Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Khảo sát sự biến động mật độ vi sinh vật và một số yếu tố môi trường tại thời điểm nghêu chết ở tỉnh Nam Định năm 2016-2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (917.9 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<i>DOI:10.22144/ctu.jsi.2018.038 </i>

<b>KHẢO SÁT SỰ BIẾN ĐỘNG MẬT ĐỘ VI SINH VẬT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI </b>


<b>TRƯỜNG TẠI THỜI ĐIỂM NGHÊU CHẾT Ở TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2016-2017 </b>


La Thúy An

*

<sub> và Ngô Thị Ngọc Thủy</sub>



<i>Phân viện Nghiên cứu Thủy sản Nam Sông Hậu, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 </i>


<i>*<sub>Người chịu trách nhiệm về bài viết: La Thúy An (email: ) </sub></i>


<i><b>Thông tin chung: </b></i>
<i>Ngày nhận bài: 17/05/2018 </i>
<i>Ngày nhận bài sửa: 30/06/2018 </i>
<i>Ngày duyệt đăng: 30/07/2018 </i>


<i><b>Title: </b></i>


<i>Research on the </i>


<i>microorganisms volatility and </i>
<i>the changes of some </i>


<i>environmental factors </i>
<i>relating to clam mortality at </i>
<i>Nam Dinh province in </i>
<i>2016-2017 </i>


<i><b>Từ khóa: </b></i>


<i>Nghêu, chết, Vibrio </i>
<i>parahaemolyticus </i>



<i><b>Keywords: </b></i>


<i>Clam, mortality, Vibrio </i>
<i>parahaemolyticus </i>


<b>ABSTRACT </b>


<i>The aim of the study is to identify the reasons and causative agents related to clam </i>
<i>mortality at Nam Dinh province in 2016-2017, which mainly focuses on the </i>
<i>microorganisms volatility and the changes of some environmental factors. Samples </i>
<i>including water, sediment and clams in different areas of low, mid and high tide were </i>
<i>collected and analyzed for the presence and density of Vibrio bacteria and common water </i>
<i>parameters such as pH, salinity, temperature, ammonia, nitrite and hydrogen sulfide in </i>
<i>predetermined periods. Then, t-test and one-way anova analysis were used to access the </i>
<i>impacts of those parameters on the clam health. The results showed that low mortalities </i>
<i>(1-10%) of clams had occurred at high tidal growing area in April 2016 and May 2017. </i>
<i>Mortalities were observed only on clams in big size at high density areas of 500-600 </i>
<i>individuals/m2<sub>. Clams did not show specific clinical signs, and histological results showed </sub></i>
<i>minor injuries on their shells and gills. Correlation analysis revealed some biotic </i>
<i>components related to clam health status; they were number of Vibrio bacteria in water </i>
<i>(2068,2 cfu/ml), in mud (9713,5 cfu/g), in clam (2241,3 cfu/g)) and amount of V. </i>
<i>parahaemolyticus (96,8 cfu/g) in clam. In addition, some abiotic factors were also </i>
<i>correlated with clam mortality. Clam deaths occurred at low tidal areas due to long </i>
<i>exposure to sunlight (5-6 hours), high temperature (23- 260<sub>C in 2016 and 32-38</sub>0<sub>C in </sub></i>
<i>2017), and high salinity (19-21‰ in 2016 và 23-27‰ in 2017). However, temperature </i>
<i>and salinity parameters measured at the two events were not as high as those in previous </i>
<i>mass mortality cases in Nam Dinh province. This might be a reason for no serious clam </i>
<i>death occurrence in 2016 and 2017. </i>


<b>TÓM TẮT </b>



<i>Nghiên cứu nhằm khảo sát sự biến động mật độ vi sinh vật và một số yếu tố môi trường </i>
<i>liên quan đến nghêu chết tại tỉnh Nam Định năm 2016-2017. Mẫu nước, bùn, nghêu </i>
<i>được thu tại các khu vực khác nhau của vùng thấp triều, trung triều và cao triều. Sự hiện </i>
<i>diện và mật độ nhóm vi khuẩn Vibrio và các chỉ tiêu: pH, độ mặn, nhiệt độ, NH3, NO2, </i>
<i>H2S được xác định, đồng thời, phương pháp t-test, ANOVA một nhân tố được sử dụng để </i>
<i>tìm ra mối tương quan của các yếu tố này đến sức khỏe nghêu. Kết quả cho thấy, trên </i>
<i>tổng diện tích nuôi, hiện tượng nghêu chết rải rác với tỷ lệ thấp (1-10%) đã xảy ra vùng </i>
<i>cao triều vào tháng 4/2016 và 5/2017. Nghêu chết có kích thước lớn, mật độ cao </i>
<i>(500-600 con/m2<sub>). Nghêu không thể hiện các dấu hiệu đặc trưng, kết quả mô học vỏ tổn thương </sub></i>
<i>và bong tróc tế bào mang ở mức nhẹ. Các yếu tố sinh vật liên quan đến nghêu chết là mật </i>
<i>độ của vi khuẩn nhóm Vibrio trong nước (2068,2 cfu/ml), bùn (9713,5 cfu/g), nghêu </i>
<i>(2241,3 cfu/g) và mật độ vi khuẩn V. parahaemolyticus trong nghêu (96,8 cfu/g). Ngoài </i>
<i>ra, môi trường ảnh hường đến nghêu chết là thời gian phơi bãi kéo dài (5-6 giờ), nhiệt </i>
<i>độ nước cao (23- 26°C năm 2016 và 32-38°C năm 2017) và độ mặn cao (19-21‰ năm </i>
<i>2016 và 23-27‰ năm 2017). Tuy nhiên, các giá trị nhiệt độ, độ mặn của hai đợt chết này </i>
<i>không cao như các đợt nghêu chết hàng loạt trước đây tại Nam Định. Đây có thể là </i>
<i>nguyên nhân không xuất hiện nghêu chết hàng loạt năm 2016 và 2017. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>1 GIỚI THIỆU </b>


Nam Định hiện có hơn 2.000 ha nuôi nghêu
<i>(Meretrix lyrata), tập trung tại hai huyện Giao Thủy </i>
và Nghĩa Hưng. Để nghề nuôi nghêu phát triển ổn
định, đem lại thu nhập cao, các hộ nuôi chú trọng
chọn bãi, cải tạo nền bãi ni, khơi thơng dịng chảy
tạo môi trường thuận lợi cho nghêu phát triển và
chọn thời điểm thả giống, quản lý sản phẩm nên
năng suất tăng lên qua từng năm mỗi năm cung cấp
cho thị trường hơn 32 nghìn tấn. Cụ thể, sản lượng


nghêu năm 2016 đạt 31.795 tấn, đạt 105,98% kế
hoạch, tăng 13,23% so với năm 2015 và tăng 170%
so với năm 2010. Năng suất bình quân đạt hơn 17
tấn/ha/năm, có những bãi ni đạt năng suất cao 20
tấn/ha/năm (Chi cục Thủy sản Nam Định, 2016).
Tuy nhiên, nghề sản xuất nghêu tại Nam Định còn
xuất hiện một vài yếu tố thiếu tính bền vững: ni
nghêu theo hướng tự phát, chưa có quy hoạch đồng
bộ, chưa chủ động con giống trong sản xuất còn phụ
thuộc chủ yếu nguồn con giống từ tự nhiên. Quản lý
nhà nước chưa thực sự hiệu quả và tổ chức sản xuất
chưa chặt chẽ nên tiêu thụ sản phẩm chưa có giá trị
gia tăng cao và còn bấp bênh (Nguyễn Xuân Thành
<i>và ctv, 2013). Thêm vào đó, thời tiết diễn biến bất </i>
thường, hiện tượng biến đổi khí hậu càng rõ rệt hơn,
nắng nóng, độ mặn tăng cao, hiện tượng nghêu chết
hàng loạt đã diễn ra gây hậu quả nghiêm trọng cho
nghề nuôi. Tháng 3/2013, tỷ lệ nghêu chết cao
(50%) đã xảy ra tại Nam Định, trong thời gian đó, tỷ


lệ nghêu chết được ghi nhận tại Thái Bình là 10 –
70% (Bùi Ngọc Thanh, 2014). Ngô Thị Thu Thảo
và Lâm Thị Quang Mẫn (2012) cho rằng ở độ mặn
30‰ cùng với thời gian phơi bãi 6 giờ đã ảnh hưởng
đáng kể đến tỷ lệ sống của nghêu. Để nhận biết hiện
tượng nghêu chết ở giai đoạn sớm nhất và xác định
nguyên nhân/tác nhân gây chết nghêu, đề tài xác
định mối tương quan giữa các yếu tố môi trường và
sinh vật đến hiện tượng nghêu chết tại Nam Định
được thực hiện.



<b>2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP </b>
<b>NGHIÊN CỨU </b>


<b>2.1 Nội dung nghiên cứu </b>


Đề tài được thực hiện từ tháng 3/2016 – tháng
8/2016 và tháng 2/2017 – tháng 8/2017, nhằm xác
định mối tương quan giữa các yếu tố sinh học và môi
trường với hiện tượng nghêu chết hàng loạt tại vùng
nuôi nghêu thuộc xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy,
tỉnh Nam Định năm 2016-2017.


<b>2.2 Phương pháp xác định mối tương quan </b>
<b>giữa các yếu tố sinh học và môi trường với </b>
<b>nghêu chết hàng loạt </b>


 Áp dụng phương pháp nghiên cứu dịch tễ
học - nghiên cứu bệnh chứng để xác định mối tương
quan giữa các yếu tố sinh học và môi trường với
nghêu chết hàng loạt. Đồng thời thu và phân tích
mẫu mơi trường, vi sinh vật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>2.2.1 Tần suất thu mẫu </i>


 Nhiệt độ, pH, độ mặn: Hàng ngày đo vào lúc
triều cường và triều kém


<i> Ostricola sp.: Hàng ngày </i>



<i> Mật độ Vibrio sp và V. parahaemolyticus trong </i>
nước, trong nghêu, trong bùn, hàm lượng Amonia,
Nitrite, Hydrosulfite: định kỳ 6 ngày/lần ở giai đoạn
nghêu chưa có hiện tượng chết; và phân tích mẫu
hàng ngày khi có hiện tượng nghêu chết (xử lý thống
kê thời điểm 10 ngày trước và sau khi có hiện tượng
nghêu chết hàng loạt).


<i>2.2.2 Phương pháp thu và bảo quản mẫu </i>
Tỷ lệ chết của nghêu được xác định bằng phương
pháp đào nghêu trong diện tích 1m2<sub> trên các bãi (đào </sub>


3-5 ô 1m2<sub> trên 1 bãi). </sub>


Mẫu nước được thu để xác định sự hiện diện của
vi khuẩn dựa theo TCVN 5998:1995, bảo quản và
xử lý mẫu dựa theo phương pháp mô tả trong TCVN
6663-3:2008; mẫu bùn được thu để xác định sự hiện
diện của vi khuẩn dựa theo phương pháp mô tả trong
TCVN 6663-13:2000, bảo quản và xử lý dựa theo
TCVN 6663-15:2004; phương pháp thu mẫu nghêu
dựa theo phương pháp của OIE (2017). Mẫu ngêu
được cố định hoặc xử lý sơ bộ; mẫu nước, mẫu bùn
được bảo quản lạnh và vận chuyển về phịng thí
nghiệm.


<i>2.2.3 Phương pháp phân tích các thông số </i>
<i>môi trường </i>


 Nhiệt độ và pH: Đo tại hiện trường bằng máy


đo pH/nhiệt độ meter hãng WTW – Đức.


 Độ mặn: Đo tại hiện trường bằng máy
Refractometer hãng Atago – Nhật Bản.


 Khí độc H2S: Thu mẫu bằng Bathometer; cố


định ngay tại hiện trường bằng KI/NaOH 10% và
Zn(CH3COO)2 30%; phân tích bằng phương pháp


chuẩn độ (Iodometric). Phương pháp Iodometric là
phương pháp ơxy hóa sulfide thành sulfua bởi
iodine. Lượng dung dịch iodine cho vào đảm bảo
phải lớn hơn lượng sulfide có trong mẫu và lượng
iodine dư này được xác định bằng chuẩn độ ngược
bởi dung dịch Standard sodium thiosulfate solution
(Na2S2O3).


 Ammonia tổng (NH4+ và NH3): Thu mẫu


bằng Bathometer; bảo quản lạnh ở 4°C; phân tích
bằng phương pháp so màu Phenat. Phương pháp này
dựa trên nguyên lý phenol và hypochlorite trong môi
trường kiềm sẽ tạo thành
phenylquynone-monoimin, sau đó chất này phản ứng với ammonia
tạo thành indophenol có màu xanh. Dùng máy so
màu (spectrophotometer) đo độ hấp thụ ánh sáng
của dung dịch ở bước sóng 663nm. Dựa vào nhiệt
độ và pH, tính tỷ lệ của NH4+ và NH3.



 Hàm lượng N - NO2-: Thu bằng Bathometer;


bảo quản lạnh ở 4°C; phân tích bằng phương pháp
so màu Diazotizing. Trong phương pháp này nitrite
tác dụng với các chất diazotizing (Sulfanilamide)
trong môi trường axít tạo thành muối Diazonium.
Muối này sau đó kết hợp với nhóm amino hoặc
hyđroxyl của hợp chất vòng thơm (NED) để tạo
thành hợp chất có màu hồng tươi. Dùng máy so màu
(Spectrophotometer) đo độ hấp thu ánh sáng của hợp
chất màu này ở bước sóng 543nm.


<i>2.2.4 Phương pháp phân tích yếu tố vi sinh vật </i>
<i>Xác định sự hiện diện của Vibrio sp. và V. </i>
<i>parahaemolyticus tổng trong nước, trong bùn và </i>
trong nghêu: Thực hiện theo phương pháp pha loãng
và trang trên đĩa thạch môi trường đặc trưng TCBS
(Thiosulfate Citrate Bile Salts Sucrose Agar) và
CHROMagar™ Vibrio dựa vào TCVN 79051:2008.
Các bước tiến hành như sau:


<i> Mẫu nước: Dùng pipet 10 ml và các falcon </i>
vơ trùng pha lỗng mẫu nước (tùy theo chất lượng
nước ít ơ nhiễm hay ô nhiễm nhiều) theo hệ số 10
thành các falcon có nồng độ 10-1<sub>, 10</sub>-2<sub> và 10</sub>-3<sub> … 10</sub>
-9<sub>. Thay đầu pipet sau mỗi lần pha loãng và dùng máy </sub>


Votex mixer để trộn dung dịch trong falcon. Sau đó,
chuyển 0,1 ml mẫu vào đĩa môi trường, mỗi hệ số
pha lỗng cấy 2 đĩa mơi trường. Dùng que thủy tinh


dàn đều trên mặt môi trường, sau 15 phút lật ngược
đĩa môi trường nuôi cấy, đếm số lượng khuẩn lạc
mọc trên đĩa môi trường sau 18-24 giờ nuôi cấy. Mỗi
que đũa thủy tinh chỉ dùng cho một đĩa môi trường,
khử trùng que dàn thủy tinh bằng cách nhúng vào
cồn 96° và đốt cháy trên ngọn lửa đèn cồn. Tiến hành
như trên ở các nồng độ tiếp theo.


<i> Mẫu nghêu, mẫu bùn: Đối với mẫu nghêu, </i>
lấy 10 con nghêu/mẫu, tách vỏ, cân trọng lượng, rửa
qua nước muối sinh lý 3 lần, rồi dùng kéo cắt nhỏ
mẫu và chuyển vào cối chày sứ đã khử trùng. Dùng
chày sứ nghiền nhỏ mẫu, sau đó lấy 1 g mẫu đã
nghiền đi pha loãng theo cơ số 10 và nuôi cấy như
đối với mẫu nước. Đối với mẫu bùn, cân 1 g mẫu,
rồi pha lỗng theo cơ số 10 và ni cấy như đối với
mẫu nước và mẫu nghêu


<b>Kết quả được tính theo cơng thức: X= sớ khuẩn </b>


<b>lạc × đợ pha lỗng × 10 </b>


(X: là số khuẩn lạc trong 1 ml nước mẫu (cfu/ml)
hoặc 1 g thịt nghêu hoặc 1 g bùn (cfu/g))


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>như trùng lông, giáp xác chân chèo Ostrincola sp. </i>
Ký sinh trùng (copepod) được cố định tại hiện
trường và phân loại trong phịng thí nghiệm dựa theo
<i>tài liệu của Lin and Ho (1999), Guoxing et al., </i>
(1995), Ho and Zeng (1994).



<i> Ký sinh trùng Perkinsus sp. được xác định </i>
bằng phương pháp nuôi cấy bào tử trên môi trường
FTM (Fluid Thiogycolate Medium –FTM) của OIE
(2017). Thịt nghêu sau khi tách khỏi vỏ được cắt nhỏ
và cho vào các ống nghiệm đã chứa 5ml FTM có bổ
sung kháng sinh Penicillin, Streptomicin và
Nystatin nhằm làm giảm thiểu sự phát triển của vi
khuẩn và nấm rồi ủ trong 5-7 ngày ở điều kiện tối.
Sau đó, miếng mơ nghêu được xử lý bằng NaOH,
nhuộm lugol để quan sát sự hiện diện của bào tử.


 Xác định sự hiện diện của các tác nhân khác
như vi khuẩn nội bào (RLO, các ký sinh trùng (QPX,
<i>Bonemia sp., Haphlosporidium sp., …) bằng </i>
phương pháp mô bệnh học với phương pháp nhuộm
mô cơ bản (Hematoxyline và Eosin) và nhuộm mô
đặc biệt. Những mẫu nghi ngờ có sự hiện diện của
các tác nhân trên tiêu bản mô bệnh học sẽ được kiểm
tra kính hiển vi điện tử hoặc dùng phương pháp sinh
học phân tử để xác định giống, loài


<i><b> Phương pháp mô học: Mẫu mô được lấy toàn </b></i>
bộ phần thịt cố định trong dung dịch Davidson. Mẫu
được xử lý qua các giai đoạn: loại nước, làm trong


mẫu và tẩm paraffin. Sau đó mẫu được đúc khối, cắt
với độ dày từ 2-3 µm và nhuộm Haematoxylin và
Eosin. Tiêu bản được quan sát dưới kính hiển vi lần
lượt ở độ phóng đại 10X, 20X, 40X, 100X và chụp


hình tiêu bản đặc trưng.


<b>2.3 Phương pháp xử lý số liệu </b>


Phân tích thống kê được thực hiện trên phần
mềm MS Excell 2017 và IBM SPSS Statistic 22.0.


Phương pháp thống kê mô tả, t-test, ANOVA
một nhân tố được sử dụng tìm ra mối tương quan
<b>của các yếu tố này tác động đến sức khỏe nghêu. </b>


<b>3 KẾT QUẢ </b>


<b>3.1 Diễn biến nghêu chết năm 2016 – 2017 </b>
<b>tại Nam Định </b>


Năm 2016-2017, Nam Định không xảy ra hiện
tượng nghêu chết hàng loạt. Trên tổng diện tích khảo
sát, nghêu chết rải rác tỷ lệ 3-5% (2016) và 8-10%
(2017). Nghêu chết có kích thước lớn, chủ yếu ở
vùng cao triều và chết nhiều ở các vây ni có mật
độ dày (khoảng 500-600 con/m2<sub>). Một số nghêu chết </sub>


có dấu hiệu vỏ bị sun barnacle bám (1,8%) hoặc bị
tổn thương với tỷ lệ thấp (2,7%), trên các vây nuôi
vùng cao triều có xuất hiện một vài nghêu khơng vùi
được, nổi trên mặt bãi.


<b>Hình 2: Vỏ ngoài nghêu bị lõm và có điểm đen (Hình A và C), nghêu bị sun bám (Hình B), ṛt nghêu </b>
<b>(Hình D) </b>



Kiểm tra thịt nghêu cho thấy thịt trắng, không
ngậm cát, tỷ lệ nghêu gầy 20%. Kết quả phân tích


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>Hình 3: Bong tróc tế bào biểu mơ (A) và Nematopis sp. (B) trên mang nghêu </b>


<b>3.2 Kết quả phân tích tương quan giữa các </b>
<b>yếu tố sinh vật và phi sinh vật đến nghêu chết </b>


<i>3.2.1 Các yếu tố sinh vật </i>


Một số loài sinh vật trên mẫu nghêu được phát
hiện với tỷ lệ thấp, trừ nhóm vi khuẩn Vibrio. Sinh


vật bám chủ yếu tìm thấy trên nghêu cỡ lớn với tỷ lệ
<i>thấp (1,9%), Nematopis sp., RLO cũng được phát </i>
hiện ký sinh trên mang nghêu với tỷ lệ 2,5% và 5,0%
<i>(Bảng 1). Giáp xác chân chèo Ostricola sp khơng </i>
được tìm thấy trên nghêu thu tại Nam Định năm
2016-2017.


<b>Bảng 1: Tỷ lệ nhiễm các loại vi sinh vật </b>


<b>STT </b> <b>Tác nhân </b> <b>Năm 2016 </b> <b>Năm 2017 </b> <b>Trung bình </b>


1 Sinh vật bám (Barnacles) (%) 2,6 1,2 1,9


2 <i>Nematopis sp. (%) </i> 1,3 3,7 2,5


3 RLO (%) 3,9 6,2 5,0



4 <i>Perkinsus sp. (%) </i> 3,9 3,7 3,8


5 <i>Ostricola sp. (%) </i> 0 0 0


6 <i>V.parahaemolyticus trong nghêu (%) </i> 69,2 76,8 73,0


7 <i>V.parahaemolyticus trong nước (%) </i> 57,7 75,6 66,7


8 <i>V.parahaemolyticus trong bùn (%) </i> 65,4 78,2 71,8


Bảng 1 cho thấy nhóm vi khuẩn Vibrio sp xuất
hiện trên tất cả các mẫu nghêu, bùn, nước. Trong đó,
<i>vi khuẩn V. parahaemolyticus có tần suất xuất hiện </i>
nhiều nhất trên mẫu nghêu (73%), mẫu bùn (71,8%)
và ít nhất trên mẫu nước (66,7%). Kết quả phân tích
chung chỉ ra rằng trong mẫu nghêu, bùn, nước,


<i>nhóm vi khuẩn Vibrio tại thời điểm nghêu chết có </i>
mật độ cao hơn tại thời điểm nghêu không chết, sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p <0,05) (Bảng
2). Tuy nhiên, thống kê theo từng năm, kết quả này
chỉ đúng cho năm 2017, tại thời điểm nghêu chết
<i>năm 2016, mật độ vi khuẩn Vibrio trong bùn cao. </i>


<b>Bảng 2: Phân tích ANOVA mới liên quan giữa mật đợ vi sinh vật và nghêu chết </b>


<b>Danh sách biến </b> <b>Tình trạng <sub>nghêu </sub></b> <b>Sớ lượng </b>


<b>mẫu </b>



<b>Trung </b>
<b>bình </b>


<b>Độ lệch </b>
<b>chuẩn </b>


<b>Giá trị ANOVA </b>
<b>P </b>


<i>Tổng Vibrio trong nghêu </i> Không chết 131 1204,1 826,72 0,000


Có chết 23 2241,3 1757,81


<i>Tổng Vibrio trong bùn </i> Không chết 131 6511,2 2234,94 0,000


Có chết 23 9713,5 2161,31


<i>Tổng Vibrio trong nước </i> Không chết 53 1167,9 762,13 0,004


Có chết 11 2068,2 1479,61


<i>V. parahaemolyticus trong nước </i> Không chết 137 52,3 81,39 0,877


Có chết 23 49,5 64,73


<i>V. parahaemolyticus trong </i>
nghêu


Không chết 137 69,1 80,26



0,148


Có chết 23 96,8 107,38


<i>V. parahaemolyticus trong bùn </i> Không chết 133 46,6 59,28 0,712


Có chết 23 41,8 38,16


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

kê (p<0,05). Trước khi có hiện tượng nghêu chết,
<i>mật độ nhóm vi khuẩn Vibrio thấp, tuy nhiên, các </i>
giá trị này tăng cao tại thời điểm nghêu đang chết
<i>trên bãi, kết quả phân tích mật độ vi khuẩn Vibrio </i>
trong nghêu khoảng 2.241 cfu/gram thịt, trong bùn
9.713 cfu/gram, trong nước 2.068 cfu/ml, nhưng lại
giảm rỏ rệt sau thời điểm nghêu chết (Bảng 3). Kết


quả này cũng tương đồng tại thời điểm nghêu đang
<i>chết, nhóm vi khuẩn V. parahaemolyticus xuất hiện </i>
mật độ cao, khác biệt (p <0,05) so với các thời điểm
còn lại. So theo từng đợt thì kết quả tương quan giữa
<i>mật độ V. parahaemolyticus cao trong nghêu và </i>
trong bùn tại thời điểm nghêu đang chết so với thời
điểm trước và sau đó.


<b>Bảng 3: Mới liên quan giữa mật đợ vi sinh vật và thời điểm nghêu chết </b>


<b>Danh sách biến </b> <b>Tình trạng </b>


<b>nghêu </b>



<b>Sớ lượng </b>
<b>mẫu </b>


<b>Trung </b>
<b>bình </b>


<b>Độ lệch </b>
<b>chuẩn </b>


<b>Giá trị ANOVA </b>
<b>P </b>


<i>Tổng Vibrio trong nghêu </i>


Trước chết 74 766,0 429,41


0,001


Đang chết 23 2241,3 1757,81


Sau chết 57 1772,8 873,71


<i>Tổng Vibrio trong bùn </i>


Trước chết 74 5248,2 1683,68


0,001


Đang chết 23 9713,5 2161,31



Sau chết 57 8150,7 1748,24


<i>Tổng Vibrio trong nước </i>


Trước chết 34 746,2 323,33


0,001


Đang chết 11 2068,2 1479,61


Sau chết 19 1922,6 7,41


<i>V. parahaemolyticus trong </i>
nghêu


Trước chết 88 57,3 65,88


0,031


Đang chết 23 96,8 107,38


Sau chết 49 90,4 98,33


<i>V. parahaemolyticus trong </i>
bùn


Trước chết 84 45,3 63,78


0,879



Đang chết 23 41,8 38,16


Sau chết 49 48,8 51,20


<i>V. parahaemolyticus trong </i>
nước


Trước chết 88 55,0 94,58


0,860


Đang chết 23 49,5 64,73


Sau chết 49 47,5 50,16


<i>3.2.2 Các yếu tố môi trường </i>
<i>Kết quả phân tích thống kê mô tả </i>


Bảng 4 cho thấy, các yếu tố môi trường đều nằm
trong giới hạn nghêu phát triển (nhiệt độ nước


13-37°C, độ mặn 8-27‰, pH 7,2-8,1). Thêm vào đó,
hàm lượng các khí độc thấp, NH3 0,08±0,03 mg/l,


giá trị pH < 8,5 nên hàm lượng NH3 không ảnh


hưởng đến vùng nuôi. Hàm lượng H2S 0,096± 0,08


mg/l,Nitrite có giá trị trung bình 0,1±0,045mg/l.



<b>Bảng 4: Giá trị các thông số môi trường tại vùng nuôi nghêu Nam Định năm 2016 – 2017 </b>


<b>Thông số </b> <b>Trung bình </b> <b>Năm 2016 </b> <b>Năm 2017 </b>


NH3 (mg/l) 0,08±0,03 0,07±0,03 0,08±0,03


N-NO2- (mg/l) 0,101±0,045 0,103±0,048 0,090±0,029


H2S (mg/l) 0,096±0,08 0,087±0,07 0,127±0,07


DO (mg/l) 2,63±0,98 2,47±1,12 2,90±0,58


Độ mặn triều lên (‰) 17,3±4,21 12,42±1,71 22,12±0,23


Độ mặn triều xuống (‰) 17,2±4,46 10,97±1,74 22,09±0,22


Số giờ phơi bãi (giờ) 2,6±2,18 2,47±2,12 2,73±2,21


Nhiệt độ triều lên (°C) 26,6±4,71 26,54±4,41 26,72±5,24


Nhiệt độ triều xuống (°C) 26,6±4,71 26,22±3,78 26,91±5,29


pH triều lên 7,7±0,18 7,57±0,16 7,82±0,08


pH triều xuống 7,7±0,18 7,60±0,17 7,84±0,07


Theo kết quả quan sát trên bãi nghêu, hiện tượng
nghêu chết sau 2-3 ngày khi thời gian phơi bãi kéo
dài (5-6 tiếng/ ngày), thời gian này đều rơi vào ban



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

số giờ phơi bãi kéo dài, nhiệt độ cao có liên quan
đến nghêu chết tại Nam Định năm 2016-2017.


<i>Phân tích tương quan </i>


Bảng 5 cho thấy, các giá trị số giờ phơi bãi, độ
mặn, nhiệt độ khi thủy triều lên tại thời điểm nghêu
chết cao hơn so với thời điểm nghêu khơng chết.


Bên cạnh đó, khi phân tích so sánh các giá trị trên
tại 3 thời điểm (trước, trong và sau khi nghêu chết),
kết quả cho thấy ba yếu tố này đạt giá trị cao nhất
tại thời điểm nghêu đang chết và sai khác có ý nghĩa
thống kê so với các thời điểm còn lại (p <0,05).


<b> Bảng 5: Mối liên quan giữa các yếu tố môi trường và nghêu chết </b>


<b>Danh sách biến </b> <b>Nghêu chết Sớ mẫu Trung bình Độ lệch chuẩn </b> <b>Giá trị ANOVA </b>


<b>P </b>


Độ mặn thủy triều lên Không 415 17,1 4,24 0,001


Có 10 21,8 2,10


Độ mặn thủy triều xuống Không 237 17,0 4,40 0,000


Có 10 22,1 3,03



Giờ phơi bãi Không 412 2,6 2,16 0,000


Có 10 5,1 0,99


Nhiệt độ thủy triều lên Không 413 26,6 4,87 0,035


Có 10 29,9 5,23


Nhiệt độ thủy triều xuống Không 238 26,5 4,64 0,239


Có 10 28,3 6,27


pH thủy triều lên Không 228 7,7 0,18 0,540


Có 9 7,6 0,13


pH thủy triều xuống Không 123 7,7 0,18 0,878


Có 9 7.7 0.12


<b>4 THẢO LUẬN </b>


<b>4.1 Các yếu tố vi sinh vật </b>


<i>Giáp xác chân chèo Ostricola sp được xem là </i>
nguyên nhân gây nghêu chết tại Trung Quốc năm
1988-1999 (Ho and Zeng, 1994), loài này khơng
được tìm thấy trên nghêu thu tại Nam Định năm
2016-2017. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Hảo
<i><b>và ctv. (2011) về sự hiện diện của Perkinsus sp tại </b></i>


vùng nuôi nghêu Cần Giờ, tỷ lệ nhiễm trung bình
khá cao 60,1% so với nghiên cứu này là 3,8%.
Nhóm nghiên cứu khác cũng ghi nhận được nấm,
<i>Perkinsus sp và vi khuẩn trên nghêu nhưng những </i>
tác nhân này không gây chết hàng loạt nghêu nuôi
thương phẩm tại Việt Nam (Bùi Ngọc Thanh, 2014).
Trong nghiên cứu này, kết quả phân tích mối liên
quan giữa mật độ vi sinh vật và thời điểm nghêu chết
<b>phù họp so với từng đợt nghêu chết, kết quả này cao </b>
hơn so với nghiên cứu của Moriarty (1998), mật độ
<i>vi khuẩn Vibrio sp trong nước vượt quá 1000 cfu/ml </i>
sẽ gây ảnh hưởng xấu đến q trình ương ni các
đối tượng thủy sản. Có thể lý giải sự gia tăng mật độ
<i>của nhóm Vibrio tại thời điểm nghêu chết là do (1) </i>
nghêu yếu và môi trường xấu tạo điều kiện cho
<i>Vibrio phát triển và gây hại, (2) lượng chất hữu cơ </i>
cao do nghêu chết phân giải tạo môi trường tốt cho
chúng gia tăng về số lượng.


Do nhiễm tỷ lệ thấp nên các tác nhân vi sinh vật
không được xem là nguyên nhân gây chết nghêu.


<b>4.2 Các yếu tố môi trường </b>


Kết quả môi trường nước nằm trong giới hạn
phát triển của nghêu, phù hợp với các nghiên cứu
khác về giới hạn chịu đựng của nghêu trong môi
trường nước là NH3-N <2mg/l, NO2 <1,8mg/l, H2S


<i><30mg/l (Epifano et al., 1975; Nagasoe et al., </i>


2011).


Điều tra về nghề nuôi nghêu ven biển chỉ ra rằng
hiện tượng nghêu bị chết hàng loạt thường xảy ra từ
tháng 2 đến tháng 5 hàng năm, những tháng khác
trong năm vẫn có hiện tượng này nhưng ít xảy ra
hơn. Đa số các hộ ni cho rằng sự thay đổi về nhiệt
độ (30,5% số trả lời), độ mặn (14,3% số trả lời), chất
lượng nước kém (24,8% số trả lời) là những nguyên
nhân chủ yếu gây ra hiện tượng nghêu chết hàng loạt
ở nhiều địa phương trong thời gian qua (Bùi Đắc
Thuyết và Trần Văn Dũng, 2013).


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

khá cao (nhiệt độ nước khi triều xuống 34°C, nhiệt
độ không khí 40°C). Bên cạnh đó, thí nghiệm trong
phịng cũng cho thấy nghêu có kích cỡ lớn (dài: 23,2
± 0,11 mm), được nuôi ở độ mặn 30‰, với thời gian
phơi bãi 6 giờ/ ngày, tỷ lệ nghêu chết 79,43% (Ngô
Thị Thu Thảo và Lâm Thị Quang Mẫn, 2012). Một
thí nghiệm khác cũng cho kết quả trong gây nhiễm
<i>nhóm vi khuẩn Vibrio sp ở điều kiện nhiệt độ 33ºC </i>
và độ mặn 33‰ nghêu chết 100%, tác giả này cũng
kết luận yếu tố môi trường đóng vai trị khơng nhỏ
đến hiện tượng nghêu chết hàng loạt (Nguyễn Thị
Huyền, 2015). Tại các đợt nghêu chết hàng loạt, các
giá trị về nhiệt độ và độ mặn cao hơn nhiều so với
kết quả ghi nhận được tại Nam Định năm
2016-2017. Cụ thể năm 2016 (độ mặn 19-21‰, nhiệt độ
23-26°C), tỷ lệ nghêu chết thấp (1-5%). Năm 2017,
nhiệt độ bãi ni tại thời điểm có nghêu chết cao


(32-38°C) tương đương với các đợt nghêu chết hàng
loạt đã công bố, tuy nhiên, độ mặn lại thấp hơn
(23-27‰); đây có thể là lý do nghêu chết hàng loạt đã
không xảy ra tại Nam Định năm 2017.


<b>5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ </b>


<b>5.1 Kết luận </b>


Hiện tượng nghêu chết rải rác với tỷ lệ chết thấp
từ 1-10% đã xảy ra trên bãi nghêu tại Giao Thủy,
Nam Định vào tháng 4/2016 và tháng 5/2017.


Nghêu không thể hiện các dấu hiệu đặc trưng
trong các đợt chết: nghêu chết là nghêu có kích
thước lớn, tập trung ở vùng có mật độ cao (500-600
con/m2<sub>) ở vùng cao triều, trước khi chết một vài </sub>


nghêu có dấu hiệu nổi bãi, vỏ tổn thương và có dấu
hiệu bong tróc tế bào mang ở mức nhẹ.


Các yếu tố sinh vật liên quan đến nghêu chết tại
Nam Định năm 2016-2017: sự xuất hiện mật độ vi
<i>khuẩn nhóm Vibrio trong nước (2068,2 cfu/ml), bùn </i>
(9713,5 cfu/g), nghêu (2241,3 cfu/g) và mật độ vi
<i>khuẩn V. parahaemolyticus trong nghêu (96,8 </i>
cfu/g).


Các yếu tố môi trường liên quan đến nghêu chết
tại Nam Định năm 2016-2017 là số giờ phơi bãi cao


(5-6 giờ), nhiệt độ (23- 26ºC năm 2016 và 32-38ºC
năm 2017), độ mặn cao (19-21‰ năm 2016 và
23-27‰ năm 2017). Các giá trị nhiệt độ, độ mặn của 2
đợt chết này không cao như giá trị quan sát được tại
các đợt nghêu chết hàng loạt trước đây tại Nam
Định. Đây có thể là ngun nhân khơng xuất hiện
nghêu chết hàng loạt năm 2016 và 2017.


<b>5.2 Đề nghị </b>


Để nhận biết hiện tượng nghêu chết hàng loạt ở
giai đoạn sớm và xác định nguyên nhân/tác nhân gây
chết nghêu, nghiên cứu xây dựng thẻ bệnh cho hiện
tượng nghêu chết hàng loạt tại Nam Định cần được
tiến hành.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


Bùi Đắc Thuyết và Trần Văn Dũng, 2013. Hiện
tượng nghề nuôi ngao ở một số tỉnh ven biển
miền Bắc và Bắc Trung Bộ, Việt Nam. Tạp chí
Khoa học và Phát triển. 11(7): 972-980.
Bùi Ngọc Thanh, 2014. Nghiên cứu các biện pháp kỹ


thuật và quản lý nhằm góp phần ổn định nghề
ni nghêu thương phẩm ở Việt Nam, Báo cáo
tổng kết đề tài. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng
Thủy sản I. Bắc Ninh.


Chi cục Thủy sản Nam Định, 2016. Báo cáo đánh giá


kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2016 kế hoạch
năm 2017 Nam Định.


Guoxing, Z., Yeshao, Y., Ningyu, H., and He, L.,
1995. Observations on a parasitic copepoda
found in the mantle cavity of the clam Meretrix
meretrix by scanning electron microscopy.
DONGAHI MARINE SCIENCE 02.
Ho, J. S, and Zeng, G. X., 1994. Ostricola koe


(Copepoda, Myicolidae) and mass mortality of
cultured hard clam (Meretrix meretrix) in China.
Hydrobiologia 284(2): 169-173.


Lin, C.L., and Ho, J.S., 1999. Poecilostomatoid
copepods parasitic in bivalve mollusks of
Taiwan. Publ. Seto Mar. Biol. Lab. 38: 201-218.
Moriarty, D.J.W., 1998. Control of luminous Vibrio


species in Penaeid aquaculture ponds.
Aquaculture. 164: 351-358.


Nagasoe, S., Yurimoto, T., Suzuki, K., Maeno, Y.,
and Kimoto, K., 2011. Effects of hydrogen
sulfide on the feeding activity of Manila clam
Ruditapes philippinarum Aquat Biol. 13.
Ngô Thị Thu Thảo và Lâm Thị Quang Mẫn, 2012.


Ảnh hưởng của dộ mặn và thời gian phơi bãi đến
sinh trưởng và tỷ lệ sống của nghêu (Meretrix


lyrata) Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần
Thơ, 123-130.


Nguyễn Văn Hảo, Ngơ Thị Ngọc Thủy, Tiêu Thanh
Tươi, Hồng Thị Hiền, Phạm Lâm Chính Văn và
Nguyễn Vy Vân, 2011. Sự hiện diện của
Perkinsus sp. trên nghêu (Meretrix lyrata) tại
vùng biển Cần Giờ - thành phố Hồ Chí Minh.
Tạp chí Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thôn
tháng 12/2011, 97-105.


Nguyễn Thị Huyền, 2015. Đánh giá vai trò của vi
khuẩn vibrio với hiện tượng ngao Meretrix sp
chết hàng loạt tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam.
Luận văn Thạc sĩ, Đại Học Nha Trang.


Nguyễn Xuân Thành, Phạm Thược và Trần Công
Khôi, 2013. Hiện trạng và định hướng phát triển
nuôi ngao tại Nam Định. Tạp chí Khoa học và
Cơng nghệ Biển. 13 (1): 88-94.


OIE - World Organisation for Animal Health, 2017.
Mollusc disease in Manual of diagnostic tests for
Aquactic animal, available at


</div>

<!--links-->

×