Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ XANH METYLEN, METYL DA CAM CỦA VẬT LIỆU HẤP PHỤ CHẾ TẠO TỪ THÂN CÂY SEN (NELUMBO NUCIFERA)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.71 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ XANH METYLEN, </b>


<b>METYL DA CAM CỦA VẬT LIỆU HẤP PHỤ CHẾ TẠO </b>


<b>TỪ THÂN CÂY SEN (NELUMBO NUCIFERA) </b>



<b>Vũ Thị Hậu*<sub>, Nguyễn Thùy Linh </sub></b>


<i>Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên </i>


TÓM TẮT


Bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu hấp phụ xanh metylen, metyl da cam của vật liệu hấp
phụ chế tạo từ thân cây sen. Các thí nghiệm được tiến hành với các thông số sau: khối lượng vật
liệu hấp phụ: 0,05g/25mL đối với sự hấp phụ xanh metylen; 0,1g/25mL đối với sự hấp phụ metyl
da cam; tốc độ lắc: 200 vòng/phút; thời gian đạt cân bằng hấp phụ đối với sự hấp phụ xanh
metylen là 60 phút; đối với sự hấp phụ metyl da cam là 150 phút ở nhiệt độ phòng (25±10<sub>C); pH </sub>
hấp phụ tốt nhất với đối với xanh metylen là 8,0; đối với metyl da cam là 2,0. Kết quả nghiên cứu
cho thấy dung lượng hấp phụ cực đại của vật liệu hấp phụ đối với xanh metylen theo mơ hình đẳng
nhiệt hấp phụ Langmuir là 109,89 mg/g; đối với metyl da cam là 31,55 mg/g. Nghiên cứu động
học hấp phụ cho thấy sự hấp phụ của vật liệu hấp phụ đối với xanh metylen, metyl da cam đều
tuân theo mô hình động học biểu kiến bậc 2 Lagergren.


<i><b>Từ khóa: hấp phụ, xanh metylen, metyl da cam, vật liệu, thân cây sen</b></i>


MỞ ĐẦU*


Xử lý ô nhiễm môi trường nước bởi các chất
hữu cơ đang là vấn đề được nhiều nhà khoa
học quan tâm nghiên cứu [1], [2], [3], [4], [5],
[6], [7], [9], [10]. Xanh metylen (MB), metyl
da cam (MO) được sử dụng trong y học, hóa
học. Chúng cũng được sử dụng rộng rãi trong


công nghiệp dệt nhuộm, in ấn [2], [5]. Các
nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng đây là những
hợp chất độc, có hại cho sức khỏe con người
và sinh vật [1], [2]. Ngoài ra, chúng cũng gây
ra vấn đề về màu sắc làm mất mỹ quan nếu
không được loại bỏ khỏi môi trường nước.
Tách loại MB, MO ra khỏi môi trường nước
bằng phương pháp hấp phụ sử dụng các vật
liệu có nguồn gốc xenlulozo đã được các nhà
khoa học trong và ngoài nước quan tâm
nghiên cứu [3], [4], [7], [8], [9], [10].


Sen là loài cây rất quen thuộc với người Việt,
được trồng trong các ao hồ ở nhiều khu vực
trong cả nước, hầu hết các bộ phận của cây
sen đều có tác dụng chữa bệnh rất tốt [11].
Tuy nhiên, sử dụng các bộ phận của cây sen
bị thải bỏ sau thu hoạch cịn ít được quan tâm
nghiên cứu gây lãng phí một nguồn tương đối
lớn xenlulozo [5].



*


<i>Tel: 0917 505976, Email: </i>


Bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu
hấp phụ MB, MO sử dụng vật liệu hấp phụ
chế tạo từ thân cây sen.



THỰC NGHIỆM


<b>Hóa chất và thiết bị nghiên cứu </b>
<i>Hóa chất: </i>


MB, MO, dung dịch axit citric 0,1 M; dung
dịch NaOH 0,1 M; dung dịch HCl0,1 M. Tất
cả hóa chất nêu trên đều có độ tinh khiết PA,
xuất sứ Trung Quốc.


<i>Thiết bị nghiên cứu: Máy nghiền, thiết bị rây, </i>
cân phân tích 4 số Precisa XT 120A-Switland
(Thụy Sĩ), máy lắc IKA HS-260 (Malaysia),
máy đo pH Precisa 900 (Thụy Sĩ), tủ sấy
Jeitech (Hàn Quốc), máy đo quang UV-Vis
1700 Shimadzu (Nhật Bản).


<b>Chế tạo vật liệu hấp phụ </b>
<i>Chuẩn bị nguyên liệu </i>


Nguyên liệu được sử dụng trong nghiên cứu
này là thân cây sen lấy ở đầm sen thuộc xã
Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Sau
khi lấy về nguyên liệu được rửa sạch, sấy khô
ở 80o<sub>C trong 12 giờ, nghiền nhỏ bằng máy </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>Chế tạo vật liệu hấp phụ </i>


Nguyên liệu chuẩn bị xong được ngâm trong
dung dịch axit citric theo tỉ lệ 40:1 (gam


nguyên liệu: lit dung dịch axit citric 0,1 M)
trong 48 giờ. Lọc lấy phần rắn, sấy ở 60 o


C
trong 5 h, tiếp theo sấy ở 105 oC trong 8 h.
Sau khi sấy, để nguội rồi đem rửa bằng nước
cất đến khi hết axit, sấy khô ở 60 o<sub>C thu được </sub>


vật liệu hấp phụ (VLHP) [8].


<b>Quy trình thực nghiệm và các thí nghiệm </b>
<b>nghiên cứu </b>


<i>Quy trình thực nghiệm </i>


Trong mỗi thí nghiệm hấp phụ:


- Thể tích dung dịch MB hoặc MO: 25 mL
với nồng độ xác định.


- Lượng chất hấp phụ: 0,05 g đối với các thí
nghiệm MB và 0,1 g đối với các thí nghiệm
của MO.


- Thí nghiệm được tiến hành ở nhiệt độ phòng
(25 ± 1 oC), sử dụng máy lắc với tốc độ 200
<b>vịng/phút. </b>


<i>Các thí nghiệm nghiên cứu </i>



+ Khảo sát sơ bộ khả năng hấp phụ của
nguyên liệu và VLHP đối với MB, MO: Khối
lượng nguyên liệu hoặc VLHP: 0,1 g, nồng
độ ban đầu của MB, MO lần lượt là 97,64
mg/l và 101,28 mg/l; thời gian hấp phụ: 150
phút. Các điều kiện khác như: thể tích dung
dịch MB hoặc MO, nhiệt độ hấp phụ, tốc độ
lắc như ghi ở mục 2.3.1.


+ Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng hấp phụ MB, MO của VLHP:


- Ảnh hưởng của pH: Các điều kiện tiến hành
thí nghiệm như ghi ở mục 2.3.1; nồng độ ban
đầu dung dịch MB, MO lần lượt là 105,88,
97,51 mg/L; thời gian hấp phụ 60 phút đối
với sự hấp phụ MB, 150 phút đối với sự hấp
phụ MO; pH thay đổi từ 2 đến 10 đối với MB,
từ 1 đến 8 đối với MO.


- Thời gian đạt cân bằng hấp phụ: Các điều
kiện tiến hành thí nghiệm như ghi ở mục 2.3.1.
Nồng độ đầu của MB là 105,88 mg/L, của MO
là 98,05 mg/L; sử dụng giá trị pH tối ưu đã xác


định ở thí nghiệm trước; thời gian hấp phụ khác
nhau (5 ÷ 150 phút đối với sự hấp phụ MB, 5 ÷
210 phút đối với sự hấp phụ MO).


- Ảnh hưởng của nồng độ đầu MB, MO và


xác định dung lượng hấp phụ cực đại: các
điều kiện tiến hành thí nghiệm như ghi ở mục
2.3.1; thời gian hấp phụ, pH của các dung
dịch được điều chỉnh đến pH tối ưu như đã
xác định được ở thí nghiệm trước; nồng độ
ban đầu thay đổi từ 18,1 đến 241,79 mg/L đối
với sự hấp phụ MB; từ 25,17 đến 216,05
mg/L đối với sự hấp phụ MO.


+ Nghiên cứu động học hấp phụ MB, MO của
VLHP


Nồng độ MB, MO trước và sau hấp phụ được
xác định bằng phương pháp đo mật độ quang
ở bước sóng tương ứng 664, 432 nm.


Dung lượng và hiệu suất hấp phụ được xác
định theo phương trình (1) và (2).


( 0 <i>t</i>)
<i>t</i>


<i>C</i> <i>C V</i>


<i>q</i>
<i>m</i>


(1)
.100


C
C
C
H
o
t
o


 % (2)


Trong đó:


- qt: dung lượng hấp phụ ở thời điểm t (mg/g)


- V: thể tích dung dịch MB, MO được lấy để
hấp phụ (L)


- m: khối lượng chất hấp phụ (g)
- H: hiệu suất hấp phụ (%)


- Co, Ct: nồng độ đầu và nồng độ tại thời điểm


<b>t của dung dịch MB, MO (mg/L) </b>


Dung lượng hấp phụ cực đại của MB, MO
được xác định dựa vào việc vẽ đồ thị Ccb/q =


f(Ccb) – phương trình hấp phụ đẳng nhiệt


Langmuir dạng tuyến tính:




b


q


1


C


q


1


q


C


max
cb
max


cb

<sub> (3) </sub>


Trong đó:


- q, qmax: dung lượng hấp phụ và dung lượng


hấp phụ cực đại


- Ccb: nồng độ tại thời điểm cân bằng của


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- b: hằng số


Động học quá trình hấp phụ được xác định theo
phương trình động học bậc 1 (4) và động học
bậc 2 (5) của Lagergren dạng tuyến tính [6]:



log(qe – qt) = logqe - 1


2.303
<i>k</i>


<i>t</i> (4)


2
2


1


<i>t</i> <i>e</i> <i>e</i>


<i>t</i> <i>t</i>


<i>q</i> <i>k q</i> <i>q</i> (5)
Trong đó: qe, qt: dung lượng hấp phụ của


VLHP đối với MB, MO tại thời điểm cân
bằng và thời điểm t (mg/g); k1: hằng số tốc độ


hấp phụ bậc 1 (phút-1


); k2: hằng số tốc độ hấp


phụ bậc 2 (g. mg-1


.phút-1);
t: thời gian hấp phụ (phút).


KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


<b>Một số đặc trưng của nguyên liệu và VLHP </b>


Kết quả xác định hình thái học bề mặt của
nguyên liệu ban dầu và của VLHP được trình
bày ở hình 1.


<i><b>Hình 1. Ảnh SEM của nguyên liệu (a) và của </b></i>
<i>VLHP (b) </i>


Kết quả hình 1 cho thấy VLHP chế tạo được
có bề mặt xốp hơn nhiều so với nguyên liệu
ban đầu nên có khả năng hấp phụ tốt hơn.
Trên phổ hồng ngoại (IR) của VLHP dải hấp
thụ của nhóm cacbonyl C=O dịch chuyển về
vùng có số sóng cao hơn 1734,67 cm-1 so với
vị trí của nó trong nguyên liệu 1727,89 cm-1.


Trên phổ IR của VLHP thấy dải hấp thụ có số
sóng 2930,00 cm-1 tương ứng với dải hấp thụ
của nhóm CH2, CH3 đối xứng và bất đối xứng.


Các dải hấp thụ từ 1034,72 cm-1 đến 1105,63
cm-1 có liên quan đến sự phân hủy lignin. Các
dải phổ của các nhóm này đều có nguồn gốc
từ nhóm OH trong cấu trúc của nguyên liệu,
làm tăng vị trí hấp phụ của VLHP [9].


Kết quả xác định điểm đẳng điện của VLHP


là pI = 4,12. Điều này cho thấy khi pH < pI
thì bề mặt VLHP tích điện dương, khi pH > pI
thì bề mặt VLHP tích điện âm.


<b>Khảo sát sơ bộ khả năng hấp phụ của </b>
<b>nguyên liệu và của VLHP </b>


Kết quả được trình bày ở hình 2:


<i><b>Hình 2. Biểu đồ so sánh khả năng hấp phụ của </b></i>
<i>nguyên liệu và VLHP</i>


<b>Nhận xét: Từ kết quả ở hình 2 cho thấy trong </b>


cùng điều kiện thì hiệu suất hấp phụ MB và
MO của VLHP đều cao hơn nguyên liệu.
Điều này cho thấy việc hoạt hóa nguyên liệu
bằng axit citric thành VLHP đã làm tăng đáng
<b>kể khả năng hấp phụ MB và MO. </b>


<b>Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến quá </b>
<b>trình hấp phụ MB và MO của VLHP </b>
<i>Ảnh hưởng của pH </i>


Kết quả được chỉ ra ở hình 3.
(a)


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i><b>Hình 3. Ảnh hưởng của pH đến dung lượng hấp phụ MB (a) và MO (b) của VLHP </b></i>
Từ kết quả ở hình 3 cho thấy trong khoảng



pH đã khảo sát thì:


<i><b>Đối với MB: trong khoảng pH từ 2÷8, khi pH </b></i>


tăng thì hiệu suất hấp phụ tăng nhanh, trong
khoảng pH từ 8÷10 hiệu suất hấp phụ của
VLHP lại giảm chậm và gần như khơng đổi.
Điều này có thể được giải thích như sau: ở giá
trị pH thấp (nồng độ ion H+


cao) thì xảy ra sự
hấp phụ cạnh tranh giữa ion H+


và cation
MB+, hơn nữa ở khoảng pH dưới điểm đẳng
điện thì bề mặt VLHP tích điện dương nên
xuất hiện lực đẩy tĩnh điện giữa bề mặt VLHP
và MB+ do đó làm giảm hiệu suất hấp phụ của
MB. Vì vậy, chúng tơi lựa chọn pH của các
dung dịch MB là 8 để tiến hành các thí
nghiệm tiếp theo. Kết quả thu được này cũng
trùng hợp với nhiều kết quả nghiên cứu hấp
phụ MB trên các vật liệu khác nhau [4], [5],
[9], [10].


<i><b>Đối với MO: hiệu suất hấp phụ MO của </b></i>


VLHP giảm khi pH tăng. Trong khoảng pH từ
1÷2, hiệu suất hấp phụ đạt giá trị cao nhất.
Trong khoảng pH từ 2÷5, hiệu suất hấp phụ


giảm nhanh, còn trong khoảng pH từ 5÷8 thì
hiệu suất hấp phụ của VLHP giảm chậm.
Điều này có thể được giải thích như sau: Ở
pH cao, MO tồn tại ở trạng thái anion, do đó
xuất hiện sự cạnh tranh hấp phụ của gốc OH


-và MO lên trên các tâm hoạt động. Mặt khác
mức độ cồng kềnh của MO khá lớn so với
OH- nên hiệu quả hấp phụ sẽ giảm xuống
trong môi trường có nhiều gốc OH-<sub>. Vì vậy </sub>


chúng tơi chọn pH của dung dịch nghiên cứu


là 2 để tiến hành các thí nghiệm tiếp theo đối
với MO.


<i>Ảnh hưởng của thời gian </i>
Kết quả được trình bày ở hình 4.


<i><b>Hình 4. Sự phụ thuộc của hiệu suất hấp phụ của </b></i>
<i>VLHP vào thời gian đối với MB (a) và MO (b) </i>
Kết quả hình 4 cho thấy:


Khi thời gian hấp phụ tăng thì hiệu suất hấp
phụ MB và MO tăng.


Trong khoảng thời gian từ 5 ÷ 60 phút hiệu suất
hấp phụ MB tăng tương đối nhanh và dần ổn
định trong khoảng thời gian từ 90 ÷ 150 phút.



(a)


(b)


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Trong khoảng 5÷150 phút hiệu suất hấp phụ
MO tăng nhanh và trong khoảng thời gian
150÷180 phút thì tương đối ổn định (quá trình
hấp phụ đã đạt trạng thái cân bằng).


<i><b>Hình 5. Động học hấp phụ biểu kiến bậc 1 (a) và </b></i>
<i>biểu kiến bậc 2 (b) dạng tuyến tính của VLHP đối </i>


<i>với MB </i>


<i><b>Hình 6. Động học hấp phụ biểu kiến bậc 1 (a) và </b></i>
<i>biểu kiến bậc 2 (b) dạng tuyến tính của VLHP đối </i>


<i>với MO </i>


Do đó, lựa chọn thời gian hấp phụ là 60 phút
và 150 phút để tiến hành các nghiên cứu tiếp
theo lần lượt đối với sự hấp phụ MB và MO.
Từ kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời
gian hấp phụ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
động học quá trình hấp phụ MB, MO theo 2
mơ hình động học hấp phụ bậc 1 và bậc 2. Kết
quả được chỉ ra ở hình 5, hình 6 và bảng 1.
<i><b>Bảng 1. Các tham số trong mơ hình động học hấp phụ của Lagergren </b></i>


<b>Chất </b>



<b>bị hấp phụ </b> <b>Động học bậc 1 </b> <b>qthực nghiệm</b><i><b>(mg/g) </b></i>


<b>Động học bậc 2 </b>


<b>R2</b> <b>qe (mg/g) </b> <b>k1 (phút-1) </b> <b>R2</b> <b>qe (mg/g) </b> <b>k2 (g.mg-1 .phút-1) </b>


MB 0,844 5,08 0,044 44,7 0,999 45,5 0,000483


MO 0,875 10,8 0,016 14,2 0,966 14,9 0,0045


Kết quả trên hình 5, hình 6 và bảng 1 cho
thấy, hệ số tương quan R2


tính theo mơ hình
động học hấp phụ bậc 2 đối với cả MB và
MO đều cao hơn so với mơ hình động học
hấp phụ bậc 1; Mặt khác, đối với cả 2
trường hợp hấp phụ MB và MO giá trị dung
lượng hấp phụ cân bằng tương ứng tính
theo mơ hình động học bậc 2 (qe = 45,5


mg/g và 14,9 mg/g) gần với giá trị xác định
theo thực nghiệm hơn (đối với MB: qthực


nghiệm = 44,7 mg/g – tại C0 = 105,88 mg/l, V


= 25 ml, mVLHP = 0,05 g, t = 60 phút, pH =8;


đối với MO: qthực nghiệm = 14,2 mg/g – tại C0



= 98,05 mg/l, V = 25 ml, mVLHP = 0,1 g, t =


150 phút, pH =2). Do vậy quá trình hấp phụ
MB và MO trên VLHP phù hợp với mơ hình
động học hấp phụ bậc 2 của Lagergren.
<i>Ảnh hưởng của nồng độ MB, MO ban đầu </i>
<i>và xác định dung lượng hấp phụ cực đại </i>
Kết quả được trình bày ở bảng 2.


Các kết quả thực nghiệm ở bảng 2 đã chứng
tỏ hiệu suất hấp phụ giảm, dung lượng hấp
phụ của VLHP tăng khi nồng độ đầu của
MB và MO tăng. Điều này là hoàn toàn phù
hợp với quy luật.


(a)


(b)


(a)


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i><b>Bảng 2. Ảnh hưởng của nồng độ MB và MO ban đầu đến khả năng hấp phụ của VLHP </b></i>


<i><b>MB </b></i> <b>MO </b>


<b>Co </b>


<b>(mg/L)</b>



<b>Ccb </b>


<b>(mg/L) </b>
<b>q </b>
<b> (mg/g) </b>


<b>H </b>
<b>(%) </b>


<b>Ccb/q </b>


<b>(g/L) </b>


<b>Co </b>


<b>(mg/L) </b>


<b>Ccb </b>


<b>(mg/L) </b>
<b>q </b>
<b>(mg/g) </b>


<b>H </b>
<b>(%) </b>


<b>Ccb/q </b>


<b>(g/L) </b>



18,10 0,60 8,75 96,72 0,07 25,17 8,41 4,19 66,59 2,01
46,17 1,86 22,16 95,97 0,08 53,08 20,06 8,26 62,21 2,43
81,25 3,82 38,72 95,30 0,10 79,26 30,87 12,10 61,05 2,55
95,57 5,03 45,27 94,74 0,11 112,60 49,42 15,80 56,11 3,13
149,12 12,91 68,11 91,34 0,19 160,78 82,61 19,54 48,62 4,23
193,65 26,29 83,68 86,42 0,31 177,84 96,25 20,40 45,88 4,72
241,79 48,13 96,83 80,10 0,50 216,05 127,94 22,03 40,78 5,81
Cũng từ các kết quả thực nghiệm này, dựa


vào phương trình đẳng nhiệt hấp phụ
Langmuir dạng tuyến tính (hình 7) tính
được dung lượng hấp phụ cực đại của
VLHP đối với MB là 109,89 mg/g, đối với
MO là 31,55 mg/g. Dung lượng hấp phụ của


VLHP chế tạo được đối với MB thu được là
cao hơn so với bã cà phê từ tính [10]
(qmax=30,67 mg/g) và tương đương với sợi


cây cọ [1] (qmax=95,4 mg/g). Kết quả trên


cũng cho thấy VLHP có khả năng hấp phụ
MB tốt hơn MO.


<i><b>Hình 7. Đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir dạng tuyến tính của VLHP đối với MB (a) và MO (b) </b></i>
KẾT LUẬN


Đã chế tạo được VLHP từ thân cây sen và
xác định được một số đặc trưng của nguyên
liệu ban đầu và của VLHP chế tạo được như:


ảnh hiển vi điện tử quét SEM, phổ hồng ngoại
IR, điểm đẳng điện. Bước đầu khảo sát khả
năng hấp phụ của nguyên liệu và VLHP chế
tạo được, kết quả nghiên cứu cho thấy cả
nguyên liệu và VLHP đều có khả năng hấp
phụ MB và MO, tuy nhiên VLHP có khả năng
hấp phụ cao hơn nguyên liệu.


Sự hấp phụ MB, MO của VLHP chế tạo từ
thân cây sen đã được nghiên cứu dưới các điều
kiện thí nghiệm khác nhau. Kết quả thu được:
- pH tốt nhất cho sự hấp phụ của VLHP đối
với MB là ở khoảng pH ~8; đối với MO là ở
khoảng pH~2.


- Thời gian đạt cân bằng hấp phụ của VLHP đối
với MB là 60 phút; đối với MO là 150 phút.
- Theo mơ hình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir
xác định được dung lượng hấp phụ cực đại
của VLHP đối với MB là 109,89 mg/g; đối
với MO là 31,55 mg/g.


- Sự hấp phụ MB và MO trên VLHP đều tuân
theo quy luật động học biểu kiến bậc 2
Lagergren.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Gamal Owes El- Sayed (2011), “Removal of
methylene blue and crystal violet from aquenous


<i>solution by palm kernel fiber”, Desalination, </i>
272(1), pp. 225-232.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i>studies”, Ecotoxicology and Environmental Safety, </i>
128, pp. 109-117.


3. Ridha Lafi, Amor Hafiane (2016), “Removal of
methyl orange (MO) from aqueous solution using
cationic surfactants modified coffee waste
<i>(MCWs)”, Journal of Taiwan Institute of </i>
<i>Chemical Engineers, 58, pp. 424 – 433. </i>


4. Suvendu Manna, Debasis Roy, Prosenjit Saha,
Deepu Gopakumar, SabuThomas (2017), “ Rapid
methylene blue adsorption using modified
<i>lignocellulosic materials”, Process safety and </i>
<i>environmental protection, 107, pp. 346-356. </i>
5. Xuili Han, Wei Wang, Xiaojian Ma (2011),
“Adsorption characteristics of methylene blue
onto low cost biomass material lotus leaf”,
<i>Chemical Engineering Journal, 171, pp.1-8. </i>
6. Zeinab Ezzeddine, Isabelle Batonneau-Gener,
Yannick Pouilloux, Hussein Hamad (2016),
“Removal of methylene blue by mesoporous
CMK-3: Kinetics, isotherms and
<i>thermodynamics”, Journal of Molecular Liquids, </i>
223, pp. 763-770.


7. Đỗ Trà Hương, Trần Thuý Nga (2014), “Nghiên
<i>cứu hấp phụ màu metylen xanh bằng vật liệu bã </i>


<i>chè”, Tạp chí Phân tích Hố, Lý và Sinh học, tập 19 </i>
(4), tr. 27-32.


8. Lê Hữu Thiềng, Trần Thị Huế, Mai Thị Phương
Thảo (2011), “Nghiên cứu khả năng tách loại và
thu hồi Cr(VI) của vật liệu hấp phụ từ rơm và
<i>cuống lá chuối”, Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và </i>
<i>Sinh học, tập 16 (3), tr. 155-159. </i>


9. Lê Hữu Thiềng, Ngô Thị Lan Anh, Đào Hồng
Hạnh, Nguyễn Thị Thúy, (2011), “Nghiên cứu khả
năng hấp phụ metylen xanh trong dung dịch nước
<i>của các vật liệu hấp phụ chế tạo từ bã mía”. Tạp </i>
<i>chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, </i>
tập 78 (2), tr. 45-50.


10. Bùi Xuân Vững, Ngô Văn Thông (2015),
“Nghiên cứu hấp phụ màu metylen xanh bằng vật
<i>liệu bã cà phê từ tính.”, Tạp chí phân tích Hóa, Lý </i>
<i>và Sinh học, tập 20 (3), tr. 370-377. </i>


11. html.
Plo.vn/xa-hoi/suc-khoe/tac-dung-ki-dieu-cua-cay-sen-500116.


SUMMARY


<b>STUDY ON THE ADSORPTION CAPACITY OF METHYLENE BLUE, </b>
<b>METHYL ORANGE OF ADSORPTIVE MATERIALS </b>


<b>DERIVED FROM LOTUS STALKS </b>



<b>Vu Thi Hau*, Nguyen Thuy Linh </b>


<i>University of Education - TNU </i>


This paper focus on the adsorption of methylene blue and methyl orange in aqueous solution on
adsorptive material derived from lotus stalks. The experiments were conducted using the following
parameters: absorbent mass is 0.05g for methylene blue; 0.1 g for methyl orange. The volume
solution is 25 mL for each dye; shaking speed is 200 rounds/minute; equilibrium time is 60
minutes for methylene blue, 150 minutes for methyl orange at room temperature (25±1 oC); pH is
8 for methylene blue, 2.0 for methyl orange. Maximum adsorption capacity is calculated by the
Langmuir isothermal model. Maximum adsorption capacity for each dye was found as 109.89
mg/g for methylene blue and 31.55 mg/g for methyl orange at 25 oC, respectively. The result
indicates that, the adsorption of both dyes on adsorptive materials derived from lotus stalks
followed Lagergren's second-order apparent kinetic model.


<i><b>Key words: adsorption, methylene blue, methyl orange, material, lotus stalks.</b> </i>


<i><b>Ngày nhận bài: 01/8/2017; Ngày phản biện: 24/8/2017; Ngày duyệt đăng: 30/9/2017 </b></i>



*


</div>

<!--links-->

×