Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Trang phục công sở - Bạn đã chọn đúng hay chưa?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.19 KB, 3 trang )

Trang phục công sở - Bạn đã
chọn đúng hay chưa?
Những quy tắc bất thành văn cho những trang phục đi làm luôn là "cuộc chiến"
không có hồi kết giữa sếp và nhân viên.
1. Nhân viên cố tình hiểu sai hoặc không tuân theo quy tắc ăn mặc của công ty.
2. Công ty có quy định nhưng không ép buộc nhân viên phải tuân theo.
3. Công ty không có quy định nhưng họ vẫn yêu cầu nhân viên phải mặc những
loại trang phục nhất định.
4. Trong những ngành nhất định, nhân viên thường than phiền những điều như "tại
sao tôi phải ăn mặc quá nghiêm túc trong khi tôi không phải gặp trực tiếp khách
hàng bao giờ?".
Quan điểm của nhân viên
Theo một cuộc điều tra, trong nhiều ngành, việc ăn mặc lịch sự và chuyên nghiệp
khá quan trọng. Ví dụ như trong ngành tài chính nơi mà vẻ bên ngoài hay nói cách
khác là trang phục sẽ gây ấn tượng mạnh, 55% nhân viên trong ngành này nói rằng
ăn mặc đẹp sẽ dễ dàng tiến nhanh trong sự nghiệp hơn. Và 51% nhân viên trong
ngành bán lẻ cũng có quan điểm tương tự.
Trong khi đó những ngành mà nhân viên thường ngồi bàn giấy và chôn chân trong
văn phòng 8 tiếng thì cho rằng quần áo tác động rất ít tới sự phát triển nghề
nghiệp. Ví dụ như ngành sản xuất chỉ có 33% nói là vẻ bề ngoài quan trọng và
37% đồng quan điểm trong ngành IT.
Quan điểm của sếp và công ty
41% các sếp nói rằng những người mà chú ý đến phong cách ăn mặc nơi công sở
sao cho chuyên nghiệp thì thường có xu hướng được thăng tiến nhanh hơn những
người khác. Tuy nhiên, bất cứ khi nào có cơ hội, nhiều nhân viên vẫn tìm cách
"lách luật" để có được nhiều lựa chọn hơn trong trang phục đi làm. Ví dụ như,
trong những tháng nóng, các quy định trang phục được nới lỏng hơn vì thế các
nhân viên thường tận dụng tối đa cơ hội này để có thể mặc thoải mái hơn.
Nhưng các sếp hầu hết đều cho rằng dù trong điều kiện thời tiết thế nào thì việc ăn
mặc hợp lý và chuyên nghiệp cần luôn được giữ vững.
Đối với những người thích thay đổi thì trang phục công sở truyền thống và ít kiểu


cách sẽ nhanh chóng khiến họ cảm thấy chán và không phù hợp. Để buộc các nhân
viên phải ăn mặc một cách chuyên nghiệp hơn, nhiều nhà tuyển dụng đã đưa ra
những tiêu chuẩn nhất định về trang phục nhằm hạn chế sự lựa chọn của các nhân
viên khi đến công sở. Dưới đây là những trang phục và phụ trang mà các sếp cấm
nhân viên mặc đến công sở:
Dép lê (64%), váy bó ngắn (49%), áo sơ mi không tay (38%), và quần jean (28%).
Vài bí quyết "chấn chỉnh" tủ quần áo
Sắp xếp lại tủ quần áo: Hãy bắt đầu với những thứ cơ bản như phân chia màu sắc:
từ đen, đến những màu sáng dần, những chiếc sơ mi theo màu sắc và họa tiết,
những kiểu giày cổ điển, truyền thống nên đi kèm với màu quần nào... Một khi
bạn đã có được sự sắp xếp cẩn thận, bạn có thể lựa chọn nhanh chóng mỗi khi cần
và mỗi trang phục từ áo đến giầy sẽ được kết hợp hiệu quả hơn.
Giữ chúng phẳng và sạch: Hãy chắc chắn quần hay áo sơ mi của bạn đã được là
cẩn thận và không còn một vết bẩn nhỏ nào trước khi bạn mặc chúng. Khi quần áo
bạn trông sáng sủa và đẹp thì bạn cũng sẽ trông sáng sủa hơn trong mắt mọi người.
Phân biệt rõ quần áo đi chơi và đi làm: Văn phòng là nơi làm việc không phải
quán bar hay cà phê nào. Hãy phân chia rõ ràng hai mảng quần áo này. Khi bạn đã
chia ranh giới rõ ràng như vậy thì bạn sẽ không bị lẫn lộn mỗi khi chọn đồ đi làm.
Xem lịch làm việc để chọn quần áo phù hợp: Đó là ngày giới thiệu sản phẩm mới
trước công chúng hay ngày gặp gỡ các giám đốc cấp cao của công ty. Hãy chắc
chắn rằng bạn chọn quần áo phù hợp với vai trò và trách nhiệm công việc cần làm.

×