Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.21 KB, 28 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN </b>


<b>---*--- </b>



<b>LÊ HỒNG NHUNG </b>



<b>NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐO LƢỜNG </b>


<b>HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP </b>



<b>XÂY DỰNG VIỆT NAM</b>



<b>Chuyên ngành : KẾ TOÁN, KIỂM TỐN VÀ PHÂN TÍCH </b>
<b>Mã số </b> <b>: 62.34.03.01 </b>


<b>TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ </b>



<b> </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i><b>Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. PHẠM THỊ THỦY </b></i>


<i><b>2. TS. PHẠM THÀNH LONG </b></i>


<i><b>Phản biện 1: </b></i> <b>PGS.TS. Phạm Đức Hiếu </b>


<i><b>Đại học Thƣơng Mại </b></i>


<i><b>Phản biện 2: </b></i> <b>PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy </b>


<i><b>Đại học Ngoại thƣơng </b></i>


<i><b>Phản biện 3: </b></i> <b>PGS.TS. Phạm Đức Cƣờng </b>



<i><b>Đại học Kinh tế Quốc dân </b></i>


<b>Luận án sẽ đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nƣớc </b>
<b>họp tại Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội </b>
<b>vào hồi …… giờ ….. ngày ….. tháng …. năm……… </b>


<i><b>Có thể tìm hiểu luận án tại: </b></i>


<b>- Thƣ viện Quốc gia </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>CHƢƠNG 1 </b>


<b>GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU </b>
<b>1.1. Lý do chọn đề tài </b>


Trên thế giới, nhiều nghiên cứu đã chứng minh vai trò quan trọng của
hệ thống các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Cũng
có nhiều nghiên cứu chỉ ra tác động tích cực giữa việc áp dụng các chỉ tiêu
trong hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động tới hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp. Theo thời gian, các nghiên cứu dần hoàn thiện hệ thống chỉ
tiêu, bắt đầu chủ yếu từ sử dụng các chỉ số tài chính, đến thập kỉ 80 của thế
kỉ trước tới nay, xu hướng là những mơ hình đo lường hiệu quả hoạt động
bao gồm cả các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính bởi những ưu điểm và hữu
ích của chúng mang lại và cũng đảm bảo các tiêu chí của việc hội nhập kinh
tế vào các tổ chức quốc tế. Tại Việt Nam, đặc biệt từ năm 2007, sau khi trở
thành thành viên của WTO, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các
nhà thầu Việt Nam muốn đạt được kết quả như mong đợi, các doanh nghiệp
cần có những chiến lược đúng đắn và hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động dựa trên thông tin đầy đủ chính xác từ hệ thống chỉ tiêu đo lường. Hệ
thống đo lường hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng Việt


Nam chủ yếu dựa trên các chỉ tiêu tài chính, chỉ có số ít các nghiên cứu đưa
ra hệ thống chỉ tiêu bao gồm cả tài chính và phi tài chính nhưng mới ở dạng
đề xuất chưa đưa ra khảo sát trên diện rộng. Việc nghiên cứu định lượng về
hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động cũng chưa nhiều. Thêm vào đó cũng
có ít nghiên cứu về mối quan hệ giữa việc áp dụng các chỉ tiêu trong hệ
thống đo lường hiệu quả hoạt động đối với hiệu quả hoạt động của doanh
<i><b>nghiệp. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài "Nghiên cứu hệ thống chỉ </b></i>


<i><b>tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng Việt </b></i>
<i><b>Nam" cho luận án tiến sĩ của mình. </b></i>


<b>1.2. Mục tiêu nghiên cứu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

tiêu, nghiên cứu đưa ra ba câu hỏi nghiên cứu chính đồng thời trình bày
nhiệm vụ nghiên cứu.


<b>1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu </b>


<i>Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu đo lường </i>


hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam. Đồng thời
luận án còn nghiên cứu mối quan hệ giữa mức độ sử dụng hệ thống chỉ tiêu
<i>khi đưa ra quyết định quản lý với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. </i>


<i>Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện năm 2016 tại các </i>


doanh nghiệp xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả các doanh
nghiệp qui mô lớn, qui mô vừa và qui mô nhỏ.


<b>1.4. Khái quát phƣơng pháp nghiên cứu </b>



Quá trình nghiên cứu được thực hiện qua hai bước chính là nghiên cứu
định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính: sử dụng kỹ thuật
phỏng vấn sâu chuyên gia. Nghiên cứu định lượng: sử dụng kỹ thuật khảo
sát qua bảng câu hỏi và phân tích dữ liệu với sự trợ giúp của phần mềm
SPSS.


<b>1.5. Đóng góp của luận án </b>
(1) Đóng góp về mặt lý luận


Nghiên cứu đã phát triển và làm rõ các phương diện tài chính và phi tài
chính trong đo lường HQHĐ của các DNXD Việt Nam bao gồm 23 chỉ tiêu
trong sáu khía cạnh.


Chỉ ra được những DNXD có qui mơ vốn càng lớn thì càng cần sử
dụng hệ thống chỉ tiêu đo lường nhiều hơn các DN có qui mơ nhỏ.


Chỉ ra việc áp dụng hệ thống chỉ tiêu đo lường HQHĐ trong quản lý có
tác động tích cực tới HQHĐ của các DNXD Việt Nam theo thứ tự tầm quan
trọng giảm dần là khả năng sinh lời, đánh giá của khách hàng, qui trình nội
bộ, an tồn lao động, đào tạo và phát triển và cuối cùng là khả năng thanh
toán.


Phương pháp nghiên cứu được sử dụng cũng là một điểm mới của luận
án so với những nghiên cứu của Việt Nam về các chỉ tiêu lường hiệu quả
hoạt động trước đây.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Cung cấp nhiều thơng tin quan trọng và có ý nghĩa liên quan đến tình
hình sử dụng hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động trong các doanh
nghiệp xây dựng hiện nay.



Giúp cho các doanh nghiệp nhận định những khía cạnh quan trọng
trong việc quản lý để tăng cường hiệu quả hoạt động trong một doanh
nghiệp xây dựng để thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.


Đưa ra các khuyến nghị trong việc sử dụng các chỉ tiêu đo lường hiệu
quả hoạt động cho các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam, cho các nhà đầu
<i><b>tư, cho các nhà quản lý và các tổ chức giáo dục,.... </b></i>


<b>1.6. Kết cấu luận án </b>


Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu


Chương 2: Lý luận chung và tổng quan nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu
đo lường hiệu quả hoạt động


Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu


Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu, khuyến nghị và hạn chế của
nghiên cứu


<b>CHƢƠNG 2 </b>


<b> LÝ LUẬN CHUNG VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU </b>
<b>VỀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐO LƢỜNGHIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG </b>


<i><b>2.1. Lý luận chung về hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động </b></i>
<i><b>2.1.1. Khái niệm và vai trò của hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt </b></i>
<i><b>động </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

lý các vấn đề và tình huống. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động là
các đặc điểm của các sản phẩm, dịch vụ, quy trình và các hoạt động mà một
tổ chức sử dụng để theo dõi tính hiệu quả của mọi hoạt động. Hệ thống chỉ
tiêu đo lường hiệu quả hoạt động là cơ sở để so sánh, đánh giá kết quả của
DN trong những khoảng thời gian khác nhau, với mục tiêu của DN, với kết
quả trung bình của ngành, với các DN khác; và xu hướng trong tương lai
của DN. Từ đó, ghi nhận những thành cơng cũng như cảnh báo những điểm
còn tồn tại của DN. Do đó, việc thiết kế ra một bộ hệ thống chỉ tiêu đo
lường HQHĐ là cần thiết.


<i><b>2.1.2. Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt </b></i>
<i><b>động </b></i>


Maskell (1989), Neely và cộng sự (1997), Niven (2006) đã cung cấp
các nguyên tắc thiết kế hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động.


Yếu tố ngành là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến việc thiết
kế một hệ thống các chỉ tiêu đo lường cho mỗi doanh nghiệp.


Nhiều nghiên cứu cho rằng từ 20-25 thước đo là phù hợp cho hệ thống
chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động cao cấp nhất tuy nhiên tùy theo trường
hợp cụ thể.


<i><b>2.1.3. Các phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động </b></i>


Ở cấp độ doanh nghiệp, cho đến nay đã có nhiều phương pháp đo
lường hiệu quả hoạt động dựa trên những mơ hình lý thuyết khác nhau về
hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp do sự
thay đổi của môi trường kinh doanh, nhu cầu thông tin về quản trị doanh


nghiệp.


2.1.3.1. Các mơ hình lý thuyết thuần túy sử dụng chỉ tiêu tài chính


Trong một thời gian dài cho tới những năm 1980, nhiều nghiên cứu đã
tổng hợp và đưa ra một hệ thống các chỉ tiêu tài chính và chia thành nhiều
khía cạnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

chính. Thế mạnh của mơ hình Dupont là tính đơn giản và khó có mơ hình
<b>nào có thể vượt qua được. </b>


Tiếp đó là một số nghiên cứu đã đưa ra những quan điểm chỉ trích,
phê bình các mơ hình đo lường hiệu quả hoạt động chỉ dựa trên các chỉ tiêu
tài chính khơng đáp ứng được nhu cầu hiện tại.


2.1.3.2. Các mơ hình lý thuyết kết hợp sử dụng chỉ tiêu tài chính và phi tài chính
Nhiều mơ hình lý thuyết về đo lường hiệu quả hoạt động khác nhau đã
được phát triển, trong đó sử dụng cả những chỉ tiêu tài chính và phi tài chính.


Một số mơ hình lý thuyết đã được đưa ra trong quá trình lịch sử nhưng
năm mơ hình điển hình và được sử dụng rộng rãi là Mơ hình ma trận đo
lường hiệu quả, mơ hình Kim tự tháp SMART, mơ hình kết quả và yếu tố
quyết định, mơ hình Bảng điểm cân bằng (BSC) và mơ hình lý thuyết lăng
kính hiệu suất. Tuy nghiên khi nghiên cứu cho các DNXD, mơ hình được
sử dụng rộng rãi nhất là BSC với lợi thế vượt trội là tích hợp được vào mơ
hình cả chiến lược ngắn hạn và dài hạn. Thế mạnh của BSC là liên kết các
chỉ tiêu với nhau và với chiến lược của doanh nghiệp để diễn giải các chiến
lược thành những mục tiêu và các chỉ tiêu cụ thể. Ngoài việc thốt khỏi các
chỉ tiêu tài chính truyền thống như các mơ hình cịn lại, BSC cịn sử dụng
cân bằng các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính để đánh giá nguyên nhân dẫn


đến sự thành cơng của chiến lược. Từ đó, các nhà quản trị biết được với
hiệu quả hoạt động như vậy liệu doanh nghiệp có đạt được mục tiêu hay
không. Nhờ kết quả đo lường của BSC mà các nhà quản trị biết được cần
phải cải thiện khâu nào để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững trong
tương lai.


Ngồi các mơ hình trên thì các mơ hình về tiêu chí giải thưởng quốc tế cũng
là những mơ hình đang thu hút được sự quan tâm rất lớn của giới nghiên cứu, đặc
biệt là hai mơ hình giải thưởng quốc gia Malcolm Baldrige (MBNQA) được sử
dụng trên 25 quốc gia bao gồm Mỹ và Newzeland; và mơ hình xuất sắc của Châu
Âu- EFQM được sử dụng rộng rãi ở Châu Âu. Tuy nhiên EFQM là mơ hình vẫn
được sử dụng rộng rãi nhất. EFQM được đánh giá cao hơn bởi ưu điểm vượt
trội là trên cơ sở xác định được những yếu tố tác động đến kết quả của
doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể cải tiến liên tục và kịp thời các yếu tố
tác động đó để tiếp tục nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

hiệu quả hoạt động đã được nghiên cứu cũng như sử dụng rộng rãi trên thế
giới. Mỗi mô hình đều có những thế mạnh và những hạn chế nhất định.
Những mơ hình này chính là nền tảng cho những nghiên cứu tiếp theo. Tuy
nhiên, theo tác giả, những mơ hình kết hợp cả hai loại chỉ tiêu tài chính và
phi tài chính sẽ cần thiết hơn với các doanh nghiệp bởi trong thời kỳ hội
nhập, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững, ngoài mục tiêu về
kinh tế ngắn hạn, các doanh nghiệp phải chú ý đầu tư vào các nguồn nhân
lực, qui trình, uy tín... mới có thể đạt được những mục tiêu dài hạn trong
tương lai. Hai mơ hình được ứng dụng nhiều trong ngành xây dựng là mơ
hình BSC và EFQM, tuy nhiên BSC vẫn là mơ hình được sử dụng nhiều
nhất do tính hữu ích của mơ hình này. Khi ứng dụng mơ hình BSC và
EFQM vào bối cảnh khác nhau như ngành nghề, lãnh thổ quốc gia,.. các mơ
hình sẽ có những thay đổi phù hợp với thực tế.



<b>2.2. Tổng quan nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả hoạt </b>
<b>động </b>


<i><b>2.2.1. Hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của các doanh </b></i>
<i><b>nghiệp xây dựng trên thế giới </b></i>


Đầu tiên là nghiên cứu Construction Best Practice Program- Key
Performance Indicators (CBPP-KPIs) đặc thù đo lường cho ngành xây dựng
gồm cả hiệu quả doanh nghiệp lẫn hiệu quả dự án.


Tiếp theo đó là các nghiên cứu dựa trên lý thuyết về KPIs, BSC và
EFQM phát triển thành nhiều mơ hình với các hệ thống chỉ tiêu đo lường
khác nhau. Các mơ hình phát triển sau đựa trên nền tảng ba mơ hình này
phát triển thêm bớt các khía cạnh cũng như thêm bớt các chỉ tiêu.


Phân loại hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
theo qui mô vốn khác nhau giúp cho các doanh nghiệp nhìn nhận chi tiết
hơn chỉ tiêu nào phù hợp với qui mơ của doanh nghiệp mình, một số nghiên
cứu cho thấy kết quả là có sự khác biệt. Với việc phân loại theo qui mô, cụ
thể là phân biệt theo qui mơ vốn, doanh nghiệp có thể khai thác và sử dụng
hệ thống chỉ tiêu một cách phù hợp và hiệu quả hơn.


<i><b>2.2.2. Hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của các doanh </b></i>
<i><b>nghiệp xây dựng Việt Nam </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Nam cũng khơng nằm ngồi xu hướng nghiên cứu của thế giới nhưng vẫn
còn rất nhiều hạn chế.


Đầu tiên là các nghiên cứu về cấp độ dự án bao gồm hiệu quả của dự
án cơng, dự án lớn, dự án nói chung, dự án theo phương thức thiết kế thi


công. Các chỉ tiêu đã hồn thiện về tài chính và phi tài chính nhưng chưa đề
cập nhiều tới cấp độ doanh nghiệp. Tuy nhiên những yếu tố mà bốn nghiên
cứu này đưa ra như năng lực tài chính, năng lực chỉ huy trưởng, chất lượng
cơng trình,... cũng là những yếu tố đáng quan tâm ở cấp độ doanh nghiệp.


Tiếp đến đối với các nghiên cứu ở cấp độ doanh nghiệp: các nghiên
cứu về lĩnh vực xây dựng đã hoàn thiện được những chỉ tiêu về mặt tài
chính và đề xuất được hệ thống chỉ tiêu gồm cả tài chính và phi tài chính,
tuy nghiên chưa phân tích dựa trên khảo sát diện rộng.


<i><b>2.2.3. Tác động của việc áp dụng hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả </b></i>
<i><b>hoạt động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp </b></i>


Khi đưa ra các quyết định quản lý, doanh nghiệp cần cân nhắc rất
nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố đó là sử dụng thơng tin từ các chỉ tiêu
đo lường để đánh giá tình hình thực tế của doanh nghiệp như thế nào.
Những quyết định đó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp trong tương lai. Các nghiên cứu đã trình bày về vai
trò của BSC và việc quản lý thay đổi trong việc tăng cường hiệu quả và
khẳng định có mối quan hệ tích cực giữa việc áp dụng hệ thống chỉ tiêu đo
lường BSC tới sự phát triển của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.


Các nghiên cứu trên khẳng định việc áp dụng hệ thống các chỉ tiêu đo
lường BSC có ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đồng
nghĩa với việc sử dụng một hệ thống đo lường trong quá trình hoạt động
của một doanh nghiệp là vơ cùng quan trọng, nó tác động đến các quyết
định quản lý và chiến lược tương lai của doanh nghiệp.


<i><b>2.2.4. Khoảng trống nghiên cứu </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

rộng phù hợp với bối cảnh Việt Nam.


Đánh giá sự cần thiết của các chỉ tiêu trong hệ thống đo lường theo
từng nhóm doanh nghiệp có qui mơ khác nhau là việc các nghiên cứu trước
chưa thực hiện.


Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng hệ thống chỉ tiêu đo lường tới
hiệu quả hoạt động đã được nhiều nghiên cứu trên thế giới đề cập đến
nhưng chưa có nghiên cứu nào được thực hiện trong ngành xây dựng. Đối
với Việt Nam cũng chưa hề có nghiên cứu nào thực hiện đánh giá ảnh
hưởng của việc sử dụng các chỉ tiêu đo lường khi đưa ra các quyết định
quản lý tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.


<i><b>2.2.5. Khung nghiên cứu cho hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt </b></i>
<i><b>động của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>CHƢƠNG 3 </b>


<b>PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>
<b>3.1.Mơ hình nghiên cứu </b>


<b> </b>






<b>Hình 3.1: Mơ hình nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu đo lƣờng HQHĐ </b>



<i>Nguồn: Nghiên cứu của tác giả </i>


Nghiên cứu gồm 3 nội dung trả lời cho 3 câu hỏi nghiên cứu:


Nội dung 1: Hệ thống chỉ tiêu được thu thập từ 50 chỉ tiêu trong tổng
quan nghiên cứu. Sử dụng phỏng vấn chuyên gia và nghiên cứu định lượng
để phát triển ra hệ thống chỉ tiêu gồm các chỉ tiêu phù hợp với các doanh
nghiệp xây dựng Việt Nam cùng với những khía cạnh đại diện cho từng
nhóm chỉ tiêu.


Nội dung 2: Phân tích sự khác biệt của hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu
quả hoạt động với những nhóm doanh nghiệp có qui mô khác nhau.


Nội dung 3: Phân tích định lượng để đánh giá ảnh hưởng của việc áp
dụng các chỉ tiêu trong hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động tới hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp. Mơ hình gồm sáu biến độc lập và một biến
phụ thuộc, các giả thuyết nghiên cứu như sau:


Giả thuyết 1 (H1): Việc áp dụng các chỉ tiêu đánh giá khách hàng
có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.


Giả thuyết 2 (H2): Việc áp dụng các chỉ tiêu qui trình nội bộ có ảnh
hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.


Giả thuyết 3 (H3): Việc áp dụng các chỉ tiêu an toàn lao động có
ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.


Giả thuyết 4 (H4): Việc áp dụng các chỉ tiêu đào tạo và phát triển
có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.



Qui mô
DN


Hệ thống
chỉ tiêu
đo lường


HQHĐ


HQHĐ của
DNXD
Sự cần


thiết


hệ
thống


Việc áp
dụng


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Giả thuyết 5 (H5): Việc áp dụng các chỉ tiêu khả năng thanh tốn
có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.


Giả thuyết 6 (H6): Việc áp dụng các chỉ tiêu khả năng sinh lợi có
ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.


Phương pháp nghiên cứu dựa trên Lý thuyết kế toán thực chứng.
<i><b>3.2. Thiết kế nghiên cứu </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>Hình 3.2: Qui trình nghiên cứu </b>


<i>Nguồn: Nghiên cứu của tác giả </i>


Quá trình nghiên cứu được thực hiện bằng hai phương pháp chính là
nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính bằng
kỹ thuật phỏng vấn sâu chuyên gia, kết quả nghiên cứu giúp điều chỉnh lại
hệ thống chỉ tiêu phát hiện những khám phá mới và điều chỉnh lại mơ hình
nghiên cứu. Từ đó tiến hành điều chỉnh lại bảng câu hỏi trước khi triển khai
nghiên cứu định lượng và kiểm định chính thức mơ hình.Nghiên cứu định
lượng sử dụng kỹ thuật khảo sát qua bảng hỏi. Các dữ liệu thu thập được
dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố với sự hỗ trợ
của phần mềm SPSS 22.


<b>3.3. Thu thập dữ liệu </b>


<i><b>3.3.1. Thu thập dữ liệu về hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động </b></i>


Thu thập dữ liệu được thực hiện qua hai bước là phỏng vấn sâu và khảo sát
trên diện rộng thông qua bảng câu hỏi.


Mô tả kinh nghiệm làm việc và vị trí cơng tác của 43 đối tượng tham
gia phỏng vấn, sử dụng "Phiếu phỏng vấn sâu chuyên gia" nhằm đảm bảo
mục tiêu kiểm tra sàng lọc các biến được đưa ra trong mơ hình lý thuyết
ban đầu. Bảng hỏi về các chỉ tiêu được đưa ra để xác định tần suất lặp lại
của các chỉ tiêu và lựa chọn những chỉ tiêu được trên 50% chuyên gia đánh
giá là cần thiết để giữ lại trong hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt
động.



Gửi đi 1500 phiếu khảo sát tới các doanh nghiệp là thành viên của
VCCI để thu thập số liệu về sự cần thiết của những chỉ tiêu được giữ lại sau
phỏng vấn sâu chuyên gia.


<i><b>3.3.2. Thu thập dữ liệu về anh hưởng của việc áp dụng hệ thống chỉ tiêu </b></i>
<i><b>đo lường hiệu quả hoạt động tới hiệu quả hoạt động </b></i>


Thu thập dữ liệu cũng được thực hiện qua hai bước là phỏng vấn sâu
và khảo sát trên diện rộng thông qua bảng câu hỏi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Thu thập dữ liệu qua bảng hỏi cùng với bảng hỏi đã sử dụng trong
phần trên, nội dung hỏi về việc áp dụng các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt
động khi đưa ra quyết định quản lý và về hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp.


<b>3.4. Xử lý dữ liệu </b>


<i><b>3.4.1. Xử lý dữ liệu hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động </b></i>


Phỏng vấn sâu chuyên gia: lập bảng tần suất về ý kiến chuyên gia và giữ lại
28 chỉ tiêu có trên 50% chuyên gia cho là cần thiết.


Sau khi thu nhận được các bảng câu hỏi trả lời về sự cần thiết của các
chỉ tiêu trong hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động, tiến hành làm sạch
thông tin, lọc bảng câu hỏi, nhập liệu và thống kê mô tả dữ liệu thu thập.
Tiếp đó tiến hành theo các bước sau: kiểm định chất lượng của thang đo
(nhân tố) bằng cách sử dụng kiểm định Cronbach’s Alpha cho tổng các biến;
kiểm định giá trị các biến, đưa ra các khía cạnh mới trong hệ thống chỉ tiêu
đo lường hiệu quả hoạt động bằng phân tích nhân tố khám phá (Exploratory
Factor Analysis - EFA); kiểm định lại độ tin cậy của thang đo theo từng


khía cạnh vừa tìm được; tìm ra sự khác biệt về các chỉ tiêu giữa các nhóm
doanh nghiệp có qui mơ khác nhau băng kiểm định ANOVA và kiểm định
phi tham số Kruskal-Wallis.


<i><b>3.4.2. Xử lý dữ liệu ảnh hưởng của việc áp dụng hệ thống chỉ tiêu đo </b></i>
<i><b>lường hiệu quả hoạt động tới hiệu quả hoạt động </b></i>


Sau phỏng vấn sâu chuyên gia, sáu chỉ tiêu được các chuyên gia đánh
giá là quan trọng nhất được sử dụng để khảo sát hiệu quả hoạt động của các
doanh nghiệp xây dựng.


Từ dữ liệu khảo sát qua bảng hỏi của 28 câu hỏi về mức độ sử dụng 28
chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động khi đưa ra các quyết định quản lý, chỉ
sử dụng dữ liệu của 23 chỉ tiêu trong sáu khía cạnh để thực hiên phân tích
theo các bước sau: kiểm định lại giá trị của các biến độc lập và phụ thuộc
bằng phân tích nhân tố khám phá EFA; kiểm định lại độ tin cậy của thang
đo theo từng khía cạnh vừa tìm được; kiểm định mơ hình bằng phân tích hồi
qui bội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Trong chương này, tác giả đã đưa ra mơ hình nghiên cứu với ba nội
dung nghiên cứu chính. Bên cạnh đó chỉ rõ các bước trong qui trình tiến
hành nghiên cứu: Đầu tiên, tác giả dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên
cứu trước đây để xây dựng mơ hình và thang đo. Tiếp đến dùng kỹ thuật
phỏng vấn sâu chuyên gia để kiểm tra mơ hình và thang đo. Bước tiếp tiến
hành thu thập dữ liệu bằng việc khảo sát trên diện rộng thông qua bảng câu
hỏi. Lần lượt đánh giá độ tin cậy của thang đo về sự cần thiết của các chỉ
tiêu đo lường và việc áp dụng hệ thống chỉ tiêu. Tiếp đến là phân tích nhân
tố khám phá EFA để tìm ra các khía cạnh trong hệ thống, phân tích
ANOVA, Kruskal-Wallis để tìm ra sự khác biệt giữa về hệ thống chỉ tiêu
giữa các nhóm doanh nghiệp có qui mơ vốn khác nhau và cuối cùng là kiểm


định các giả thuyết bằng phân tích hồi qui đa biến. Phương pháp thu thập và
xử lý dữ liệu cũng được trình bày, mỗi phần chia rõ hai nội dung khác nhau:
Thứ nhất là về hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động, thứ hai là về
ảnh hưởng của việc áp dụng hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động
khi đưa ra các quyết định quản lý tới hiệu quả hoạt động.


<b>CHƢƠNG 4 </b>
<b>KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU </b>


<b>4.1. Bối cảnh ngành xây dựng Việt Nam </b>


Nghiên cứu đưa ra một số nét tiêu biểu của ngành xây dựng Việt Nam,
song song là vai trị vơ cùng quan trọng của ngành đối với nền kinh tế quốc
dân.


Tiếp đến là một số đăc điểm của ngành ảnh hưởng đến hệ thống chỉ
tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp xây dựng.


<b>4.2. Thực trạng hệ thống chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả hoạt động của các </b>
<b>doanh nghiệp xây dựng Việt Nam </b>


<i><b>4.2.1. Hệ thốngchỉ tiêu trong hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động </b></i>


4.2.1.1. Kết quả phỏng vấn sâu chuyên gia về hệ thống chỉ tiêu đo lường
hiệu quả hoạt động


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam. Bên cạnh đó chỉnh sửa một số
nội dung chỉ tiêu cho phù hợp với bối cảnh Việt Nam (Bảng 4.4).


<b>Bảng 4.4: Bảng mã hóa 28 chỉ tiêu </b>



<b>Biến </b> <b>Chỉ tiêu </b>


CT1 Tỷ lệ khách hàng hài lịng về chất lượng cơng trình
CT2 Tỷ lệ khách hàng hài lịng về giá cả cơng trình


CT3 Tỷ lệ khách hàng hài lòng về thời gian bàn giao cơng trình
CT4 Tỷ lệ khách hàng hài lòng về thái độ phục vụ


CT5 Tỷ lệ khách hàng thường xuyên
CT6 Sự hài lòng chung của khách hàng
CT7 Tỷ lệ cơng trình bàn giao đúng thời hạn


CT8 Số lượng phương pháp, sáng kiến, phát minh, bằng sáng chế được áp
dụng trong thi cơng


CT9 Tỷ lệ cơng trình bàn giao chậm tiến độ


CT10 Thời gian khắc phục sự cố (sửa chữa cơng trình bị hư hỏng)
CT11 Chất lượng cơng trình


CT12 Tỷ lệ cơng trình phải làm lại (tính theo số lượng cơng trình)
CT13 Số lần tai nạn gây tử vong trong 1 năm


CT14 Số lần bị Sở lao động nhắc nhở trong 1 năm
CT15 Số sự cố gây hại cho cơng trình cơng cộng
CT16 Số lần tai nạn gây chấn thương trong 1 năm
CT17 Năng suất lao động bình quân


CT18 Tỷ lệ nhân viên được đào tạo hàng năm



CT19 Tỷ lệ nhân viên tham gia các khóa huấn luyện về kỹ thuật thi công mới
CT20 Tỷ lệ giám sát cơng trình có chứng chỉ


CT21 Hệ số khả năng thanh toán nhanh
CT22 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
CT23 Hệ số nợ


CT24 Số lần thanh toán chậm lương cho người lao động
CT25 ROI


CT26 ROA
CT27 ROE


CT28 Tỷ suất lợi nhuận gộp


<i>Nguồn: Nghiên cứu của tác giả </i>


4.2.1.2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu định lượng


Trong số phiếu quan sát gửi đi thì thu về và thực hiện phân tích được
248 quan sát. Các thơng tin chi tiết về các doanh nghiệp trong mẫu quan sát
được trình bày rõ nội dung: loại hình sở hữu, số lao động, lĩnh vực hoạt
động, qui mô vốn, thời gian hoạt động,...


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

của 28 chỉ tiêu đã chọn lọc được để đo lường hiệu quả hoạt động của một
doanh nghiệp xây dựng Việt Nam.


<i>4.2.1.4.Kiểm định độ tin cậy thang đo </i>



Kết quả Cronbach anpha cho thấy năm biến không đảm bảo độ tin
cậy, do đó hệ thống chỉ tiêu giảm từ 28 chỉ tiêu xuống còn 23 chỉ tiêu.


<i>4.2.1.5.Phân tích nhân tố khám phá EFA </i>


Kết quả chạy ra sáu khía cạnh với sáu nhân tố đại diện.Chi tiết của
mỗi nhân tố được trình bày trong Bảng 4.13 như sau:


<b>Bảng 4.13: Ma trận nhân tố xoay (Rotated Component Matrixa) </b>


<b>Rotated Component Matrixa</b>


Component


1 2 3 4 5 6


CT1 0,823


CT2 0,831


CT3 0,846


CT6 0,814


CT8 0,928
CT9 0,886
CT10 0,909
CT11 0,892
CT12 0,903



CT13 0,887


CT14 0,884


CT15 0,877


CT17 0,866


CT18 0,852


CT19 0,857


CT20 0,816


CT21 0,802


CT22 0,799


CT23 0,844


CT25 0,834


CT26 0,876


CT27 0,831


CT28 0,855


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<i>Nguồn: Nghiên cứu của tác giả </i>
<i>4.2.1.6.Đặt tên biến mới và thước đo </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<i>4.2.1.7.Kiểm định độ tin cậy của thang đo cho từng khía cạnh </i>


<b>Bảng 4.26: Bảng khía cạnh và biến đặc trƣng </b>


STT Khía


cạnh Biến đặc trưng


Cronbach's
Alpha
1 ĐGKH ĐGKH1, ĐGKH2, ĐGKH3, ĐGKH4 0,974
2 QTNB QTNB1, QTNB2, QTNB3, QTNB4,


QTNB5


0,978
3 ATLĐ ATLĐ1, ATLĐ2, ATLĐ3 0,961
4 ĐTPT ĐTPT1, ĐTPT2, ĐTPT3, ĐTPT4 0,949
5 KNTT KNTT1, KNTT2, KNTT3 0,931
6 KNSL KNSL1, KNSL2, KNSL3, KNSL4 0,960


<i>Nguồn: Nghiên cứu của tác giả </i>


<i><b>4.2.2.Kiểm định sự khác nhau về qui mô vốn đối với hệ thống chỉ tiêu đo </b></i>
<i><b>lường hiệu quả hoạt động </b></i>


Sau khi kiểm định về sự đồng nhất phương sai, chỉ có bốn biến QTNB,
ATLĐ, ĐTPT, KNTT thỏa mãn giả định của kiểm định ANOVA, còn hai
biến ĐGKH và KNSL sẽ sử dụng kiểm định phi tham số Kruskal-Wallis.


Kết quả hai kiểm định kết hợp với bảng tính trung bình cho thấy các doanh
<i><b>nghiệp càng lớn thì càng cần hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động. </b></i>


<i><b>4.2.3. Ảnh hưởng của việc áp dụng các chỉ tiêu tới hiệu quả hoạt động </b></i>
<i><b>của DNXD </b></i>


4.2.3.1. Kết quả phỏng vấn sâu chuyên gia: 37 ý kiến (tương ứng với
94,87% ý kiến) cho rằng: Các nhà quản lý đều cho rằng, khi áp dụng Hệ
thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả của doanh nghiệp phù hợp sẽ cải thiện
<i><b>được hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam. </b></i>


4.2.3.2. Các biến nghiên cứu


Biến nghiên cứu gồm có sáu biến độc lập và một biến phụ thuộc.


<i>4.2.3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA </i>


Kiểm định lại thấy rằng hệ thống phân chia thành sáu biến độc lập
(Phụ lục 8)


<b>Phụ lục 8: Ma trận nhân tố xoay (Rotated Component Matrixa) </b>


<b>Rotated Component Matrixa</b>


Component


1 2 3 4 5 6


ĐGKHAD1 0,836



</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

ĐGKHAD3 0,852


ĐGKHAD4 0,823


QTNBAD1 0,933
QTNBAD2 0,910
QTNBAD3 0,924
QTNBAD4 0,915
QTNBAD5 0,921


ATLĐAD1 0,924


ATLĐAD2 0,927


ATLĐAD3 0,926


ĐTPTAD1 0,877


ĐTPTAD2 0,862


ĐTPTAD3 0,876


ĐTPTAD4 0,831


KNTTAD1 0,848


KNTTAD2 0,879


KNTTAD3 0,884



KNSLAD1 0,873


KNSLAD2 0,874


KNSLAD3 0,847


KNSLAD4 0,878


Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 6 iterations.


<i>Nguồn: Nghiên cứu của tác giả </i>


Kiểm định cho kết quả có một biến phụ thuộc (Bảng 4.34)
<b>Bảng 4.34: Ma trận nhân tố xoay (Rotated Component Matrixa) </b>


<b>Component Matrixa</b>


Component
1


HQHĐ1 0,922


HQHĐ2 0,919


HQHĐ3 0,916


HQHĐ4 0,936



HQHĐ5 0,939


HQHĐ6 0,921


Extraction Method: Principal Component Analysis.
a. 1 components extracted.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

Kiểm định lại độ tin cậy Cronbach’s anpha cho từng khía cạnh cho
ra kết quả thang đo có độ tin cậy cao. Kiểm định thang đo của biến phụ
thuộc cũng thu được kết quả đạt độ tin cậy cao.


<i>4.2.3.5. Kết quả phân tích hồi qui bội </i>


<i>(1) Kiểm định các giả thuyết: Các hệ số Beta của mơ hình cũng đều </i>
có Sig.<0,05, đều có ý nghĩa thống kê, Chấp nhận giả thuyết H1, H2, H3,
H4, H5 và H6. Điều này đồng nghĩa với mức độ sử dụng các chỉ tiêu về đánh
giá của khách hàng, qui trình nội bộ, an tồn lao động, đào tạo và phát triển,
khả năng thanh toán và khả năng sinh lời đều có ảnh hưởng tích cực (cùng
<i>chiều) đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp xây dựng (Bảng 4.36). </i>


<b>Bảng 4.36: Kết quả Phân tích hồi qui </b>


<b>Coefficientsa</b>


Model


Unstandardized
Coefficients


Standardized


Coefficients


t Sig.


Collinearity
Statistics
B Std. Error Beta Tolerance VIF
1 (Constant) 0,362 0,151 2,406 0,017


ĐGKHAD 0,184 0,053 0,192 3,433 0,001 0,455 2,199
QTNBAD 0,160 0,038 0,185 4,157 0,000 0,713 1402
ATLĐAD 0,138 0,039 0,159 3,524 0,001 0,694 1,442
ĐTPTAD 0,133 0,046 0,137 2,884 0,004 0,624 1,604
KNTTAD 0,107 0,048 0,112 2,241 0,026 0,564 1,773
KNSLAD 0,300 0,052 0,295 5,762 0,000 0,539 1,854
a. Dependent Variable: HQHĐ


<i>Nguồn: Nghiên cứu của tác giả </i>


Có thể khái quát mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp với mức độ sử dụng hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động
như sau:


<b>HQHĐ=0,362+ 0,192*ĐGKHAD+ 0,185*QTNBAD+ 0,159*ATLĐAD </b>
<b>+0,137*ĐTPTAD +0,112*KNTTAD+ 0,295*KNSLAD </b>


(2) Kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình: Trong Bảng 4.37, với
Sig.<0,001, có thể kết luận rằng mơ hình đưa ra phù hợp với dữ liệu thực tế
hay nói cách khác, các biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ
thuộc với mức độ tin cậy 99%.



<b>Bảng 4.37: Kết quả Phân tích phƣơng sai (ANOVAa) </b>


<b>ANOVAa</b>


Model


Sum of


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

1 Regression 189,113 6 31,519 77,449 0,000b
Residual 98,078 241 0,407


Total 287,191 247
a. Dependent Variable: HQHĐ


b. Predictors: (Constant), ĐGKHAD, QTNBAD, ATLĐAD, ĐTPTAD,
KNTTAD,KNSLAD


<i>Nguồn: Nghiên cứu của tác giả </i>


(3) Kiểm định hiện tượng tự tương quan


Trong Bảng 4.38, Giá trị Durbin-Watson = 1,716 gần 2, nằm trong
khoảng từ 1 đến 3, như vậy chấp nhận giả thuyết khơng có sự tự tương quan
chuỗi bậc nhất.


<b>Bảng 4.38: Bảng Model Summaryb</b>


<b>Model Summaryb</b>



Model R R Square


Adjusted R
Square


Std. Error of the


Estimate Durbin-Watson
1 0,811a O,658 0,650 0,63794 1,716
a. Predictors: (Constant), ĐGKHAD, QTNBAD, ATLĐAD, ĐTPTAD,


KNTTAD,KNSLAD


b. Dependent Variable: HQHĐ


<i>Nguồn: Nghiên cứu của tác giả </i>


<i> (4) Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến </i>


Các nhà nghiên cứu đều cho rằng VIF > 10 thì sẽ xảy ra hiện tượng
đa cộng tuyến. Các biến độc lập trong mơ hình Bảng 4.36 đều có VIF<10
nên thỏa mãn điều kiện về đa cộng tuyến. Điều đó có nghĩa là mơ hình
không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.


<b>KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

sâu xác định được mối quan hệ của mức độ sử dụng hệ thống đo lường hiệu
quả hoạt động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tiếp tục phân tích
nhân tố khám phá EFA và Cronbach's alpha cho bộ số liệu về việc áp dụng
các chỉ tiêu trong hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động khi đưa ra các


quyết định quản lý. Kết quả phân tích hồi qui đa biến cho biết mơ hình phù
hợp, khơng có hiện tượng tự tương quan, không có hiện tượng đa cộng
tuyến, các giả thuyết nghiên cứu đề được chấp nhận.


<b>CHƢƠNG 5 </b>


<b>THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, </b>
<b>KHUYẾN NGHỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU </b>


<b>5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu </b>


(1) Hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp
Việt Nam gồm 23 chỉ tiêu với sáu khía cạnh được xác định (Bảng 5.1).


<b>Bảng 5.1: Hệ thống chỉ tiêu đo lƣờng HQHĐcủa các DNXD Việt Nam </b>


<b>STT </b> <b>KHÍA </b>


<b>CẠNH </b>
<b>CHỈ TIÊU </b>
1
ĐÁNH
GIÁ CỦA
KHÁCH
HÀNG


Tỷ lệ khách hàng hài lịng về chất lượng cơng trình
Tỷ lệ khách hàng hài lịng về giá cả cơng trình


Tỷ lệ khách hàng hài lòng về thời gian bàn giao cơng trình


Sự hài lịng chung của khách hàng


2


QUY
TRÌNH
NỘI BỘ


Số lượng phương pháp, sáng kiến, phát minh bằng sáng chế
được áp dụng trong thi cơng


Tỷ lệ cơng trình bàn giao chậm tiến độ


Thời gian khắc phục sự cố (sửa chữa công trình bị hư hỏng)
Chất lượng cơng trình


Tỷ lệ cơng trình phải làm lại (tính theo số lượng cơng trình)
3 AN TỒN


LAO
ĐỘNG


Số lần tai nạn gây tử vong, bị thương nặng trong 1 năm
Số lần bị Sở lao động nhắc nhở trong 1 năm


Số sự cố gây hại cho cơng trình công cộng


4


ĐÀO TẠO


VÀ PHÁT
TRIỂN


Năng suất lao động bình quân


Tỷ lệ nhân viên được đào tạo hàng năm


Tỷ lệ nhân viên tham gia các khóa huấn luyện về kỹ thuật thi
cơng mới


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

NĂNG
THANH


TOÁN


Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Hệ số nợ


6


KHẢ
NĂNG
SINH LỢI


ROI
ROA
ROE


Tỷ suất ợi nhuận gộp



<i>Nguồn: Nghiên cứu của tác giả </i>


Tiếp đến là những luận giải về sự hợp lý về số lượng các chỉ tiêu
trong bộ chỉ tiêu nghiên cứu được. Bên cạnh đó là việc đánh giá độ tin cậy
của nghiên cứu từ khâu chọn chỉ tiêu đưa vào mô hình, khâu phỏng vấn sâu
chun gia và đến tính tin cậy của nghiên cứu định lượng.


Luận giải tiếp theo là về sự hợp lý của kết quả các doanh nghiệp có
qui mơ khác nhau thì cần hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động khác nhau.


Ảnh hưởng của việc áp dụng các chỉ tiêu trong hệ thống đo lường
hiệu quả hoạt động cũng được xem xét và thấy có sự hợp lý với thực tế
trong ngành xây dựng.


<b>5.2. Một số khuyến nghị </b>


<i><b>5.2.1. Khuyến nghị cho các doanh nghiệp xây dựng: Các khuyến nghị </b></i>


được đưa ra từ bước nhận thức các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu đo lường
hiệu quả hoạt động mới đến từng cán bộ nhân viên tới việc vận dụng, đánh
giá các chỉ tiêu này. Tiếp đó là cơng tác duy trì và phát triển bộ chỉ tiêu đo
lường phù hợp với từng doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao hơn.


<i><b>5.2.2. Khuyến nghị cho các tổ chức khác </b></i>


5.2.2.1. Khuyến nghị cho nhà đầu tư, cổ đông: Các cổ đông cần dựa vào kết
quả của các chỉ tiêu trong hệ thống đo lường để có các quyết định đầu tư
đúng đắn và hợp lý.


5.2.2.2. Khuyến nghị cho các cơ quan quản lý nhà nước: Các cơ quan quản


lý cần đưa hệ thống chỉ tiêu vào báo cáo doanh nghiệp, làm cơ sở đánh giá,
xét thưởng doanh nghiệp. Đồng thời cần phối hợp tổ chức các lớp đào tạo,
phổ biến hệ thống các chỉ tiêu tới các doanh nghiệp.


5.2.2.3. Khuyến nghị cho các tổ chức khác: Các trường học và tổ chức đào
tạo cần đưa vào giảng dạy hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động
này. Các tổ chức tư vấn kế toán, xây dựng có thể tư vấn hệ thống chỉ tiêu
cho các doanh nghiệp xây dựng. Các hiệp hội doanh nghiệp cũng có thể áp
dụng hệ thống chỉ tiêu này vào đánh giá, so sánh, xếp hạng doanh nghiệp.
5.3. Hạn chế của nghiên cứu


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

chưa đạt phản hồi cao, chưa đo lường hết được số liệu các chỉ tiêu trong hệ
thống và chưa xem xét được đầy đủ các chỉ tiêu đối với các doanh nghiệp
niêm yết. Những hạn chế này mở ra hướng nghiên cứu đối với hệ thống đo
lường các doanh nghiệp niêm yết, các doanh nghiệp nói chung và các doanh
nghiệp có ngành nghề khác.


<b>KẾT LUẬN CHƢƠNG 5 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<b>KẾT LUẬN </b>


Trong môi trường ngày càng cạnh tranh và hội nhập hiên nay, đo
lường và đánh giá hiệu quả hoạt đã trở thành yếu tố cơ bản của quản lý và
là cơ sở để đưa ra quyết định. Các doanh nghiệp hiện tại không chỉ tập
trung vào ngắn hạn mà còn tập trung vào việc đầu tư nâng cao nguồn lực
phục vụ cho dài hạn, không chỉ quan tâm đến vấn đề tài chính mà cịn quan
tâm đến qui trình hoạt động, quan tâm đến khách hàng, người lao động
cũng sự an toàn cho người lao động. Cũng chính vì vậy, hiệu quả hoạt động
được đánh giá ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng được đầy đủ hơn phục vụ
cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Việc áp dụng hệ thống các


chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động cung cấp thơng tin kịp thời chính xác
cho nhà quản lý ra quyết định giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt
động. Một hệ thống chỉ tiêu đo lường phù hợp với Việt Nam sẽ đưa ra cái
nhìn rõ nét về các doanh nghiệp xây dựng, để doanh nghiệp có thể nắm bắt
và đưa ra được những quyết định đúng đắn, từ đó mới có thể điều chỉnh và
nâng cao được hiệu quả hoạt động, đem lại sự phát triển bền vững cho
doanh nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

<b>DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU </b>
<b>CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN </b>


<i>1) Lê Hồng Nhung (2013), Thấy gì qua phân tích vốn chủ sở hữu tại </i>


<i>các công ty đại chúng trong lĩnh vực xây dựng, Tạp chí Kinh tế và </i>


<b>Dự báo số 543, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. </b>


<i>2) Lê Hồng Nhung (2013), Phân tích vốn hoạt động thuần và cân bằng </i>


<i>tài chính doanh nghiệp, Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 190 (II), Đại </i>


<b>học Kinh tế Quốc dân. </b>


<i>3) Lê Hồng Nhung (2014), Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xây </i>


<i>dựng Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số chuyên đề, Bộ kế hoạch </i>


<b>và đầu tư. </b>


<i>4) Lê Hồng Nhung (2015), Mơ hình và phương pháp nghiên cứu hệ thống </i>



<i>đo lường hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp xây dựng, Tạp </i>


<b>chí Khoa học Viện Đại học Mở Hà Nội số 10, Viện Đại học Mở. </b>
<i>5) Lê Hồng Nhung (2015), Mơ hình đánh giá hiệu quả kinh doanh trong </i>


<i>các doanh nghiệp xây dựng, Kỷ yếu hội thảo quốc tế dành cho các nhà </i>


khoa học trẻ trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh lần thứ nhất, Đại học
<b>Kinh tế Quốc dân. </b>


<i>6) Lê Hồng Nhung (2016), Mơ hình đo lường hiệu quả hoạt động trong </i>


<i>các doanh nghiệp xây dựng, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia về kế </i>


toán kiểm toán trong bối cảnh Việt Nam gia nhập TPP và AEC, Đại
<b>học Kinh tế Quốc dân. </b>


<i>7) Lê Hồng Nhung (2017), Phái triển hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả </i>


<i>hoạt động cho các doanh nghiệp xây dựng, Tạp chí Tài chính số 653, </i>


</div>

<!--links-->

×