Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Các phương pháp nhận biết một số đặc điểm giải phẫu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.53 KB, 13 trang )

Phần 3
Các phương pháp nhận biết một số
đặc điểm giải phẫu - sinh lí thực vật
thích nghi với các điều kiện sinh
thái khác nhau


1. Vài nét về mối liên quan giữa cấu
trúc với chức năng
Trong quá trình học tập và nghiên cứu
về sinh học cơ thể nói chung, cũng
như sinh học cơ thể thực vật nói riêng,
một trong những vấn đề rất quan
trọng cần phải lưu ý là: Có một mối
liên quan rất chặt chẽ giữa cấu trúc
với chức năng của từng thành phần
trong tế bào, của các tế bào khác
nhau, của các mô, các cơ quan khác
nhau và cuối cùng là của cơ thể.
Có thể nêu một số ví dụ sau đây để
chứng minh điều đó:
a. Tế bào thực vật:
• Thành tế bào được cấu trúc vững
chắc nhờ các sợi xelulôzơ liên kết
thành bó bằng các cầu nối hidro, nên
đảm nhận được chức năng qui định
kích thước và hình dạng của tế bào,
giữ cho tế bào không bị vỡ khi nhận
nước. Nhưng thành tế bào lại vẫn có
thể dãn ra được, do cầu nối hidro dễ
bị phá vỡ và cũng dễ được tái lập, khi


tế bào càn tăng lên về kích thước, về
thể tích.
• Lục lạp - một bào quan của tế bào
thực vật thực hiện chức năng quang
hợp: lục lạp có hình cầu dẹt và có thể
chuyển động để thay đổi một cách chủ
động cường độ ánh sáng khi chiếu nó.
Về cấu trúc: phía trong lớp màng kép
có hai cấu trúc rất đặc biệt để thực
hiện nhiệm vụ của pha sáng và pha tối
của quang hợp. Cấu trúc hạt có hệ
thống màng kép chứa các sắc tố, các
trung tâm phản ứng, các chất truyền
điện tử trung gian - nơi thực hiện pha
sáng. Cấu trúc chất nền với các đặc
điểm: một khối keo nhớt, trong suốt,
chứa nhiều enzim cacboxi hoá - nơi
thực hiện pha tối.
• Không bào: một túi chứa nước và
các chất hoà tan, luôn có áp suất thẩm
thấu lớn hơn áp suất thẩm thấu của
nước, do đó không bào đóng vai trò
chủ yếu trong quá trình thẩm thấu của
tế bào. Khả năng nhận nước của tế
bào từ môi trường ngoài rất lớn và đặc
biệt khi tế bào mất nước thì không
bào mất nước trước tiên, co lại, kéo
theo chất nguyên sinh tách khỏi thành
tế bào. Chính hiện tượng co nguyên
sinh này đã giúp tế bào thực vật

không bị biến dạng.
b. Tế bào biểu bì biến thành khí
khổng:
Khi hai tế bào biểu bì biến thành hai
tế bào bảo vệ, tạo nên khe khí khổng,
thì chúng có hai đặc điểm thích ứng
với nhiệm vụ đóng mở khí khổng:
* mép trong của hai tế bào này dày
hơn mép ngoài nên khi tế bào trương
nước, khí khổng mở ra thành một khe
nhỏ và khi tế bào mất nước, khí
khổng đóng lại được ngay.
*Tế bào bảo vệ có chứa lục lạp và đặc
điểm này liên quan đến cơ chế đóng
mở khí khổng.
c. Tế bào biểu bì biến thành lông
hút
Lông hút có các đặc điểm liên quan
đến quá trình hấp thụ nước:
• Thành tế bào mỏng, không thấm
cutin
• Một không bào lớn chiếm gần hết
thể tích của tế bào
• Hô hấp mạnh đã tạo cho lông hút
có một áp suất thẩm thấu lớn
d. Lớp mô giậu của lá gồm các tế
bào hình chữ nhật xếp theo chiều
thẳng đứng, xít nhau, chứa nhiều lục
lạp, nằm ngay dưới lớp biểu bì .Lớp
mô khuyết với các khoảng gian bào

lớn chứa oxi, CO2, nước. Hệ thống
mạch dẫn dày đặc ở lá cung cấp và
vận chuyển nguyên liệu và sàn phẩm
quang hợp.

×