Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

10 lỗi nên tránh khi thực hiện chiến dịch quảng cáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.12 KB, 9 trang )

10 lỗi nên tránh khi thực hiện chiến dịch quảng cáo
Bạn mở một doanh nghiệp riêng và muốn quảng bá thương hiệu của
mình bằng cách dốc tiền bạc vào các chiến dịch quảng cáo. Và nếu
như không thu được kết quả như ý muốn? Đừng vội bực mình hay
chán nản bởi đằng sau mỗi thất bại đều luôn có những lý do của nó.
Hãy tìm hiểu xem liệu bạn có phạm phải một trong các lỗi quảng cáo
thông thường hay không
Không ít công ty mỗi năm bỏ ra hàng triệu USD cho các chiến dịch quảng
cáo trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng khác nhau, nhưng dường
như “núi tiền” khổng lồ này không đem về cho bạn đúng như những gì đã
mong đợi. Đơn giản bởi vì những quảng cáo đó không phát huy được hết
hiệu quả vốn có của nó. Một sự thật khá hiển nhiên là nhiều công ty đã
mắc phải các sai lầm trong chiến dịch quảng cáo của mình. Dưới đây là 12
lỗi phổ thông nhất mà bạn cần phải tránh:


1. Cuộc săn lùng cho những kết quả nhất thời


Quảng cáo tạo ra sự lôi kéo vừa đủ để khách hàng phản ứng ngay trong
chốc lát sẽ là quảng cáo bị lãng quên ngay khi lời chào hàng hết hạn.
Những quảng cáo như thế này có ít tác dụng trong việc thiết lập một sự ghi
nhớ lâu dài về sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn trong tâm trí khách
hàng.


2. Cố gắng tiếp cận với nhiều khách hàng hơn so với khả năng quỹ tài
chính cho phép


Để sự phối kết hợp các phương tiện truyền thông quảng cáo được hiệu


quả, mỗi nhân tố trong sự phối kết hợp này phải có đủ khả năng lôi kéo
qua đó thiết lập sự quan tâm ghi nhớ trong tâm trí khách hàng. Tuy nhiên,
kết quả của sự phối kết hợp các phương tiện truyền thông quảng cáo
thường cố gắng tiếp cận càng nhiều người càng tốt trong khi không đủ tần
suất lặp lại để khách hàng ghi nhớ quảng cáo. Bạn sẽ tiếp cận với 100%
số lượng các khách hàng trên thị trường và thuyết phục được 10% trong
số các khách hàng này? Hay bạn sẽ tiếp cận với 10% số lượng các khách
hàng trên thị trường và thuyết phục được 100% trong số các khách hàng
này? Chi phí dành cho hai quảng cáo này là như nhau.


3. Khẳng định rằng chủ công ty luôn là người giỏi nhất


Chủ công ty không thể nào hiểu hết được công ty, sản phẩm dịch vụ, cũng
như mục đích kinh doanh của công ty. Quá nhiều kiến thức về sản phẩm
đã khiến chủ công ty trả lời các câu hỏi mà không ai hỏi cả. Chủ công ty ở
bên trong nhìn ra ngoài và cố gắng miêu tả bản thân để những người bên
ngoài nhìn vào bên trong. Sẽ thật khó để đọc một nhãn mác nếu bạn ở bên
trong chiếc chai.




4. Những giới thiệu không có căn cứ


Các nhà quảng cáo thường giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ của công ty
rằng họ luôn có tất cả những gì mà khách hàng mong muốn, chẳng hạn
như “chất lượng cao nhất với mức giá thấp nhất”, mà không đưa ra được

bất cứ sự kiểm chứng nào. Một giới thiệu không có căn cứ không khác gì
lời nói sáo rỗng khiến khách hàng cảm thấy chán nản khi nghe thấy. Bạn
phải chứng minh được những gì bạn nói trong quảng cáo của mình. Liệu
quảng cáo của bạn có đưa ra cho khách hàng những thông tin mới? Liệu
chúng có đem lại một khách hàng mới? Nếu không, hãy chuẩn bị với nỗi
thất vọng từ những kết quả sắp đến.


5. Sử dụng không thích hợp các phương tiện quảng cáo thụ động


Những phương tiện quảng cáo kiểu như báo chí hay trang vàng có thiên
hướng tiếp cận duy nhất với người mua - những người đơn thuần tìm kiếm
các sản phẩm dịch vụ họ cần tới. Tuy nhiên, các cách thức quảng cáo này
dường như khó có thể tiếp cận với những khách hàng tiềm năng trước khi
nhu cầu của họ nảy sinh, vì thế chúng không được sử dụng nhiều để tạo ra
một khuynh hướng tiêu dùng mới hướng đến công ty của bạn. Sự kiên trì
sử dụng các phương tiện quảng cáo truyền thông chủ động như truyền
hình, hay đài phát thanh sẽ dễ dàng dành được cảm tình của các khách
hàng có liên quan trong một thời gian khá lâu trước khi họ trở thành một
khách hàng trên thị trường sản phẩm, dịch vụ mà công ty bạn cung cấp.

×