Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - BIDV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.42 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỞ ĐẦU </b>

<b>1.Tính cấp thiết của đề tài </b>



Hoạt động tài trợ thương mại trong lĩnh vực xuất nhập khẩu (gọi tắt là tài trợ
thương mại) của Ngân hàng thương mại đóng một vai trị quan trọng trong nền kinh tế
hiện đại. Tài trợ thương mại không chỉ hỗ trợ vốn mà còn cung cấp cho doanh nghiệp
xuất nhập khẩu các dịch vụ về thanh tốn; thơng tin về thị trường, đối tác; tư vấn, hỗ
trợ doanh nghiệp các thủ tục hải quan, bảo hiểm, vận chuyển hàng hóa… Bên cạnh đó,
hoạt động tài trợ thương mại cũng mang lại nguồn lợi đáng kể cho các Ngân hàng.


Mặc dù giàu kinh nghiệm và truyền thống trong lĩnh vực tín dụng, nhưng BIDV
từ lâu cũng đã nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động tài trợ thương mại. Từ
năm 2010, hoạt động tài trợ thương mại của toàn hệ thống BIDV đã được xử lý tập


trung hóa tại Trung tâm tác nghiệp Tài trợ thương mại thuộc Hội sở chính. Tuy nhiên,
cho đến nay hoạt động này vẫn còn những hạn chế trong chất lượng như: một số cán


bộ tài trợ thương mại tại chi nhánh chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc, thời
gian xử lý và các sản phẩm mới chưa đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng…. gây
ảnh hưởng, làm giảm đi thị phần của BIDV trong thời gian qua.


Với kinh nghiệm làm việc thực tế tại Trung tâm Tác nghiệp Tài trợ thương mại,
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam cộng với kiến thức đã


<i><b>học và qua nghiên cứu tài liệu, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng hoạt </b></i>
<i><b>động tài trợ thương mại tại Ngân hàng Thương mại cổ phần</b></i> <i><b>Đầu tư và phát triển Việt </b></i>


<i><b>Nam - BIDV” làm đề tài luận văn thạc sỹ. </b></i>


<b>2.Mục tiêu nghiên cứu </b>




Tìm hiểu, xác định các yếu tố cấu thành nên chất lượng, tiêu chí đo lươ<sub>̀ ng ch ất </sub>
lượng hoạt động tài trợ thương mại cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt
động tài trợ thương mại ta ̣i Ngân hàng thương mại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tế, kết hợp với phân tích những định hướng
của BIDV đối với hoạt động tài trợ thương mại trong thơ<sub>̀ i gian tới đề xuất giải pháp nhằm </sub>
nâng cao chất lượng hoạt động ta<sub>̀i trơ ̣ thương ma ̣i ta ̣i BIDV. </sub>


<b>3.Kết cấu của luận văn </b>



Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục bảng biểu
và đồ thị, Phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương:


Chương 1. Tổng quan về chất lượng hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng
thương mại


Chương 2. Thực trạng chất lượng hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng
Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)


Chương 3. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân
hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)


<b>CHƢƠNG 1 </b>


<b>TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI TẠI </b>
<b>NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI </b>


<b>1.1 Tổng quan về hoạt động tài trợ thƣơng mại tại Ngân hàng thƣơng mại </b>
<i><b>1.1.1 </b></i> <i><b>Khái niệm hoạt động tài trợ thương mại </b></i>



Hoạt động tài trợ thương mại của ngân hàng thương mại là các hình thức ngân hàng
hỗ trợ cho doanh nghiệp hoạt động thương mại quốc tế từ khi hình thành dự án, cung ứng
vốn cho quá trình sản xuất đến bước thanh toán cuối cùng giữa các bên thông qua các
phương thức như: nhờ thu, tín dụng chứng từ, bão lãnh quốc tế…


<i><b>1.1.2 </b></i> <i><b>Các hình thức tài trợ thương mại của ngân hàng thương mại </b></i>


Hoạt động tài trợ thương mại của ngân hàng thương mại có thể chia thành tài trợ
xuất khẩu và tài trợ nhập khẩu.


Hoạt động tài trợ xuất khẩu bao gồm các hình thức: tài trợ ứng trước trong phương
thức nhờ thu kèm chứng từ, nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu, chiết khấu bộ chứng từ hàng
hóa, factoring – bao thanh toán xuất khẩu và forfaiting – bao thanh toán tuyệt đối.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

thanh toán trả ngay (UPAS L/C).


<i><b>1.1.3 </b></i> <i><b>Đặc điểm hoạt động tài trợ thương mại </b></i>


<b>Thứ nhất, hoạt động tài trợ thương mại của các ngân hàng thương mại bị chi phối </b>
bởi các thành tố cấu thành thị trường tài chính và các yếu tố ở phạm vi quốc tế.


<b>Thứ hai, tài trợ thương mại của ngân hàng thương mại là tài trợ có thời hạn, có </b>
hồn lại và có đền bù.


<b>Thứ ba, quyền lợi và nghĩa vụ của người tài trợ và người nhận tài trợ, điều kiện </b>
cung ứng và sử dụng tài trợ đều được quy định trong hợp đồng tài trợ giữa hai bên.


<b>Thứ tƣ, ngân hàng thương mại với vai trị là người cung ứng tài trợ tài chính thường </b>
xuyên phải đối mặt với rủi ro tín dụng như nợ xấu, lãi suất biến động, tiền tệ mất giá, con nợ
phá sản, khủng hoảng tài chính và tín dụng…



<i><b>1.1.4 </b></i> <i><b>Vai trò của hoạt động tài trợ thương mại </b></i>


- Tài trợ thương mại góp phần phục vụ chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế
của đất nước, thúc đẩy mối quan hệ đối ngoại với các nước trên thế giới.


- Tài trợ thương mại cung cấp vốn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong quá
trình sản xuất kinh doanh.


- Tài trợ thương mại giúp ngân hàng thu hút thêm nhiều khách hàng,mở rộng quy
mô hoạt động; giúp ngân hàng phát triển được hoạt động kinh doanh ngoại tệ, các kênh
thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác; giúp ngân hàng tăng thu nhập từ các khoản lãi,
phí.


<b>1.2 Chất lƣợng hoạt động tài trợ thƣơng mại tại Ngân hàng thƣơng mại </b>
<i><b>1.2.1 </b></i> <i><b>Chất lượng tài trợ thương mại </b></i>


Chất lượng tài trợ thương mại của ngân hàng thương mại là khả năng tập hợp các
đặc tính của sản phẩm tài trợ thương mại, hệ thống quy trình quản lý, quá trình xử lý giao
dịch của cán bộ ngân hàng… để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Cũng như bất cứ
một sản phẩm, dịch vụ nào, chất lượng hoạt động tài trợ thương mại phải được đánh giá
trên hai khía cạnh là quá trình cung cấp và kết quả đạt được của hoạt động đó thỏa mãn ở
mức độ nào yêu cầu của khách hàng đề ra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Tác giả luận văn đã thực hiện đo lường chất lượng tài trợ thương mại thơng qua mơ
hình các thành phần của chất lượng dịch vụ (mơ hình SERVQUAL) của Parasuraman &
ctg (1988, 1991) với 5 thành phần:


- Sự tin cậy (reliability)



- Tính đáp ứng (responsiveness)
- Năng lực phục vụ (assurance)
- Sự cảm thông (empathy)


- Phương tiện hữu hình (tangibles)


<b>1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tài trợ thƣơng mại </b>
<i><b>1.3.1 </b></i> <i><b>Các yếu tố chủ quan </b></i>


Các yếu tố chủ quan tác động đến chất lượng hoạt động tài trợ thương mại bao gồm:
cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động tài trợ thương mại của Ngân hàng; trình độ
chuyên môn, thái độ phục vụ khách hàng của đội ngũ cán bộ ngân hàng; hệ thống trang
thiết bị, công nghệ thông tin, mối quan hệ với các tổ chức tài chính nước ngồi.


<i><b>1.3.2 </b></i> <i><b>Các yếu tố khách quan </b></i>


Các yếu tố khách quan tác động đến chất lượng hoạt động tài trợ thương mại bao
gồm: chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, các quy định liên quan của Ngân hàng Nhà
nước và các Bộ, Ban, Ngành; mơi trường kinh tế, chính trị, xã hội, luật pháp của nước bạn
hàng; trình độ hiểu biết, các mối quan hệ của khách hàng.


<b>CHƢƠNG 2 </b>


<b>THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG </b>


<b>TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ </b>
<b>VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM </b>


<b>2.1 Tổng quan về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt </b>
<b>Nam (BIDV) </b>



<i><b>2.1.1 </b></i> <i><b>Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV </b></i>


<i><b>2.1.2 </b></i> <i><b>Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ các đơn vị </b></i>


<i><b>2.1.3 </b></i> <i><b>Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Tính đến hết năm 2014, BIDV đã có mạng lưới hoạt động rộng khắp trên 63 tỉnh,
thành phố với 1 Sở giao dịch, 135 chi nhánh, 595 phòng giao dịch; quy mơ đứng thứ 3
trong tồn hệ thống (sau Agribank và Vietinbank).


2.1.3.2 Hoạt động huy động vốn



Huy động vốn năm 2014 đạt 501.909 tỷ đồng, tăng 20,4% tương đương 85.182 tỷ
đồng so với năm 2013. Cơ cấu huy động vốn chuyển dịch theo hướng gia tăng tính ổn
định của nền vốn.


2.1.3.3 Hoạt động tín dụng


Dư nợ tín dụng năm 2014 đạt 463.567 tỷ đồng tăng trưởng 18,9% so với năm 2013.
BIDV đã triển khai 15 gói tín dụng với giá trị hàng chục nghìn tỷ đồng hỗ trợ doanh
nghiệp, khách hàng cá nhân trong những lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ. Tỷ lệ nợ xấu
năm 2014 kiểm soát ở mức 2,03%.


2.1.3.4 Hoạt động dịch vụ


Thu dịch vụ ròng của BIDV năm 2014 đạt 2.892 tỷ đồng, tăng trưởng 17,5% so với
năm 2013. Cơ cấu nguồn thu dịch vụ chuyển dịch tích cực khi tiếp tục gia tăng các dòng
dịch vụ bán lẻ, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại.



2.1.3.5 Lợi nhuận


Lợi nhuận sau thuế của BIDV tăng trưởng trung bình 7,3%/năm trong giai đoạn
2010-2014, tuy có sự giảm xuống ở năm 2011 nhưng sau đó đã tăng trở lại và đạt 4.986
tỷ đồng năm 2014.


2.1.3.6 Vị thế trên thị trường


BIDV nằm trong số 4 ngân hàng thương mại có quy mơ lớn nhất Việt Nam hiện nay
<b>2.2 Hoạt động tài trợ thƣơng mại tại BIDV trong giai đoạn 2010-2014 </b>


<i><b>2.2.1 </b></i> <i><b>Quy trình và các sản phẩm tài trợ thương mại tại BIDV </b></i>


Hoạt động tài trợ thương mại của toàn hệ thống BIDV được xử lý tập trung tại trụ
sở chính từ năm 2010 đến nay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

phiếu đòi nợ theo L/C trả chậm dựa trên Thỏa thuận Forfaiting với Ngân hàng nước
ngoài.


<i>Đối với hoạt động tài trợ nhập khẩu: tài trợ nhập khẩu bằng vốn vay nước ngoài </i>


theo hợp đồng khung, tài trợ nhập khẩu đảm bảo bằng lô hàng nhập, tài trợ nhập khẩu
theo Thư tín dụng trả chậm có điều khoản cho phép thanh tốn trả ngay (UPAS L/C)


<i><b>2.2.2 </b></i> <i><b>Kết quả hoạt động tài trợ thương mại tại BIDV </b></i>


Doanh số tài trợ thương mại qua BIDV có sự sụt giảm năm 2012, 2013 nhưng đã
phục hồi trở lại vào năm 2014. Cụ thể tổng doanh số xuất nhập khẩu, tăng 27,97% so với
2013, trong đó doanh sớ xuất khẩu đa ̣t 1,9 tỷ USD, tăng 16,56% so với năm 2013; doanh
số nhập khẩu đạt 4,46 tỷ USD, tăng 33,53% so với năm 2013.



Tuy nhiên sự tăng lên của doanh số tài trợ thương mại trong năm 2014 vẫn chưa
tương xứng với sự hồi phục của toàn nền kinh tế, đặc biệt là sự tăng trưởng xuất nhập
khẩu của cả nước. Điều này thể hiện ở sự sụt giảm thị phần tài trợ thương mại của BIDV.
Nếu như năm 2012 BIDV chiếm thị phần 13,80% trong lĩnh vực tài trợ thương mại của
các ngân hàng, thì đến năm 2013 và 2014 thị phần đều giảm xuống còn 12,35% năm
2013 và 12,02% năm 2014.


Trong hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước, kim ngạch xuất khẩu có chiều hướng
tăng lên với tốc độ nhanh hơn kim ngạch nhập khẩu nhưng tài trợ thương mại xuất khẩu
của BIDV vẫn chưa tăng lên tương xứng, doanh số tài trợ nhập khẩu vẫn chiếm tỷ trọng
cao hơn hẳn. Trong hoạt động xuất khẩu nói riêng, cơ cấu ngành hàng xuất khẩu thanh
toán nhiều nhất qua BIDV hiện nay chưa thật tương thích v ới cơ cấu ngành hàng có kim
ngạch xuất khẩu cao nhất cả nước.


Mức phí thu từ hoạt động tài trợ thương mại năm 2014 là 350 tỷ VNĐ chỉ chiếm 12%
trong tổng thu phí dịch vụ của ngân hàng, là một con số không đáng kể và chưa tương
xứng với tiềm năng của lĩnh vực này.


<b>2.3 Chất lƣợng hoạt động tài trợ thƣơng mại tại BIDV </b>
<i><b>2.3.1 </b></i> <i><b>Sự tin cậy </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

hiện giao dịch chính xác khơng sai sót được tán thành và rất tán thành ở mức độ cao nhất
(87%).


<i><b>2.3.2 </b></i> <i><b>Tính đáp ứng </b></i>


Mặc dù hầu hết các yếu tố của tính đáp ứng đều được khách hàng đánh giá với mức
tán thành và rất tán thành trên 50% nhưng khách hàng vẫn chưa hài lòng về thời gian xử
lý giao dịch (38%) và hệ thống sản phẩm (32%) của BIDV.



<i><b>2.3.3 </b></i> <i><b>Năng lực phục vụ </b></i>


Yếu tố thái độ ân cần lịch sự của nhân viên BIDV khi tiếp xúc với khách hàng
được đánh giá cao nhất với 61,2% ý kiến tán thành và rất tán thành. Tuy nhiên yếu tố
năng lực, trình độ chun mơn của nhân viên lại khơng được tán thành ở mức xấp xỉ
60%.


<i><b>2.3.4 </b></i> <i><b>Sự cảm thông </b></i>


Qua khảo sát cho thấy, địa điểm giao dịch thuận tiện được khách hàng đánh giá cao
nhất với 76,5% ý kiến tán thành và rất tán thành, tiếp theo là thủ tục đơn giản nhanh
chóng với 63,6%. Tuy nhiên có tới 65,5% khách hàng cho rằng nhân viên ngân hàng
chưa nắm rõ tình hình sản xuất kinh doanh của họ, 52,8% khách hàng cho rằng nhân viên
ngân hàng chưa chú ý đến nhu cầu của từng khách hàng.


<i><b>2.3.5 Phương tiện hữu hình </b></i>


Các yếu tố của phương tiện hữu hình đều được khách hàng đánh giá tán thành và
rất tán thành với tỷ lệ trên 60%. Đặc biệt khu vực giao dịch bố trí ngăn nắp tiện nghi
được đánh giá cao nhất với tỷ lệ tán thành và rất tán thành ở mức 76,6%.


<b>2.4 Đánh giá chất lƣợng hoạt động tài trợ thƣơng mại tại BIDV </b>
<i><b>2.4.1 </b></i> <i><b>Kết quả đạt được </b></i>


- Giao dịch tài trợ thương mại được thực hiện an tồn chính xác góp phần củng cố
sự tin cậy của khách hàng với BIDV.


- Quy trình thủ tục, phương tiện hữu hình đáp ứng kỳ vọng của khách hàng.
<i><b>2.4.2 </b></i> <i><b>Hạn chế và nguyên nhân </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Thời gian xử lý, hệ thống sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Chỉ
tiêu liên quan đến thời gian xử lý tác nghiệp tài trợ thương mại của BIDV còn chưa hợp
lý khi chưa có tính cạnh tranh với ngân hàng khác và không tăng dần mức độ qua thời
gian. Năm 2014 vẫn còn 17% số lượng giao dịch chưa đạt yêu cầu về thời gian. Hệ thống
sản phẩm của BIDV tuy đa dạng, nhưng lại chưa được khách hàng hài lòng, sản phẩm tài
trợ mới chưa có tính ứng dụng do thủ tục thực hiện cịn phức tạp, chưa thấy được tính ưu
việt rõ rệt so với sản phẩm truyền thống.


- Năng lực phục vụ hạn chế. Trình độ chun mơn của đội ngũ cán bộ tài trợ thương
mại không đồng đều đã làm hạn chế năng lực phục vụ của ngân hàng đối với khách hàng.
Cán bộ tài trợ thương mại tại chi nhánh chưa n ắm rõ bản chất của sản phẩm hay luồng
giao dịch khi tư vấn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng hoặc chưa hiểu hết thông lệ, tập
quán thương mại quốc tế nên khơng có khả năng phân tích và thuyết phục khách hàng
dẫn đến mức độ hài lòng của khách hàng không cao.


- Thiếu sự đồng cảm, quan tâm tới từng khách hàng. Hiện nay, BIDV chưa xây dựng
được chính sách về cơ chế, mức phí, ưu đãi áp dụng cho từng nhóm đối tượng khách
hàng. Với mỗi khách hàng tài trợ thương mại quan trọng, chi nhánh phải trình riêng bằng
văn bản, gây mất thời gian và kém linh hoạt.


2.4.2.2 Nguyên nhân
<i><b>Nguyên nhân chủ quan: </b></i>


- Cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động tài trợ thương mại chưa được quan
tâm đúng mức. Hiện nay chưa có một cơ chế rõ ràng nào khuyến khích việc phát triển
hoạt động tài trợ thương mại do đó vấn đề mở rộng thị phần, gia tăng khách hàng tài trợ
thương mại chưa được chi nhánh quan tâm.


- Tổ chức nhân sự và trình độ cán bộ tài trợ thương mại tại chi nhánh cịn thiếu sót.


Tại chi nhánh chưa có quy định cụ thể về mơ hình tổ chức của bộ phận tài trợ thương
mại, cán bộ tài trợ thương mại đồng thời là cán bộ quan hệ khách hàng, chưa thấu hiểu
hoàn toàn về tài trợ thương mại


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

- Mạng lưới hệ thống ngân hàng đại lý chưa được tận dụng một cách hiệu quả. Tại
một số thị trường phát sinh nhiều giao dịch như Nam Á, Trung Đông hay Nam Mỹ mạng
lưới ngân hang đại lý vẫn chưa được chú trọng.


<i><b>Nguyên nhân khách quan: </b></i>


<i><b>- Những biến động về kinh tế, chính trị trong khu vực và trên thế giới ảnh hưởng </b></i>
khơng nhỏ đến tình hình kinh tế trong nước cũng như hoạt động kinh doanh của các
<i><b>doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tác động đến hoạt động tài trợ thương mại của ngân hàng. </b></i>


- Môi trường pháp lý trong nước, các chính sách của Chính phủ, Bộ Ban Ngành liên
<i><b>quan đến hoạt động tài trợ thương mại còn chưa ổn định, chưa sát với tình hình thực tế. </b></i>


- Khả năng tài chính, trình độ nghiệp vụ về ngoại thương, hành vi đạo đức của
<i><b>khách hàng. </b></i>


<b>CHƢƠNG 3 </b>


<b>GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƢƠNG </b>
<b>MẠI TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN </b>


<b>VIỆT NAM (BIDV) </b>


<b>3.1 Định hƣớng phát triển hoạt động tài trợ thƣơng mại của BIDV trong giai </b>
<b>đoạn 2015-2020 </b>



<i><b>3.1.1 </b></i>

<i><b>Định hướng phát triển chung của BIDV giai đoạn 2015-2020 </b></i>


<i><b>3.1.2 </b></i>

<i><b>Định hướng phát triển hoạt động tài trợ thương mại của BIDV giai đoạn </b></i>


<i><b>2015-2020 </b></i>


BIDV đặt mục tiêu tăng trưởng doanh số tài trợ thương mại đạt 25%/năm, đến năm


2020 thu phí tài trợ thương mại đạt 550 tỷ đồng, thị phần chiếm 15% toàn hệ thống ngân
hàng.


<b>3.2 Giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động tài trợ thƣơng mại tại BIDV </b>


Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại tại BIDV
trong thời gian tới như sau:


- Hoàn thiện các quy định của ngân hàng liên quan đến hoạt động tài trợ thương
mại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

BIDV.


- Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ tài trợ thương mại nhất là
đội ngũ cán bộ tại chi nhánh.


- Hoàn thiện hệ thống thiết bị, chương trình cơng nghệ hỗ trợ hoạt động tài trợ
thương mại.


- Phát triển quan hệ, mở rộng mạng lưới khách hàng; đẩy mạnh mối quan hệ với các
ngân hàng đại lý trên thế giới.



- Phát triển các công cụ hỗ trợ hoạt động tài trợ thương mại
- Nghiên cứu triển khai sản phẩm tài trợ thương mại trọn gói.


<b>3.3 </b>

<b>Một số kiến nghị</b>

<b> </b>



<b>KẾT LUẬN </b>



Là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam hiện nay, BIDV đã
không ngừng hồn thiện cơng tác tài trợ thương mại nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách
hàng. Tuy nhiên, trước những hạn chế về nhân lực, công nghệ, cơ chế hoạt động cũng
như những yếu tố bên ngoài liên quan đến pháp lý, thị trường, khách hàng… chất lượng


tài trợ thương mại tại BIDV vẫn còn những thiếu sót. Trong thời gian tới, BIDV cần thực
hiện một số giải pháp, hướng đi mới để nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại
của mình.


</div>

<!--links-->

×