Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Phát triển hoạt động "Tài trợ kinh doanh nhỏ" tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt nam chi nhánh Thăng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.31 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>LỜI MỞ ĐẦU </b>



<b>1. Tính cấp thiết của đề tài </b>


Ngày nay, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, dù là nước công nghiệp
phát triển hay nước đang phát triển, doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trị rất
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Loại hình doanh nghiệp này góp phần
tạo nên sự tăng trưởng cho nền kinh tế, sự phát triển đa dạng cho các ngành
kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán, tăng xuất khẩu hàng hoá thành phẩm và
tạo ra việc làm cho hơn 80% lực lượng lao động ở cả nông thôn và thành thị.


Tại Việt Nam, với trên 95% số doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa và nhỏ
và khoảng 3 triệu hộ kinh doanh cá thể, việc phát triển thành phần kinh tế này
là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, để phát triển được thành phần kinh tế này cần
phải giải quyết hàng loạt các vấn đề, trong đó khó khăn nhất chính là tạo vốn
cho các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể.


Là một trung gian tài chính với nguồn vốn huy động dồi dào từ cơng
chúng, ngân hàng có thể sử dụng hiệu quả nguồn vốn này để tài trợ cho những
khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể dưới hình thức
“tài trợ kinh doanh nhỏ”. Việc làm trên khơng những có tác dụng thúc đẩy sự
tăng trưởng của nền kinh tế mà còn đem lại thu nhập và nhiều lợi ích khác
cho chính các ngân hàng. Không những thế, việc đẩy mạnh tài trợ thành phần
kinh tế này cũng sẽ giúp các ngân hàng phân tán rủi ro, nhất là trong bối cảnh
kinh tế có nhiều biến động như trong giai đoạn năm 2008, quý I năm 2009
vừa qua.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>chọn đề tài: “Phát triển hoạt động “tài trợ kinh doanh nhỏ” tại Ngân </b>
<b>hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng </b>
<b>Long” để làm Luận văn tốt nghiệp cao học. </b>



<b>2. Mục tiêu nghiên cứu </b>


 Nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận về tài trợ nói chung và “tài
trợ kinh doanh nhỏ” nói riêng của các ngân hàng thương mại tại Việt
Nam.


 Phân tích thực trạng “tài trợ kinh doanh nhỏ” tại Techcombank nói
chung và Techcombank Thăng Long nói riêng.


 Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển “tài trợ kinh doanh nhỏ” tại
Techcombank Thăng Long.


<b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>


 Đối tượng nghiên cứu: “Tài trợ kinh doanh nhỏ” tại Techcombank
Thăng Long.


 Phạm vi nghiên cứu:


o Hoạt động của Techcombank từ năm 27/09/1993 đến 31/05/2009.
o “Tài trợ kinh doanh nhỏ” tại Techcombank Thăng Long từ ngày


21/08/2008 đến 31/05/2009.


o Hoạt động tài trợ chỉ giới hạn là hoạt động cho vay của các ngân


hàng thương mại tại Việt Nam.
<b>4. Phương pháp nghiên cứu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>5. Kết cấu của Luận văn </b>



Kết cấu của Luận văn, ngoài Lời mở đầu, Kết luận, nội dung chính được
chia làm 03 chương:


<b>Chương 1: Tổng quan về “tài trợ kinh doanh nhỏ” của ngân hàng thương </b>
mại tại Việt Nam.


<b>Chương 2: Thực trạng “tài trợ kinh doanh nhỏ” tại Techcombank Thăng </b>
Long.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>CHƯƠNG 1 </b>


<b>TỔNG QUAN VỀ “TÀI TRỢ KINH DOANH NHỎ” CỦA </b>
<b>NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM </b>


<b>1.1. Ngân hàng thương mại và các loại hình tài trợ của ngân hàng thương mại</b>


<i><b>1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại </b></i>


“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt
động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính
chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương
mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng
hợp tác và các loại hình ngân hàng khác” (Luật các tổ chức tín dụng và các
văn bản hướng dẫn).


<i><b>1.1.2. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại </b></i>


Ngân hàng là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho công chúng và
doanh nghiệp. Thành công của ngân hàng phụ thuộc vào việc thực hiện các


hoạt động của ngân hàng một cách có hiệu quả. Các hoạt động của ngân hàng
thương mại có thể kể đến là: Nhận tiền gửi (Huy động vốn), tài trợ cho hoạt
động kinh doanh, cung cấp tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán, bảo
lãnh, mua bán ngoại tệ, cung cấp dịch vụ đại lý, quản lý ngân quỹ, cho thuê
tài sản, bảo quản vật có giá, cài trợ các hoạt động của Chính phủ, cung cấp
dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán, cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn,
cung cấp dịch vụ bảo hiểm….


<i><b>1.1.3. Các hình thức tài trợ của ngân hàng thương mại </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

chất đảm bảo vốn vay, căn cứ vào đối tượng tài trợ, căn cứ vào ngành nghề,
căn cứ vào phương thức tài trợ, căn cứ vào phương thức hoàn trả.


<b>1.2. “Tài trợ kinh doanh nhỏ” của ngân hàng thương mại tại Việt Nam </b>


“Tài trợ kinh doanh nhỏ” có thể hiểu đơn giản là việc các ngân hàng tài
trợ vốn cho các doanh nghiệp nhỏ, cực nhỏ và các hộ kinh doanh để thực hiện
các phương án kinh doanh của mình.


Tại Techcombank, ngày 21/08/2008, Tổng Giám đốc Techcombank ban
hành Quyết định số 04858/2008/QĐ-TCB v/v triển khai Chương trình cho
vay và cung cấp dịch vụ cho các khách hàng doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh
doanh cá thể (sản phẩm “Tài trợ kinh doanh nhỏ”). Theo đó, “tài trợ kinh
doanh nhỏ” là việc Techcombank tài trợ cho phân khúc khách hàng
Microbanking (khách hàng Microbanking theo tiêu chí phân loại của
Techcombank bao gồm: Tổ chức có doanh thu năm gần nhất quy đổi đến
dưới 1,5 triệu USD; Hộ kinh doanh cá thể, có đăng ký kinh doanh, có thu
nhập từ hoạt động kinh doanh; Cá nhân không có đăng ký kinh doanh, có
thu nhập từ hoạt động kinh doanh, chỉ áp dụng đối với trường hợp vay mua
ô tô tải, ô tô từ 09 chỗ trở lên).



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến “tài trợ kinh doanh nhỏ” của ngân hàng </b>
<b>thương mại </b>


Các nhân tố ảnh hưởng đến “tài trợ kinh doanh nhỏ” có thể chia thành 02
nhóm nhân tố: Các nhân tố khách quan và các nhân tố chủ quan.


Các nhân tố khách quan như: Môi trường kinh tế, môi trường xã hội,mơi
trường pháp lý, chủ trương chính sách của Nhà nước, các nhân tố xuất phát từ
phía khách hàng.


Các nhân tố chủ quan như: Chính sách tín dụng của ngân hàng, đạo đức
và trình độ của Chuyên viên tín dụng và một số nhân tố chủ quan khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>CHƯƠNG 2 </b>



<b> THỰC TRẠNG “TÀI TRỢ KINH DOANH NHỎ” TẠI </b>



<b>TECHCOMBANK THĂNG LONG </b>



<b>2.1. Giới thiệu tổng quan về Techcombank và Techcombank Thăng Long </b>


Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, gọi tắt là
Techcombank được thành lập ngày 27/09/1993 với số vốn điều lệ là 20 tỷ
VND, trụ sở chính ban đầu được đặt tại Số 24, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm,
Hà Nội (hiện nay được chuyển đến Số 70-72, Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Sau 15 năm hình thành và phát triển, Techcombank đã trở thành một trong
những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam. Số lượng chi
nhánh được mở rộng khắp các tỉnh, thành phố lớn của cả nước và vốn điều lệ
tiếp tục tăng trưởng. Cụ thể, đến tháng 06/2009, vốn điều lệ của


Techcombank là 4.377 tỷ VND với gần 170 Chi nhánh và các điểm giao dịch
trên cả nước.


Techcombank Thăng Long là Chi nhánh cấp 1 của Techcombank,
được thành lập theo Quyết định số 00149/NH-GP của Ngân hàng nhà nước
ngày 24/04/1996. Hiện nay, Techcombank Thăng Long có trụ sở tại Số
181, Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội và chịu sự quản lý trực tiếp
của Hội sở.


<b>2.2. Tổng quan về “tài trợ kinh doanh nhỏ” tại Techcombank </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

07/1997/QHX, Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN, các quy định về thủ tục
đảm bảo tiền vay, thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm…..


“Tài trợ kinh doanh nhỏ” tại Techcombank có quy trình tn theo
theo Quyết định số 02522/2007/QĐ-TGĐ và Quyết định số 003226/QĐ-TGĐ
của Tổng Giám đốc Techcombank với 05 bước chính: Tiếp xúc khách hàng,
hướng dẫn lập hồ sơ vay; Thẩm định tín dụng; Tái thẩm định, phê duyệt;
Thỏa thuận, ký kết hợp đồng với khách hàng và giải ngân khoản vay; Theo
dõi sau cho vay, tất toán sớm khoản vay, xử lý nợ có vấn đề.


Hiện nay, Techcombank đang triển khai 03 sản phẩm “tài trợ kinh doanh
nhỏ” để phục vụ phân khúc khách hàng Microbanking (Sản phẩm cho vay
khách hàng doanh nghiệp nhỏ, sản phẩm cho vay vốn siêu linh hoạt, sản phẩm
Ứng tiền nhanh).


<b>2.3. Thực trạng “tài trợ kinh doanh nhỏ” tại Techcombank Thăng Long </b>


<i><b>2.3.1. Tổng quát tình hình “tài trợ kinh doanh nhỏ” tại Techcombank </b></i>



“Tài trợ kinh doanh nhỏ” tại Techcombank có sự tăng trưởng đáng ghi
nhận kể từ khi chính thức được triển khai vào ngày 21/08/2008 với một số đặc
điểm chủ yếu: Tổng dư nợ “tài trợ kinh doanh nhỏ” là 1.937,4 tỷ VND, chiếm
tỷ trọng 5,8% so với tổng dư nợ của Techcombank đến 31/05/2009); Tài trợ
ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao đối với cả doanh số phát vay và dư nợ (khoảng
80%); Nợ xấu (nợ nhóm 3-5) toàn hệ thống ở mức 2,1%; Tổng số lượng
khách hàng đến 31/05/2009 là 4.268 khách hàng.


<i><b>2.3.2. Đánh giá “tài trợ kinh doanh nhỏ” tại Techcombank Thăng Long </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

“tài trợ kinh doanh nhỏ” chiếm 11,1%; Tài trợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao
trong tổng dư nợ “tài trợ kinh doanh nhỏ” (76,1%); Nợ xấu “tài trợ kinh
doanh nhỏ” ở mức khá thấp 1,2%; Tổng số lượng khách hàng đến 31/05/2009
là 147 khách hàng.


Tuy nhiên, hạn chế và có thể nói là tồn tại lớn nhất tại Techcombank
Thăng Long đối với sản phẩm “tài trợ kinh doanh nhỏ” là sẽ không đạt được
kế hoạch của Ban Tổng Giám đốc Techcombank giao (kế hoạch doanh số
phát vay, kế hoạch dư nợ) đối với sản phẩm này đến thời điểm 30/06/2009.
Một số nguyên nhân chủ yếu có thể đưa ra để lý giải cho hạn chế này là:


Nguyên nhân khách quan: Khách hàng “tài trợ kinh doanh nhỏ” tại
Techcombank Thăng Long đều là những khách hàng mới; Đặc thù của “kinh
doanh nhỏ” khá đặc biệt, nhu cầu của khách hàng chưa phù hợp với các quy
định của ngân hàng; Hồ sơ vay vốn của khách hàng không theo chuẩn, thiếu
chuyên nghiệp; Sự cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng; Kinh tế vĩ mơ có
nhiều biến động; Một số nguyên nhân khách quan khác như hệ thống pháp
luật về tài trợ đã có nhưng chưa đồng bộ và chặt chẽ, các ngân hàng thương
mại chưa nhận nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ từ phía Ngân hàng nhà nước, khách
hàng khó chứng minh được thu nhập và khả năng trả nợ của mình vì tỷ lệ “thu


nhập ngầm” ở Việt Nam rất lớn….


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>CHƯƠNG 3</b>



<b>GIẢI PHÁT PHÁT TRIỂN “TÀI TRỢ KINH DOANH NHỎ” </b>



<b>TẠI TECHCOMBANK THĂNG LONG </b>



<b>3.1. Nhu cầu “tài trợ kinh doanh nhỏ” của khách hàng và định hướng </b>
<b>của Techcombank </b>


<i><b>3.1.1. Dự đoán về nhu cầu “tài trợ kinh doanh nhỏ” của khách hàng trong </b></i>


<i><b>tương lai </b></i>


Có thể khẳng định “tài trợ kinh doanh nhỏ” ở Việt Nam trong thời gian
tới vẫn là một “mỏ vàng” cần được các ngân hàng thương mại khai thác. Nắm
bắt được cơ hội này, Techcombank đã có một số định hướng về hoạt động “tài
trợ kinh doanh nhỏ” cũng như các hoạt động khác trong tương lai.


<i><b>3.1.2. Định hướng “tài trợ kinh doanh nhỏ” của Techcombank trong thời </b></i>


<i><b>gian tới </b></i>


Thúc đẩy q trình cá biệt hóa trong xây dựng các chính sách kinh doanh
doanh, chính sách khách hàng với 03 nhóm phân thị khách hàng cụ thể (cá
nhân; doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ; doanh nghiệp rất nhỏ và
hộ kinh doanh gia đình). Đồng thời tạo ra những sản phẩm dịch vụ chủ đạo
nổi bật dẫn đầu trong từng phân thị khách hàng.



<b>3.2. Giải pháp nhằm phát triển “tài trợ kinh doanh nhỏ” tại </b>
<b>Techcombank Thăng Long</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>Nhóm giải pháp đối với các nguyên nhân khách quan: </b>


Techcombank Thăng Long cần đẩy mạnh việc tiếp xúc, thẩm định khách
hàng mới, do đây chính là đối tượng để tăng doanh số phát vay và tăng dư nợ
“tài trợ kinh doanh nhỏ”. Luận văn xin đề cập đến 04 phương thức tiếp xúc
khách hàng Microbanking mới chủ yếu: Tiếp thị theo thời điểm, tiếp thị theo
xâu chuỗi, tiếp thị thông qua các khách hàng hiện hữu, tiếp thị thông qua
website của Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội.


Techcombank Thăng Long cần có những khoá đào tạo nội bộ hoặc
những buổi trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với những người đã có nhiều kinh
nghiệm đối với nhóm khách hàng Microbanking. Mặt khác, Đối với những
nhu cầu hợp lý của khách hàng nhưng không theo quy định của
Techcombank, Chi nhánh cần trao đổi, phản hồi với Phòng sản phẩm Hội sở
để trình Ban Tổng Giám đốc có những sửa đổi, bổ sung phù hợp.


<b>Nhóm giải pháp đối với các nguyên nhân chủ quan: </b>


Ban Giám đốc Techcombank Thăng Long cần đăng ký ngay nhu cầu
tuyển dụng nhân sự kèm các điều kiện về năng lực, học vấn, trình độ….về
Phịng Tuyển dụng Hội Sở để tiến hành các thủ tục tuyển dụng nhân viên mới
theo quy định của Techcombank. Ngoài ra, sau khi tuyển dụng, Techcombank
Thăng Long cũng cần có những chế độ đãi ngộ, tạo điều kiện làm việc để các
cán bộ nhân viên yên tâm công tác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>3.3. Kiến nghị </b>



<i><b>3.3.1. Kiến nghị đối với Techcombank nói chung </b></i>


Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường hoạt động marketing,
quảng bá thương hiệu, mở rộng mạng lưới hoạt động, hiện đại hố cơng nghệ
ngân hàng…..Bởi có thực hiện các giải pháp như vậy mới có thể một mặt
cạnh tranh với các ngân hàng khác, một mặt ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu
cầu của khách hàng.


Các sản phẩm tài trợ đối với nhóm khách hàng Microbanking phải có
những sự linh hoạt nhất định để đảm bảo vừa kiểm sốt rủi ro tín dụng cho
ngân hàng vừa phát triển dư nợ đem lại thu nhập cho ngân hàng. Ngồi ra,
để duy trì tỷ lệ nợ quá hạn ở mức tối thiểu, Techcombank cần có hướng
điều chỉnh thời hạn các khoản vay cho hợp lý với chu kỳ kinh doanh của
khách hàng.


Techcombank phải thường xuyên có các buổi thảo luận, trao đổi, có các
khoá đào tạo chuyên sâu về đối tượng khách hàng này.


Techcombank phải nhanh chóng hồn thiện và cải cách mơ hình Trung
tâm Kiểm soát và Hỗ trợ kinh doanh (CCA). Đồng thời, phải thường xuyên có
các tham khảo ý kiến từ các Chi nhánh, Phòng Giao dịch để phát triển hoạt
động của trung tâm CCA một cách tốt nhất.


<i><b>3.3.2. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>KẾT LUẬN </b>



“Tài trợ kinh doanh nhỏ” là hoạt động đang rất phát triển tại các ngân
hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay bởi những rủi ro hoạt động này đem lại
được phân tán nhỏ và lợi nhuận mà hoạt động này mang lại tương đối lớn.


Việc phát triển “tài trợ kinh doanh nhỏ” trong tương lai là một xu thế tất yếu
do những lợi ích thiết thực mà nó mang lại.


Với định hướng đúng đắn của Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc và
các sản phẩm “tài trợ kinh doanh nhỏ” linh hoạt, phù hợp với khách hàng,
Techcombank hiện nay được đánh giá là một trong những ngân hàng hàng
đầu trong lĩnh vực “tài trợ kinh doanh nhỏ”. Hoạt động này được triển khai ở
Techcombank chưa lâu nhưng đã thu được những kết quả hết sức khả quan,
góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển của ngân hàng.


Tuy nhiên, “tài trợ kinh doanh nhỏ” tại Techcombank nói chung và
Techcombank Thăng Long nói riêng vẫn còn một số hạn chế, bất cập cả do
nguyên nhân chủ quan và khách quan đem lại. Những vướng mắc này cần
phải được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và nghiêm túc để có thể đưa ra
những giải pháp giúp Techcombank phát triển hơn nữa hoạt động “tài trợ kinh
doanh nhỏ” của mình.


Đi sâu phân tích vào những vấn đề nêu trên, Luận văn đã đưa ra một số
giải pháp cũng như kiến nghị nhằm phát triển “tài trợ kinh doanh nhỏ” tại
Techcombank nói chung và Techcombank Thăng Long nói riêng.


Cuối cùng, tơi rất mong sự góp ý, nhận xét của các thầy cơ, các cán bộ
nhân viên ngân hàng, những người có cùng mối quan tâm về hoạt động “tài
trợ kinh doanh nhỏ”.


</div>

<!--links-->

×