Tổng quan về mạng máy tính Trung Tâm Tin Học
Bài 5
Tổng quan về mạng máy tính
Nội dung
Các khái niệm cơ bản về mạng .........................................3
Sử dụng tài nguyên mạng trong Windows .......................10
Sử dụng các dòch vụ mạng...............................................16
Bài tập .............................................................................25
5-2
Tài liệu giảng dạy Tin Học Cơ Bản Trung Tâm Tin Học - Trường ĐH KHTN TP. HCM
Giới thiệu
Sau khi trình bày và hướng dẫn để học viên nắm bắt được các khái niệm về phần cứng, hệ điều
hành và có thể quản lý được các file, thư mục cũng như sử dụng một số tiện ích. Phần cuối cùng
trong chương trình tin học cơ bản sẽ trình bày các kiến thức về kiến trúc mạng máy tính, cách quản
lý và sử dụng tài nguyên mạng trong Windows và cách sử dụng những dòch vụ mạng phổ biến.
Lý thuyết
6 Tiết
Thực hành
10 Tiết
Lý thuyết
- Trình bày được lý do cần phải có mạng máy tính
- Hiểu được chức năng của một số loại server như FTP, Web, Mail server
- Liệt kê được các thiết bò mạng phổ biến và chức năng của chúng
- Mô tả các đồ hình mạng cơ bản
- Liệt kê các tầng trong mô hình OSI và hiểu được khái niệm về protocol
- Liệt kê các quyền truy cập thư mục chia sẻ trong Windows 98
Thực hành
- Cấu hình được HĐH Windows 98 để chia sẻ tài nguyên
- Quản lý và chia sẻ được các thư mục và máy in trong Windows 98
- Sử dụng được các dòch vụ mạng phổ biến FTP, Internet
- Cấu hình chương trình quản lý e-mail và sử dụng dòch vụ e-mail
5-3
Tài liệu giảng dạy Tin Học Cơ Bản Trung Tâm Tin Học - Trường ĐH KHTN TP. HCM
Các khái niệm cơ bản về mạng
Nội dung
Trình bày khái niệm về các
thành phần trong kiến trúc
mạng máy tính
Giới thiệu về mạng máy tính
Các thiết bò mạng phổ biến
Các đồ hình mạng máy tính
Các chuẩn về mạng máy tính
Các giao thức phổ biến
Sử dụng máy tính một cách độc lập không hiệu quả vì không phối hợp được khả năng của nhiều
người cũng như chia sẽ được dữ liệu và tài nguyên của nhiều máy tính với nhau.
Giới thiệu về mạng máy tính
Một mạng là một hệ thống kết nối các đối tượng hay con người với nhau. Mạng có ở khắp nơi
quanh ta hay trong bản thân một con người.
“Mạng” thể hiện mối quan hệ, liên kết giữa các đối tượng trong một hệ thống.
5-4
Tài liệu giảng dạy Tin Học Cơ Bản Trung Tâm Tin Học - Trường ĐH KHTN TP. HCM
Sau khi máy PC ra đời và được sử dụng rộng rãi trong xã hội, ngày càng có nhiều thông tin và dữ
liệu được lưu trữ trên máy tính. Mạng máy tính phát triển để đáp ứng nhu cầu chia sẻ thông tin
bằng máy tính của con người.
Nhu cầu chia sẻ thông tin đầu tiên là chia sẻ các file dữ liệu của máy tính này với máy tính khác.
Trong môi trường không có mạng, người dùng sẽ sử dụng đóa mềm để chép file giữa hai máy tính.
Môi trường không có mạng Môi trường mạng
Tại sao phải có mạng máy tính?
Với sức mạnh của các PC ngày nay, câu hỏi thường gặp là tại sao lại phải có mạng máy tính? Đôi
khi chúng ta làm việc với máy tính và sử dụng những tiện ích do mạng đem lại mà không hay biết.
Câu trả lời: Mạng làm tăng hiệu quả công việc và giảm chi phí sử dụng.
Môt hệ thống mạng máy tính luôn hướng tới:
Chia sẻ thông tin (hay dữ liệu) giữa các máy tính
Chia sẻ các phầm cứng và phần mềm giữa các máy tính
Tập trung việc quản lý, bảo vệ các máy tính trong mạng về một mối
Cụ thể hơn, các máy tính trong một mạng có thể chia sẻ:
Các tài liệu (công văn, báo biểu, bảng tính,…), e-mail,…
Máy in, máy fax, CD-ROM, ổ cứng,…
Phần mềm quản lý dự án, quản lý nhân sự, phần mềm đàm thoại qua mạng,…
Hai hệ thống mạng chính: LAN và WAN
Các hệ thống mạng máy tính có thể phân chia làm hai loại chính dựa trên quy mô hay phạm vi
hoạt động:
LAN – Local Area Network
LAN, hay còn gọi là Mạng cục bộ, là hệ thống mạng hoạt động trong phạm vi nhỏ như một toà
nhà, trường học,… với số máy tối đa khoảng vài trăm.
5-5
Tài liệu giảng dạy Tin Học Cơ Bản Trung Tâm Tin Học - Trường ĐH KHTN TP. HCM
WAN – Wide Area Network
WAN, hay còn gọi là Mạng diện rộng, là hệ thống mạng hoạt động trong phạm vi rộng lớn như
một tỉnh/thành phố, quốc gia, trên một lục đòa hay toàn thế giới.
LAN là đơn vò cơ bản trong các hệ thống mạng WAN
Mạng LAN Mạng WAN
Cấu trúc của một hệ thống mạng
Trong một hệ thống mạng, các máy tính được tổ chức và phân cấp như thế nào? Chúng chia sẻ
thông tin và thiết bò ra sao? Nói chung, các mạng đều có các thành phần tổ chức vá chức năng
chung giống nhau bao gồm:
Server: Máy tính, cung cấp tài nguyên
cho người dùng trong mạng
Client: Máy tính, sử dụng tài nguyên
cung cấp bởi server
Media: Thiết bò phần cứng như cáp
mạng, card mạng để nối các máy tính
và thiết bò thành mạng.
Dữ liệu chia sẻ: các file được chia sẽ
trên mạng.
Thiết bò chia sẻ: máy in, ổ cứng,…
Tài nguyên: Khái niệm nói chung về
các dữ liệu, phần cứng hay dòch vụ
được chia sẻ trong mạng.
Có hai cách để tổ chức và phân chia chức năng/nhiệm vụ cho các máy tính tham gia vào mạng:
Peer to Peer
Mạng ngang hàng, các máy tính trong mạng có vai trò và nhiệm vụ như nhau.
5-6
Tài liệu giảng dạy Tin Học Cơ Bản Trung Tâm Tin Học - Trường ĐH KHTN TP. HCM
Client/Server
Mạng theo mô hình khách/chủ, một số máy trong mạng chỉ sử dụng và chia sẻ tài nguyên, một
số máy khác đóng vai trò quản lý các máy kia và kiểm soát việc chia sẻ, sử dụng tài nguyên
trên mạng.
Việc tổ chức các máy tính trong mạng theo mô hình Peer to Peer hay Client/Server phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như trong bảng so sánh sau
Peer to Peer Client/Server
Quy mô
Dùng trong nhóm làm việc nhỏ, 10 người
trở xuống
Tổ chức có quy mô trung bình, lớn hơn
10 người
Bảo mật
Thấp. Người dùng tự quản lý tài nguyên Cao. Sử dụng các hệ điều hành và phần
mềm quản lý
Mục tiêu
sử dụng
Không có nhu cầu nào đặc biệt cho một
loại tài nguyên
Nhu cầu chia sẽ tài nguyên cao, nhanh
chóng, ổn đònh, an toàn
Khả năng
quản lý
Không yêu cầu quản lý Cần có người quản lý chuyên trách
Tốc độ trao
đổi dữ liệu
Trung bình Cao
Người dùng
Mọi đối tượng, không cần hướng dẫn
nhiều
Người dùng phải được huấn luyện
Chi phí
Thấp Cao. Cần có các máy tính mạnh dùng
làm server, cài HĐH server.
Các thiết bò mạng phổ biến
Ngày nay, các hệ thống mạng có thể xây dựng trên kiến trúc mạng không dây hay mạng có sử
dụng dây và các thiết bò kết nối.
Dây nối, đầu nối và truyền tín hiệu
Có ba loại dây nối được dùng là: cáp đồng trục, cáp cặp xoắn và cáp quang.
Cáp đồng trục – Coaxial cable
Gồm hai loại: Thicknet và Thinnet. Khả năng truyền dữ liệu của thicknet xa gấp khoảng 2,5 lần
thinnet.
Các đồng trục dùng đầu nối BNC
Cáp cặp xoắn – Twisted Pair
Gồm hai loại chính: có bọc (STP) và không bọc (UTP). Loại cáp này dùng rất phổ biến trong
mạng điện thoại và mạng máy tính, chia làm 5 loại (category). Mạng máy tính dùng cáp thuộc
loại số 3 và 5 (thường ghi là CAT 3 và CAT 5)
5-7
Tài liệu giảng dạy Tin Học Cơ Bản Trung Tâm Tin Học - Trường ĐH KHTN TP. HCM
Cáp cặp xoắn dùng đầu nối RJ45 giống đầu nối điện thoại (RJ11) nhưng nhỏ hơn.
Các quang – Fiber Optic
Cáp quang truyền tín hiệu bằng sóng ánh sáng khác với hai loại trên dùng sóng điệnt từ.
Đắt tiền nhưng truyền tín hiệu tốt hơn hai loại trên. Không bò ảnh hưởng bởi nhiễu điện từ và
tiếng ồn.
Dữ liệu trao đổi trên mạng máy tính trước khi được gửi trên dây cáp đã được mã hoá qua nhiều cấp
độ và chia làm hai tín hiệu: 0 – 1.
Card mạng – Network Interface Card (NIC)
Thiết bò giữ vai trò kết nối các máy tính và một số thiết bò khác vào mạng, chòu trách nhiệm mã
hoá và chuyển đổi dữ liệu trước khi truyền và sau khi nhận trên đường mạng.
Dữ liệu có thể truyền bằng sóng điện từ hay sóng vô tuyến. Cho dù dùng cách truyền nào, khoảng
cách truyền tín hiệu là có giới hạn. Để truyền dữ liệu đi xa, cần có thiết bò khuyếch đại tín hiệu:
Repeater: Nhận tín hiệu ở một cổng, khuyếch đại tín hiện và chuyển qua cổng bên kia.
Các mạng được xây dựng sử dụng nhiều đồ hình (cách nối các thiết bò và máy tính). Những thiết bò
giúp thiết lập mạng tuân theo đồ hình thiết kế là:
Hub: Kết nối nhiều máy tính về một điểm kết nối duy nhất. Hub là một dạng Repeater có
nhiều cổng
Bridge: Dùng kết nối giữa hai đoạn mạng thành một mạng lớn.
Switch: tương tự như Bridge nhưng có nhiều cổng.
Router: thiết bò đònh tuyến dùng trong mạng diện rộng, giúp tìm đường đi tốt nhất (ngắn
nhất và an toàn nhất) cho dữ liệu.
Modem: thiết bò giúp máy tính kết nối vào mạng qua đường điện thoại.
Các đồ hình mạng
Đồ hình mạng là sơ đồ của các thiết bò và máy tính kết nối vào mạng trên lý thuyết, không phải sơ
đồ đi dây và đặt thiết bò trong thực tế với các chi tiết nhà cửa, phòng ốc, tầng lầu,... Đồ hình mạng
cho biết thiết bò hay máy tính sẽ được kết nối vào mạng như thế nào.
5-8
Tài liệu giảng dạy Tin Học Cơ Bản Trung Tâm Tin Học - Trường ĐH KHTN TP. HCM
Trong hình vẽ, các điểm màu xanh là các thiết bò mạng hoặc máy tính, đường màu đỏ là cách nối
dây giữa các thiết bò.
Bus – topology: Đồ hình mạng thẳng
Một cáp chính dùng để nối các thiết bò vào mạng. Nếu một thiết bò hư hỏng, mạng sẽ ngừng
hoạt động
Ring – topology: Đồ hình mạng vòng
Một cáp chính dùng để nối các thiết bò vào mạng, thiết bò đầu tiên và cuối cùng được nối với
nhau. Nếu một thiết bò hư hỏng, mạng phải ngưng hoạt động. Mô hình mạng vòng mở rộng
FDDI dùng hai vòng dây chính để hạn chế yếu điểm này.
Star – topology: Đồ hình mạng sao
Các thiết bò được nối vào một điểm kết nối trung tâm của mạng, thường là hub hay switch. Nếu
một thiết bò hư hỏng, mạng vẫn hoạt động bình thường.
Extended Star – topology: Đồ hình mạng sao mở rộng
Hierachical – topology: Đồ hình mạng phân cấp
Mesh – topology: Đồ hình mạng phối hợp
Các giao thức mạng
Đòa chỉ của các thiết bò trên mạng
Các máy tính và thiết bò trên mạng gọi chung là Host. Khi tham gia vào mạng, để phân biệt giữa
host này với host khác, mạng sự dụng một khái niệm gọi là đòa chỉ. Mỗi host đều được nối vào máy
tính thông qua một card mạng. Trên mỗi card mạng có một đòa chỉ gọi là đòa chỉ MAC (Media
Access Control). Đòa chỉ này do nhà sản xuất gán cho mỗi card mạng của mình.
Các mạng sử dụng kiến trúc TCP/IP dùng một loại đòa chỉ khác cho host rất phổ biến có tên là đòa
chỉ IP.
Các giao thức mạng
Giao thức (protocol) là những quy tắc và thủ tục được đưa ra để thực hiện một công việc nào đó.
Protocol có rất nhiều trong cuộc sống như trong giao thông là luật giao thông chẳng hạn. Trong
mạng máy tính, protocol được sử dụng để quy đònh cách hai máy tính trao đổi thông tin với nhau.
Ví dụ
Ví dụ một protocol sử dụng giữa hai máy A, B để trao đổi dữ liệu:
Máy A gửi lời chào cho B: Tôi muốn gửi dữ liệu cho anh?
Máy B: Được
Máy A: Bắt đầu gửi được chưa?
Máy B: Rồi
Máy A chia dữ liệu thành từng gói nhỏ để gửi cho B, mỗi khi A gủi
mốt gói dữ liệu cho B, B sẽ gửi một thông báo cho biết đã nhận được
chưa, nếu chưa A sẽ gửi lại gói đó trước khi gửi gói mới. Lặp lại
cho tới khi dữ liệu được gửi hết.
Máy A: Đã gửi xong, kết thúc
Máy B: Kết thúc
Trong ví dụ này, phần in đứng là thủ tục hay các nghi thức mà hai máy A, B sử dụng từ khi
bắt đầu tới khi kết thúc việc trao đổi dữ liệu. Phần in nghiêng là quy tắc mà A, B sử dụng để
5-9
Tài liệu giảng dạy Tin Học Cơ Bản Trung Tâm Tin Học - Trường ĐH KHTN TP. HCM
việc trao đổi dữ liệu được thực hiện thành công, dữ liệu được gửi từ A đến B không có mất
mát hay sai sót gì.
Các protocol làm việc thế nào?
Để có thể chuyển từ máy này sang máy kia, dữ liệu phải đi qua nhiều tầng khác nhau trong mô
hình mạng OSI. Ở mỗi tầng, phần mềm hoặc phần cứng gắn với máy tính sẽ phải thực hiện một số
công việc để chuyển đổi dữ liệu. Những công việc này tuân theo một trình tự và các quy tắc nhất
đònh hay nói cách khác, tuân theo những protocol nhất đònh.
Các protocol quy đònh thứ tự các công việc thực hiện, ở máy gửi các công việc được thực hiện theo
trình tự nào thì ở máy nhận, các công việc được thực hiện theo thứ tự ngược lại.
Máy gửi
Trong quá trình chuyể xuống các tầng dưới, dữ liệu của ứng dụng muốn gửi được phân chia
thành những phần nhỏ hơn (gọi là gói tin)
Thông tin đòa chỉ được gán cho các gói tin để máy nhận trong mạng có thể nhận ra được
gói tin thuộc về mình và xác đònh thứ tự của các gói tin
Dữ liệu được chuyển xuống cáp mạng thông qua card mạng
Máy nhận
Card mạng đọc thông tin đòa chỉ trong các gói tin mà nó nhận được, nếu tìm thấy đòa chỉ
của máy mình, card mạng nhận lấy gói tin và chuyển cho máy tính xử lý
Dữ liệu được tách dần ra khỏi gói tin trong quá trình chuyển lên các lớp trên
Dữ liệu trong các gói tin được kết hợp trở lại thành dữ liệu mà ứng dụng chạy trên máy có
thể đọc được.
Phân chia các loại protocol
Các nhà cung cấp giải pháp mạng hàng đầu và những tổ chức chuẩn quốc tê xây dựng rất nhiều bộ
protocol khác nhau cho việc truyền thông giữa các máy tính trên mạng. Các bộ protocol (protocol
stack) nổi tiếng bao gồm:
Novell Netware
AppleTalk
TCP/IP
Các protocol trong những bộ protocol được xây dựng có thể chia làm ba loại: Application protocol,
Transport protocol và Network protocol.
5-10
Tài liệu giảng dạy Tin Học Cơ Bản Trung Tâm Tin Học - Trường ĐH KHTN TP. HCM
Sử dụng tài nguyên mạng trong Windows
Nội dung
Hướng dẫn cho học viên cách
quản lý và chia sẻ tại nguyên
mạng sử dụng Windows 98
Dẫn nhập
Quản lý và chia sẻ các thư mục
Quản lý và chia sẻ máy in
Windows là hệ điều hành phổ biến nhất trên thế giới, hiện nay, đa số các hệ thống Windows đều
sử dụng Windows 2000, XP professional và kết nối vào hệ thống mạng Windows 2000 Server hay
Novell Netware.
Việc quản lý và chia sẻ tài nguyên mạng trong Windows 2000 cần nhiều kiến thức liên quan tới
Active Directory, Domain, User, Group, NTFS Permistion,… Trong phạm vi môn học tin học cơ bản
và thời gian giới hạn, chương trình học chỉ giới thiệu cho học viên cách quản lý và chia sẻ tài
nguyên trên Winodws 98.
Cấu hình hệ thống để chia sẻ tài nguyên
Hệ thống sử dụng HĐH Windows 98 có thể đăng nhập vào các mạng Windows NT, 2000 hay mạng
Novell Netware. Để tham gia vào hệ thống mạng, máy tính cài đặt Windows 98 của người dùng
phải cài đặt:
Client for Microsoft Network: dùng để đăng nhập vào mạng Windows NT, 2000
Trong hộp thoại Network Properties, chọn mục Install | Client | Client for Microsoft Network
Client Service for Netware: dùng để đăng nhập vào mạng Novell Netware
Trong hộp thoại Network Properties, chọn mục Install | Client | Client Service for Netware
Khi cài đặt trìnhd điều khiển card mạng, HĐH sẽ tự động cài đặt giao thức TCP/IP và NetBEUI.
Nếu hệ thống chưa được cài đặt các giao thức này thì người dùng phải tự cài đặt.
Để cài đặt giao thức TCP/IP và NetBEUI
Trong hộp thoại Network Properties, chọn mục Install | Protocol, tìm và chọn cài đặt hai giao
thức TCP/IP và NetBEUI