Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Phát triển dịch vụ Thẻ ghi nợ tại ngân hàng cổ phần ngoại thương Việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.69 KB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>CHƯƠNG 1 </b>



<b> CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ GHI NỢ </b>



<b>CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI </b>



<b>1.1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ THẺ GHI NỢ CỦA NHTM </b>
<b>1.1.1. Thẻ ghi nợ </b>


<i><b>1.1.1.1. Khái niệm </b></i>


Thẻ ghi nợ là một loại hình của thẻ ngân hàng. Thẻ ngân hàng là phương tiện
thanh tốn khơng dùng tiền mặt, ra đời từ phương thức mua bán chịu hàng hóa bán
lẻ và phát triển gắn liền với việc ứng dụng công nghệ tin học trong lĩnh vực tài
chính – ngân hàng. Thẻ ngân hàng là công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành
cấp cho khách hàng sử dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền
mặt trong phạm vi số dư tiền gửi của mình hoặc hạn mức tín dụng được cấp. Thẻ
ngân hàng cịn dùng để thực hiện các dịch vụ thơng qua hệ thống giao dịch tự động
hay còn gọi là hệ thống tự phục vụ ATM.


<i><b>1.1.1.2. Lợi ích của thẻ ghi nợ </b></i>


<b>Đối với các thành viên tham gia </b>


<i>♦ Đối với ngân hàng: Thông qua việc phát hành thẻ, ngân hàng có thể huy động </i>


được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư với giá rẻ để cho vay phục vụ sản xuất kinh
doanh và tiêu dùng…, từ đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động cho ngân hàng.


<i>♦ Đối với khách hàng: Thẻ ghi nợ mang lại cho khách hàng sự an toàn và </i>



tiện lợi; chỉ với một tấm thẻ trong tay, bạn có thể đi bất cứ đâu trên thế giới.


<i><b>♦ Đối với cơ sở chấp nhận thẻ: Khi giao dịch bằng tiền mặt, việc kiểm đếm </b></i>


tiền, ghi chép sổ sách mất khá nhiều thời gian. Trong khi đó nếu giao dịch bằng thẻ,
hệ thống thanh toán điện tử cùng các thiết bị đi kèm sẽ hồn tất mọi quy trình thanh
tốn chỉ trong vài giây.


<b>Đối với nền kinh tế </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

quản…đồng thời thẻ ghi nợ làm tăng khả năng tạo tiền của các NHTM, giảm sức ép
giả tạo về sự khan hiếm tiền mặt trong nền kinh tế.


Ngoài ra việc sử dụng thẻ trong nền kinh tế cịn mang lại những tác động tích
cực đối với hoạt động quản lý của Nhà nước.


<b>1.1.2. Dịch vụ thẻ ghi nợ của NHTM </b>


<i><b>1.1.2.1. Chính sách cung cấp dịch vụ thẻ ghi nợ của các NHTM </b></i>


Hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thẻ nói riêng ln phải được
thực hiện theo một chính sách rõ ràng. Đối với hoạt động thẻ, đó là chính sách cung
cấp dịch vụ thẻ. Chính sách này được xây dựng và hoàn thiện qua nhiều năm nhằm
tăng cường chun mơn hố và tạo sự thống nhất chung trong hoạt động cung cấp
dịch vụ thẻ từ đó góp phần hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời.


Chính sách cung cấp dịch vụ thẻ ghi nợ của các NHTM bao gồm chính sách
về sản phẩm, chính sách khách hàng, chính sách lãi suất và phí.


<i><b>1.1.2.2. Bộ máy thực hiện </b></i>



Các NHTM khi mới tham gia hoạt động kinh doanh thể đều hình thành một
phịng ban chun mơn phụ trách lĩnh vực này trong cơ cấu tổ chức của toàn ngân
hàng, đó là phịng kinh doanh thẻ.


Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động kinh doanh thẻ của các
NHTM ngày càng phát triển, quy mô và hoạt động của một phịng kinh doanh thẻ
tại hội sở chính khơng đáp ứng được yêu cầu, khi đó các NHTM đã hình thành nên
trung tâm thẻ tại Hội sở chính. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm thẻ bao gồm: giám
đốc, các phó giám đốc, các phịng chun mơn nghiệp vụ, phòng nghiên cứu và
phát triển, phòng phát hành thẻ, phòng quản lý rủi ro, phòng kỹ thuật, phòng dịch
vụ khách hàng, phịng kế tốn, phịng hành chính nhân sự.


<i><b>1.1.2.3. Công nghệ thẻ ghi nợ </b></i>


<i> Thẻ từ (Magnetic Card) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i> Thẻ thông minh (Smart Card): </i>


Thẻ thông minh là giai đoạn phát triển hiện tại của thẻ ngân hàng, thể hiện
những ứng dụng hiện đại nhất của công nghệ thơng tin vào lĩnh vực thẻ, đó là việc
sử dụng chíp điện tử.


<i> Thẻ liên kết (Co-Branded Card) </i>


Thẻ liên kết là sản phẩm của một ngân hàng hay một tổ chức tài chính kết
hợp với một bên thứ ba và thông thường, tên hoặc nhãn hiệu thương mại, logo của
bên thứ ba này cũng đồng thời xuất hiện trên tấm thẻ.


<i><b>1.1.2.4. Quy trình phát hành và thanh tốn thẻ ghi nợ </b></i>



<i><b>Sơ đồ 1.1. Quy trình phát hành </b></i>


<i><b>1.1.2.5. Hệ thống thiết bị phụ trợ </b></i>


Hệ thống thiết bị phụ trợ của dịch vụ thẻ bao gồm hệ thống máy rút tiền tự
động ATM và hệ thống máy đọc thẻ tại các cơ sở chấp nhận thẻ.


Ngân hàng phát hành


Chuyển về trung tâm
thẻ


Thẩm định/quyết định
phát hành


Nhận yêu cầu


Nhập dữ liệu phát hành


Tiếp nhận yêu cầu


Khách hàng


Chạy Batch (xử lý)


Mã hoát, in nổi


Mailing
Nhận thẻ từ



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>1.2. PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ GHI NỢ CỦA NHTM </b>


<b>1.2.1. Quan điểm về sự phát triển dịch vụ thẻ ghi nợ của NHTM </b>


Phát triển dịch vụ thẻ ghi nợ là sự phát triển về quy mô, chất lượng thẻ ghi
nợ, chất lượng cung cấp dịch vụ thẻ ghi nợ để mang lại ngày càng nhiều tiện ích
cho khách hàng đồng thời nâng cao lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh thẻ cho
các ngân hàng thương mại và nâng cao lợi ích cho tồn xã hội.


<b>1.2.2. Chỉ tiêu phản ánh sự phát triển dịch vụ thẻ ghi nợ của NHTM </b>


<i><b>Thứ nhất, nhóm chỉ tiêu phản ánh doanh thu, chi phí của ngân hàng từ dịch </b></i>


vụ thẻ ghi nợ.


<i><b>Thứ hai, nhóm chỉ tiêu phản ánh sự gia tăng quy mô thẻ ghi nợ bao gồm: gia </b></i>


tăng số lượng thẻ ghi nợ phát hành


<i><b>Thứ ba, chỉ tiêu phản ánh chất lượng cung cấp dịch vụ thẻ ghi nợ của ngân hàng </b></i>


<b>1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ thẻ ghi nợ tại các NHTM </b>


<i><b>1.2.3.1. Nhân tố chủ quan (từ phía ngân hàng) </b></i>


<i><b> Năng lực tài chính </b></i>


<i><b>- Đầu tư vào cơ sở hạ tầng </b></i>



Nhân tố này được thể hiện ở việc ngân hàng đầu tư vốn phát triển mạng lưới
cơ sở chấp nhận thẻ và hệ thống máy ATM.


<i><b>- Đầu tư vào công nghệ: </b></i>


Để phát triển hoạt động thanh tốn thẻ địi hỏi các NHTM phải có một cơng
nghệ hiện đại, an tồn và nhanh chóng. Do đó địi hỏi vốn đầu tư khá lớn và cần có
sự đầu tư đồng bộ.


<i><b> Về nguồn nhân lực: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i><b> Năng lực quản lý rủi ro trong dịch vụ thẻ ghi nợ: </b></i>


Năng lực quản lý rủi ro của ngân hàng là khả năng của ngân hàng trong việc
chủ động chấp nhận và kiểm soát rủi ro nhằm tối thiểu hóa tổn thất do rủi ro gây ra.
Điều này được thể hiện ở khả năng xác định rủi ro, đo lường phân tích rủi ro, giám
sát rủi ro và các biện pháp hạn chế những tổn thất do rủi ro gây ra trong lĩnh vực
cung cấp dịch vụ thẻ ghi nợ.


<i><b>1.2.3.2. Nhân tố khách quan </b></i>


<i><b> Từ phía Chính phủ, Ngân hàng trung ương </b></i>


Một hệ thống văn bản pháp lý đồng bộ quản lý hoạt động kinh doanh thẻ của
ngân hàng là một điều kiện không thể thiếu trong việc phát triển dịch vụ thẻ của các
ngân hàng thương mại.


<i><b> Từ phía khách hàng </b></i>


Dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ thẻ ghi nợ nói riêng chỉ có thể phát


triển được khi có thị trường để cung cấp. Nếu khơng có thị trường hoặc quy mơ thị
trường nhỏ hẹp, thì cho dù cơng nghệ ngân hàng, chất lượng dịch vụ có hiện đại và
tốt đến đâu cũng không thể phát triển được.


<b>1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ GHI NỢ TRÊN THẾ GIỚI </b>
<b>1.3.1. Phát triển dịch vụ thẻ ghi nợ của 1 số quốc gia và tổ chức thẻ quốc tế </b>


Trong phần này, luận văn đi vào phân tích kinh nghiệm phát triển dịch vụ thẻ
ghi nợ của tổ chức thẻ quốc tế Visa và một số quốc gia phát triển trên thế giới như:
Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.


<i><b>1.3.2. Xu hướng phát triển dịch vụ thẻ trên thế giới </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>CHƯƠNG 2 </b>



<b>THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ GHI NỢ TẠI </b>



<b>NGÂN HÀNG CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM </b>



<b>2.1. KHÁI QUÁT NGÂN HÀNG CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM </b>
<b>2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển </b>


Ngày 01 tháng 04 năm 1963, VCB chính thức được thành lập theo Quyết
định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên
cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là
NHNN). Theo Quyết định nói trên, VCB đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh
đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế
đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại
khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn
ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan


hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)... Ngồi ra, VCB
cịn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng
bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương
các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.


<b>2.1.2. Cơ cấu tổ chức </b>


Bộ máy tổ chức hiện nay của VCB gồm: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát,
Ủy Ban Quản lý rủi ro, Tổng giám đốc, Ủy ban Alco, Hội đồng tín dụng trung
ương, các phịng ban chức năng. Mạng lưới thì có Hội sở chính, Sở giao dịch và các
chi nhánh, các cơng ty con trong nước và nước ngồi, các cơng ty liên doanh.


<b>2.1.3. Hoạt động kinh doanh của VCB Việt nam </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

VCB Việt nam không ngừng tăng lên qua các năm.


<b>2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ GHI NỢ TẠI VCB </b>
<b>2.2.1. Khái quát về Smarlink </b>


Tiền thân là liên minh thẻ Ngân hàng Ngoại thương VN, Smartlink ra đời với
chức năng chính là một công ty chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan tới thẻ thanh
toán, quản lý và vận hành mạng thanh tốn thẻ tồn liên minh và phát triển các
phương thức thanh toán điện tử. Trên nền tảng của hệ thống liên minh thẻ
Vietcombank đã hoạt động ổn định từ năm 2005, khi đi vào hoạt động, Smartlink sẽ
cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng của các ngân hàng thành viên.
<b>2.2.2. Khái quát về trung tâm thẻ VCB </b>


Trước sức ép cạnh tranh ngày càng tăng trên thị trường, bên cạnh cơng tác
đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ thẻ, Trung tâm thẻ - đơn
vị hoạt động độc lập trực thuộc VCB được thành lập. Với tiền thân là Phòng kinh


doanh thẻ hiện nay Trung tâm thẻ ngày càng phát triển cả về quy mô và chất lượng.


Trung tâm thẻ VCB hoạt động theo mơ hình hai cấp với mức độ tập trung hoá
các nghiệp vụ thẻ xử lý tại TW, phát hành, thanh toán tại các phịng thẻ chi nhánh.
<b>2.2.3. Chính sách cung cấp dịch vụ thẻ ghi nợ tại VCB </b>


Hiện nay chính sách cung cấp dịch vụ thẻ ghi nợ của VCB đã có sự thay đổi
để phù hợp với thực trạng cạnh tranh cung cấp dịch vụ của các ngân hàng. Đối
tượng khách hàng của VCB đã được mở rộng hơn:


<i>Khách hàng sử dụng thẻ của VCB bao gồm: </i>


Cá nhân là người Việt Nam hoặc người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam
có nhu cầu sử dụng thẻ, đáp ứng các điều kiện phát hành, sử dụng thẻ do
Vietcombank và Pháp luật quy định. Đối với chủ thẻ chính phải đủ 18 tuổi trở lên.
<b>2.2.4. Các dòng thẻ ghi nợ tại VCB </b>


<i>- Thẻ ghi nợ nội địa: : </i>


<b>Thẻ Vietcombank connect 24: Đây là loại thẻ thanh toán nội địa đầu tiên ra </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

các tiện ích hiện đại khác như thanh tốn hóa đơn tiền điện, điện thoại, phí bảo hiểm,
<i>thanh tốn khơng dùng tiền mặt khi mua hàng hóa và dịch vụ. </i>


<b>Thẻ Vietcombank SG24: Vietcombank đã kết hợp kinh nghiệm lâu năm của </b>


mình cùng ý tưởng năng động của Cơng ty truyền thông sáng tạo Việt Nam
(Creative Media – CMVN) để cho ra đời thẻ Vietcombank SG24. Kế thừa từ sản
phẩm ATM connect24, SG24 là một dòng thẻ mới, vẫn là thẻ ghi nợ nội địa nhưng
<i>đem đến cho khách hàng những tiện ích mới mà thẻ ATM connect24 khơng có. </i>



<i>- Thẻ ghi nợ quốc tế </i>


<b>Thẻ Vietcombank connect24 Visa: Là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai thương </b>


hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp tài chính là VCB và Visa
International.


<b>Thẻ Vietcombank MTV: Là dịng sản phẩm thẻ thanh tốn mang thương hiệu </b>


MasterCard do Vietcombank liên kết với Kênh truyền hình nổi tiếng MTV và là một
trong số những sản phẩm MasterCard Unembossed liên kết đầu tiên trên thế giới


<b>2.2.5. Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển dịch vụ thẻ ghi nợ của VCB </b>


<i><b>2.2.5.1. Quy mô thẻ ghi nợ. </b></i>


Quy mô thẻ ghi nợ được thể hiện thông qua số lượng thẻ ghi nợ mới phát
hành, tổng số thẻ ghi nợ, thị phần thẻ và thị phần thanh toán của VCB so với các
ngân hàng khác.


<i><b>Bảng: Số lượng thẻ ghi nợ của VCB qua các năm </b></i>


<i>Đơn vị: Nghìn thẻ </i>


Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008


Thẻ connect24 1500 2190 3379


Thẻ SG24 1,5 3,2 14



Thẻ MTV 6 30 50


Thẻ connect24-visa 30 60 80


<b>Tổng </b> <b>1537,5 </b> <b>2283,2 </b> <b>3523 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<i><b>2.2.5.2. Số lượng máy ATM, số lượng các đơn vị chấp nhận thẻ</b></i>


Cùng với hoạt động phát hành thẻ, hoạt động của hệ thống giao dịch tự động
ATM, POS của VCB cũng không ngừng tăng trưởng. Ngoài việc cung cấp dịch vụ
cho khách hàng sử dụng thẻ ghi nợ Connect24, hệ thống ATM còn cung cấp dịch vụ
thanh toán và rút tiền mặt cho các khách hàng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế mang
thương hiệu Visa, Mastercard, American Express.


Hiện tại VCB đang là ngân hàng đứng đầu trong việc đầu tư vào hệ thống
ATM với 1250 máy được lắp đặt tại các trung tâm thương mại lớn, các chi nhánh và
phòng giao dịch của VCB trên tồn quốc.


Tính đến 31/12/2008 trên toàn hệ thống VCB đã triển khai 7800 POS, được
lắp đặt chủ yếu tại các trung tâm thương mại, các siêu thị phục vụ nhu cầu thanh
toán hàng hoá, dịch vụ ngày càng tăng của các chủ thẻ.


<i><b>2.2.5.3. Công nghệ thẻ và khả năng hạn chế rủi ro </b></i>


Tội phạm thẻ gia tăng, rủi ro gây ra cho hệ thống thanh tốn cũng như tồn
bộ nền kinh tế ngày một lớn, nếu khơng có sự phịng ngừa và xử lý kịp thời. Một
trong những giải pháp hữu hiệu mà các tổ chức thẻ quốc tế và giới kinh doanh ngân
hàng VN đưa ra là chuyển thanh toán từ thẻ từ hiện nay sang công nghệ mới: thẻ
chíp thơng minh. Đối với VCB, do lên kế hoạch từ trước, hầu hết các máy thanh


toán tự động (ATM) cũng như máy chấp nhận thẻ (POS) đều được cài đặt các tính
năng để có thể thích ứng với EMV. Cuối năm 2006, VCB đã tung ra sản phẩm thẻ
chíp đầu tiên và hiện đang trong lộ trình thực hiện mơ hình mới.


<i><b>2.2.5.4. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận từ việc cung cấp dịch vụ thẻ ghi nợ </b></i>


<i><b>Doanh thu trực tiếp từ hoạt động thẻ </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<i><b>Doanh thu gián tiếp từ hoạt động thẻ </b></i>


Phương án 1: Ln có sẵn 2 triệu đồng trong tài khoản của các chủ thẻ. Khi
đó với 3,5 triệu thẻ phát hành, trung bình tổng số dư sẵn có trong tài khoản là 7000
tỷ đồng. Với mức lãi suất cho vay trung bình 10%/năm, số lãi ngân hàng thu được
khi cho vay 7000 tỷ trong 1 năm là 700 tỷ đồng.


Phương án 2: Ln có sẵn 3 triệu đồng trong tài khoản của các chủ thẻ. Với
các giả định tương tự như trên, số lãi ngân hàng thu được khi cho vay 10.500 tỷ
trong một năm là 1.050 tỷ đồng.


Phương án 3: Luôn sẵn có 4 triệu đồng trong tài khoản thẻ, số lãi ngân hàng
thu được khi cho vay 14.000 tỷ trong một năm là 1.400 tỷ đồng.


Với mỗi phương án sẽ tính được tổng doanh thu từ hoạt động thẻ, từ đó so
sánh với chi phí từ hoạt động thẻ để xác định lợi nhuận từ hoạt động thẻ.


<i><b>Chi phí cho hoạt động thẻ </b></i>


Chi phí trung bình hàng năm của hoạt động thẻ là 1000 tỷ đồng/năm.
<i><b>Lợi nhuận từ hoạt động thẻ </b></i>



Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí


Với ba phương án nêu trên, lợi nhuận từ hoạt động thẻ ghi nợ tương ứng
được thể hiện thông qua bảng sau:


<i><b>Bảng: Lợi nhuận của hoạt động thẻ ghi nợ </b></i>


<i>Đơn vị: tỷ đồng </i>


Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3


Doanh thu 719 1069 1419


Chi phí 1000 1000 1000


<b>Lợi nhuận </b> <b>(281) </b> <b>69 </b> <b>419 </b>


<i>Nguồn: Tính tốn của tác giả </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

nhuận hay không phụ thuộc vào các phương án đưa ra về số dư tài khoản sẵn có.
Trong trường hợp các chủ thẻ để trung bình 2 triệu đồng trong tài khoản, ngân hàng
sẽ bị lỗ, cịn trong trường hợp trung bình 3 đến 4 triệu trong tài khoản thì ngân hàng
sẽ có lãi.


<b>2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ GHI NỢ TẠI VCB </b>
<b>2.3.1. Những kết quả đạt được </b>


Qua phân tích thực trạng phát triển dịch vụ thẻ ghi nợ tại VCB có thể thấy
VCB đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận như sau:



<b>Thứ nhất, Quy mô thẻ ghi nợ được thể hiện ở số lượng thẻ phát hành mới, </b>


tổng số thẻ phát hành, doanh số sử dụng thẻ, doanh số rút tiền mặt, doanh số chuyển
khoản... đều gia tăng qua các năm.


<b>Thứ hai, chính sách lãi suất và phí, lãi suất có xu hướng gia tăng phù hợp với </b>


mức lãi suất chung trong nền kinh tế.


<b>Thứ ba, chất lượng dịch vụ thẻ của ngân hàng ngày càng gia tăng, đáp ứng </b>


tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
<b>2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân </b>


- Quy mô nhỏ bé chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường


- Khả năng hạn chế và xử lý rủi ro trong sử dụng và kinh doanh thẻ của VCB
vẫn cịn gặp nhiều khó khăn


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>CHƯƠNG 3 </b>



<b>GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ GHI NỢ TẠI </b>



<b>NGÂN HÀNG CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM </b>



<b>3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ GHI NỢ TẠI VCB </b>


<b>3.1.1. Định hướng phát triển dịch vụ thẻ ghi nợ trong hệ thống ngân hàng Việt Nam </b>


Định hướng đến cuối năm 2010, mức phát hành thẻ trong thanh toán phấn


đấu đạt 15 triệu thẻ; 70% các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng… lắp đặt các
thiết bị chấp nhận thanh toán bằng thẻ. Con số này đến năm 2020 phấn đấu đạt lần
lượt là 30 triệu thẻ và 95%. Các khoản thanh toán giữa các doanh nghiệp thực hiện
qua ngân hàng đạt mức 80% vào năm 2010 và đạt 95% vào năm 2020.


<b>3.1.2. Định hướng phát triển dịch vụ thẻ ghi nợ tại VCB </b>


<i><b>3.1.2.1. Những thuận lợi trong việc phát triển dịch vụ thẻ ghi nợ tại VCB </b></i>


<i>- Điều kiện về thị trường: VN là một thị trường đầy tiềm năng để các NHTM </i>


nói chung và ngân hàng ngoại thương nói riêng khai thác trong việc phát triển dịch
<i>vụ thẻ. </i>


<i>- Điều kiện về môi trường pháp lý: Hàng loạt các động thái của Chính phủ, </i>


Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua như xây dựng đề án, ban hành các văn bản
quy phạm pháp luật… về vấn đề thanh toán khơng dùng tiền mặt nói chung và
thanh toán bằng thẻ nói riêng đã cho thấy sự quan tâm đặc biệt của các cơ quan
quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thanh tốn khơng dùng tiền mặt.


<i>- Nội lực của ngân hàng </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<i><b>3.1.2.2. Định hướng phát triển dịch vụ thẻ ghi nợ </b></i>


<i><b>Về cơ cấu tổ chức. </b></i>


Trước sức ép cạnh tranh ngày càng tăng trên thị trường, bên cạnh công tác
đào tạo nâng cao trình độ chun mơn của đội ngũ cán bộ thẻ thì việc thành lập
Trung tâm thẻ theo tiêu chuẩn quốc tế, là đơn vị hoạt động độc lập trực thuộc


NHNTVN là một điều cần thiết và là một bước đi đúng đắn để dịch vụ thẻ của Ngân
<i><b>hàng Ngoại thương ngày càng được hoàn thiện. </b></i>


<i><b>Về sản phẩm và dịch vụ </b></i>


Duy trì nhịp điệu tăng trưởng hoạt động phát hành và thanh toán thẻ. Thu hút
thêm khách hàng phát hành thẻ tín dụng Visa, Master, American Express và thẻ
Connect24, khuyến khích việc chi tiêu của chủ thẻ, mở rộng mạng lưới các ĐVCNT
trong hệ thống đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng thẻ của khách hàng.


<b>3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCHVỤ THẺ GHI NỢ TẠI VCB </b>


<b>3.2.1. Xây dựng quan hệ với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trả lương cho </b>


<b>cán bộ công nhân viên qua thẻ ghi nợ </b>


Giải pháp quan trọng góp phần phát triển dịch vụ thẻ của Ngân hàng Ngoại
thương trong thời gian tới là ngân hàng cần có chiến lược hiệu quả trong việc xây
dựng mối quan hệ với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp: sắp xếp các buổi gặp gỡ,
chuyện trò với ban lãnh đạo cũng như các cán bộ công nhân viên trong các cơ quan,
đơn vị, doanh nghiệp.


<b>3.2.2. Đầu tư về công nghệ </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>3.2.3. Đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật </b>


Trong thời gian tới NHNT cần tiếp tục đầu tư để nâng tổng số máy ATM,
đầu tư để cung cấp đầu đọc thẻ có chất lượng tốt cho các cơ sở chấp nhận thẻ. Tuy
nhiên việc đầu tư nâng tổng số ATM và POS cũng cần phải được cân đối hợp lý với
mức chi phí quá cao mà ngân hàng phải bỏ ra.



<b>3.2.4. Đầu tư nguồn nhân lực </b>


Về số lượng, Ngân hàng Ngoại thương cần có kế hoạch tuyển chọn đội ngũ
cán bộ mới đáp ứng u cầu cơng việc, có trình độ cao và thích ứng tốt với các máy
móc, thiết bị hiện đại.


Về chất lượng, Ngân hàng Ngoại thương nên tuyển dụng những người có
trình độ chun mơn trong hai lĩnh vực: kỹ thuật và nghiên cứu thị trường.


<b>3.2.5. Tăng cường hoạt động Marketing và các dịch vụ phụ trợ </b>


Ngân hàng Ngoại thương cần xây dựng chiến lược Marketing đồng bộ, đó là
giải pháp trước mắt cũng là giải pháp mang tính lâu dài của tồn hệ thống Ngân
hàng Ngoại thương để phát triển hơn nữa hoạt động thanh toán thẻ. Chiến lược
Marketing đồng bộ bao gồm: Nghiên cứu và phân tích thị trường; Chính sách sản
phẩm; Chính sách truyền thơng Marketing.


<b>3.2.6. Giải pháp hạn chế và quản lý rủi ro trong thanh toán thẻ </b>


<i><b>3.2.6.1. Hoàn thiện tổ chức hoạt động Quản lý rủi ro trong hệ thống thẻ Ngân </b></i>


<i><b>hàng Ngoại thương Việt Nam. </b></i>


- Nghiên cứu xây dựng các quy định, quy trình nghiệp vụ và an ninh trong
lĩnh vực thanh toán và phát hành thẻ nhằm hạn chế tối đa tổn thất cho ngân hàng.


- Liên hệ với các Tổ chức thẻ quốc tế cập nhật các thông tin về quản lý rủi ro
và thông báo cho các chi nhánh.



<i><b>3.2.6.2. Giải pháp hạn chế tình trạng giả mạo trong hoạt động thanh tốn và phát </b></i>


<i><b>hành thẻ bao gồm: Thơng tin hướng dẫn sử dụng thẻ an toàn; Hướng dẫn và thường </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ </b>


<b>3.3.1. Kiến nghị với chính phủ. </b>


Dịch vụ thanh toán thẻ của các ngân hàng thương mại là một dịch vụ ngân
hàng hiện đại và khá mới mẻ, do đó Chính phủ cần quan tâm nhiều hơn nữa để
khuyến khích các ngân hàng thương mại phát triển dịch vụ này. Chính phủ cần hỗ trợ
nhiều mặt như: tạo mơi trường pháp lý hồn thiện, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, có
những chính sách khuyến khích hoạt động kinh doanh thẻ.


<b>3.3.2. Kiến nghị với Hiệp hội thẻ Ngân hàng </b>


<i><b>Thứ nhất, Hiệp hội thẻ nên đứng ra chủ trì trong việc thực hiện thỏa thuận </b></i>


khung về chính sách giá trong hoạt động kinh doanh thẻ.


<i><b>Thứ hai, tổ chức các đợt tuyên truyền ra cơng chúng về tiện ích, tính văn </b></i>


minh của thẻ thanh tốn.


<i><b>Thứ ba, Hiệp hội thẻ nên làm đầu mối trong việc quy định một chính sách </b></i>


chiết khấu thống nhất trong hoạt động thanh toán thẻ tại các đơn vị chấp nhận thẻ.
<i><b>Thứ tư, phối hợp để các ngân hàng thành viên chia sẻ thông tin về hoạt động </b></i>


kinh doanh thẻ đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống và hạn chế rủi ro.



<i><b>Thứ năm, tích cực mở rộng các khóa đào tạo, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh </b></i>


vực kinh doanh thẻ giữa các ngân hàng có kinh nghiệm với những thành viên mới.
<b>3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước </b>


</div>

<!--links-->

×