Thức ăn làm đẹp da
Một công trình nghiên
cứu mới đây cho rằng
có mối tương quan
giữa chế độ ăn và mụn
trứng cá, đã tạo được
sự chú ý của giới
chuyên môn. Nhiều
công trình khoa học
cho thấy: nếu thiếu
vitamin A hoặc chất
béo cần thiết, da sẽ bị
khô ráp; thiếu vitamin C sẽ không có collagen
giúp da đàn hồi; thiếu kẽm cũng tạo nên làn da
sần sùi và nhăn nheo. Chất chống ôxy hóa có
giúp da trẻ lại?
Chế độ ăn có liên quan đến mụn trứng cá không?
Một công trình nghiên cứu của GS.BS. Cordain và
các cộng sự ở Đại học bang Colorado, Hoa Kỳ đã
cho thấy: nếu ăn nhiều các chất bột đường như: kẹo,
khoai tây chiên, bánh quy, bánh rán, bánh bông lan,
nước có ga, bánh pizza, bánh mì trắng, và các thức
ăn chế biến từ bột, đường sẽ làm da mặt nổi mụn
trứng cá nhiều hơn.
Đó là kết luận sau một cuộc khảo sát trên 1.200
người sống trên đảo Kitavan thuộc vùng Tân Ghinê
Papua, trong đó có 300 người từ 15-25 tuổi. Nhóm
thứ hai là 115 thổ dân Ache sống bằng nghề đi săn
và lượm hái ở Paraguay, trong đó có 15 người tuổi từ
15-25. BS.
Cordain nhận thấy rằng: Trong hai nhóm này không
có ai bị mụn trứng cá. Ngược lại nhóm tuổi này ở Hoa
Kỳ tỷ lệ thiếu niên bị nổi mụn trứng cá là 80-95%, và
cả người trung niên cũng bị mụn trứng cá.
Phát hiện quan trọng của nhóm nghiên cứu là cư dân
sống trên đảo Kitavan chủ yếu ăn cá, trái cây, khoai,
rau củ và hầu như không ăn thức ăn chế biến công
nghiệp; còn bữa ăn của nhóm thổ dân Ache chủ yếu
gồm có rau, lạc, gạo, một chút thịt rừng và do tiếp xúc
với người phương Bắc nên có ăn rất ít bánh mì và
đường.
Theo BS. Cordain, sở dĩ các thổ dân nói trên có làn
da mịn màng không nổi mụn trứng cá là do chế độ ăn
của họ rất lành mạnh, rất ít ăn bột - đường tinh luyện
như bánh, kẹo ngọt. Những dân tộc có nền văn hóa
dùng bột đường tinh luyện làm lương thực cơ bản, bị
mọc nhiều mụn trứng cá do thức ăn của họ đã khơi
dậy một "dòng thác nội tiết".
Giải thích vấn đề này, BS. Cordain đưa ra giả thuyết:
khi lượng đường huyết tăng cao, tuyến tụy bắt buộc
phải tiết ra thêm insulin, có tác động phóng thích các
nội tiết tố nam và các yếu tố tăng trưởng dẫn đến da
tiết ra nhiều chất nhờn, đổi mới nhiều tế bào, làm bít
lỗ chân lông gây viêm tạo thành mụn trứng cá.
Quan điểm của một số nhà chuyên môn
Tuy Viện Hàn lâm Da liễu vẫn bảo lưu ý kiến cho rằng
thức ăn không phải là nguyên nhân gây nên mụn
trứng cá nhưng vẫn luôn nhấn mạnh là cần có một
chế độ ăn uống cân đối về dinh dưỡng và ghi nhận
những ý kiến khác nhau của các chuyên viên da liễu
về vấn đề này.
BS.Karen Burke, ở New York thì phát biểu: "Tôi thực
sự nghĩ một số thức ăn có thể làm nổi mụn trứng cá",
như chocolate, các quả hạch, khoai tây lát mỏng
chiên giòn, nước ngọt có ga, yaourt và những sản
phẩm từ sữa khác, những thức ăn có hàm lượng iod
cao như tôm, cua, sò ốc và rau bó xôi.
Theo BS. Cordain hiện đang có 2 công trình nghiên
cứu ở Úc và Thụy Điển khảo sát những người đã bị
mụn trứng cá chuyển từ chế độ ăn gồm nhiều thức ăn
có chỉ số đường huyết cao sang chế độ ăn giảm thiểu
chúng, nhưng nhiều rau, trái cây, cá và thịt nạc xem
có hết nổi mụn trứng cá không.
Các chất chống ôxy hóa có ngăn chặn da bị lão
hóa?
Khoa học đã biết vai trò của các chất chống ôxy hóa
đối với cơ thể : nhờ phản ứng chống ôxy hóa mà
vitamin C ngăn chặn ảnh hưởng xấu của các gốc tự
do, kìm hãm sự lão hoá của tế bào; chức năng đặc
trưng riêng của vitamin C là vai trò quan trọng trong
quá trình hình thành collagen, một protein quan trọng
đối với sự tạo thành và bảo vệ các mô như da, sụn,
mạch máu, xương và răng; kích thích nhanh sự liền
sẹo; kết hợp với vitamin E làm chậm quá trình phát
triển của một số bệnh ung thư.
Vitamin E có vai trò quan trọng trong việc chống lão
hoá nhờ phản ứng chống ôxy hóa bằng cách ngăn
chặn các gốc tự do; vitamin E làm giảm các cholestrol
xấu và làm tăng sự tuần hoàn máu nên làm giảm
nguy cơ mắc các bệnh tim mạch; kích thích hệ thống
miễn dịch hoạt động bình thường bằng việc bảo vệ