Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Phát triển tín dụng hộ gia đình tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Huyện Thuận Châu Sơn La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.21 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỞ ĐẦU </b>



Hoạt động tín dụng trong Ngân hàng được coi là đòn bẩy quan trọng cho nền
kinh tế. Nghiệp vụ này khơng chỉ có ý nghĩa với nền kinh tế mà nó cịn là nghiệp
vụ hàng đầu, có ý nghĩa quan trọng, quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của
từng ngân hàng. Chính vì vậy, làm thế nào để phát triển tín dụng có hiệu quả là
điều mà trước đây, bây giờ và sau này đều được các nhà quản lý Ngân hàng, nhà
chính sách và các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm.


Hoạt động tín dụng trong những năm gần đây đang chững lại, làm thế nào để
dư nợ tăng trưởng cao sau mỗi năm hoạt động nhưng phải đảm bảo được an toàn là
vấn đề nan giải đối với đơn vị.


Trong thời gian học tập, nghiên cứu tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân và
công tác tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh
huyện Thuận Châu Sơn La tơi nhận thấy hoạt động tín dụng có vị trí rất quan trọng
đối với hệ thống ngân hàng thương mại, đặc biệt trong xu thế hội nhập, trong bối cảnh
kinh tế hiện nay thì phát triển tín dụng rất quan trọng và cần phải phát triển hơn nữa,
đây đang là bài tốn khó đặt ra cho các ngân hàng. Đặc biệt đối với Ngân hàng có lợi
thế to lớn về mạng lưới hoạt động rộng khắp ở các vùng nơng thơn thì tỷ trọng cho
vay hộ gia đình chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu. Phát triển thị trường này là một lợi thế
của NHNo&PTNT, đặc biệt là cho vay các hộ gia đình ở nơng thơn để phục vụ tiêu
dùng và sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, cho vay trên lĩnh vực này tiềm ẩn rất nhiều
rủi ro, song đó vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ vủa Ngân hàng trong chiến lược phát
triển kinh tế vùng nơng thơn. Chính vì vậy, thời gian tới Ngân hàng nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Thuận Châu Sơn La cần thiết phải
có nhiều giải pháp hơn nữa nhằm phát triển tín dụng hộ gia đình.


Huyện Thuận Châu là một huyện thuần nông của tỉnh Sơn La, sản xuất nông
nghiệp là chủ yếu, công nghiệp, thương mại, dịch vụ chậm phát triển, do đó việc
đầu tư vốn của ngân hàng cho hộ gia đình có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát


triển Kinh tế - Xã hội của huyện Thuận Châu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i><b>nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Thuận Châu Sơn La” được lựa chọn </b></i>
làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình.


Kết cấu luận văn: Ngồi mục lục, lời mở đầu, danh mục chữ viết tắt, bảng
biểu, kết luận và các tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 4 chương như sau:


<b>Chương 1: Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài </b>


<b>Chương 2: Cơ sở lý luận về phát triển tín dụng hộ gia đình tại Ngân hàng </b>
thương mại.


<b>Chương 3: Thực trạng về phát triển tín dụng hộ gia đình tại Ngân hàng nông </b>
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Thuận Châu Sơn La.


<b>Chương 4: Giải pháp phát triển tín dụng hộ gia đình tại Ngân hàng nơng </b>
nghiệp và Phát triển nơng thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Thuận Châu Sơn
La.


Trong chương 1 của luận văn, tác giả đã nghiên cứu tổng quan các công
trình nghiên cứu của các tác giả trong nước liên quan đến đề tài của mình. Trong
các đề tài nghiên cứu này, các tác giả đã hệ thống hoá, phân tích và đưa ra sự lựa
chọn khái niệm về phát triển tín dụng đối với hộ gia đình; làm rõ vai trị và sự cần
thiết của nó trong hoạt động kinh doanh; định hướng cho các NHTM nói chung và
Agribank nói riêng trong quá trình hoạt động kinh doanh. Các bài viết cũng đều
đưa ra được những lý luận cơ bản về vai trị của kinh tế hộ gia đình trong q trình
phát triển nơng nghiệp, nơng thơn ở Việt Nam. Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng
đến phát triển tín dụng cho hộ gia đình. Đánh giá thực trạng tín dụng Ngân hàng
đối với hộ gia đình của mỗi ngân hàng, từ đó tổng quát và đưa ra các giải pháp để


phát triển tín dụng cho hộ gia đình ở các NHTM và đánh giá những hạn chế của
cơng tác này để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển tín dụng cho hộ gia
đình tại mỗi ngân hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Việt Nam - Chi nhánh huyện Thuận Châu Sơn La. Trong quá trình nghiên cứu, tác
giả đã chú trọng việc kế thừa, chọn lọc những ý tưởng liên quan đến đề tài, nhằm
hiểu sâu hơn, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm phát triển tín dụng hộ gia đình
một cách tốt hơn, phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn huyện Thuận Châu
tỉnh Sơn La.


Trong chương 2, tác giả tập làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận liên quan đến
hộ gia đình để nắm bắt bản chất của đối tượng khách hàng này từ đó khẳng định
vai trị của kinh tế hộ gia đình đối với sự phát triển của nền kinh tế, nghiên cứu các
lý luận về phát triển tín dụng đối với hộ gia đình.


Như vậy, hộ gia đình có thể được định nghĩa là tập hợp nhóm người có quan
hệ theo hộ khẩu hành chính, theo quan hệ hơn nhân, theo quan hệ huyết thống,
hoặc theo những cách xác định khác mà các thành viên có tài sản chung, cùng
đóng góp cơng sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là
chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc lĩnh vực này.


Tín dụng ngân hàng đối với hộ gia đình là quan hệ tín dụng giữa một bên là
ngân hàng và một bên là hộ gia đình.


Phát triển tín dụng hộ gia đình là q trình Ngân hàng tăng quy mơ tín dụng
hộ gia đình thơng qua tăng trưởng dư nợ cho vay, đổi mới và đa dạng hóa cơ cấu
cho vay phù hợp với những đặc điểm của thị trường, đi đơi với việc kiểm sốt rủi
ro tín dụng hồn thiện và nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ cho vay, thỏa mãn
nhu cầu của khách hàng ngày càng tốt hơn.



Trong giai đoạn hiện nay, hộ gia đình đang là đối tượng đầu tư rất lớn của các
ngân hàng thương mại. Số lượng giao dịch tài chính, tín dụng giữa các hộ gia đình
và ngân hàng khơng ngừng gia tăng. Phát triển tín dụng hộ gia đình phải bao gồm
cả sự tăng trưởng về lượng bao gồm quy mơ cấp tín dụng, phạm vi cấp tín dụng,…
đi kèm với sự tăng lên của chất lượng tín dụng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách
hàng và ngân hàng. Theo đó, nội dung cụ thể của phát triển tín dụng hộ gia đình
bao gồm:


Mở rộng qui mô hoạt động cho vay đối với hộ gia đình
Đa dạng các loại hình cho vay đối với hộ gia đình


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Nâng cao năng lực quản lý rủi ro cho vay hộ gia đình


Bên cạnh đó có các chỉ tiêu đánh giá phát triển tín dụng hộ gia đình của Ngân
hàng


Nhóm chỉ tiêu đánh giá việc tăng quy mô cho vay


Mức độ tăng trưởng của thị phần cho vay hộ gia đình của Ngân hàng trên thị
trường mục tiêu


Mức tăng trưởng thu nhập từ hoạt động cho vay hộ gia đình của ngân hàng
Sự phù hợp trong cơ cấu cho vay hộ gia đình


Sự cải thiện chất lượng cung ứng dịch vụ
Mức độ kiểm soát rủi ro cho vay


Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng hộ gia đình của NHTM
<i>Các nhân tố từ phía Ngân hàng </i>



<i>Các nhân tố bên ngồi </i>


Tại Chương 3 tác giả giới thiệu khái quát về Agribank Chi nhánh huyện
Thuận Châu Sơn La và thực trạng phát triển tín dụng hộ gia đình tại Chi nhánh.
Đồng thời, tác giả đã phân tích làm rõ cơ cấu tổ chức của Chi nhánh, nhiệm vụ và
quy trình cho vay đối với hộ gia đình.


Về nguồn vốn trong giai đoạn từ 2012 đến 2014 tốc độ tăng trưởng là 147%,
từ 258 tỷ đồng năm 2012 đến năm 2014 là 380 tỷ đồng, số tăng tuyệt đối là 122 tỷ
đồng. Về sử dụng vốn do nguồn thu chính của Agribank Chi nhánh huyện Thuận
<i>Châu Sơn La chủ yếu là thu từ tín dụng nên Chi nhánh không ngừng phát triển tăng </i>
trưởng tín dụng. Đi kèm với việc phát triển tín dụng, Ban Giám đốc ln chú trọng
về chất lượng tín dụng đặc biệt là tín dụng đối với hộ gia đình với phương châm
“Phát triển - An tồn - Hiệu quả”. Dư nợ năm 2014 là 364 tỷ đồng, tăng so với năm
2012 là 141 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 63%, nợ xấu ln
dưới 1% trên tổng dư nợ, trong đó dư nợ cho vay hộ gia đình chiếm khoảng 79%
trên tổng dư nợ, nợ xấu hộ gia đình dưới 1%, dư nợ cho vay hộ gia đình tại địa bàn
huyện Thuận Châu chủ yếu là đầu tư cho sản xuất nông nghiệp như trồng trọt và
chăn nuôi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

lợi nhuận ròng của Chi nhánh, tăng so với năm 2012 là 941 triệu đồng, tốc độ tăng
trưởng 76%, bình quân mỗi năm tăng 25%. Về kết quả kinh doanh: Trong những
năm vừa qua, Ban Giám đốc Agribank Chi nhánh huyện Thuận Châu Sơn La đã
thường xuyên chỉ đạo sát sao các hoạt động trong kinh doanh, triển khai đầy đủ các
hoạt động dịch vụ của Agribank , tập thể cán bộ viên chức ln đồn kết, cố gắng
phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu được giao. Do đó, Chi nhánh đã đạt được
những thành công nhất định, đời sống của cán bộ viên chức khơng ngừng được cải
thiện, đóng góp cho hoạt động kinh doanh chung của Agribank Chi nhánh tỉnh Sơn
La.



<b>Thành công: Giai đoạn 2012 – 2014 mặc dù tình hình kinh tế, xã hội có </b>
nhiều biến động, nhưng quy mơ cấp tín dụng hộ gia đình trên địa bàn của Chi
nhánh vẫn có sự tăng trưởng nhất định cả về số lượng khách hàng, dư nợ cho
vay,… Chi nhánh vấn giữ vững thị phần hàng đầu trên địa bàn, hoạt động cho vay
hộ gia đình ngày càng góp phần quan trọng tạo ra lợi nhuận cho Chi nhánh. Thị
phần của Agribank trên địa bàn huyện Thuận Châu trong hoạt động cho vay hộ gia
đình thuộc nhóm dẫn đầu, điều này cho thấy, đối với các hộ gia đình, thì Agribank
là một trong các ngân hàng có uy tín.


- Cơ cấu cho vay hộ gia đình của Chi nhánh đang dần chuyển dịch theo hướng
đa dạng hóa và hợp lý, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội của địa bàn.
- Chất lượng dịch vụ tín dụng của Chi nhánh hiện nay đang được khách hàng
đánh giá khá cao.


- Các biện pháp quản lý rủi ro trong cho vay hộ gia đình của Chi nhánh đang
được hoàn thiện dần. Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn tại chi nhánh thời gian qua nhìn
chung là thấp so với tồn tỉnh, điều này cho thấy rủi ro tín dụng đối với các khoản
vay của hộ gia đình với chi nhánh khơng quá cao.


<i><b>Hạn chế </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

không đều giữa các năm. Thị phần cho vay của Chi nhánh cũng có xu hướng giảm.
- Mặc dù, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tại chi nhánh thời gian qua là thấp
nhưng điều này cho thấy, tại chi nhánh vẫn còn tồn tại những khoản nợ quá hạn mà
khách hàng chưa thanh toán khi đến kỳ hạn thanh toán và tồn tại các khoản nợ xấu,
có nguy cơ khơng địi được.


- Cơ cấu cho vay hộ gia đình của Chi nhánh còn chưa hợp lý. Ngoài việc
cho vay hộ gia đình với mục đích làm nông nghiệp, Agribank huyện Thuận


Châu chưa đẩy mạnh để phát triển các sản phẩm tín dụng khác đối với hộ gia
đình.


- Chất lượng dịch vụ tín dụng hộ gia đình cịn chưa thực sự tốt. Việc chủ động
tiếp cận địa bàn, nắm bắt kịp thời và đáp ứng nhu cầu của khách hàng để thẩm định
đầu tư tăng trưởng tín dụng và phát triển các sản phẩm dịch vụ còn hạn chế, chưa
kịp thời. Một số cán bộ tín dụng cơng tác tham mưu, đề xuất cịn nhiều hạn chế,
chưa chủ động tìm kiếm khách hàng, chưa năng động trong xử lý nghiệp vụ, cịn
gây khó khăn cho khách hàng. Trong khi đó, hạn mức cho vay của hộ gia đình cịn
thấp, chưa đáp ứng hết nhu cầu vay vốn, quy trình thủ tục vay vốn còn nhiều giấy
tờ hồ sơ, hạn chế khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng.


<i><b>Nguyên nhân của hạn chế: </b></i>


- Hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp nơng thơn nhìn chung cịn
thấp, mơi trường kinh doanh cịn gặp nhiều rủi ro do thiên tai, dịch bệnh dẫn đến
việc khách hàng khơng có nguồn thu để trả nợ ngân hàng.


- Việc kiểm tra giám sát các khoản vay chưa sâu sát, chưa phối hợp giữa cho
vay với các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đối với khách hàng. Việc lập hồ sơ
khoản vay và đăng ký trên chương trình IPCAS, xử lý nợ, phân tích nợ xấu của
một số ít cán bộ tín dụng, lãnh đạo phòng còn hạn chế, dẫn đến tốc độ tăng trưởng
Dư nợ cịn thấp so với bình qn toàn tỉnh.


- Huyện Thuận châu là một huyện có địa bàn rộng, địa hình cắt cứ, cơ sở hạ
tầng chưa phát triển, đường xá đi lại rất khó khăn nhất là vào mùa mưa; mức vay
của hộ nơng dân thấp, chủ yếu là món nhỏ, lẻ trong khi đó lực lượng cán bộ tín
dụng cịn thiếu;


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

chế, làm việc chủ yếu theo lối mịn dẫn đến cịn sai sót trong việc thực hiện công


việc thẩm định cho vay.


- Ban lãnh đạo đôi lúc chưa sát sao trong việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc cán
bộ nghiệp vụ thực hiện cơng việc; dẫn đến xử lý cơng việc cịn chậm, kết quả chưa
cao.<b> </b>


Trên cơ sở các kết luận rút ra từ q trình phân tích ở chương 3 về thực trạng
phát triển tín dụng hộ gia đình tại Agribank Chi nhánh huyện Thuận Châu Sơn La,
trong chương 4 tác giả đưa ra định hướng của Agribank Chi nhánh huyện Thuận
Châu Sơn La xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò ngân
hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ
lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở khu vực nông nghiệp nông thôn. Tác giả căn
cứ vào thực tiễn tại Chi nhánh để đề xuất một số nhóm giải pháp để phát triển tín
dụng hộ gia đình tại Agribank Chi nhánh huyện Thuận Châu Sơn La như:


<i><b>Nhóm giải pháp mở rộng quy mơ cấp tín dụng hộ gia đình </b></i>
<i>Phát triển tín dụng gián tiếp </i>


Nhằm tăng cường sự phối hợp giữa Agribank huyện với Hội nông dân, Hội
phụ nữ và các tổ chức Chính trị - xã hội khác trong việc cho vay đối với Hội viên,
đoàn viên theo các chương trình của Chính phủ về phát triển sản xuất, nâng cao đời
sống nông dân và xây dựng nông thôn mới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<i>Chủ động vừa tìm kiếm khách hàng mới vừa giữ vững khách hàng truyền </i>
<i>thống </i>


Với các khách hàng truyền thống của ngân hàng, nên có những chính sách ưu
đãi trong cho vay, đồng thời nghiên cứu, tìm hiểu những cơ hội đầu tư, tư vấn cho
hoạt động kinh doanh của khách hàng có hiệu quả, đề nghị với khách hàng những
sản phẩm tín dụng mới của ngân hàng.



Chi nhánh có thể tìm đến khách hàng mới thông qua cầu nối là các khách
hàng truyền thống, đây được xem là cách tiếp thị tốt nhất của ngân hàng. Khi làm
việc với khách hàng mới cần thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc tạo mối quan hệ hợp
tác tin tưởng lẫn nhau.


<i><b>Nhóm giải pháp nhằm kiểm sốt nợ xấu </b></i>


Trước khi quyết định cho vay, Ngân hàng cần phải hiểu rõ về khách hàng vì
khách hàng là người chịu trách nhiệm sử dụng và hoàn trả vốn vay, là người quyết
định cuối cùng về hiệu quả của khoản tiền vay. Vì vậy thẩm định khách hàng là
một biện pháp quan trọng nhằm phòng ngừa và hạn chế nợ quá hạn trong kinh
doanh tín dụng Ngân hàng.


<i><b>Nhóm giải pháp đa dạng hóa cơ cấu tín dụng hộ gia đình </b></i>


Hiện nay, các sản phẩm tín dụng hộ gia đình tại Chi nhánh khá đa dạng,
phong phú, phục vụ cho nhiều mục đích của khách hàng. Tuy nhiên, chủ yếu chỉ có
các khách hàng vay với mục đích chăn ni, trồng trọt, sản xuất kinh doanh … cịn
tỷ trọng các khoản vay để sửa chữa mua nhà, mua phương tiện đi lại, vay trả góp
và một số sản phẩm cho vay hộ gia đình của Chi nhánh chưa được phát triển mạnh.
Chi nhánh cần có phương pháp cụ thể như marketing sản phẩm dịch vụ, tiếp cận
khách hàng để mở rộng cho vay đối với các sản phẩm này, nhằm phát triển đồng
bộ các sản phẩm cho vay hiện có tại Chi nhánh, khai thác tối đa thị trường.


<i><b> Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ </b></i>


<i>Hồn thiện quy trình cấp tín dụng cho vay hộ gia đình </i>


Theo như phân tích ở trên, quy trình thủ tục vay vốn hộ gia đình hiện nay


của Chi nhánh cịn nhiều thủ tục giấy tờ, chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho
khách hàng vay vốn. Trong khi đó, các hộ gia đình trên địa bàn hiện nay thường có
trình độ thấp nên ngại tiếp xúc với hồ sơ, giấy tờ và thủ tục,…


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

vay, khả năng tài chính cũng như tài sản thế chấp mà ngân hàng đang làm là điều
cần thiết. Tuy nó khơng là chỉ tiêu quan trọng nhất để xác định cho vay nhưng nó
là tiêu chuẩn đạo đức, ràng buộc pháp lý buộc người vay phải có trách nhiệm hơn
trong dự án sản xuất kinh doanh của mình cũng như trong việc trả nợ ngân hàng
đúng hạn.


<i> Nâng cao trình độ nguồn nhân lực </i>


Nghiệp vụ ngân hàng càng phát triển thì những địi hỏi trình độ, năng lực của
cán bộ ngân hàng ngày càng cao. Nhân lực là nhân tố quyết định đến sự thành bại
trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Vì vậy, mỗi cán bộ ngân hàng phải được
đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu pháp luật, có đủ năng lực và
phẩm chất đạo đức, đảm đương tốt công việc được giao.


<i>Nâng cao ứng dụng cơng nghệ ngân hàng </i>


Hồn thiện hoá hệ thống IPCAS, tránh tình trạng nghẽn mạng khơng đăng
nhập được vào giờ cao điểm, điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng


<b>KẾT LUẬN </b>


Đề tài đã nghiên cứu các lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng trong việc
phát triển tín dụng hộ gia đình, đánh giá hoạt động tín dụng hộ gia đình của
Agribank huyện Thuận Châu thời gian qua, từ đó khẳng định những mặt làm
được và những mặt còn hạn chế, tìm ra nguyên nhân tồn tại, những khó khăn
vướng mắc cần giải quyết để đưa ra



<b>đình tại Agribank huyện Thuận Châu </b>


Nói tóm lại việc nghiên cứu phát triển tín dụng hộ gia đình là một vấn đề
phức tạp, có phạm vi rộng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp. Tuy nhiên trong
quá trình nghiên cứu, trong khuôn khổ, giới hạn, phạm vi cho phép bản luận án đã
đạt được kết quả sau


1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về phát triển tín dụng hộ gia đình của
Ngân hàng thương mại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

từ đó rút ra những mặt được cũng như những tồn tại cần nghiên cứu để không
ngừng phát triển tín dụng hộ gia đình.


3. Phân tích những nguyên nhân dẫn đến hạn chế phát triển tín dụng hộ gia
đình tại Agribank huyện Thuận Châu.


4. Đề xuất những giải pháp để phát triển tín dụng hộ gia đình tại
Agribank huyện Thuận Châu.


5. Có các kiến nghị đối với Agribank, NHNN và Chính phủ, nhằm khơng
ngừng phát triển tín dụng hộ gia đình, làm cho hoạt động tín dụng trở thành cơng
cụ đắc lực trong việc thực hiện chính sách tiền tệ của Nhà nước, nhằm chuyển dịch
cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm
nghèo xây dựng nơng thơn mới và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân.


</div>

<!--links-->

×