Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - Nghiên cứu điển hình tại huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (755.76 KB, 13 trang )

Các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán thuế thu nhập
doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa Nghiên cứu điển hình tại huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam
Đào Nam Giang

Vũ Thị Thu Hằng

Học viện Ngân hàng

Chi cục Thuế khu vực Duy Tiên- Lý Nhân, Hà Nam

Ngày nhận: 25/09/2020
Ngày nhận bản sửa: 05/11/2020
Ngày duyệt đăng: 25/11/2020

Tóm tắt: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đóng vai trị lớn trong phát triển kinh
tế tư nhân và tạo công ăn việc làm, nhưng việc phát huy vai trị của kế tốn trong
quản trị thuế tại các đơn vị này chưa cao. Hiện mới có một số ít nghiên cứu đi sâu
vào kế toán thuế tại SME với đối tượng khảo sát chủ yếu tại các đô thị lớn. Nghiên
cứu này sẽ tiếp tục khai thác đề tài này thông qua khảo sát các nhân tố tác động tới
kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) tại các SME ở Lý Nhân, Hà Nam- một
huyện đồng bằng Bắc Bộ có kinh tế tư nhân phát triển nhờ lợi thế từ các làng nghề
truyền thống và điều kiện giao thông thuận lợi. Kết quả khảo sát ở SME và cán bộ

Factors affecting to accounting for income tax in SMEs - a case study of a rural province with
flourishing SMEs in Vietnam

Abstract: Small and medium enterprises (SMEs) play an important role in economic development
and job creation, but the effectiveness of accounting for tax and tax management in these entities is
still limited. Recently, just some research, which surveys maily on SME in big cities, dicsusses deeply
into tax accounting in SMEs. This study will continue to explore this topic through examining the
factors affecting corporate income tax accounting in SMEs in Ly Nhan, Ha Nam- a Northern Delta


district with a flourishing SMEs thanks to advantages from traditional craft villages and favorable
traffic conditions. Survey carried out among SMEs and tax officers demonstrates the effect of some
main factors, including: Pressure from the desire to avoid tax of business owners; The inconsistency
and unclearness in policies on corporate income tax as well as tax accounting, and the ineffectiveness
of tax authorities’ consultation and propaganda about these policies. SMEs tend not to use outside
consulting services, not yet pay enough attention to investment in information technology, while the
understanding of regulations and tax regimes of the accounting staff is limited.
Keywords: income tax, SME, tax accounting, tax regulations.
Giang Nam Dao
Email: ;
Banking Academy of Vietnam
Hang Thi Thu Vu
Email:
Duy Tien- Ly Nhan area Tax Department

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 223- Tháng 12. 2020

72

© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X


ĐÀO NAM GIANG - VŨ THỊ THU HẰNG

thuế cho thấy nhân tố chính ảnh hưởng đến cơng tác kế tốn thuế là: Áp lực từ mong
muốn tránh thuế của các chủ doanh nghiệp; Sự thiếu nhất quán và cụ thể trong
chính sách thuế TNDN và kế tốn, hiệu quả của việc tư vấn và tuyên truyền về các
chính sách này của cơ quan thuế chưa cao. SME có xu hướng ít sử dụng dịch vụ tư

vấn bên ngoài, chưa chú trọng đến đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, trong khi
hiểu biết về các quy định và chế độ thuế của đội ngũ kế tốn cịn hạn chế.
Từ khóa: kế tốn thuế, chính sách thuế, doanh nghiệp nhỏ và vừa, thuế thu nhập
doanh nghiệp.

1. Giới thiệu
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME)
thường được xác định theo quy mô vốn, lao
động hoặc doanh thu. Ở Việt Nam, trong
lĩnh vực sản xuất, xây dựng, SME là doanh
nghiệp (DN) có quy mơ lao động tham gia
bảo hiểm đến 200 hoặc doanh thu đến 200
tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn đến 100 tỷ
đồng (theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CP
của Chính phủ). Các SME đóng góp gần
50% GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế,
tạo ra hơn 50% việc làm cho xã hội. Tuy
nhiên, hoạt động của các SME cịn tồn tại
khơng ít vấn đề: Hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh chưa cao, môi trường kinh
doanh cịn nhiều khó khăn. Những văn bản
thay đổi về chính sách thuế được các SME
đánh giá là khó tiếp cận, có đến 56% DN
siêu nhỏ, 52% DN nhỏ và 45% DN quy mô
vừa cho biết “thỏa thuận về các khoản thuế
phải nộp với cán bộ thuế là công việc quan
trọng trong kinh doanh (theo Báo cáo về
môi trường kinh doanh đối với các SME
Việt Nam của VCCI và USAID, 2016).
Theo khảo sát của Nguyễn Ý Nguyên Hân,

Đàm Thị Hải Âu và Nguyễn Thị Minh Đức
(2019), phần lớn các SME không nhận diện
được rủi ro về thuế hoặc chỉ nhận diện được
ở mức độ ban đầu. Do đặc điểm và quy mô
hoạt động cũng như chủ sở hữu, nên nhóm
DN này thường chưa có sự quan tâm thích
đáng đến cơng tác kế tốn nói chung và kế

tốn thuế nói riêng. Đồng thời với những
hạn chế về nhân lực và thơng tin, SME cũng
thường gặp khó khăn hoặc lúng túng trong
việc thực thi và tuân thủ các quy định của
thuế, chưa thích nghi kịp thời với những
thay đổi trong cơ chế chính sách kế tốn và
thuế. Nói cách khác, hoạt động kế tốn thuế
nói chung (ghi chép, tổng hợp và phân tích
thơng tin) và thuế TNDN nói riêng tại các
SME chưa thực sự phát huy được vai trị
của nó và có thể ảnh hưởng khơng nhỏ tới
sự phát triển lâu dài của các SME.
Kế toán thuế TNDN là một vấn đề cũng đã
được khá nhiều các nghiên cứu trước quan
tâm. Tuy nhiên, các nghiên cứu này thường
xem xét ở các DN nói chung hoặc trong
một ngành hoặc lĩnh vực nhất định (Trần
Thị Hương, 2019, Nguyễn Thị Thu Hoàn,
2016, hay Bùi Thị Mai Hoài và Nguyễn Thị
Tuyết Hoa, 2015…). Một số ít nghiên cứu
khảo sát cụ thể về kế toán thuế TNDN tại
SME, điển hình là Đinh Quang Hịa (2016)

và Trần Thị Kim Dung (2013) nhưng cả
2 tác giả đều khảo sát ở nhóm SME hoạt
động trên một quận của thành phố HCM
với đặc điểm kinh tế đô thị lớn và sơi động
ở Việt Nam.
Do đó, kế tốn thuế TNDN tại các SME
vẫn là một hướng nghiên cứu sâu cần được
khai thác thêm. Nghiên cứu này tiếp tục
phát triển hướng tập trung vào kế toán thuế

Số 223- Tháng 12. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

73


Các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhỏ
và vừa - Nghiên cứu điển hình tại huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam

TNDN ở các SME, với đối tượng khảo sát
là các DN hoạt động ở nông thôn với thế
mạnh là các làng nghề truyền thống. Cụ
thể, bài viết sử dụng kết quả khảo sát qua
bảng hỏi để đánh giá tác động của 5 nhóm
nhân tố (chế độ, chính sách, chất lượng
nhân lực kế toán, chủ doanh nghiệp, hoạt
động tư vấn hỗ trợ và mức độ ứng dụng
công nghệ thông tin) đến cơng tác kế tốn
thuế TNDN tại các SME trên địa bàn huyện
Lý Nhân, Hà Nam.
Huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam là một huyện

đồng bằng Bắc Bộ, có điều kiện giao thông
thuận tiện, cách Hà Nội khoảng 60 km,
với sự phát triển của nhiều ngành nghề
truyền thống. Tại địa phương, tính đến
thời điểm 31/12/2019, có tất cả 433 DN
đang hoạt động, trong đó tồn bộ là SME.
Tổng nguồn vốn tồn bộ DN đến thời điểm
31/12/2019 là 3.399,24 tỷ đồng, trong đó
tổng nguồn vốn tư nhân đạt 99,98%. Ngành
nghề kinh doanh của các DN trên địa bàn
khá đa dạng, chủ yếu là dệt may (khoảng
20%), xây dựng (khoảng 15%)... (tác giả
tự tổng hợp từ cơ sở dữ liệu quản lý trên
phầm mềm quản lý thuế tập trung TMS
của Chi cục Thuế khu vực Duy Tiên- Lý
Nhân, Hà Nam). Do đặc điểm là các DN
trên địa bàn chủ yếu xuất phát từ các hộ
kinh doanh trong các làng nghề thủ công
phát triển thành doanh nghiệp, do đó nhiều
DN cịn hạn chế trong cơng tác kế tốn và
chưa chú trọng nhiều vào cơng tác kế tốn
của đơn vị mình.
Kết quả của nghiên cứu này hy vọng góp
phần làm phong phú hơn hướng nghiên
cứu về kế tốn TNDN và giúp các nhà làm
chính sách cũng như các bên có liên quan
có cái nhìn rõ hơn về hoạt động kế toán và
các vấn về thuế tại các SME.
2. Tổng quan nghiên cứu


74

Các nhân tố ảnh hưởng chất lượng thơng
tin kế tốn tại các DN nói chung và các
SME nói riêng đã được khá nhiều nghiên
cứu khai thác.
Komala, A. R. (2012) phân tích thơng
tin của 31 tổ chức quản lý ở Bandung,
Indonesia và cho thấy kiến thức của các nhà
quản lý và kế toán ảnh hưởng đáng kể đến
hệ thống thơng tin kế tốn. Tuy nhiên, phần
lớn các công ty được khảo sát đều sử dụng
dịch vụ kế tốn th ngồi. Mkonya và các
cộng sự (2018) nghiên cứu ở các tổ chức
phi chính phủ hoạt động ở Tanzania trong
các lĩnh vực khác nhau và khẳng định tác
động của sự hỗ trợ từ các nhà quản lý cấp
cao, yếu tố con người đến hệ thống thơng
tin kế tốn và chất lượng thơng tin kế tốn.
Trần Đình Khơi Ngun (2010) xây dựng
mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến vận
dụng chuẩn mực kế toán trong các SME
tại Đà Nẵng. Kết quả khẳng định vai trò
quyết định của nhân tố con người, trong
khi đó, các yếu tố về chính sách như văn
bản hướng dẫn, hay đặc điểm tài chính của
doanh nghiệp,… khơng có tác động đáng
kể. Đồng thời, tác giả nhấn mạnh về giá trị
thơng tin báo cáo tài chính (BCTC) của các
SME đối với cộng đồng kinh doanh đang

không thực sự có ý nghĩa.
Tương tự, Trần Đình Khơi Ngun (2013)
phân tích về thang đo các nhân tố phi tài
chính ảnh hưởng tới vận dụng chuẩn mực
kế toán trong SME ở Việt Nam. Theo đó
xác định bốn nhân tố phi tài chính với các
thuộc tính của nó có thể ảnh hưởng đến vận
dụng chuẩn mực kế toán, gồm: chất lượng
nguồn nhân lực kế toán, tài liệu hướng dẫn
thực hành, tư vấn cộng đồng kế toán và
nhận thức của chủ DN, trong đó chất lượng
nguồn nhân lực là nhân tố có ảnh hưởng
lớn nhất.

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 223- Tháng 12. 2020


ĐÀO NAM GIANG - VŨ THỊ THU HẰNG

Tiếp nối nghiên cứu trên, Nguyễn Thị
Giang (2020) thực hiện nghiên cứu về các
nhân tố ảnh hưởng đến cơng tác kế tốn
trong SME. Tác giả cho rằng có 6 nhân tố
là nguyên nhân khiến việc tổ chức cơng tác
kế tốn khơng được SME coi trọng: (1) Đối
tượng sử dụng thơng tin kế tốn, (2) Nhận
thức của chủ DN, (3) Quy mô DN, (4)
Yêu cầu và khả năng ứng dụng công nghệ
thông tin, (5) Trình độ của kế tốn viên, (6)
Các dịch vụ tài chính kế tốn. Mặc dù bài

nghiên cứu đưa ra các nhân tố ảnh hưởng
dựa trên cơ sở lý thuyết và các tài liệu tham
khảo, khơng có kiểm định cụ thể, nhưng lý
luận đưa ra đều phù hợp với thực tế và các
nghiên cứu trước đó.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu trước cũng
phân tích sâu về các nhân tố ảnh hưởng đến
kế tốn thuế TNDN. Nguyễn Thị Thu Hồn
(2016) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến việc thực thi và tuân thủ chuẩn mực kế
toán thuế TNDN ở Việt Nam. Bằng phương
pháp phân tích nhân tố khám phá để kiểm
định mối liên hệ giữa việc thực thi, tuân
thủ Chuẩn mực kế tốn thuế TNDN và lợi
ích áp dụng cho các DN, tác giả xác định
5 nhân tố và mức độ tác động của lần lượt
từng nhân tố như sau: tài liệu thực hành
(24,9%); trình độ chun mơn (23,3%), tư
vấn bên trong, bên ngồi (23%), cơng tác
thanh tra kiểm tra (14,4%), hệ thống chính
sách thuế (14%).
Bùi Thị Mai Hồi và Nguyễn Thị Tuyết Hoa
(2015) nghiên cứu các nhân tố quyết định
hành vi điều chỉnh thu nhập làm giảm thuế
TNDN phải nộp ở Việt Nam. Tác giả xây
dựng mơ hình gồm 9 nhân tố ảnh hưởng:
Giám đốc muốn để lại danh tiếng trước khi
nghỉ, chuyển việc (có sự thay đổi CEO hay
khơng); nhà quản lý nắm giữ cổ phiếu (tỷ lệ
% sở hữu cổ phiếu của CEO); loại thu nhập

ưu đãi; thay đổi chính sách thuế TNDN;

chính sách giảm thuế tháo gỡ khó khăn của
nhà nước; quy mô DN; chủ trương của nhà
quản lý về tối đa hóa lợi nhuận; cơng ty
có dự định phát hành cổ phiếu; và chính
sách kế tốn. Kết quả kiểm định dựa trên
mẫu gồm 211 công ty cho thấy, 2 nhân tố
ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê là thu nhập
ưu đãi và chính sách thuế (ghi nhận doanh
thu chưa thực hiện, doanh thu theo tiến độ,
ghi nhận số lượng các khoản dự phịng, ghi
nhận chi phí thuế TNDN hỗn lại).
Đinh Quang Hịa (2016) và Trần Thị Kim
Dung (2013) khảo sát về kế toán thuế thu
nhập DN tại các DN nhỏ và vừa trên địa
bàn 2 quận của thành phố Hồ Chí Minh
(lần lượt là quận 6 và quận 7). Các tác giả
xây dựng bảng hỏi đi sâu vào khảo sát tại
các SMEs trên địa bàn bao gồm nội dung
về: các quy định về thuế TNDN, chế độ kế
toán thuế TNDN, Chuẩn mực kế toán thuế
TNDN và cải cách thủ tục hành chính về
thuế TNDN hiện nay có ảnh hưởng như thế
nào đến cơng tác kế tốn thuế TNDN. Kết
quả thu được qua nghiên cứu: còn tồn tại
nhiều hạn chế trong việc vận dụng chuẩn
mực, chế độ kế toán, luật thuế TNDN cũng
như thực hiện kế toán thuế TNDN tại các
SME trên địa bàn; từ đó tác giả đưa ra các

giải pháp hồn thiện phù hợp.
Tóm lại, tổng quan nghiên cứu trên đã chỉ
ra những nhân tố ảnh hưởng đến cơng tác
kế tốn, thuế TNDN ở cả bên trong và
bên ngồi DN. Theo đó, trong bài viết này
nhóm nghiên cứu xác định 5 nhân tố chủ
yếu ảnh hưởng đến kế tốn thuế TNDN nói
chung và tại SME nói riêng là:
Hệ thống chính sách pháp luật, cụ thể
là hệ thống chính sách pháp luật về thuế,
chuẩn mực kế tốn, chế độ kế toán.
Nhà quản lý doanh nghiệp: Phần lớn

Số 223- Tháng 12. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

75


Các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhỏ
và vừa - Nghiên cứu điển hình tại huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam

các nhà quản lý, đặc biệt trong các SME,
thường có tư tưởng khơng tích cực về tn
thủ nghĩa vụ thuế, thậm chí tìm mọi cách
để giảm thiểu tối đa chi phí thuế TNDN,
điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cơng tác
kế tốn thuế TNDN. Một số khác thì vì
mục tiêu khác nhau của DN mà nhà quản
lý muốn điều chỉnh thông tin về lợi nhuận
sau thuế trên BCTC, điều này đương nhiên

sẽ ảnh hưởng đến kế toán thuế TNDN. Mặt
khác, nhà quản lý hiểu biết càng nhiều về
công tác kế tốn và thuế thì càng chú trọng
kiểm tra, giám sát chặt chẽ đảm bảo tính
tuân thủ và ngược lại.
Chất lượng nhân lực kế toán: Kế toán
thuế TNDN được thực hiện bởi kế tốn
viên, do đó trình độ, năng lực, hiểu biết của
kế toán sẽ tác động trực tiếp đến việc hồn
thiện kế tốn thuế TNDN. Nếu trình độ
chun mơn khơng cao, ý thức trách nhiệm
thấp sẽ dẫn đến việc vận dụng sai lệch các
quy định về kế toán thuế TNDN.
Chất lượng các hoạt động kiểm tra, tư
vấn, hỗ trợ: Bao gồm việc tư vấn hỗ trợ từ
cơ quan thuế cho các SME và chất lượng
dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp bên ngồi.
Cơng nghệ thơng tin: Việc thực hiện cơng
việc kế tốn nói chung và kế thuế nói riêng
trên phần mềm kế tốn sẽ khắc phục được
những sai sót do con người gây ra, nâng

cao hiệu quả hoạt động của hệ thống, tránh
trùng lắp giữa các phần hành kế toán, hạn
chế sử dụng giấy tờ, giúp tiết kiệm chi phí.
3. Phương pháp nghiên cứu và mẫu
khảo sát
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu
trên, bài viết sẽ sử dụng phương pháp điều
tra qua bảng hỏi với đối tượng khảo sát là

những người tham gia hoặc có liên quan
trực tiếp đến cơng tác kế toán thuế TNDN.
Bảng hỏi được thiết kế theo thang đo likert
với 2 phần: Phần 1 ghi nhận các thông tin
chung về DN và thông tin về người trả
lời, tên DN, địa chỉ, số điện thoại, email,
ngành nghề kinh doanh… Nội dung khảo
sát chính được thiết kế ở phần 2 với 24 câu
hỏi nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của 5
nhân tố: Chính sách pháp luật, Nhà quản lý
doanh nghiệp, chất lượng nhân lực kế toán,
chất lượng các hoạt động kiểm tra tư vấn hỗ
trợ và mức độ ứng dụng công nghệ thông
tin. Các câu hỏi này được xây dựng trên cơ
sở kế thừa và tổng hợp từ các nghiên cứu
trước (Bảng 1).
Phiếu khảo sát được gửi tới 2 nhóm chính
là các SME và các cán bộ thuế trực tiếp làm
việc với các SME trên địa bàn. Thời gian
khảo sát: Tháng 12/2019. Tình hình phiếu
gửi đi, thu về và cơ cấu của 2 nhóm khảo
sát trong mẫu nghiên cứu cụ thể như sau:

Bảng 1. Cơ sở xây dựng bảng hỏi
Nhóm câu hỏi

Nguồn tham khảo

Hệ thống chính sách


Trần Thị Hương (2019), Trần Đình Khơi Ngun (2010)

Nhà quản lý doanh nghiệp

Trần Thị Hương (2019), Trần Đình Khơi Ngun (2010)

Chất lượng nhân lực kế tốn

Trần Thị Hương (2019), Trần Đình Khơi Nguyên (2010)

Kiểm tra, tư vấn, hỗ trợ

Đặng Ngọc Hùng (2015), Trần Thị Hương (2019)

Công nghệ thông tin

Trần Thị Hương (2019)
Nguồn: Tổng hợp của tác giả

76

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 223- Tháng 12. 2020


ĐÀO NAM GIANG - VŨ THỊ THU HẰNG

Nhóm 1 - các SME: Phiếu khảo sát được
gửi tới 100 trong tổng số 433 SME đang
hoạt động trên địa bàn. Nhóm tác giả gửi
tới mỗi đơn vị 1 phiếu khảo sát và đề nghị

giám đốc hoặc kế toán trực tiếp xử lý phần
hành về thuế trả lời phiếu để có được cái
nhìn khách quan hơn từ cả 2 phía là chủ
DN và người làm kế toán. Kết quả thu về
được 55 phiếu, trong đó có 1 phiếu khơng
đủ thơng tin nên việc phân tích được thực
hiện với 54 phiếu. Trong 54 phiếu này có
19 phiếu do giám đốc DN trả lời (chiếm
35%) và 35 phiếu do kế toán thuế của đơn
vị trả lời (65%). Một số thông tin phản ánh
các đặc điểm của mẫu khảo sát và tổng thể
433 SME tại địa phương được tổng hợp
trong Bảng 2.
Căn cứ vào Bảng 2 có thể thấy, cơ cấu
theo loại hình DN cũng như ngành nghề
của mẫu khảo sát và tổng thể khá tương
đồng với nhau. Cũng theo số liệu tài chính
mà nhóm nghiên cứu đã tổng hợp, xét về
qui mô, tổng tài sản của 55 SME tham gia
khảo sát là 1.965 tỷ đồng, tương đương

với 27,5% tổng tài sản của tất cả 433 SME
(7.157 tỷ đồng).
Bảng 3 cho thấy các DN được khảo sát chủ
yếu có thời gian hoạt động tương đối lâu,
từ trên 4 năm. Kết quả khảo sát đến từ các
DN đã hoạt động tương đối ổn định, quy
trình kế tốn đã có nhiều năm thực hiện và
điều chỉnh phù hợp hoạt động sản xuất kinh
doanh. Người trả lời câu hỏi cũng phần lớn

là người có thời gian dài hoặc làm quản
lý cơng ty hoặc làm cơng tác kế tốn, đây
đều là những đối tượng có kinh nghiệm và
nhiều năm tiếp xúc với kế tốn thuế TNDN.
Nhóm 2 - các cán bộ thuế: tác giả gửi
phiếu khảo sát cho 3 bộ phận: kiểm tra, kê
khai, tuyên truyền, hỗ trợ- đây là các bộ
phận làm việc trực tiếp với người nộp thuế
và liên quan đến kê khai, quyết toán thuế
TNDN từ tiếp nhận hồ sơ đầu vào, giải đáp
chính sách và thanh tra, kiểm tra. Tổng số
phiếu khảo sát gửi đi là 25 phiếu (tương
ứng với tổng số cán bộ thuế ở 3 bộ phận
trên ở chi cục thuế khu vực Duy Tiên- Lý

Bảng 2. Cơ cấu ngành nghề và loại hình DN của các SME
Cơ cấu doanh nghiệp khảo sát

433 SME đang hoạt động tại
Lý Nhân (%)

54 SME tham gia
khảo sát (%)

Cơ cấu theo ngành nghề
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

7,2

1,9


Sản xuất, thương mại, dịch vụ

78,5

83,3

Xây dựng

14,3

14,8

100,0

100,0

Công ty TNHH

73,0

70,4

Công ty cổ phần

16,9

22,2

DN tư nhân


5,5

7,4

Hợp tác xã

4,5

0,0

100,0

100,0

Tổng
Cơ cấu theo loại hình doanh nghiệp

Tổng

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả và Chi cục thuế khu vực Duy Tiên- Lý Nhân, Hà Nam,
tháng 12/2019
Số 223- Tháng 12. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

77


Các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhỏ
và vừa - Nghiên cứu điển hình tại huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam
Bảng 3. Thời gian hoạt động của các SME và thời gian làm việc

của đối tượng khảo sát
Số lượng (DN)

 
Dưới 1 năm

1

1,85

5

9,26

23

42,59

25

46,30

54

100,00

Dưới 1 năm

3


5,56

Từ 1-3 năm

14

25,93

Từ 4-10 năm

24

44,44

Trên 10 năm

13

24,07

Tổng

54

100,00

Thời gian hoạt động của Từ 1-3 năm
các SME tham gia gia
Từ 4-10 năm
khảo sát

Trên 10 năm
Tổng
Thời gian làm việc của
đại diện đơn vị trả lời
khảo sát

Phần trăm (%)

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, tháng 12/2019

Bảng 4. Vị trí và kinh nghiệm làm việc của các cán bộ thuế tham gia khảo sát
Số lượng

Tỷ lệ (%)

Cán bộ kiểm tra

13

65

Cán bộ kê khai

4

20

Cán bộ tuyên truyền hỗ trợ

3


15

20

100

Dưới 1 năm

0

0

Từ 1-3 năm

5

25

Thời gian làm việc Từ 4-10 năm

6

30

Trên 10 năm

9

45


20

100

Vị trí cơng việc

Tổng

Tổng

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, tháng 12/2019

Nhân) và số phiếu nhận về là 20 phiếu với
cơ cấu cụ thể như trong Bảng 4.

thuế (20 phiếu ở 3 bộ phận) của Lý Nhân,
Hà Nam.

Bảng 4 cho thấy, cán bộ thuế được khảo sát
đều là những người lâu năm trong nghề, có
cơ hội tiếp xúc với nhiều loại hình DN.

4.1. Ảnh hưởng của chính sách pháp luật
đến kế toán thuế TNDN tại các SME

4. Kết quả khảo sát và thảo luận
Các kết quả khảo sát phân tích dưới đây
được tổng hợp từ 74 phiếu khảo sát ở cả các
SME (54 phiếu tại 54 đơn vị) và các cán bộ


78

Khảo sát ảnh hưởng của chính sách pháp
luật đến cơng tác kế tốn thuế TNDN tại
các SME được tóm tắt trong Bảng 5, theo
đó khoảng 60% phản hồi đồng ý rằng
những nội dung khó hiểu, sự thiếu nhất
quán trong các quy định của chuẩn mực,

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 223- Tháng 12. 2020


ĐÀO NAM GIANG - VŨ THỊ THU HẰNG

Bảng 5. Ảnh hưởng của chính sách pháp luật đến thuế TNDN

Kết quả khảo sát
Tổng số
Không đồng Trung lập Đồng ý (mức
phiếu
ý (mức 1, 2)
(mức 3)
4,5)
 
SL
%
SL
%
SL

%

Nội dung khảo sát
 
Chuẩn mực kế toán thuế TNDN (VAS 17)
cịn nhiều nội dung khó hiểu
VAS 17, Thơng tư, chế độ kế toán hướng
dẫn kế toán thuế TNDN chưa thống nhất
Chính sách thuế TNDN chưa phù hợp với
hệ thống pháp luật chuyên ngành liên quan

74

4

5,4

9

12,2

61

82,4

74

0

0,0


32

43,2

42

56,8

74

14

18,9

17

23,0

43

58,1

Các quy định TNDN chưa đầy đủ, rõ ràng

74

6

8,1


24

32,4

44

59,5

Chính sách thuế TNDN liên tục thay đổi

74

15

20,3

16

21,6

43

58,1

Các quy định của VAS 17 chưa phù hợp
với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại DN

74


3

4,1

34

45,9

37

50,0

Cơ sở tính thuế của VAS17 với chính sách
thuế TNDN khơng thống nhất

74

2

2,7

17

23,0

55

74,3

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, tháng 12/2019


chế độ kế toán liên quan đến thuế TNDN,
sự thiếu rõ ràng và nhất quán trong chính
sách thuế TNDN sẽ gây khó khăn cho cơng
tác kế tốn thuế TNDN ở các SMEs.
Phản hồi cao nhất là đối với các vấn đề
liên quan đến VAS17- Kế toán thuế TNDN
(khoảng 80%), điều này là hồn tồn phù
hợp khi mà phần lớn kế tốn và giám đốc
của SME không đặt cao việc áp dụng VAS
vào cơng tác kế tốn, chủ yếu họ thực hiện
theo chế độ kế tốn đã ban hành. Và vì
khơng thực sự quan tâm đến áp dụng VAS
nên cho kế toán không bỏ nhiều thời gian
nghiên cứu VAS17, trong khi đây là một
chuẩn mực khó.
4.2. Ảnh hưởng của nhà quản lý DN đến
kế toán thuế TNDN tại SME
Nhà quản lý DN là người đưa ra mọi quyết
định của DN. Ảnh hưởng của các quyết
định nhà quản lý DN đến kế toán thuế
TNDN thu được kết quả tại Bảng 6.

Kết quả khảo sát cho thấy, khoảng 60%
người được hỏi (bao gồm chủ DN, kế toán
viên và cán bộ thuế) đồng ý rằng, những
yếu tố từ các chủ DN như chưa coi trọng vai
trị của thơng tin kế tốn và muốn che giấu
thơng tin lãi/lỗ thực để đối phó với chính
sách pháp luật sẽ tác động tiêu cực đến kết

quả công tác kế toán thuế của các SMEs
trên địa bàn huyện Lý Nhân, Hà Nam. Kết
quả khảo sát riêng đối với nhóm cán bộ
thuế cho thấy nhóm này tin tưởng rằng có
sự can thiệp của chủ DN đến việc che dấu
thông tin lỗ/lãi từ đó tác động đến số thuế
phải nộp (65% người được hỏi đồng ý).
4.3. Ảnh hưởng của chất lượng nhân lực
kế toán đến kế toán thuế TNDN
Phản hồi về tác động của nhân lực kế toán
của các SME trên địa bàn Lý Nhân Hà Nam
đến kế toán thuế TNDN được tóm tắt trong
Bảng 7.
Hầu hết người được hỏi đều cho rằng chất

Số 223- Tháng 12. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

79


Các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhỏ
và vừa - Nghiên cứu điển hình tại huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam
Bảng 6. Ảnh hưởng nhà quản lý DN đến kế tốn thuế TNDN
Kết quả khảo sát
Tổng
Khơng đồng Trung lập Đồng ý (mức
số
ý (mức 1,2)
(mức 3)
4,5)

phiếu
SL
%
SL
%
SL
%

Nội dung khảo sát
Chưa nhận biết được lợi ích mang lại cho DN
từ việc cung cấp thơng tin hữu ích về thuế
TNDN trên BCTC

74

Giảm TNCT để tiết kiệm chi phí thuế TNDN

74

Che dấu thơng tin lỗ/ lãi để đối phó với chính
sách pháp luật
Nhận thức về vai trị thơng tin kế tốn theo
các chuẩn mực của chủ DN hạn chế (chỉ
khảo sát đối với các DN)

12 16,20

16 21,60

46 62,20


9,50

16 21,60

51 68,90

15 20,27

17 22,97

42 56,76

12 22,20

39 72,20

7

74
54

3

5,60

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, tháng 12/2019

Bảng 7. Ảnh hưởng của nhân lực kế toán đến kế toán thuế TNDN
Nội dung khảo sát


Kết quả khảo sát

Tổng
số
phiếu

Không đồng
ý (mức 1, 2)

74

15 20,27

Kế toán chưa hiểu rõ các quy định của
chuẩn mực, chế độ kế toán về thuế
TNDN
Kế toán chưa hiểu rõ các quy định về
thuế TNDN của pháp luật thuế
Kế tốn ít kinh nghiệm về kế tốn thuế
TNDN
Kế tốn cịn thiếu trách nhiệm trong cơng
việc
Kế tốn ở DNVVN chỉ chú trọng vào ghi
chép cho mục đích tính thuế hơn là mục
đích kế tốn (chỉ khảo sát đối với các DN)

SL

%


Trung lập
(mức 3)
SL

%

Đồng ý (mức
4,5)
SL

%

14 18,92

45 60,81

9,46

15 20,27

52 70,27

74

20 27,03

23 31,08

31 41,89


74

20 27,03

22 29,73

32 43,24

17 31,48

33 61,11

74

54

7

4

7,41

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, tháng 12/2019

lượng nhân lực kế toán có ảnh hưởng rõ
rệt đến cơng tác kế tốn thuế, khoảng
70% người được khảo sát đồng ý rằng kế
toán thuế TNDN bị ảnh hưởng do người
làm kế toán chưa hiểu rõ các quy định về

thuế TNDN của pháp luật thuế. Tương tự
khoảng 60% người được hỏi cho rằng kế
toán thuế TNDN bị ảnh hưởng khi “Người
làm kế toán chưa hiểu rõ các quy định của
chuẩn mực, chế độ kế toán về thuế TNDN”
và ‘kế toán ở SME chỉ chú trọng vào ghi

80

chép cho mục đích tính thuế hơn là mục
đích kế toán”. Khoảng 40% đồng ý với
nhận định kinh nghiệm của kế tốn và trách
nhiệm kế tốn có ảnh hưởng đến kế toán
thuế TNDN.
Kết quả khảo sát thu được từ 2 nhóm DN
và cán bộ thuế cũng khá tương đồng với
nhau. Tuy nhiên, trong khi nhóm DN cho
rằng hạn chế về mặt kinh nghiệm và thiếu
trách nhiệm trong công việc khơng phải là

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 223- Tháng 12. 2020


ĐÀO NAM GIANG - VŨ THỊ THU HẰNG

nhân tố có ảnh hưởng q nhiều đến kế tốn
thuế (chỉ có 31% đồng ý kinh nghiệm của
kế toán và 37% đồng ý trách nhiệm kế tốn
có ảnh hưởng đến kế tốn thuế TNDN), thì
nhóm cán bộ thuế lại cho rằng đây cũng là

2 nhân tố gây ảnh hưởng nhiều đến công
tác kế toán thuế TNDN, tỷ lệ phản hồi đồng
ý với nhận định này khá cao (70% cán bộ
thuế được hỏi đồng ý kinh nghiệm của kế
toán và 60% đồng ý trách nhiệm của kế tốn
có ảnh hưởng đến kế tốn thuế TNDN).
4.4. Ảnh hưởng của hoạt động kiểm tra
tư vấn hỗ trợ đến kế toán thuế TNDN tại
SME
Phần lớn người được hỏi, đồng ý rằng tư vấn
của cơ quan thuế cho cơng tác thuế TNDN
cịn hạn chế (62% đồng ý). Tuy nhiên, điều
đáng ghi nhận là chỉ có 24% đồng ý với ý
kiến về việc kết luận của các cuộc thanh
tra, kiểm tra thuế, kiểm toán,... chưa cụ
thể, riêng đối với nhóm cán bộ thuế, có tới
85% người được hỏi cho rằng các kết luận
được ban hành sau các cuộc thanh tra, kiểm
tra khá cụ thể. Đây là một yếu tố tác động
tích cực tới việc định hướng để hồn thiện
và giảm thiểu các sai sót trong cơng tác kế
tốn thuế tại các SMEs.
Về nhận định “Ý kiến chuyên gia tư vấn

trong lĩnh vực kế tốn thuế TNDN cịn yếu
(kiểm tốn, kế tốn dịch vụ)”, khoảng 38%
người được hỏi có ý kiến trung lập với vấn
đề này, 47% đồng ý. Riêng đối với nhóm
khảo sát là DN, có tới 44% trung lập, chỉ
có 37% đồng ý với vấn đề này. Điều này có

thể do các DN được khảo sát trên địa bàn
không sử dụng chuyên gia tư vấn, nên họ
đưa ra ý kiến trung lập. Kết quả khảo sát
riêng đối với nhóm cán bộ thuế về vấn đề
này, có 75% đồng ý. Rõ ràng ý kiến chuyên
gia tư vấn là một vấn đề có ảnh hưởng
nhiều đến kế tốn thuế TNDN tại các SME.
4.5. Ảnh hưởng của công nghệ thông tin
đến kế tốn thuế TNDN tại các SME
Cơng nghệ thơng tin là một trong những
cơng cụ quan trọng cho kế tốn, tác giả
đánh giá ảnh hưởng của công nghệ thông
tin thu được kết quả như Bảng 9.
Hầu hết người được hỏi đều đồng ý rằng
việc sử dụng phần mềm kế toán sẽ giúp tiết
kiệm thời gian cho DN (73% đồng ý), cũng
như tiết kiệm thời gian cho hoạt động kiểm
tra, kiểm sốt, cố vấn từ bên ngồi (89%
đồng ý). Với các phần mềm kế toán hiện
nay, kế toán chỉ cần nhập dữ liệu đầu vào
hệ thống sẽ tự hạch toán và trả ra báo cáo,
do đó sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian so với

Bảng 8. Ảnh hưởng của kiểm tra, tư vấn hỗ trợ đến kế toán thuế TNDN
Kết quả khảo sát
Tổng
Không đồng Trung lập Đồng ý (mức
số
ý (mức 1, 2)
(mức 3)

4,5)
phiếu
SL
%
SL
%
SL
%

Nội dung khảo sát
Tư vấn của cơ quan thuế cho cơng tác thuế
TNDN cịn hạn chế
Kết luận của các cuộc thanh tra, kiểm tra
thuế, kiểm toán,... chưa cụ thể
Ý kiến chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực kế
toán thuế TNDN cịn yếu (kiểm tốn, kế tốn
dịch vụ)

74

13 17,57

15 20,27

46 62,16

74

42 56,76


14 18,92

18 24,32

74

11 14,86

28 37,84

35 47,30

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, tháng 12/2019
Số 223- Tháng 12. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

81


Các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhỏ
và vừa - Nghiên cứu điển hình tại huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam

theo dõi và hạch tốn thủ cơng. Bên cạnh
đó, việc hệ thống hóa dữ liệu bằng phần
mềm sẽ giúp ích cho việc lập các loại báo
cáo chính xác, đầy đủ và nhanh chóng;
thơng tin lưu trữ và khai thác kịp thời, từ
đó giúp ích rất nhiều cho cơng tác kiểm
tra, kiểm soát. 76% đồng ý rằng “DN chú
trọng vào đầu tư ứng dụng cơng nghệ thơng
tin cho kế tốn thuế TNDN” là cần thiết.

Tuy nhiên, 61% người được hỏi cho rằng
“Phần mềm kế tốn chưa đáp ứng nhu cầu
cơng tác kế toán thuế TNDN”; 91% đồng ý
“Phần mềm kế toán chưa có khả năng nhận
diện, xác định các chi phí không được trừ”.
5. Kết luận và khuyến nghị
Từ kết quả khảo sát phần 4, nhóm tác giả
có một số nhận xét và khuyến nghị như sau:
Thứ nhất, Chuẩn mực kế toán thuế TNDN
VAS 17 mặc dù đã được ban hành và đưa
và sử dụng khá lâu nhưng nội dung được
đánh giá là khá khó hiểu và khơng phù hợp
với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại các
SME, đây là nguyên nhân khiến các SME
thường không chú trọng đến việc tuân thủ

chuẩn mực kế toán mà chỉ thực hiện theo
chế độ kế tốn hiện hành. Chính sách thuế
TNDN qua nhiều lần sửa đổi để phù hợp
hơn với thực tiễn song một số quy định vẫn
chưa cụ thể, đồng thời những người tham
gia khảo sát cũng cho rằng chính sách về
thuế thường xuyên thay đổi khiến DN khá
khăn trong việc ghi nhớ và áp dụng.
Do đó, nhóm nghiên cứu khuyến nghị: Bộ
Tài chính đẩy nhanh việc biên soạn và ban
hành chuẩn mực kế tốn, trong đó có chuẩn
mực về thuế TNDN, dành cho các SME và
các DN siêu nhỏ trên cơ sở tham khảo các
chuẩn mực tương ứng của quốc tế. Đối với

SMEs, ngồi chuẩn mực, cần thiết phải có
các văn bản chế độ hướng dẫn cụ thể. Tuy
nhiên, khi xây dựng các văn bản này cần
thể hiện sự tham chiếu và liên hệ với chuẩn
mực kế toán, để đảm bảo tính nhất quán và
sự ổn định của các chế độ hướng dẫn. Bên
cạnh đó, thuế và kế tốn có sự tách biệt là
một xu hướng phát triển tất yếu. Tuy nhiên,
đối với các SME mà khơng phải là cơng ty
có lợi ích cơng chúng, các nhà làm chính
sách nên giảm thiểu các khác biệt, các thuật
ngữ cơ bản nên có sự thống nhất để dễ tham

Bảng 9. Ảnh hưởng của cơng nghệ thơng tin đến kế tốn thuế TNDN
Nội dung khảo sát
 
Phần mềm kế tốn chưa đáp ứng nhu cầu
cơng tác kế tốn thuế TNDN
Phần mềm kế tốn chưa có khả năng nhận
diện, xác định các chi phí khơng được trừ
DN chú trọng vào đầu tư ứng dụng công nghệ
thông tin cho kế toán thuế TNDN
Việc sử dụng phần mềm kế toán sẽ giúp tiết
kiệm thời gian cho doanh nghiệp
Việc sử dụng phần mềm kế toán sẽ giúp tiết
kiệm thời gian cho hoạt động kiểm tra, kiểm
soát, cố vấn từ bên ngồi

Kết quả khảo sát
Tổng

Khơng đồng Trung lập Đồng ý (mức
số
ý (mức 1, 2)
(mức 3)
4 và 5)
phiếu
SL
%
SL
%
SL
%
74

9 12,16

74

0

0,00

74

7

74
74

20 27,03

7

45 60,81

9,46

67 90,54

9,46

11 14,86

56 75,68

7

9,46

13 17,57

54 72,97

0

0,00

8 10,81

66 89,19


Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, tháng 12/2019

82

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 223- Tháng 12. 2020


ĐÀO NAM GIANG - VŨ THỊ THU HẰNG

chiếu giữa 2 hệ thống văn bản pháp quy về
thuế và kế toán.
Thứ hai, tác động của nhà quản lý DN đến
công tác kế toán thuế TNDN tại các SME
trên địa bàn huyện Lý Nhân được đánh giá
là rất lớn. Vì những mục đích khác nhau
như: giảm chi phí thuế, điều chỉnh thơng
tin lãi /lỗ... mà kế toán thuế TNDN sẽ được
phản ánh khơng chính xác. Nhận thức của
chủ DN về tầm quan trọng của thông tin về
thuế TNDN, tuân thủ chuẩn mực kế tốn
cịn hạn chế (72% người được hỏi đồng ý
với nhận định này). Nhiều chủ SME khơng
có kiến thức sâu về kế tốn và thuế, do đó
cơng tác kế tốn tại các DN này đang phụ
thuộc rất nhiều và người làm kế tốn. Trong
khi đó, hơn 60% người được hỏi cho rằng
người làm kế toán chưa hiểu rõ quy định của
chuẩn mực chế độ kế tốn và thuế TNDN.
Do đó, nhóm tác giả đề xuất nên tăng cường
các hoạt động tun truyền và đào tạo về

vai trị thơng tin kế tốn, khuyến khích việc
tn thủ theo các quy định về thuế và kế
toán. Đồng thời bản thân các DN cũng cần
chú trọng hơn đào tạo và đào tạo lại cán bộ
kế toán, chủ động và tạo điều kiện cho nhân
viên kế tốn nâng cao trình độ, xây dựng kế
hoạch đào tạo cụ thể; xây dựng chính sách
lương, thưởng, phạt rõ ràng đối với nhân
viên kế tốn trong cơng ty; quy trách nhiệm
cụ thể đối với từng nhân viên kế toán khi
phát hiện sai sót trong cơng tác kế tốn thuế
TNDN; cân nhắc tới việc sử dụng các dịch
vụ tư vấn chuyên nghiệp của các chuyên
gia trong lĩnh vực kế toán thông qua thuê
các đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ
kế tốn, kiểm tốn để có những đánh giá
khách quan về cơng tác kế tốn tại đơn vị.
Thứ ba, tư vấn từ phía cơ quan thuế đến
các DN còn nhiều hạn chế (62% người
được hỏi đồng ý với nhận định này). Một

trong những chức năng nhiệm vụ của cơ
quan thuế là tuyên truyền, tư vấn hỗ trợ
người nộp thuế; hoạt động này được thực
hiện qua nhiều hình thức khác nhau: giải
đáp trực tiếp, trả lời công văn, email, điện
tử… Tuy nhiên, DN cho rằng sự hỗ trợ này
thường khá chậm trễ, hoặc cơng văn trả
lời chính sách chưa cụ thể. Một lý do khác
làm cho việc tiếp cận chưa hiệu quả đó là

ngay từ khâu đăng ký thơng tin DN tại sở
kế hoạch đầu tư khơng chính xác, làm cho
cơ quan thuế khó khăn trong việc tiếp cận
thơng tin liên lạc với doanh nghiệp, mọi sự
hỗ trợ qua điện tử, qua email, điện thoại
có thể bị gián đoạn. Tổ chức các cuộc đối
thoại trực tiếp để hướng dẫn thông tư mới
thường chỉ giới hạn một số lượng nhất định
các doanh nghiệp, nhiều DN khơng có cơ
hội giải đáp thắc mắc. Số lượng cán bộ thuế
ngày càng giảm trong khi đó số lượng DN
ngày càng lớn, vướng mắc ngày càng nhiều
cũng là nguyên nhân gây ra chậm chễ trong
tư vấn hỗ trợ. Tùy thuộc từng nơi, tùy thuộc
vào sự phát triển của cơ sở hạ tầng thông tin
mà công tác tun truyền cũng gặp nhiều
khó khăn… SME thường khơng sử dụng
dịch vụ tư vấn từ bên ngoài về kế tốn, đây
cũng là ngun nhân dẫn đến sai sót trong
kế tốn thuế TNDN khơng được phát hiện
kịp thời. Chất lượng của các dịch vụ tư vấn
kế toán hiện này cũng cịn có những bất cập
nhất định.
Do đó, nhóm nghiên cứu đề xuất cơ quan
quản lý thuế, cụ thể là các cục thuế và chi
cục thuế chính là tổ chức trực tiếp thực hiện
công tác tuyên truyền, hỗ trợ, tư vấn, kiểm
tra, thanh tra thuế đối với các SME: rút
ngắn thời hạn trả lời vướng mắc chính sách
của người nộp thuế; tiếp tục giảm thiểu các

thủ tục hành chính rườm rà, không trọng
yếu thông qua ứng dụng công nghệ thông
tin vào đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế, giải
đáp thắc mắc. Trong số những hành vi vi

Số 223- Tháng 12. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

83


Các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhỏ
và vừa - Nghiên cứu điển hình tại huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam

phạm của các DN có khơng ít các hành vi
vi phạm do lỗi không cố ý, quên hoặc chưa
hiểu rõ về chính sách thuế, cán bộ thuế cần
đơn đốc, nhắc nhở kịp thời hướng dẫn các
chủ thể kinh tế thực hiện đúng quy định. Khi
có các văn bản quy định pháp luật, chính
sách thuế mới, hay các thơng báo thuế, lệnh
thu thuế, thủ tục thu, nộp thuế, các nghiệp
vụ khác có liên quan được chuyển trực tiếp
qua mạng thơng tin đến cho các cục, chi
cục và người nộp thuế, thống nhất trong
tồn ngành để các chủ thể kinh tế khơng
phải chủ động tìm kiếm, cập nhật thơng tin
trên các trang mạng.
Thứ tư, phần mềm kế tốn sẽ góp phần tiết

kiệm thời gian và chi phí cho cơng tác kế

tốn thuế TNDN cũng như công tác thanh
tra, kiểm tra, giám sát (73% đồng ý với
nhận định sử dụng phần mềm giúp tiết kiệm
tiền cho DN, 85% đồng ý với nhận định sử
dụng phần mềm giúp tiết kiệm thời gian
cho hoạt động thanh tra, kiểm tra). Việc
DN chú trọng đầu tư cho phần mềm kế toán
là cần thiết, tuy nhiên do chủ DN chưa có
nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của kế
tốn dẫn đến họ khơng chú trọng đến đầu tư
cơng nghệ thơng tin cho mục đích kế tốn.
Chính vì thế, các SME cần chú trọng hơn
đến ứng dụng công nghệ thơng tin vào kế
tốn thuế TNDN, đặc biệt lựa chọn những
đơn vị cung cấp phần mềm uy tín, có phần
hành về kế toán thuế TNDN ■

Tài liệu tham khảo
Bùi Thị Mai Hoài và Nguyễn Thị Tuyết Hoa. (2015). “Các nhân tố quyết định hành vi điều chỉnh thu nhập làm giảm thuế thu
nhập DN phải nộp: Trường hợp Việt Nam”. Tạp chí Phát triển và Hội nhập. 22(32), 41-49.
Chính phủ Việt Nam (2018), Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của Chính phủ Việt Nam Quy định chi tiết một
số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đặng Ngọc Hùng. (2016). “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán ở Việt Nam”. Tạp chí
Kinh tế & Phát triển. 225(1), 80-88.
Đinh Quang Hịa (2016). ‘Kế toán thuế thu nhập DN tại các DN nhỏ và vừa trên địa bàn Quận 6, TP. HCM – Thực trạng và
giải pháp hoàn thiện’, Luận văn thạc sĩ, Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
Komala, A. R. (2012). “The influence of the accounting managers’ knowledge and the top managements’ support on the
accounting information system and its impact on the quality of accounting information: A case of Zakat Institutions in
Bandung”. Journal of Global Management, 4(1), 53-73.
Mkonya, V. L., Jintian, Y., Nanthuru, S. 8. B., & Jinyevu, S. A. (2018). “Analysis of Top Management Support and Individual

Factors Influence on Accounting Information System and its Impact on the Accounting Information Quality for
Projects”. International Journal of Management Science and Business Administration, 4(3), 19-29.
Nguyễn Thị Thu Hoàn, 2016, Thực thi và tuân thủ chuẩn mực kế toán thuế thu nhập DN tại Việt Nam, Truy cập 30.04.2020
từ />Nguyễn Thị Giang, 2020, Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức cơng tác kế tốn trong các DN nhỏ và vừa, Truy cập
30.04.2020 tại />Nguyễn Ý Nguyên Hân, Đàm Thị Hải Âu, Nguyễn Thị Minh Đức (2019), Đánh giá khả năng nhận diện và kiểm soát rủi ro về thuế
của DN nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập 20.06.2020 từ />Trần Thị Kim Dung. (2013). ‘Kế toán thuế thu nhập DN tại các DN nhỏ và vừa trên địa bàn Quận 7, TP. HCM – Thực trạng
và giải pháp hoàn thiện’, Luận văn thạc sĩ, Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Trần Đình Khơi Ngun. (2010). “Bàn về mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng chế độ kế toán trong các DN vừa và
nhỏ tại Đà Nẵng”. Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ, Đại học Đà Nẵng. 40.1 (2010): 225-233.
Trần Đình Khôi Nguyên. (2013). “Bàn về thang đo các nhân tố phi tài chính ảnh hưởng vận dụng chuẩn mực kế tốn trong
các DN nhỏ và vừa ở Việt Nam”. Tạp chí Kinh tế & Phát triển. 190(1), 55-60.
Trần Thị Hương. (2019). ‘Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập DN trong các DN xây lắp trên địa bàn thành phố Hà Nội’, Luận
án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài Chính
VCCI và USAID. (2016), Môi trường kinh doanh đối với các DN nhỏ và vừa Việt Nam. Truy cập 25.06.2020 từ https://
pcivietnam.vn/uploads//VN-Nghien-cuu-khac/MTKD-doi-voi-DN-nho-va-vua-VN.pdf.

84

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 223- Tháng 12. 2020



×