Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Mở rộng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - chi nhánh Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.38 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TÓM TẮT LUẬN VĂN </b>



Trong hoạt động của các ngân hàng thương mại, cho vay là hoạt động cơ bản
và mang lại nguồn thu nhập chính, quyết định khả năng tồn tại và phát triển của mỗi
ngân hàng. Đối với lĩnh vực cho vay, khách hàng doanh nghiệp luôn là bộ phận
khách hàng mục tiêu và truyền thống của mỗi ngân hàng, cho vay doanh nghiệp
chiếm phần lớn tỷ trọng cho vay và thu nhập từ cho vay của Ngân hàng thương mại.
Đồng thời, đứng trên giác độ của mỗi doanh nghiệp, tín dụng ngân hàng có vai trị hết
sức quan trọng, là một trong những nguồn lực chính để doanh nghiệp hoạt động, mở
rộng quy mô và không ngừng lớn mạnh. Đồng thời, mối quan hệ hữu cơ giữa doanh
nghiệp và ngân hàng thương mại đã thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển.


Trong bối cảnh nền kinh tế chưa hồn tồn thốt khỏi suy thối, vẫn cịn tồn
tại nhiều khó khăn như giai đoạn hiện nay, khiến cho nhiều ngân hàng thương mại
rơi vào tình cảnh ứ đọng vốn trong khi các doanh nghiệp khát vốn nhưng lại gặp rào
cản khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Trước tình hình như vậy, mở rộng
cho vay khách hàng doanh nghiệp là một chiến lược phát triển tất yếu và tiềm năng
của ngân hàng, để vừa tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng, vừa giúp các doanh
nghiệp thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng. Trong những năm qua, Ngân hàng thương
mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Hà Tĩnh đã chú trọng hoạt động
mở rộng cho vay khách hàng doanh nghiệp, tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã
đạt được, thị phần cho vay khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh vẫn còn thấp,
chưa xứng tầm một ngân hàng thương mại quốc doanh lớn, có thế mạnh về vốn trên
<i><b>địa bàn. Chính vì những lý do đó, tơi đã lựa chọn đề tài : “ Mở rộng cho vay khách </b></i>
<i><b>hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- </b></i>


<i><b>Chi nhánh Hà Tĩnh” làm luận văn tốt nghiệp </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

 Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định
tính trong thu thập và xử lý thơng tin



<i>Phương pháp thu thập dữ liệu: </i>


- Cơ sở lý luận chung về mở rộng cho vay khách hàng doanh nghiệp của
ngân hàng thương mại: Giáo trình, bài giảng, sách, báo, cơng trình nghiên cứu và tài
liệu học tập chuyên ngành về ngân hàng thương mại


- Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo hoạt động của ngân hàng thương
mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Hà Tĩnh, số liệu thứ cấp từ Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam- Chi nhánh Hà Tĩnh, Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Tĩnh


<i>Phương pháp xử lý dữ liệu: Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, </i>


phân tích tổng hợp... để xử lý các dữ liệu
 Kết cấu luận văn


Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn gồm 3 chương:


Chương 1: Những vấn đề cơ bản về mở rộng cho vay khách hàng doanh
nghiệp của Ngân hàng thương mại


Chương 2: Thực trạng mở rộng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân
hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Hà Tĩnh


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>CHƢƠNG 1 </b>


<b>NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG </b>
<b>DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI </b>


<b>1.1. </b> <i><b>Tổng quan về cho vay khách hàng doanh nghiệp của NHTM </b></i>



- Cho vay KHDN của NHTM là một hình thức cấp tín dụng, theo đó NHTM
giao cho doanh nghiệp một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất
<i><b>định theo thỏa thuận với ngun tắc có hồn trả cả gốc và lãi </b></i>


- Cho vay KHDN có vai trị hết sức quan trọng đối với nền kinh tế nói chung,
NHTM và DN. Đối với NHTM, cho vay KHDN thường chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng cho vay của ngân hàng, đồng thời cũng mang lại nguồn thu nhập chính cho các
NHTM. Đối với DN, tín dụng ngân hàng là kênh huy động vốn quan trọng giúp các
doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Và mối quan hệ hữu cơ
<i><b>giữa NHTM và DN chính là yếu tố thúc đẩy nền kinh tế phát triển. </b></i>


<i><b>1.2.Mở rộng cho vay của NHTM đối với KHDN </b></i>


- Mở rộng cho vay khách hàng doanh nghiệp được hiểu là việc ngân hàng thực
hiện các biện pháp nhằm gia tăng số lượng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với
ngân hàng, gia tăng về doanh số, dư nợ cho vay cũng như thu nhập từ cho vay, đồng
thời đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng


- Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng cho vay của NHTM đối với KHDN bao gồm
<i>+ Số lượng doanh nghiệp vay vốn </i>


<i>+ Doanh số và dư nợ cho vay </i>
<i>+ Thị phần cho vay trên địa bàn </i>


<i>+ Thu nhập từ hoạt động cho vay DN </i>


<i>+ Nợ xấu và tỉ lệ nợ xấu </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Các nhân tố khách quan bao gồm: Nhân tố kinh tế xã hội; môi trường pháp
lý; các nhân tố thuộc về phía doanh nghiệp như nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp,


khả năng của doanh nghiệp trong việc đáp ứng các điều kiện vay vốn của ngân
hàng, hiệu quả sử dụng vốn vay của doanh nghiệp...;các nhân tố thuộc về đối thủ
cạnh tranh


<b>CHƢƠNG 2 </b>


<b>THỰC TRẠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN </b>
<b>HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG </b>


<b> VIỆT NAM- CHI NHÁNH HÀ TĨNH </b>


<b>2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam- Chi nhánh </b>
<b>Hà Tĩnh </b>


Ngày 26/10/2004 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Hà
Tĩnh được thành lập theo Quyết định 177/QĐ-HĐQT-NHCTVN1, chính thức đi
vào hoạt động từ tháng 1/2005


Sau 10 năm đi vào hoạt động, Vietinbank đã khẳng định vị trí, thương hiệu
Vietinbank trên địa bàn Hà Tĩnh, là địa chỉ tin cậy cho doanh nghiệp và cá nhân trong
các giao dịch với ngân hàng. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng ln quan tâm tới công tác
an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa, tính đến nay, chi nhánh đã tài trợ cho địa phương hơn
12 tỷ đồng xây dựng các cơng trình cho người nghèo và gia đình chính sách.


Hiện tại, VietinBank Hà Tĩnh đã mở rộng mạng lưới gồm 6 phòng giao dịch
gồm 02 phòng giao dịch đặt tại thành phố Hà Tĩnh, 02 phòng giao dịch đặt tại
huyện Kỳ Anh, 01 phòng giao dịch đặt tại thị xã Hồng Lĩnh, và 01 phòng giao dịch
đặt tại huyện Hương Khê.


<b>2.2. Giới thiệu về KHDN trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

trong lĩnh vực thương mại dịch vụ và xây dựng. Số lượng các doanh nghiệp có xu
hướng tăng qua các năm, tuy nhiên, bên cạnh việc thành lập mới vẫn tồn tại rất
nhiều doanh nghiệp phá sản. Thống kê từ cục thuế của tỉnh cho thấy có gần 50% số
lượng doanh nghiệp khơng phát sinh thuế nộp trong năm 2014.


<b>2.3. Thực trạng cho vay KHDN tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam- </b>
<b>Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh </b>


<b>- Số lượng doanh nghiệp vay vốn tại VietinBank Hà Tĩnh tăng qua các năm, </b>
tuy nhiên, số lượng này chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với số lượng doanh nghiệp
đang hoạt động trên địa bàn (năm 2014 là 2,51%)


- Doanh số và dư nợ cho vay đối với KHDN tại Vietinbank Hà Tĩnh tăng qua
các năm, chủ yếu tập trung vào cho vay ngắn hạn các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực thương mại, dịch vụ; tỷ trọng dư nợ cho vay KHDN trong tổng cho vay
năm 2014 giảm so với năm 2013


- Thị phần cho vay KHDN của Vietinbank Hà Tĩnh trên địa bàn tỉnh giai đoạn
2012- 2014 chiếm trung bình khoảng 9%, trong khi đó Agribank là 42% và
Vietcombank là 18%


<i>- Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu KHDN của Vietinbank Hà Tĩnh có xu hướng giảm </i>


qua các năm (dưới 1%), và tỷ lệ nợ xấu của VietinBank ở mức thấp nhất so với các
ngân hàng thương mại quốc doanh trên địa bàn


-Thu nhập từ hoạt động cho vay KHDN tăng dần qua các năm, tỷ trọng thu
nhập từ hoạt động cho vay KHDN trong tổng thu nhập từ cho vay cũng tăng dần
qua các năm.



<b>2.4. Đánh giá chung về mở rộng cho vay đối với KHDN tại Ngân hàng TMCP </b>
<b>Công thƣơng Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh </b>


<i>Kết quả đạt được: </i>


- Số lượng KHDN có quan hệ tín dụng với Chi nhánh tăng nhanh qua các năm
- Doanh số và dư nợ cho vay KHDN tăng nhanh qua các năm, trong tổng cho
vay của Chi nhánh thì cho vay KHDN ln chiếm tỷ trọng lớn.


- Về chất lượng cho vay KHDN: Tỷ lệ dư nợ xấu trong thời gian qua luôn
được đảm bảo trong giới hạn cho phép, có xu hướng giảm qua các năm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

trọng lớn, và có xu hướng tăng trưởng qua các năm.


<i>Hạn chế: </i>


-Việc mở rộng cho vay KHDN chủ yếu là mở rộng về số lượng KH vay vốn,
chứ chưa khai thác khả năng cho vay tối đa đối với một khách hàng.


- Quy mô cho vay của chi nhánh chiếm thị phần nhỏ trên địa bàn


- Cơ cấu cho vay KHDN theo ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp chưa
thực sự phù hợp


- Cơ cấu cho vay KHDN theo thời hạn chưa hợp lý, phần lớn doanh số và dư
nợ cho vay là ngắn hạn


<i>Nguyên nhân hạn chế: </i>



- Vietinbank ra đời muộn hơn so với các ngân hàng thương mại quốc doanh
khác trên địa bàn, mang lưới hoạt động trên địa bàn còn hạn hẹp.


- Cơ cấu nguồn huy động chưa hợp lý
- Cơng tác Marketing cịn nhiều hạn chế
- Chính sách cho vay chưa thực sự hợp lý
- Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao


- Khả năng thu thập, xử lý và phân loại thông tin vẫn còn nhiều hạn chế.


- Nguyên nhân khách quan từ nền kinh tế, môi trường pháp lý và doanh nghiệp


<b>CHƢƠNG 3 </b>


<b>GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH </b>
<b>NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG </b>


<b>VIỆT NAM- CHI NHÁNH TỈNH HÀ TĨNH </b>


<b>3.1. Định hƣớng mở rộng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng </b>
<b>TMCP Công thƣơng Việt Nam- Chi nhánh Hà Tĩnh </b>


<b>3.2. Một số giải pháp nhằm mở rộng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại </b>
<b>Vietinbank Hà Tĩnh </b>


<i><b>- Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

tạo đúng chuyên ngành, ưu tiên các ứng viên có kết quả học tập tốt và có kinh
nghiệm làm việc, cần chú trọng công tác đào tạo cán bộ tân tuyển dụng. Trong
tương lai cần đào tạo theo phương pháp “vết dầu loang”



Tổ chức các lớp học tập kinh nghiệm, tạo điều kiện cho các cán bộ tham gia
các lớp học tập nâng cao năng lực, định kỳ kiểm tra, đánh giá trình độ cán bộ. Tổ
chức luân chuyển cán bộ để lựa chọn nhân viên phù hợp với từng vị trí làm việc


<i><b>- Tăng cường hoạt động Marketing ngân hàng và thực hiện chính sách </b></i>


<i><b>khách hàng phù hợp </b></i>


Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, hoạt động này cần làm rõ được 2
nội dung: Nhu cầu của thị trường và tình hình đối thủ cạnh tranh


Thực hiện các biện pháp khuyêch trương hình ảnh của ngân hàng, tận dụng
mạng xã hội như zalo, facebook, youtube... để quảng bá hình ảnh của ngân hàng
cũng như các tiện ích, các gói sản phẩm mới.


Bên cạnh đó, cần có chính sách khách hàng phù hợp với từng đối tượng
khách hàng, có chính sách ưu tiên đối với các khách hàng truyền thống. Định kỳ tổ
chức các cuộc hội nghị khách hàng, tăng cường mối giao lưu giữa khách hàng và
ngân hàng, giải đáp các thắc mắc của khách hàng, cũng như lấy ý kiến đánh giá của
khách hàng về hoạt động của ngân hàng... để có những điều chỉnh phù hợp


<i><b>- Mở rộng mạng lưới hoạt động, tăng cường cơng tác tìm kiếm khách hàng </b></i>


Tiến hành nghiên cứu thị trường và mở thêm phòng giao dịch ở một số huyện
tiềm năng như Nghi Xuân, Can Lộc...Trong giai đoạn đầu mới gia nhập thị trường, cần
có các biện pháp quảng bá hình ảnh và có chính sách ưu đãi hơn để thu hút khách hàng.


<i><b>- Hồn thiện hệ thống lưu trữ thơng tin và tăng cường thu thập thông tin </b></i>



Cần xây dựng bộ phận chuyên trách về lưu trữ và thu thập thông tin. Các
thông tin quá khứ cần được tin học hóa bằng các phần mềm hiện đại, khi cần tìm
kiếm, cán bộ chỉ cần ấn các từ khóa là có các thơng tin một cách nhanh chóng và
đầy đủ. Thông tin cần được tiếp cận từ nhiều nguồn: thông tin từ doanh nghiệp, từ
các cơ quan chức năng... để có cái nhìn tồn diện và khách quan


<i><b>- Tăng cường quản lý rủi ro </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

hiện các hình thức bảo hiểm tín dụng


Hồn thiện quy trình cho vay, đặc biệt chú trọng công tác thẩm định và theo
dõi vốn vay


<i><b>- Biện pháp khác: Cơ cấu lại nguồn huy động theo thời hạn, tăng cường thu </b></i>
hút vốn trung và dài hạn để phục vụ cho việc mở rộng cho vay trung và dài hạn


<b>3.3. Một số kiến nghị với ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng </b>
<b>Việt Nam </b>


<b>KẾT LUẬN </b>



Cho vay doanh nghiệp đóng vai trị hết sức quan trọng trong hoạt động của các
ngân hàng thương mại, doanh nghiệp và sự tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế
nói chung. Trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả,
thiếu vốn nhưng lại gặp nhiều rào cản khi tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng. Song
song với tình trạng trên của các doanh nghiệp, một số ngân hàng ứ đọng vốn nhưng
lại e ngại khi cho các doanh nghiệp vay vốn. Chính vì thế, làm thế nào để tháo gỡ
những vướng mắc giữa doanh nghiệp và ngân hàng, nhằm mở rộng cho vay doanh
nghiệp là vấn đề mà hầu hết các ngân hàng thương mại quan tâm, trong đó có Ngân
hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Hà Tĩnh. Qua quá


trình nghiên cứu đề tài “ Mở rộng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Hà Tĩnh” luận văn đã tổng
hợp được hệ thống lý luận cơ bản về cho vay KHDN của NHTM; phân tích thực
trạng hoạt động mở rộng cho vay KHDN tại VietinBank Hà Tĩnhtìm ra được
nguyên nhân của những hạn chế, và đề xuất một số giải pháp có tính thực tiễn nhằm
mở rộng cho vay KHDN tại VietinBank Hà Tĩnh trong thời gian tới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9></div>

<!--links-->

×