Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề cương ôn thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm học 2019-2020 – Trường THCS&THPT Đinh Tiên Hoàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.63 KB, 4 trang )

Trường THCS-THPT Đinh Tiên Hồng
Năm học 2019-2020

ĐỀ CƯƠNG ƠN THI HỌC KÌ I
Mơn Ngữ văn lớp 11

A/Phần đọc hiểu:
Ơn các phong cách ngôn ngữ đã học (phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ nghệ
thuật, phong cách ngôn ngữ báo chí), các phương thức biểu đạt, các biện pháp tu từ đã học, cách xác
định nội dung văn bản (đoạn trích).
B/ Phần làm văn:
Ơn “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân): Tác giả, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, chủ đề tác phẩm.
Hình tượng nhân vật Huấn Cao; hình tượng nhân vật viên quản ngục; cảnh cho chữ.
C/ Luyện tập:
ĐỀ 1:
I/ Đọc – hiểu (3điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các u cầu:
Cịn gì đáng buồn hơn khi mà giàu có về vật chất thì lại nghèo nàn thảm hại về văn hóa tinh thần…
Một bộ phận thanh niên bây giờ nghĩ nhiều, nói nhiều đến tiền bạc, hưởng thụ. Ăn mặc đẹp, tiện nghi,
hiện đại lắm nhưng con người thì vơ cùng mỏng. Gió thổi nhẹ là bay tứ tán ngay. Ngày trước dân ta
nghèo, nhưng đức dày, nhân cách vững vàng, phong ba bão táp khơng hề gì… chung quy tại giáo dục
mà ra. Cha mẹ bây giờ chiều con quá, không để chúng thiếu thốn gì. Vì thế mà chúng rất mong manh,
dễ vỡ, dễ hư hỏng…
(Theo Nguyễn Khải, báo Đầu tư, sách Ngữ văn 11 Nâng cao, NXBGD 2014)
Câu 1: Văn bản trên nói về hiện tượng gì trong đời sống? (0,5điểm)
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên (0,5điểm)
Câu 3: Chữ “mỏng” trong văn bản trên được hiểu như thế nào? (1.0điểm)
Câu 4: Anh/chị có đồng tình với nhận xét sau đây khơng và cho biết lí do vì sao đồng tình ( hoặc
khơng đồng tình): “Cha mẹ bây giờ chiều con quá, không để chúng thiếu thốn gì. Vì thế mà chúng rất
mong manh, dễ vỡ, dễ hư hỏng)…”? ( Hãy trả lời bằng một đoạn văn khoảng 4 đến 6 câu) (1,0điểm)
II/ Làm văn (7điểm): Học theo tài liệu kết hợp với vở ghi
Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.


Gợi ý:
*/ Mở bài: GIới thiêu khái quát tác giả, tác phẩm, nhân vật
*/ Thân bài: 1) Phân tích nhân vật Huấn Cao: Nghệ thuật xây dựng nhân vật bằng bút pháp lãng mạn,
điển hình hóa, lấy khn mẫu từ nhân vật lịch sử Cao Bá Quát…
a. Vẻ đẹp tài hoa: Tài viết chữ đẹp đạt trình độ thư pháp, nhiều người cơng nhận, viên
quản ngục và thầy thơ lại thán phục, bản thân Huấn Cao tự bày tỏ về giá trị chữ viết…(nêu dẫn chứng
và phân tích các dẫn chứng)
b. Vẻ đẹp khí phách hiên ngang: Trước khi bị bắt và bị kết án chém? khi bị đưa tới nhà
ngục tỉnh Sơn? Những ngày ở trong tù ngục? (Nêu dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)


c. Vẻ đẹp thiên lương trong sáng: Huấn Cao là người có thiên lương? (nêu dẫn chứng và
phân tích dẫn chứng); Huấn Cao muốn người khác giữ được thiên lương (nêu dẫn chứng và phân tích
dẫn chứng)
2) Đánh giá chung;
*/ Kết bài:
______________________________________
ĐỀ 2:
I/ Đọc – hiểu (3điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
"Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều.
Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng
trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngồi đồng ruộng
theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả
thuốc sơn đen ; đơi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm
hồn ngây thơ của chị ; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc
của ngày tàn."
(Trích "Hai đứa trẻ" - Thạch Lam, SGK Ngữ văn 11 tập 1, NXBGD năm 2014)
Câu 1: Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính? (0.5điểm)
Câu 2: Nêu nội dung của đoạn văn? (0,5điểm)

Câu 3: Nêu những đặc sắc nghệ thuật trong đoạn văn trên, cho biết Tác dụng của chúng. (1,0điểm)
Câu 4: Nhận xét của anh/chị về văn phong Thạch Lam qua đoạn văn trên. (1,0điểm)
II/ Làm văn (7điểm): Học theo tài liệu kết hợp với vở ghi
Phân tích hình tượng nhân vật viên quản ngục trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
Gợi ý
*/ Mở bài: GIới thiệu khái quát tác giả, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, chủ đề tác phẩm, nhân vật.
*/ Thân bài:
1) Phân tích nhân vật viên quản ngục: Hồn cảnh và phẩm chất; vị trí, ý nghĩa của nhân vật trong
tác phẩm:
Viên quản ngục là một hình ảnh trung gian giữa cái đẹp và cái không đẹp:
a. Trước khi gặp Huấn Cao:
- Có vẻ như một người cam chịu, n phận, cũng chẳng có gì khác những kẻ cùng địa vị đương
thời: “Chuyện triều đình quốc gia đại sự chúng ta biết gì mà bàn bạc cho thêm lời”, cũng có “những
mánh khóe hành hạ thường lệ”.
- Biết Huấn Cao là người vừa có tài viết chữ đẹp vừa có tài bẻ khóa vượt ngục, ln ao ước có
được chữ của Huấn Cao để treo trong nhà, luôn tỏ thái độ ngưỡng mộ, tôn trọng Huấn Cao.
b. Khi biết Huấn Cao là một trong sáu tử tù được đưa về nhà ngục do mình quản lí, ơng ta trăn trở,
tư lự, đấu tranh âm thầm, tự thấy mình “chọn nhầm nghề mất rồi”, sai người quét dọn buồng giam ông
Huấn => Vừa ngưỡng mộ vừa băn khoăn không biết phải làm sao để xin được chữ của ông Huấn, thỏa
ước nguyện bấy lâu.


c. Khi nhận tù, ơng ta miễn những mánh khóe hành hạ thường ngày, sai người đem rượu thịt thết
đãi đặc biệt ông Huấn Cao=> Trân trọng người tài
d. Khi đến buồng giam Huấn Cao để bày tỏ sự quan tâm lại bị ông Huấn xua đuổi, ngục quan
không hề nổi giận, trái lại còn khiêm nhường: “ Xin lĩnh ý”.
đ. Khi được Huấn Cao cho chữ và cho lời khuyên, ngục quan “khúm núm cất những đồng tiền
kẽm đánh dấu ô chữ…”, nghẹn ngào nghe lời khuyên của Huấn Cao (d/c) => Viên quản ngục là người
biết giữ thiên lương và biết hướng thiện. Ông ta là “một thanh âm trong trẻo giữa một bản đàn mà
nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”…

2) Đánh giá chung: (tài liệu)
*/ Kết bài:
________________________
ĐỀ 3:
I/ Đọc – hiểu (3điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi
những mục tiêu,… mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để đưa bạn đến thành cơng nếu vẫn cịn
thiếu sự trung thực và chính trực. Bạn sẽ chẳng bao giờ cảm nhận trọn vẹn những giá trị của bản thân
khi chưa tìm thấy sự bình an trong tâm hồn mình. Viên đá đầu tiên và cần thiết nhất của nền tảng đó
là sự trung thực.
Vì sao tơi lại xem trọng tính trung thực đến thế? Đó là bởi vì tơi đã phải mất một thời gian rất
dài mới có thể nhận ra rằng sự trung thực chính là phần cịn thiếu trong nỗ lực tìm kiếm sự thành
cơng và hồn thiện bản thân tơi. Tơi khơng phải là một kẻ hay nói dối, một kẻ tham lam, một tên trộm
mà tơi thiếu tính trung thực mà thôi. Giống như nhiều người khác, tôi cũng quan niệm “Ai cũng thế cả
mà”, một chút không trung thực khơng có gì là xấu cả. Tơi đã tự lừa dối mình. Dù muộn màng, nhưng
rồi tơi cũng khám phá ra rằng không trung thực là một điều rất tệ hại và để lại một hậu quả khôn
lường. Ngay sau đó, tơi quyết định sẽ ngay thẳng, chính trực trong tất cả mọi việc. Đó là một lựa chọn
quan trọng làm thay đổi cuộc đời tôi.
(Theo Hal Urban, “Những bài học cuộc sống”)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. (0,5 điểm)
Câu 2: Anh (chị) hiểu như thế nào về câu nói: “Sự trung thực là nền tảng cơ bản giữ cho những mối
quan hệ được bền vững”? (0,5 điểm)
Câu 3: Theo anh (chị), vì sao tác giả lại cho rằng: Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt,
cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục tiêu,vv.. mới là điều kiện cần nhưng vẫn chưa đủ
để đưa bạn đến thành cơng nếu vẫn cịn thiếu sự trung thực và chính trực? (1,0 điểm)
Câu 4: Thông điệp nào trong văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh, chị? Vì sao? (Trình bày trong
khoảng 7 – 10 dịng). (1.0 điểm)
II/ Làm văn (7điểm):
Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của

Nguyễn Tuân.
*/ Mở bài: GIới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, đoạn văn nói về cảnh ơng Huấn Cao cho chữ viên
quản ngục.
*/ Thân bài:


1) Phân tích: Cần có các ý sau:
- Sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối:
+ Cảnh cho chữ diễn ra lúc đêm khuya làm cho ánh sáng của bó đuốc càng thêm “đỏ rực”.
+ Sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối cịn sâu xa hơn, mang ý nghĩa nhân sinh: ánh sáng của nhân
tâm, lương tri, thiên lương trong sáng và bóng tối của cường quyền bạo lực.
- Sự chiến thắng của cái đẹp:
+ Một bên là khung cảnh, không gian diễn ra cảnh cho chữ. Một bên là hiện diện sự thống trị của cái
đẹp, cái cao thượng trong không gian ấy.
+ Không gian chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Và hiện
thân cho cái đẹp là ba con người đang chụm đầu vào một tấm lụa bạch mới tinh, thơm tho, thanh khiết.
+ Ở đây dường như khơng cịn cai ngục với tử tù nữa, cũng chẳng cịn nhà tù hơi hám, tối tăm nữa
mà chỉ còn lại cái thơm tho, cao đẹp thuần khiết. Đó chính là vẻ đẹp của thiên lương con người.
- Sự chiến thắng của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ:
+ Người cho chữ “cổ đeo gơng, chân vướng xiềng” thì đĩnh đạc, đàng hồng, uy nghi dù kề cận cái
chết nhưng chỉ nói về sự sống, hướng về cái đẹp, cái thiện ở đời. Con người ấy ngự trị nơi ngục thất
tăm tối này. Còn viên quan coi ngục thì “khúm núm”, thầy thơ lại thì “run run”.
+ Uy quyền bạo lực bị khuất phục bởi cái đẹp. Cái đẹp bỗng trở nên thiêng liêng tuyệt đối bởi nó
được tơn kính một cách hồn tồn tự nguyện.
+ Sau khi viết xong, Huấn Cao đỡ viên quản ngục đứng dậy và khuyên một lời thiện tâm, thiện ý
khiến cho quản ngục cảm động vái người tù một vái và nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.
Lời khuyên của Huấn Cao thực sự cảm hóa được tâm hồn một con người bấy lâu nay vẫn cam chịu nơ
lệ.
2) Đánh giá chung:
Đoạn văn nói về cảnh cho chữ được thể hiện bằng những hình ảnh – từ ngữ tương phản đối lập

gây ấn tượng mạnh mẽ. Tất cả những tương phản đó làm nên “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.
Nó nói lên sự đối lập gay gắt giữa cái đẹp và cái xấu, giữa cái thiện và cái ác. Nó nói lên sức sống
mãnh liệt của cái đẹp – cũng chính là sức sống của thiên lương con người bất chấp mọi hoàn cảnh, mọi
thế lực của cái xấu, cái ác.
*/ Kết bài:



×