Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đói lả trong dịp Tết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.47 KB, 4 trang )

Đói lả trong dịp Tết

Vào dịp Tết, có không ít trẻ phải đi bệnh viện cấp cứu
chỉ vì... đói. Bên cạnh đó, không ít người bị ngộ độc
thực phẩm hay rối loạn tiêu hóa.


Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Giảng, Bệnh viện Nhi Đồng 2
TP HCM, những ngày Tết, người lớn thường bận rộn, giờ
giấc ăn uống bị xáo trộn. Điều này dẫn đến hệ quả là người
nọ cứ tưởng người kia đã cho trẻ ăn, còn bản thân trẻ ham
vui, quên đói nên cũng không đòi ăn. Thế nên đã có không
ít trường hợp trẻ bị đói lả, hạ đường huyết, phải đưa đến
bệnh viện cấp cứu.
Mặt khác, theo bác sĩ Minh Hạnh, những ngày Tết, trẻ em
thích ăn nhiều mứt, kẹo ngọt, uống nhiều nước ngọt mà bỏ
qua các bữa chính trong ngày. Do đó, những trẻ thừa cân,
béo phì càng tăng cân, còn trẻ gầy, suy dinh dưỡng lại
nhanh sụt cân.

Để tránh những trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo, bậc
cha mẹ không nên dự trữ nhiều bánh kẹo, nước ngọt trong
nhà. Có thể giảm các lọai bánh mứt, thay thế bằng rau câu,
trái cây ít đường hoặc các loại hạt như hướng dương, hạt
dẻ, hạt dưa, hạt bí, hạt đậu sấy… nhằm để giảm lượng
đường đưa vào cơ thể. Các loại hạt tốt cho sức khỏe vì
cung cấp thêm các axit béo thiết yếu.

Đối với trẻ béo phì, thay vì cho “ăn thả cửa” trong những
ngày Tết, nên cho trẻ ăn vừa phải và tăng cường vận động
thông qua trò chơi. Trẻ gầy thì không quá hạn chế đồ ngọt


nhưng cũng không nên ăn nhiều bánh mứt để tránh đầy
bụng. Việc đi chơi, vận động vừa phải sẽ giúp trẻ mau đói
và thèm ăn, nhưng không nên cho đi chơi quá nhiều vì
khi quá mệt, trẻ cũng biếng ăn.

Cẩn thận để tránh ngộ độc

Bác sĩ Phạm Thị Ngọc Tuyết, Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh
viện Nhi Đồng 2 TP HCM, cho biết những món ăn nguội
được chế biến sẵn như nem, chả.... đôi khi được nhà sản
xuất pha thêm hàn the nên dễ gây ngộ độc cho trẻ em. Đặc
biệt, lạp xưởng là món ăn chứa nhiều chất béo, phẩm màu
và chất bảo quản. “Cả ba chất này đều làm trẻ khó tiêu. Lạp
xưởng của các cơ sở sản xuất không đảm bảo, sử dụng chất
bảo quản không đúng còn gây ngộ độc cấp tính và ung
thư”, bác sĩ Tuyết nói.

Nhiều gia đình thường tích trữ nhiều thức ăn trong những
ngày Tết để tiện cho việc ăn uống, tiếp khách. Theo bác sĩ
Nguyễn Thị Thu Hậu, Bệnh viện Nhi Đồng 2, tích trữ quá
nhiều sẽ dẫn đến việc bảo quản không tốt.

Thực phẩm được bảo quản càng lạnh càng ngăn được hoạt
động phá hoại của vi khuẩn và làm chậm quá trình thay đổi
về mặt hóa học. Tuy nhiên, ngay cả khi được lưu trữ trong
tủ lạnh ở - 5 độ C, thực phẩm vẫn có thể bị hỏng, đặc biệt
là thịt bởi vi khuẩn vẫn âm thầm hoạt động. Khi tái đông,
quá trình hư hại của thực phẩm sẽ tăng lên nhiều lần. Do
vậy, chỉ nên trữ vừa đủ dùng, chia thành nhiều gói nhỏ để
dùng hết sau khi rã đông, làm lạnh nhanh để tránh hư hại

thực phẩm

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×