Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kết hợp thực phẩm đúng cách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.87 KB, 5 trang )

Kết hợp thực phẩm đúng cách

Có một số nguyên tắc trong sử dụng, phối hợp thực phẩm


Có nhiều loại thức ăn mà nếu phối hợp không
đúng sẽ làm giảm sự hấp thu các chất dinh
dưỡng, hoặc gây ra các chuỗi phản ứng trong cơ
thể. Ths-KS Nguyễn Thị Ngọc Thu - Trung tâm
Dinh dưỡng TP.HCM hướng dẫn một số nguyên
tắc trong sử dụng, phối hợp thực phẩm.

Sữa bò, tôm khô chứa nhiều calcium, nếu ăn chung
với thức ăn nhiều acid oxalic như bó xôi, rau dền, hẹ
sẽ cản trở hấp thu calcium.

Gan, thịt nạc, nấm mèo đen, rong biển chứa nhiều
sắt, nếu dùng với thức uống có chứa acid tanic như
cà phê, trà sẽ làm giảm hấp thu sắt.

Kẽm có tác dụng quan trọng cho việc phát triển cơ
thể và làm lành vết thương. Kẽm có nhiều trong thịt
nạc, cá, hàu... nếu ăn chung với thức ăn giàu xơ sẽ
làm giảm hấp thu kẽm.

Sữa đậu nành có chứa men ức chế trypsin, sẽ ức chế
hoạt tính của protease, ảnh hưởng đến hấp thu đạm,
vì thế không nên dùng chung với trứng gà, thay vào
đó nên ăn cách nhau một khoảng thời gian.

Hành (chứa nhiều acid oxalic), nếu ăn cùng đậu hủ


(giàu canxi) sẽ gây phản ứng tạo chất lắng đọng,
khiến cơ thể không hấp thu được canxi.

Các nguyên tố đồng, sắt trong gan sẽ phân hủy
vitamine C trong cà chua, ớt, giá.

Hải sản giàu đạm, canxi ăn cùng các loại quả giàu
tannin như nho, lựu, táo xanh, hồng... sẽ giảm giá trị
đạm, gây những phản ứng sinh hóa bất lợi cho
đường ruột, làm đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy.

Acid amine trong đạm cá kết hợp với nitrite của dưa
muối, tạo nitrosamine, là chất gây ung thư đường tiêu
hóa.

Khoai tây sinh nhiều acid nitrat trong đường ruột, nếu
ăn cùng cà chua, hồng (acid mạnh) sẽ sinh ra chất
lắng đọng, dẫn đến khó tiêu, chán ăn.

Thức uống chua (cam, chanh, quýt...) làm giảm pH
của sữa, dẫn đến đạm trong sữa bị kết tủa, không tốt
cho tiêu hóa.

Đường hóa học kỵ lòng trắng trứng, trứng muối,
trứng gà luộc: gây ngộ độc, có thể dẫn đến tử vong.

Cá chép kỵ gan heo, cam thảo, bí đỏ, có thể gây ngộ
độc.

Cua kỵ lê, lựu, dưa gang, cà tím, đậu phộng, khoai

lang, bí đỏ, rau cần, thức ăn lạnh. Ốc kỵ dưa gang,
nấm mèo, thịt bò, sò, bột mì, bắp vì gây hại đường
ruột, khiến người ăn bị tiêu chảy, ngộ độc.

Bia kỵ thức ăn ướp muối vì thức ăn ướp muối trong
quá trình chế biến sinh ra nhiều thành phần kết hợp
với chì trong máu, thành chất gây ung thư hoặc bệnh
đường tiêu hóa.

Ăn quá nhiều thịt (nhất là thịt đỏ, nội tạng) sẽ làm tồn
đọng nhiều acid uric trong máu ở dạng omnosodium
urate ít hòa tan, gây viêm, đau nhức xương, khớp.

Rượu cản trở sự hấp thu các sinh tố nhóm B, C, acid
folic... ở ruột, lâu ngày sẽ gây viêm dây thần kinh, làm
đau tê, có khi liệt bắp chân, bàn chân. Rượu còn làm
tăng acid uric và acid lactic trong máu.

Muối của axit nitric (HNO3) là chất có nhiều trong lạp
xưởng, thịt muối, rau cải trắng, dưa cải muối. Vì thế
nên ăn cùng thức ăn, hoa quả chứa nhiều vitamine C
(táo, cam, quýt, ổi, rau ngót...), sẽ giúp hạn chế khả
năng gây ung thư do muối của HNO2 (chuyển hóa từ
muối HNO3).

×