Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.72 KB, 6 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>TÓM TẮT LUẬN VĂN </b>
Khi nền kinh tế - xã hội nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập với kinh
tế thế giới thì chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố hàng đầu được
quan tâm nhất. Để hội nhập được với sự phát triển của kinh tế - xã hội thế giới và
đáp ứng được những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường hiện nay thì khả năng ứng
dụng của người học sau khi tham gia vào thị trường lao động là một đòi hỏi đặt ra
cho giáo dục đại học ở nước ta. Sau q trình đào tạo, người học khơng những cần
nắm vững kiến thức nền tảng mà kỹ năng thực hành nghề và tính ứng dụng của
những sản phẩm được thiết kế cũng chính là thước đo chất lượng đào tạo.
Nắm bắt được những xu thế phát triển của xã hội, năm 2005 Chính phủ đã
ban hành Nghị quyết 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản toàn diện giáo dục đại học
Việt Nam giai đoạn 2006-2010 nhấn mạnh mục tiêu: “ Phát triển các chương trình
giáo dục đại học theo định hướng nghiên cứu và định hướng nghề nghiệp - ứng
dụng”, “ Mở rộng quy mô đào tạo, đạt tỷ lệ 200(SV)/10.000 dân vào năm 2010 và
450(SV)/10.000 dân vào năm 2020. Trong đó khoảng 70 – 80 % tổng số sinh viên
theo học chương trình nghề nghiệp ứng dụng”.
Trong Luật Giáo dục Đại học Số 08/2012/QH13 ban hành ngày 18 tháng 6
năm 2012, tại Khoản 4 Điều 9 Chương 1 có quy định cụ thể chính sách phân
tầng Giáo dục Đại học theo ba định hướng: Định hướng nghiên cứu, Định
hướng ứng dụng và định hướng thực hành. Chương trình đào tạo theo định
hướng ứng dụng là một hệ thống đào tạo đại học được áp dụng rộng rãi ở khắp
Châu Âu và đã được phát triển tại Việt Nam thông qua Dự án giáo dục đại học
Việt Nam – Hà Lan năm 2005.
Việt Nhật là một trong những trường đầu tiên ở nước ta tham gia thí điểm chương
trình đào tạo theo định hướng ứng dụng của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đã đạt được
những kết quả khả quan. Sinh viên sau quá trình đào tạo ngồi kiến thức chun
mơn như các chương trình truyền thống, sinh viên cịn có khả năng vượt trội về kiến
thức thực tế, thực tập, ứng dụng, được đánh giá là tích cực, năng động hơn và khả
năng làm việc cao hơn những sinh viên khác theo học chương trình đào tạo truyền
thống.
Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động đào tạo theo định hướng ứng dụng cịn gặp
nhiều khó khăn do điều kiện tài chính, cơ sở vật chất chưa đáp ứng đủ, nhận thức
về định hướng ứng dụng chưa đúng, tâm lý trọng bằng cấp và lối mòn đào tạo theo
hướng nghiên cứu hàn lâm đã kìm hãm chất lượng đào tạo đại học.
Với đòi hỏi thực tế của xã hội và nền kinh tế thị trường nước ta đang trên đà
phát triển: nguồn nhân lực dồi dào với khả năng lao động cao, thực hành công việc
tương xứng với trình độ đào tạo đang là mục tiêu của nền Giáo dục đại học nước ta
hướng tới. Chất lượng giáo dục đại học là vấn đề cấp bách, cần được quan tâm hơn
nữa, vì đó chính là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển
kinh tế - xã hội ở nước ta.
Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, người nghiên cứu đi sâu hơn tìm hiểu các
khái niệm cơ bản về đào tạo, đào tạo theo định hướng ứng dụng, đáp ứng chuẩn
mực quốc tế.
Trước hết, đào tạo là quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, giáo
dục phẩm chất đạo đức, thái độ cho người học, đây là một q trình hồn thiện kết
nối mục tiêu đào tạo, nội dung, chương trình đào tạo, tổ chức thực hiện chương
trình với các vấn đề liên quan đến tuyển sinh, tổ chức dạy - học, kiểm tra, đánh giá,
bằng ở lĩnh vực đào tạo chuyên nghiệp ở các cơ sở đào tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu
tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân, đáp ứng nhu cầu của xã hội ở từng mức độ
nhất định.
Đào tạo theo định hướng ứng dụng có thể hiểu là q trình tác động đến người
học nhằm trang bị kiến thức lý luận, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, thỏa mãn nhu
cầu làm việc, nghiên cứu, học tập, đảm bảo đào tạo gắn liền với ứng dụng trong
đời sống thực tiễn.
Chất lượng đào tạo theo định hướng ứng dụng đáp ứng chuẩn mực quốc tế là hiệu
quả của quá trình năm yếu tố trên tác động đến người học trong việc trang bị kiến
thức lý luận, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, thỏa mãn nhu cầu làm việc, nghiên
cứu, học tập, đảm bảo đào tạo gắn liền với thực hành, ứng dụng trong đời sống
thực tiễn, dựa trên các tiêu chí, tiêu chuẩn được quốc tế công nhận, mà trong phạm
vi đề tài lấy trường Đại học Quốc gia Singapore (NUS) làm chuẩn mực.
Hiểu và nắm rõ các lý luận chung về chất lượng đào tạo theo định hướng ứng
dụng, ta đi vào tìm hiểu, phân tích thực trạng chất lượng đào tạo tại khoa Công nghệ
thông tin – trường Cao đẳng Ngoại Ngữ - Công Nghệ Việt Nhật. Thực trạng chất
lượng đào tạo theo định hướng ứng dụng ở Khoa Công nghệ thông tin cho thấy tuy
Khoa thực hiện công tác đào tạo theo định hướng ứng dụng trên kinh nghiệm công
tác nhiều năm, có sự phát triển trong phong cách quản lý và căn cứ vào điều kiện
thực tế của Khoa đã đạt được những thành tựu đáng kể, song cũng bộc lộ một số
hạn chế bất cập ở các khâu trong quá trình quản lý đào tạo như: Xây dựng mục tiêu
đào tạo chưa rõ nét được định hướng đào tạo của Khoa, nội dung chương trình cịn
nhiều hạn chế, chất lượng công tác kiểm tra đánh giá kết quả của sinh viên chưa
nghệ thông tin – trường Cao đẳng Ngoại Ngữ - Công nghệ Việt Nhật.
Nâng cao chất lượng đào tạo theo định hướng ứng dụng đạt chuẩn mực quốc
tế mang những đặc trưng cơ bản lấy mục tiêu rèn luyện kỹ năng thực hành nghề
nghiệp và ứng dụng kiến thức lý luận vào thực tiễn làm tiêu chí hành động. Khoa
là đơn vị trực tiếp quản lý đào tạo và là chủ thể của quá trình quản lý đào tạo theo
định hướng ứng dụng theo các chuẩn mực quốc tế
Để thực hiện đúng định hướng ứng dụng trong đào tạo, quá trình nâng cao
chất lượng đào tạo cần thực hiện tốt những yêu cầu cơ bản của từng nội dung quản
lý nhằm thể hiện rõ nét nhất tính ứng dụng trong q trình đào tạo, chất lượng đào
tạo theo định hướng ứng dụng của Khoa.
Khoa cần phải khẩn trương có biện pháp khắc phục và hoạt động tích cực để
duy trì, củng cố và nâng cao hơn nữa trong công tác đào tạo và quản lý đào tạo
theo định hướng ứng dụng. Trước mắt cần tập trung chỉ đạo đổi mới mục tiêu, nội
dung chương trình hiện nay, thay đổi phương pháp đào tạo và quản lý đào tạo theo
hướng ứng dụng và bám sát vào nhu cầu của thị trường lao động, liên kết chặt chẽ
với các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo khác để tạo được môi trường ứng dụng
thuận lợi nhất cho sinh viên.
Từ thực tiễn điều tra, phân tích thực trạng cơng tác quản lý đào tạo theo định
hướng ứng dụng ở Khoa Công nghệ thông tin – trường Cao đẳng Ngoại Ngữ -
Cơng nghệ Việt Nhật, khóa luận đã đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng
cao chất lượng đào tạo của Khoa theo định hướng ứng dụng.
<i>Biện pháp 2: Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo gắn với yêu cầu thực tế </i>
sản xuất, phù hợp với yêu cầu thực hành kỹ năng nghề nghiệp của các ngành đào
tạo của Khoa CNTT, tích hợp chuẩn đầu ra vào nội dung chương trình
<i>Biện pháp 3: Lựa chọn hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả </i>
học tập của sinh viên phù hợp với đào tạo theo định hướng ứng dụng của ngành
CNTT; Tăng cường kiểm tra đánh giá qua thực hành, thực nghiệm
<i>Biện pháp 4: Đẩy mạnh liên kết đào tạo, xây dựng môi trường thực hành, thực </i>
<i>Biện pháp 5: Bồi dưỡng đội ngũ - Yếu tố quan trọng để nâng cao chất </i>
lượng giáo dục.
Trong hệ thống các biện pháp được xây dựng mỗi biện pháp là một phần tử
cấu thành nên hệ thống. Các biện pháp trên tuy độc lập nhưng không tách rời nhau,
liên hệ với nhau, bổ sung cho nhau tạo mối liên hệ chặt chẽ có tác dụng phát huy
“tính trồi”của biện pháp trong hệ thống. Trong đó biện pháp “ Tiến hành rà sốt lại
chương trình đào tạo do khoa phụ trách để xác định lại mục tiêu của từng chương
trình, mục tiêu của từng học phần trong chương trình đào tạo gắn với chuẩn đầu ra,
đảm bảo yêu cầu của chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng” là biện pháp
tiên quyết, tạo tiền đề để các biện pháp sau được thực hiện.
Khơng có một biện pháp nào là vạn năng trong cách sử dụng, chính vì vậy
khơng có biện pháp nào là quan trọng nhất. Việc tổ chức thực hiện các biện pháp
cần được thực hiện một cách phối hợp nhằm phát huy được tính năng của từng
biện pháp, đồng thời khơng để diễn ra tình trạng cục bộ trong thực hiện biện pháp.
Các biện pháp được đề xuất trên cơ sở thực trạng chất lượng đào tạo theo định
hướng ứng dụng tại Khoa Công nghệ thông tin. Các biện pháp đề xuất ra nhằm tập
Các biện pháp đề xuất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, và ở mỗi biện
pháp cũng đã đề cập được đích của biện pháp, nội dung và cách thức để thực