Global
Positioning System) ngày càng phát triển và
được sử dụng hiệu quả với độ chính xác cao
đặc biệt trong đo đạc bản đồ bởi các tính ưu
việt như: có thể xác định tọa độ của các điểm
từ các điểm gốc mà không cần thông hướng,
việc đo đạc nhanh, đạt độ chính xác cao, ít
phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, kết quả đo
đạc có thể tính trong hệ tọa độ tồn cầu hoặc
hệ tọa độ địa phương và được ghi dưới dạng


file số nên dễ dàng nhập vào các phần mềm đo
vẽ bản đồ hoặc các hệ thống cơ sở dữ liệu [2].
Tuy nhiên, ứng dụng chính của GPS trong đo
đạc địa chính vẫn là phương pháp đo tĩnh
dùng để thành lập lưới khống chế tọa độ. Vì
vậy, việc nghiên cứu các kỹ thuật đo GPS
động (có năng suất lao động cao hơn nhiều so
với đo tĩnh) trong đo đạc địa chính là rất cần
thiết để có cơ sở khoa học triển khai ứng dụng
phổ biến ở nước ta.


Mục đích nghiên cứu: Ứng dụng kỹ thuật
GPS đo động thời gian thực trong công tác
thành lập bản đồ địa chính, từ đó đề xuất một
số giải pháp nâng cao hiệu quả của kỹ thuật
đo GPS động thời gian thực bằng các máy thu
2 tần số trong đo đạc địa chính trên cơ sở kết
quả thử nghiệm tại một số khu vực của huyện
Tam Đảo.




*


<i>Email: </i>


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


<b>Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập </b>
hiện trạng các điểm mốc tr c địa, bản đồ, số


liệu địa chính, địa hình, tình hình quản l , sử
dụng đất. Trên cơ sở đó, phân tích và đánh giá
khả năng khai thác, sử dụng các tài liệu tr c
địa, bản đồ. Kế thừa tài liệu phục vụ nghiên
cứu từ Sở TN&MT tỉnh Phú Thọ.


<b>Phương pháp đo GPS đo động thời gian thực </b>
- Sử dụng máy đo GPS 2 tần số CHC X91
GNSS để tiến hành đo. Độ chính các của máy
sử dụng đo động thời gian thực: Hướng
ngang: ± 10 mm + 1ppm; Hướng đừng: ± 20
mm + 1ppm.


- Số lượng điểm đo thử nghiệm tại xã Đại
Đình là 13 điểm (25, 26, 27,
TĐ-28, TĐ-29, TĐ-30, TĐ-31, TĐ-32, TĐ-33,
TĐ-34, TĐ-35, TĐ-36, 092406)


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

hơn, từ 1s đến 10s (so với 15-20s trong kỹ
thuật đo tĩnh).


<b>Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: Xử </b>
l số liệu GPS bằng Phần mềm TGO (Trimble
Geomatics Office) và phần mềm chuyên dụng
kèm theo máy đo.


- Module WAVE xử lý cạnh để nhận được
các cạnh đo ngoài thực địa. Số liệu đo thời
gian thực không cần xử lý ở đây.



- Module Network Adjustment được thiết kế
đặc biệt tích hợp với bộ phần mềm Trimble
Geomatics Office để cung cấp một tích hợp
đầy đủ, dễ làm, dễ sử dụng thực hiện các thao
tác. Module bình sai này sử dụng phương
pháp số bình phương nhỏ nhất. Các thuật
toán được sử dụng như là một nền tảng cho
xây dựng các cơ sở đo đạc của module
Network Adjustment mới. Phần mềm
Trimble TRIMNETTM Plus Geomatics
Office cùng với module Network
Adjustment, giúp đạt tới độ chính xác cao
nhất và độ chính xác theo yêu cầu.


- Sử dụng mơ hình Geoid EGM2008;
EGM2008 là 2,5' x 2,5' so với EGM96 là
15'x15' (EGM96 được tính sẵn cho các m t
lưới tọa độ địa lý với giãn cách 15’ x 15’, một
phút tương đương khoảng 2km).


- Phân tích so sánh kết quả đánh giá hiệu quả
giữa hai phương pháp xây dựng hệ thống lưới
khống chế đo vẽ bằng công nghệ GPS và


phương pháp lưới đường chuyền phục vụ đo
<b>vẽ bản đồ địa chính. </b>


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
<b>Thử nghiệm lựa chọn tham số tối ưu trong </b>
<b>kỹ thuật GPS đo động thời gian thực </b>



<i>Điều kiện thử nghiệm </i>


Đo GPS động thời gian thực bản chất là đo
GPS tương đối, cho phép xác định được chính
xác cạnh đáy (Baseline) nối từ điểm trạm gốc
(Base) đến điểm cần đo tại trạm động (Rover)
không gian 3 chiều, tức là xác định được
chính xác gia số DX, DY, phương vị và chênh
cao Dh (trong hệ tọa độ gốc của công nghệ
GPS đó là hệ tọa độ tồn cầu WGS-84) giữa
Base và Rover. Bằng bài toán tr c địa, tọa độ
<i>điểm Rover được tính theo cơng thức: X = XB</i>


<i>+ DX; Y = YB+ DY;H = HB + Dh. </i>


- Điểm trạm Base: là các điểm tọa độ địa
chính cơ sở ở nơi thơng thống, có tầm quan
sát tín hiệu vệ tinh tốt, bao gồm các điểm:
092410, 092419. Các điểm trên có hiện trạng
dấu mốc tốt, có đủ tài liệu tọa độ có độ tin cậy
cao [1].


- Điểm trạm Rover: là các điểm có tọa độ
chính xác sử dụng làm điểm đo GPS RTK
kiểm tra bao gồm các điểm tọa độ địa chính
mới được xây dựng năm 2011 bằng phương
pháp đo GPS tĩnh phục vụ cho việc đo bản đồ
địa chính huyện Tam Đảo, bao gồm: TĐ-50,
TĐ-51, TĐ-52, TĐ-53, TĐ-54, TĐ-55.


<i><b>Bảng 1. Các điểm trắc địa đã có tại khu đo thử nghiệm </b></i>


<b>Khu vực đo </b> <b>Địa điểm </b> <b>Điểm đo </b> <b>Ghi chú </b>


Xã Đại Đình Khu vực khu dân cư nông
thôn và khu đất Lâm
nghiệp.


Các điểm: 25,
26, 27, 28,
29, 30, 31,
32, 33, 34,
TĐ-35, TĐ-36, 092406


2 điểm khống chế tọa độ
Nhà nước: 092410,
092407


<i>Thử nghiệm lựa chọn tham số đo tối ưu </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i><b>Bảng 2. Kết quả thử nghiệm khu đo xã Đại Đình </b></i>


<b>ĐIỂM KN </b> <b>Số trị đo </b> <b>Tên điểm </b> <b>Toạ độ X </b> <b>Toạ độ Y </b> <b>Độ cao </b> <b>D X </b> <b>D Y </b> <b>D H </b> <b>D X </b> <b>D Y </b> <b>D H </b> <b>SS Mp </b> <b>KC </b>


<b>(TB) </b> <b>(TB) </b> <b>(TB) </b> <b> (ĐB) </b> <b>(ĐB) </b> <b> (ĐB) </b> <b>(ĐB) </b> <b>Base </b>


1 27 2375024.421 557373.391 55.355 -0.003 -0.001 0.002 -0.001 0.011 -0.017 0.011 <b>2703 </b>
TĐ-25 2 28 2375024.426 557373.393 55.357 0.002 0.001 0.004 0.004 0.013 -0.015 0.014


4 29 2375024.424 557373.392 55.356 0.000 0.000 0.003 0.002 0.012 -0.016 0.012


6 30 2375024.425 557373.391 55.354 0.001 -0.001 -0.009 0.003 0.011 -0.028 0.011
T. BÌNH <i>2375024.424 </i> <i>557373.392 </i> <i>55.353 </i> <b>0.002 </b> <b>0.012 </b> <b>-0.019 </b> <b>0.012 </b>
ĐÃ BIẾT <b>2375024.422 </b> <b>557373.380 </b> 55.372


<i><b>Bảng 3. Kết quả đo GPS RTK khu đo xã Đại Đình sử dụng 1 trạm Base 092407 </b></i>


<b>ĐIỂM KN </b> <b>Số trị đo </b> <b>Tên điểm </b> <b>Toạ độ X </b> <b>Toạ độ Y </b> <b>Độ cao </b> <b>D X </b> <b>D Y </b> <b>D H </b> <b>D X </b> <b>D Y </b> <b>D H </b> <b>SS Mp </b> <b>KC </b>


<b>(TB) </b> <b>(TB) </b> <b>(TB) </b> <b> (ĐB) </b> <b>(ĐB) </b> <b> (ĐB) </b> <b>(ĐB) </b> <b>Base </b>


1 27 2375024.421 557373.391 55.355 -0.003 -0.001 0.002 -0.001 0.011 -0.017 0.011 <b>2703 </b>
TĐ-25 2 28 2375024.426 557373.393 55.357 0.002 0.001 0.004 0.004 0.013 -0.015 0.014


4 29 2375024.424 557373.392 55.356 0.000 0.000 0.003 0.002 0.012 -0.016 0.012
6 30 2375024.425 557373.391 55.354 0.001 -0.001 -0.009 0.003 0.011 -0.028 0.011
T. BÌNH <i>2375024.424 </i> <i>557373.392 </i> <i>55.353 </i> <b>0.002 </b> <b>0.012 </b> <b>-0.019 </b> <b>0.012 </b>
ĐÃ BIẾT <b>2375024.422 </b> <b>557373.380 </b> 55.372


<i><b>Bảng 4. Kết quả đo GPS RTK khu đo xã Đại Đình sử dụng 1 trạm Base 092410 </b></i>


<b>ĐIỂM KN </b> <b>Số trị đo </b> <b>Tên điểm </b> <b>Toạ độ X </b> <b>Toạ độ Y </b> <b>Độ cao </b> <b>D X </b> <b>D Y </b> <b>D H </b> <b>D X </b> <b>D Y </b> <b>D H </b> <b>SS Mp </b> <b>KC </b>


<b>(TB) </b> <b>(TB) </b> <b>(TB) </b> <b> (ĐB) </b> <b>(ĐB) </b> <b> (ĐB) </b> <b>(ĐB) </b> <b>Base </b>


1 129 2375024.430 557373.355 55.352 -0.002 -0.001 0.000 0.008 -0.025 -0.020 0.026 6082
TĐ-25 2 130 2375024.431 557373.356 55.350 -0.001 0.000 -0.002 0.009 -0.024 -0.022 0.026


4 131 2375024.431 557373.357 55.354 -0.001 0.001 0.002 0.009 -0.023 -0.018 0.025
6 132 2375024.435 557373.354 55.352 0.003 -0.002 0.000 0.013 -0.026 -0.020 0.029
T. BÌNH 2375024.432 557373.356 55.352 0.010 -0.024 -0.020 0.026



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Để có được số liệu về vấn đề này, tác giả đã
đo với nhiều chế độ đo với số trị đo khác
nhau tại cùng một điểm để so sánh về độ
chính xác.


- Đo ở chế độ 1 epoch (5s x 1 = 5 giây);
- Đo ở chế độ 2 epoch (5s x 2 = 10 giây);
- Đo ở chế độ 4 epoch (5s x 4 = 20 giây);
- Đo ở chế độ 6 epoch (5s x 6 = 30 giây);
Trong thực nghiệm tác giả đo ở chế độ đo: 1
trị đo, 2 trị đo, 4 trị đo, 6 trị đo.


Trong quá trình đo thực địa, các trạm đo tĩnh,
đo động đều đảm bảo thu tín hiệu trong điều
kiện tốt nhất, số lượng vệ tinh luôn lớn hơn 5,
giá trị PDOP luôn nhỏ hơn 3. Máy Rover
được đặt trên giá cố định để loại bỏ sai số khi
dùng sào đo do người đo rung tay trong quá
trình đo điểm.


Sau khi trút số liệu xong ta được kết quả đo.
Một phần kết quả đo thể hiện trong các bảng
2. Các bảng kết quả sử dụng đơn vị đo là mét
và các k hiệu sau:


- DX, DY, DH: chênh lệch tọa độ so với điểm
đã biết (điểm gốc - ĐB) hoặc tọa độ trung
bình (TB).



- KC Base: Khoảng cách (chiều dài cạnh đáy)
tới trạm Rover.


Qua các kết quả thu được và phân tích, có thể
đưa ra một số nhận xét sau:


- Các chế độ đo 1, 2, 4 và 6 trị đo cho kết quả
tọa độ giống nhau, sai khác nhau chỉ ở hàng
milimét đối với tọa độ x, y và centimet đối
với độ cao H.


<i><b>Hình 1. Đồ thị biểu diễn sai số của tọa độ x, y của </b></i>
<i>trạm Rover đối với thời gian đo </i>


- Khi thời gian đo tăng, sai số về mặt bằng có
xu hướng giảm, trong khi đó sai số về độ cao
xu hướng giảm không thể hiện rõ.


<i><b>Hình 2. Đồ thị biểu diễn sai số của độ cao h của </b></i>
<i>trạm Rover đối với thời gian đo</i>


- Chế độ đo với 1 trị đo (5 giây) là hợp l nhất
cho việc đo chi tiết ranh giới, góc thửa…vừa
đảm bảo độ chính xác vừa nhanh, hiệu quả cao.
<b>Thử nghiệm ứng dụng GPS đo động thời </b>
<b>gian thực trong thành lập lưới khống chế </b>
<b>đo vẽ </b>


<i>Yêu cầu kỹ thuật của lưới khống chế đo vẽ và </i>
<i>khả năng đáp ứng của kỹ thuật GPS đo động </i>


<i>thời gian thực </i>


Theo Quy phạm đo vẽ bản đồ địa chính năm
2008, thì:


- Yêu cầu về độ chính xác mặt bằng: Mọi đối
tượng được biểu diễn trên bản đồ theo toạ độ
và độ cao của nó. Sai số trung bình vị trí mặt
phẳng của điểm khống chế đo vẽ sau bình sai
so với điểm khống chế toạ độ từ điểm địa
chính trở lên gần nhất khơng q 0,10 mm
tính theo tỷ lệ bản đồ thành lập.


- Yêu cầu về độ chính xác độ cao: Sai số
trung bình về độ cao của điểm khống chế đo
vẽ (nếu có u cầu thể hiện địa hình) sau bình
sai so với điểm độ cao kỹ thuật gần nhất
không quá 1/10 khoảng cao đều đường bình
độ cơ bản.


Như vậy, so sánh các yêu cầu về sai số nói
trên với độ chính xác của phương pháp GPS
đo động thời gian thực có thể thấy phương
pháp này tiềm năng áp dụng cho thành lập
lưới khống chế đo vẽ trong những điều kiện
thuận lợi. Các thử nghiệm dưới đây sẽ thử
minh chứng cho nhận định này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Trong phần thử nghiệm này, khoảng cách từ trạm Base đến các điểm đo kỹ thuật rất đa dạng, dao
động từ 800 m đến 7.000m. Tổng số điểm đo kiểm tra toàn khu vực gồm 40 điểm với 4 lần đo tại


mỗi điểm, tổng số trị đo lên tới 160 điểm. Kết quả đo kiểm tra phương pháp GPS RTK tại các
trạm gốc được thể hiện ở các bảng 3, bảng 4 và hình 3 và 4.


<b>Khoảng cách (m) </b> <b>Khoảng cách (m)</b>


<i><b>Hình 3. Sự suy giảm độ chính xác theo khoảng cách </b></i>
<i>khi sử dụng 1 trạm Base 092407 </i>


<i><b>Hình 4. Sự suy giảm độ chính xác theo khoảng cách </b></i>
<i>khi sử dụng 1 trạm Base 092410 </i>


<i><b>Hình 5. Sự suy giảm độ chính xác theo khoảng cách khi sử dụng 1 trạm Base ( tổng hợp 40 điểm đo) </b></i>
Từ những kết quả thu được có thể đưa ra một


số nhận xét sau:


- Sai số vị trí điểm có xu hướng tăng dần, gần
như tỉ lệ thuận với khoảng cách Base - Rover.
- Với khoảng cách trạm Base - Rover dưới 6
km, sai số vị trí điểm đạt giá trị nhỏ hơn
0.020m và rất ổn định ở tất cả các điểm đo
kiểm tra.


- Sai số tăng nhanh, tới 0.020 - 0.030 m khi
khoảng cách Base - Rover lớn hơn 6 km. Điều
này có thể l giải bởi sự khác biệt rõ nét của
ảnh hưởng của tầng điện ly đối với trạm Base
và trạm Rover trên khoảng cách lớn và tần số
phát sóng của Radiolink.



<b>Thử nghiệm ứng dụng GPS đo động thời </b>
<b>gian thực trong đo vẽ chi tiết </b>


Với ưu thế không cần thông hướng giữa các
trạm đo, không cần thiết lập mạng lưới khống


chế đo vẽ dày đặc, không cần các thiết bị đ t
tiền, và chỉ cần một thao tác viên trong quá
trình đo đạc, GPS đo động thời gian thực là
phương pháp nên được áp dụng để đo vẽ chi
tiết nội dung bản đồ địa chính ở những khu
vực có điều kiện cho phép.


Để đánh giá khả năng áp dụng GPS đo động
thời gian thực trong đo vẽ chi tiết nội dung
bản đồ, đề tài đã đo thử nghiệm tại 2 tiểu khu
của khu đo xã Đại Đình. Tiểu khu 1 là khu đất
trồng cây hàng năm (lúa, màu), có địa hình
khá thơng thống. Tiểu khu 2 là khu dân cư
có địa hình bị che khuất khá nhiều.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

GPS tiếp cận trực tiếp các điểm đo nên cảm
nhận về phân bố và quan hệ giữa các điểm đo
rất tốt.


Tại tiểu khu 2, các kết quả GPS đo động
không đạt được như mong muốn. Có tới 70%
số điểm chi tiết không thể đo đươc do điểm
đo khơng thơng thống hoặc khơng thể vạch
lộ trình di chuyển tới điểm đo sao cho không


xảy ra hiện tượng trượt chu kỳ. Các điểm khơng
thể đo bằng GPS có thể đo bổ sung bằng thước
hoặc toàn đạc, tuy nhiên, tỷ lệ xen kẽ giữa các
phương pháp, tức là tỷ lệ điểm đo bổ sung, khá
lớn nên hiệu quả lao động không cao.


Theo đánh giá của tác giả, tại tiểu khu 2 việc
sử dụng phương pháp toàn đạc như phương
pháp chính sẽ đạt hiệu quả cao hơn so với sử
dụng GPS đo động thời gian thực. GPS đo
động thời gian thực chỉ nên sử dụng để hỗ trợ
đo những điểm đặc thù, khó tiếp cận bằng
phương pháp tồn đạc.


Để đánh giá độ chính xác của các điểm đo chi
tiết, tiến hành so sánh tọa độ đo được bằng
GPS (tại những điểm có thể đo được) với tọa
độ đo bằng máy toàn đạc điện tử tại 2 tiểu
khu đo như đã mô tả ở trên. Các kết quả được
trình bày trong bảng 5.


Phân tích số liệu trong bảng 5 có thể thấy, sai
số vị trí điểm phần lớn ở khoảng 2cm đến
6cm, đối chiếu với các chỉ tiêu kỹ thuật theo
quy phạm hiện hành về độ chính xác thì kỹ
thuật GPS đo động thời gian thực có thể áp
dụng để đo vẽ chi tiết bản đồ tỷ lệ 1/500 ở
những khu vực thơng thống.


<b>Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu </b>


<b>quả ứng dụng GPS đo động thời gian thực </b>
Từ những kết quả thử nghiệm thực tế đã trình
bày ở trên, xin đề xuất một số giải pháp nâng
cao hiệu quả ứng dụng GPS đo động thời gian
thực trong đo đạc địa chính như sau:


+ Trước khi tiến hành đo đạc bằng GPS đo
động thời gian thực, cần phân tích yêu cầu và
lựa chọn tham số đo tối ưu để đạt được hiệu
quả cao nhất.


Với dung lượng của máy thu CHC X91
GNSS là 64MB dung lượng bộ nhớ của máy


thu tương đối lớn, nhất là ở máy cố định, thì
có thể lựa chọn khoảng thời gian giữa các lần
thu tín hiệu bằng 1-3 giây.


Trong các trường hợp còn lại nên chọn
khoảng thời gian giữa các lần thu tín hiệu
bằng 5 giây. Chế độ đo với 1-2 trị đo (5-10
giây) là hợp l nhất cho việc đo chi tiết ranh
giới, góc thửa,… vì vừa đảm bảo độ chính
xác vừa nhanh, hiệu quả cao. Việc đo GPS
động thời gian thực chỉ nên thực hiện khi chỉ
số PDOP có giá trị dưới 4.


+ Áp dụng GPS đo động thời gian thực trong
thành lập lưới khống chế đo vẽ đối với bản đồ
địa chính tỷ lệ 1:500 và nhỏ hơn. Khi thiết kế


lưới khống chế đo vẽ, nếu chiều dài cạnh đáy
nhỏ hơn 3-5 km thì có thể chỉ cần bố trí 01
trạm Base. Với khoảng cách lớn hơn 5km thì
nhất thiết phải sử dụng 02 hoặc nhiều hơn
trạm Base thì mới đảm bảo độ chính xác. Các
trạm Base cần bố trí đối xứng nhau qua khu
đo thì mới có hiệu quả.


+ Áp dụng GPS đo động thời gian thực để đo
vẽ chi tiết nội dung bản đồ địa chính tỷ lệ
1:500 hoặc nhỏ hơn ở những khu vực thơng
thống, các địa vật che ch n có độ cao khơng
q 2-3m như khu vực đất trồng cây hàng
năm, đất trồng cây lâu năm với các loại cây
thấp (chanh, cam, s n..) hoặc cây mới trồng,
đất nuôi trồng thủy sản, đất trống,... Đối với
những khu vực có mức độ thơng thống thấp
hơn, có 2 phương án triển khai áp dụng GPS
đo động thời gian thực:


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i><b>Bảng 5. So sánh số liệu đo chi tiết bằng kỹ thuật GPS RTK với số liệu đo bằng máy toàn đạc điện tử (thử nghiệm 200 điểm) </b></i>


<b>ST</b>
<b>T </b>


<b>Tọa độ đo bằng công nghệ GPS RTK </b> <b>Tọa độ kiểm tra đo bằng máy toàn đạc </b>


<b>điện tử SET 620 </b> <b>delta </b>


<b>X(m) </b>



<b>delta </b>
<b>Y(m) </b>


<b>delta </b>
<b>H(m) </b>


<b>Sai số vị trí </b>
<b>điểm Mp (m) </b>
<b>Tọa độ X </b> <b>Tọa độ Y </b> <b>Độ cao H </b> <b>Tọa độ X </b> <b>Tọa độ Y </b> <b>Độ cao H </b>


1 2372712.354 556980.181 19.339 2372712.377 556980.128 19.231 -0.023 0.053 0.108 0.058
2 2372710.822 556973.634 19.286 2372710.801 556973.588 19.177 0.021 0.046 0.109 0.051
3 2372708.394 556974.048 19.318 2372708.363 556974.012 19.201 0.031 0.036 0.117 0.048
4 2372704.455 556975.133 19.330 2372704.472 556975.100 19.287 -0.017 0.033 0.043 0.037
5 2372699.865 556975.839 19.457 2372699.831 556975.807 19.365 0.034 0.032 0.092 0.047
6 2372698.833 556974.654 19.542 2372698.795 556974.621 19.433 0.038 0.033 0.109 0.050
7 2372698.939 556970.118 19.522 2372698.900 556970.104 19.411 0.039 0.014 0.111 0.041
8 2372702.762 556967.726 19.380 2372702.721 556967.715 19.250 0.041 0.011 0.130 0.042
9 2372704.648 556966.514 19.255 2372704.605 556966.500 19.142 0.043 0.014 0.113 0.045
10 2372706.223 556967.112 19.316 2372706.200 556967.102 19.306 0.023 0.010 0.010 0.025
11 2372713.075 556972.994 19.211 2372713.105 556972.951 19.110 -0.030 0.043 0.101 0.052
12 2372675.031 556923.730 18.965 2372675.000 556923.780 18.847 0.031 -0.050 0.118 0.059
13 2372670.189 556920.051 19.301 2372670.162 556920.018 19.254 0.027 0.033 0.047 0.043


...


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

KẾT LUẬN


GPS đo động thời gian thực có thể đáp ứng


các yêu cầu về độ chính xác của bản đồ địa
chính tỷ lệ 1:500 và nhỏ hơn. GPS đo động
thời gian thực có thể được sử dụng để thành
lập lưới khống chế đo vẽ và ở những khu vực
có mức độ thơng thống tốt, có thể sử dụng để
đo vẽ chi tiết nội dung bản đồ địa chính. Nếu
áp dụng thì 1 kỹ thuật viên với 1 máy Rover
có thể đo được khoảng 800-1000 điểm chi
tiết/ngày, tương đương với một tổ đo 3 người
theo phương pháp truyền thống (đo góc, cạnh
bằng máy tồn đạc điện tử).


Sai số tọa độ mặt bằng của GPS đo động thời
gian thực bằng máy thu 2 tần số tương đối ổn
định ở mức dưới 3cm nếu khoảng cách Base -
Rover dưới 10 km. Ở các khoảng cách lớn
hơn, sai số sẽ tăng nhanh. Trên cơ sở các kết


quả thử nghiệm tại khu đo xã Đại Đình huyện
Tam Đảo, đề tài đã đề xuất 3 giải pháp nâng
cao hiệu quả GPS đo động thời gian thực, đó
là các giải pháp về lựa chọn tham số đo tối
ưu, giải pháp ứng dụng GPS đo động thời
gian thực trong thành lập lưới khống chế đo
vẽ và đo vẽ chi tiết nội dung bản đồ địa chính.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


<i>1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Thông tư </i>
<i>số 21/2011/TT-BTNMT về việc sửa đổi, bổ sung </i>


<i>một số nội dung của Quy phạm thành lập bản đồ </i>
<i>địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, </i>
<i>1:5000 và 1:10000. </i>


<i>2. Đỗ Ngọc Đường, Đặng Nam Chinh (2003), Bài </i>
<i>giảng Công nghệ GPS, Trường Đại học Mỏ - Địa </i>
chất Hà Nội.


3. Trung tâm Đo đạc và Bản đồ Vĩnh Phúc. Hướng
dẫn sử dụng máy đo GPS – RTK CHC X91GNSS.


SUMMARY


<b>APPLICATION OF REAL-TIME KINEMATIC GPS </b>
<b>FOR CADASTRAL MAP SURVEYING </b>


<b>Le Van Tho1*, Nguyen Kieu Hung2 </b>
<i>1<sub>University of Agriculture and Forestry - TNU, </sub></i>
<i>2</i>


<i>Vinh Phuc Environmental and Resource Department </i>


Research on the application of real-time GPS measurements in cadastral mapping has clarified the
effect of measuring parameters on real-time GPS measurements and the ability to apply GPS
measurements dynamically Real time in cadastral survey. From that, we propose some solutions to
improve the efficiency of application of real time GPS measurement in cadastral survey.


The results of the research have created the scientific basis to help the production units to put
real-time GPS measurement method into the development of control net, survey and survey of large
scale cadastral map.



<i><b>Keywords: GPS, Measure, Cadastral, Geodetic, Mapping</b></i>


<i><b>Ngày nhận bài: 17/7/2017; Ngày phản biện: 09/8/2017; Ngày duyệt đăng: 30/9/2017 </b></i>


</div>

<!--links-->

×