Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Luôn có một nghề dành cho bạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.45 KB, 4 trang )

Luôn có một nghề dành cho bạn

Lý do thành công trong sự nghiệp của mỗi người chính là tố chất của
người đó có phù hợp với nghề của họ hay không. Nhưng bởi quan niệm
phân chia nghề nghiệp ra sang, hèn, cao, thấp nên đôi khi bạn phạm sai
lầm chỉ bởi những gì người ta cho là chắc chắn.

Mặc dù nếu cố gắng, con người có thể dần dần thay đổi để thích nghi với
hoàn cảnh, đạt được một ít thành tựu nhất định. Nhưng tố chất đặc trưng của
mỗi người không dễ dàng thay đổi trong ngày một ngày hai. Ví dụ, một
người không có tố chất thể lực lại quyết tâm trở thành vận động viên thể
thao thì biết đến bao giờ… Cũng vậy, nếu như tố chất học hành chữ nghĩa
của bạn là hạn chế, sao bạn vẫn cố theo đuổi mục tiêu khoa bảng? Mục tiêu
không phù hợp, không phát huy được hết khả năng, thì sự thành công khiên
cưỡng đó chỉ là sự tầm thường nhỏ bé so với công sức và nổ lực của bạn
phải bỏ ra.

Tố chất khó thay đổi, nhưng khả năng thì có thể đào tạo được. Nhu cầu xã
hội rất rộng nên cần nhiều người cho nhiều nghề khác nhau, việc lựa chọn
nghề nghiệp phù hợp không phải là việc quá khó, chỉ sợ đắn đo vì mãi so
sánh, sánh so. Nắm vững cuộc đời của mình, đừng lo lắng mình giỏi hay
kém hơn người khác mà nên nghĩ xem mình thật sự thích và có những khả
năng gì. Chỉ có bạn là người nắm giữ chìa khóa của đời bạn. Lựa chọn là ở
nơi bạn. Không ai thật sự là người vô dụng, chỉ đừng chạy theo sang hèn cao
thấp mà chọn nghề, đừng so bì, đừng bắt chước, tự tin nhìn lại bản thân, tự
khắc bạn sẽ tìm thấy khả năng tiềm tàng của mình.

Con người thay đổi, mối quan tâm và mục tiêu của bạn cũng có thể thay đổi.
Không thích một công việc nào đó, một nghề nào đó là bởi bạn chưa hiểu rõ
tính chất, ý nghĩa và tác dụng của nghề đó. Một khi được tiếp xúc và hiểu nó
hơn, khả năng tương thích được phát triển thì dần dần bạn sẽ hứng thú với


nghề nghiệp sẽ theo này.

Bạn cũng đừng sợ thiếu bằng cấp, người ta không “khờ dại” trả cho bạn một
đống tiền chỉ vì bạn có bằng cấp, mà chính khả năng lành nghề của bạn mới
chứng tỏ được giá trị của bạn. Làm sao có thể phát huy hết tiềm năng của
mình với một nghề bạn cho là “cao sang” nhưng không phù hợp? Làm sao
có thể gọi là “hèn kém” với một nghề mà bạn có thể yêu thích và làm tốt với
khả năng phù hợp của mình?

Mỗi chúng ta làm nghề gì, cần phải căn cứ vào tố chất của mình, hoàn cảnh
kinh tế gia đình và nhu cầu xã hội. Thật tuyệt vời nếu kết hợp được cả nhu
cầu xã hội, hoàn cảnh gia đình cho phép theo đuổi nghề nghiệp phù hợp với
tố chất của mình. Bạn sẽ phát huy được sở trường, bạn sẽ thấy công việc có
ý nghĩa tích cực, bạn sẽ hài lòng với việc làm của mình và nhất định thành
công.

Đánh giá ưu thế và hạn chế của hoàn cảnh. Nếu cần, chuyển đến một lĩnh
vực khác, ngay cả lùi lại một bước để học hỏi những kỹ năng và kinh
nghiệm mới. Không tự xác định mục tiêu để mình đi tới, sự nghiệp và cuộc
đời của bạn sẽ chỉ là những tình cờ đầy may rủi. Chẳng phải bạn đã từng
hoặc có thể là đang cảm thấy rất thất vọng, ê chề và bất mãn đó sao? Vì sao?

Vì bởi bạn chưa có hướng đi thật sự cho đời mình. Những nẻo đường “mộng
mơ” bạn đã muốn theo đó, có thể nó không thật sự là con đường của bạn.
Con đường ảo tưởng được hình thành từ những quan niệm phân biệt sang,
hèn, cao, thấp của những người khác, do những người khác quyết định, bạn
bắt chước và chạy trên con đường không phải của mình, không phù hợp với
mình như thế, thì làm sao có thể đên đích thành công?

Hãy nhận thức cho được sở thích và khả năng thật sự của bạn để sử dụng

chúng. Tôi cho bạn công thức thành công trong sáu chữ: “Suy nghĩ kỹ - rồi
làm kỹ”. (EDWARD RICKENBECKER). Ngày mai là một ngày mới, hãy
bắt đầu với nó một cách tuyệt hảo và quyết tâm: Luôn có một nghề dành cho
bạn, để bạn vững bước vào đời!

×