Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động của lực lượng kiểm soát Hải quan tại các cửa khẩu đường bộ miền nam: Luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 105 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


<b>TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU </b>

---



<b>NGUYỄN ĐỨC QUYỀN </b>



<b>MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT </b>


<b>ĐỘNG CỦA LỰC LƢỢNG KIỂM SOÁT HẢI </b>



<b>QUAN TẠI CÁC CỬA KHẨU ĐƢỜNG BỘ </b>



<b>MIỀN NAM </b>



<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


<b>TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU </b>

---



<b>NGUYỄN ĐỨC QUYỀN </b>



<b>MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT </b>


<b>ĐỘNG CỦA LỰC LƢỢNG KIỂM SOÁT HẢI </b>



<b>QUAN TẠI CÁC CỬA KHẨU ĐƢỜNG BỘ </b>


<b>MIỀN NAM</b>



<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ</b>

<b> </b>




Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh


Mã số ngành: 8340101



<b>CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: </b>



<b>Tiến sĩ : Vũ Văn Đơng </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

TRƯỜNG ĐH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
<b>PHỊNG ĐÀO TẠO </b>


<b>CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM </b>
<b>Độc lập – Tự do – Hạnh phúc </b>


<i> Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày..… tháng….. năm 2019 </i>


<b>NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ </b>



Họ tên học viên: Nguyễn Đức Quyền Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 24/09/1975 Nơi sinh: Hải Phòng
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh MSHV: 17110038


<b>I. Tên đề tài: </b>


<b>“MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƢỢNG </b>
<b>KIỂM SOÁT HẢI QUAN TẠI CÁC CỬA KHẨU </b>


<b>ĐƢỜNG BỘ MIỀN NAM” </b>
<b>II. Nhiệm vụ và nội dung: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

được hàng hóa do mình sản xuất ra và đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế với


Nhà nước. Như thế, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả làm méo mó các
quan hệ thị trường, gây khó khăn cho sự quản lý, điều tiết của Nhà nước. Người tiêu
dùng cũng chịu thiệt khi mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, khơng
có xuất sứ rõ ràng, trong đó, có những mặt hàng nguy hiểm, độc hại, ảnh hưởng trực
tiếp đến sự an tồn, sức khỏe, tính mạng của người dùng. Như vậy, đấu tranh chống
buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, một mặt,
góp phần tạo lập mơi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch cho các chủ thể tham
gia thị trường, mặt khác, điều tiết được sự phát triển cơ cấu kinh tế theo những định
hướng ưu tiên của Nhà nước, hơn thế nữa, còn bảo đảm nguồn thu cho ngân sách
nhà nước.


Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả luôn
được Đảng, Nhà nước xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xun, địi
hỏi sự vào cuộc của các bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp. Nhiệm vụ đấu
tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả được giao cho các ngành,
các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, bao gồm lực lượng quản lý thị
trường của ngành Công Thương, các lực lượng chức năng của Cơng an, Biên
phịng, Hải quan cũng như chính quyền địa phương các cấp.


<i><b>III. Ngày giao nhiệm vụ: 14/12/2018 </b></i>
<b>IV. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: </b>


<b>V. Cán bộ hƣớng dẫn: Tiến sĩ. Vũ Văn Đông </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>



Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.



Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.


<b>Học viên thực hiện Luận văn </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>LỜI CẢM ƠN </b>



Để hoàn thành được đề tài này trước tiên cho tôi xin gửi lời cám ơn đến tất
cả quý Thầy Cô thuộc Khoa Kinh tế - Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu (BVU),
đặc biệt là cán bộ hướng dẫn khoa học - Tiến sĩ Vũ Văn Đông đã ln theo sát,
nhiệt tình và tạo mọi điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện đề
tài.


Đồng thời tơi xin gửi lời cám ơn đến quý cơ quan, các đồng nghiệp là công
chức Hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cơ quan Tổng cục Hải
quan và một số Cục Hải quan địa phương đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q trình
điều tra, thu thập số liệu, thông tin.


Trong suốt thời gian thực hiện đề tài đến ngày hơm nay có được tác phẩm
khoa học này là nhờ sự động viên, giúp đỡ của Lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu nơi tôi công tác, các bạn đồng nghiệp tại Cục điều tra chống buôn lậu
đã quan tâm, giúp đỡ, chia sẽ động viên để tôi được tham gia học tập lớp Thạc sỹ
quản trị kinh doanh tại trường.


Một lần nữa cho tôi xin gửi lời cám ơn đến tất cả các quý Thầy Cô, quý lãnh
đạo Cục điều tra chống buôn lậu, các đồng nghiệp của tôi tại Cục Hải quan tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu cũng như cơ quan Tổng cục và các Cục Hải quan Bạn.


Trân trọng!



<b>Học viên thực hiện Luận văn </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>TĨM TẮT </b>



Bn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là hiện tượng thường gặp trong nền
kinh tế thị trường. Ở đó, lợi nhuận là động cơ chính thúc đẩy các chủ thể kinh tế sản
xuất kinh doanh, tham gia thị trường, vừa làm giàu chính đáng vừa thực hiện các
nghĩavụ đối với Nhà nước, cộng đồng.


Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả luôn
được Đảng, Nhà nước xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xun, địi
hỏi sự vào cuộc của các bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp. Nhiệm vụ đấu
tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả được giao cho các ngành,
các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, bao gồm lực lượng quản lý thị
trường của ngành Công Thương, các lực lượng chức năng của Cơng an, Biên phịng,
Hải quan cũng như chính quyền địa phương các cấp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>MỤC LỤC </b>



<b>LỜI CAM ĐOAN ... i </b>


<b>LỜI CẢM ƠN ... ii </b>


<b>TÓM TẮT ... iii </b>


<b>MỤC LỤC ... iv </b>


<b>DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ... ix </b>



<b>DANH MỤC CÁC BẢNG ... x </b>


<b>DANH MỤC CÁC HÌNH ... xi </b>


<b>MỞ ĐẦU ... 1 </b>


1. Lý do chọn đề tài: ... 1


2. Mục tiêu của đề tài: ... 2


3. Phạm vi nghiên cứu: ... 3


4. Đối tượng nghiên cứu: ... 3


5. Phương pháp nghiên cứu: ... 3


6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: ... 3


7. Bố cục: ... 4


<b>CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NGHIỆP VỤ KIỂM SOÁT HẢI QUAN5 </b>
1.1. Tổng quan về cơng tác kiểm sốt hải quan ... 5


1.1.1. Khái niệm về kiểm soát hải quan ... 5


1.1.2. Khái niệm về kiểm tra hải quan ... 6


1.1.3. Khái niệm về giám sát hải quan ... 6


1.1.4. Khái niệm về cửa khẩu đường bộ ... 6



1.1.5. Khái niệm về địa bàn hoạt động hải quan ... 6


1.1.6. Khái niệm về khu kinh tế cửa khẩu ... 7


1.1.7. Khái niệm buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ... 7


1.1.7.1. Khái niệm buôn lậu: ... 7


1.1.7.2. Khái niệm vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới: ... 7


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

1.1.9. Khái niệm thông tin nghiệp vụ hải quan ... 7


1.1.10. Khái niệm xử lý, thu thập thông tin nghiệp vụ hải quan ... 9


1.1.11. Đối tượng của cơng tác kiểm sốt hải quan ... 9


1.1.12. Mục đích của cơng tác kiểm sốt hải quan ... 11


1.1.13. Vai trị của cơng tác kiểm sốt hải quan ... 11


1.2. Các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ kiểm sốt hải quan ... 12


1.2.1. Quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Cục Điều tra chống bn
lậu (Đơn vị chun trách về kiểm sốt hải quan ở cấp Tổng cục Hải quan): ... 12


1.2.2. Quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của lực lượng kiểm soát hải
quan cấp Cục hải quan địa phương và cấp Chi cục trực thuộc (Đơn vị cửa khẩu). .. 13


1.2.3. Quy định về thẩm quyền của cơ quan hải quan trong đấu tranh phòng, chống


bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới: ... 15


1.2.4. Quy định thẩm quyền của cơ quan hải quan trong hoạt động điều tra theo Bộ
Luật tố tụng hình sự và Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự: ... 16


1.2.5. Các văn bản qui phạm luật qui định về quan hệ phối hợp của cơ quan hải
quan với các lực lượng chức năng và quan hệ hợp tác quốc tế trong phịng chống
bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới: ... 17


1.2.6. Văn bản qui định về chế độ, chính sách đối với lực lượng kiểm sốt hải quan.18
1.2.7. Các biện pháp nghiệp vụ hải quan ... 19


1.2.8 Cơ sở pháp lý về cơng tác kiểm sốt hải quan ... 21


1.3. Kinh nghiệm công tác kiểm soát hải quan của các nước: ... 23


1.3.1. Kinh nghiệm về mơ hình tổ chức, thẩm quyền: ... 23


1.3.2. Kinh nghiệm về các biện pháp nghiệp vụ ... 27


1.3.3. Kinh nghiệm từ các vụ việc, chuyên án đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển
trái phép hàng hóa qua biên giới ... 28


1.3.4. Kinh nghiệm xây dựng chương trình đào tạo, huấn luyện cơng tác kiểm soát
hải quan. ... 28


1.3.5. Kinh nghiệm phối hợp trong cơng tác kiểm sốt hải quan. ... 28


1.3.6. Kinh nghiệm về cải cách hành chính theo hướng đồng bộ hóa, chun sâu, áp
dụng cơng nghệ thơng tin trong cơng tác kiểm sốt hải quan và ứng dụng khoa học


kỹ thuật trong hoạt động kiểm soát hải quan: ... 29


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10></div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

2.2.8. Nguyên nhân đến sự yếu kém, thiếu hiệu quả trong cơng tác kiểm sốt Hải


quan tại các cửa khẩu đường bộ ... 58


<b>TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ... 63 </b>


<b>CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM </b>
<b>SOÁT HẢI QUAN TẠI CÁC KHẨU ĐƢỜNG BỘ KHU VỰC... 64 </b>


<b>MIỀN NAM – VIỆT NAM ... 64 </b>


3.1. Định hướng xu thế phát triển của hoạt động kiểm soát hải quan Việt Nam ... 64


3.1.1. Quan điểm phát triển kiểm soát hải quan trong mối quan hệ với các nghiệp vụ
khác của ngành Hải quan. ... 64


3.1.2. Xu thế phát triển ... 65


3.1.3. Dự báo tình hình (Tình hình hàng hóa XNK, tình hình phát triển kinh tế trong
hội nhập, tình hình về đối tượng, phương thức thủ đoạn buôn lậu, gian lận thương
mại, tình hình an ninh xã hội). ... 66


3.2. Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động của lực lượng kiểm soát Hải quan tại các
cửa khẩu đường bộ khu vực miên Nam – Việt Nam ... 67


3.2.1. Giải pháp thứ nhất: Rà sốt, hồn thiện và đồng bộ hóa các quy định pháp
luật về kiểm soát Hải quan ... 67



3.2.2. Giải pháp thứ hai: Tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống tổ chức của lực
lượng kiểm soát hải quan theo hướng chuyên sâu (Đặc biệt là lực lượng kiểm soát
trực tiếp tại các cửa khẩu đường bộ) ... 71


3.2.3. Giải pháp thứ ba: Đẩy mạnh cơng tác đào tạo, nâng cao trình độ chun mơn
nghiệp vụ, pháp luật trong cơng tác kiểm sốt Hải quan (Chú trọng đào tạo cán bộ
làm công tác kiểm soát chuyên sâu tại địa phương): ... 74


3.2.3.1. Nhiệm vụ cụ thể: ... 75


3.2.3.2. Nội dung đào tạo ... 76


3.2.4. Giải pháp thứ tư: Xây dựng hệ thống thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ Hải
quan dựa trên nền tảng công nghệ thông tin đảm bảo thống nhất, đồng bộ: ... 76


3.2.5. Giải pháp thứ năm: Tăng cường quan hệ phối hợp, hợp tác trao đổi thông tin
và đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về Hải quan ... 78


3.2.5.1. Phối hợp trong nước ... 78


3.2.5.2. Hợp tác quốc tế ... 80


3.2.5.3. Tuyên truyền phổ biến pháp luật về cơng tác kiểm sốt Hải quan ... 81


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

3.2.6. Giải pháp thứ sáu: Đảm bảo công tác an sinh xã hội, tuyên truyền giáo dục
quần chúng trong cơng tác phịng ngừa, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương


mại trên địa bàn cửa khẩu biên giới đường bộ: ... 82


3.3. Một số đề xuất và kiến nghị: ... 83



3.3.1. Đối với Tổng cục Hải Quan: ... 83


3.3.2. Đối với Nhà nước: ... 84


<b>TÓM TẮT CHƢƠNG 3 ... 85 </b>


<b>KẾT LUẬN ... 86 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT </b>



CĐ Cao đẳng


CLB Câu lạc bộ


ĐT Đào tạo


GATT General Agreement on Tariffs and Trade
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại


HQ Hải quan


HTQT Hợp tác quốc tế
NCKH Nghiên cứu khoa học
SHTT Sở hữu trí tuệ


TCCB Tổ chức cán bộ
TCHQ Tổng cục hải quan


TQ Trung Quốc



VCIS Vietnam Customs information system
Hệ thống thông tin Hải quan Việt nam


VNACCS


Vietnam Automated Cargo And Port Consolidated
System


Hệ thống thông quan hàng hóa tự động


WCO World Customs Organization
Tổ chức Hải quan Thế giới


WTO World Trade Organization
Tổ chức thương mại Thế giới


XB Xuất bản


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>DANH MỤC CÁC BẢNG </b>



Bảng 2. 2: Bảng kết quả bắt giữ từ năm 2015-2018 ... 51


Bảng 2. 3: Thống kê số vụ bắt giữ với sự phối hợp của các đơn vị khác ... 53


Bảng 2. 4: Thống kê lực lượng kiểm soát Hải quan tại 05 Cục Hải quan ... 56


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>DANH MỤC CÁC HÌNH </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<b>MỞ ĐẦU </b>


<b>1. Lý do chọn đề tài: </b>


Buôn lậu xuất hiện cùng với sự ra đời của bộ máy nhà nước và hàng rào thuế
quan ở mỗi quốc gia; Là hoạt động kinh tế bất hợp pháp, nhằm mục đích đạt được lợi
nhuận cao nhất. Do tình trạng phát triển kinh tế khơng đồng nhất giữa các nước, nhất là
của các nước trong khu vực về sản xuất, nhu cầu tiêu dùng và giá cả hàng hóa; Trong
điều kiện tồn cầu hóa việc phân cơng lao động chun mơn hóa cao tiết kiệm chi phí,
nâng cao chất lượng sản phẩm, giá thành hạ, chênh lệch quá lớn về giá thành sản phẩm
giữa các nước tạo lợi nhuận cao cho người lưu thông. Với bản chất của hoạt động kinh
tế bất hợp pháp, buôn lậu luôn chịu tác động của hoạt động quản lý và thực thi pháp
luật của các quy luật kinh tế chủ yếu là quy luật giá trị và quan hệ cung cầu. Việc ban
hành và thực thi chính sách đúng đắn, kịp thời, hiệu quả hay không cũng ảnh hưởng
đến điều kiện tồn tại diễn biến của buôn lậu. Ở Việt Nam và một số nước đang phát
triển, chủng loại, chất lượng, giá cả hàng hóa cịn kém so với các nước sản xuất phát
triển, nhu cầu ngày càng tăng cao của người dân, tâm lý sính hàng ngoại hiện rất phổ
biến là điều kiện cho tiêu thụ hàng lậu. Đối với mỗi quốc gia sức mạnh nội lực của nền
kinh tế, quy định của pháp luật, chính sách kinh tế, khả năng quản lý khác nhau song
đều nhằm đến bảo hộ sản xuất trong nước, đảm bảo nguồn thu ngân sách, bảo vệ thực
thi luật pháp, an ninh quốc gia và quyền lợi người tiêu dùng. Thực tiễn nước ta cho
thấy buôn lậu phụ thuộc rất lớn vào hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị
- pháp luật nhất là các cơ quan quản lý nhà nước và thực thi luật pháp như Thương mại,
Tài chính (Thuế, Hải quan) và các cơ quan chun chính như: Cơng an, Quốc phòng
(Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển), Viện kiểm sát và tịa án. Mặt khác bn lậu cũng
gắn bó chặt chẽ với các tệ nạn tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan công quyền và
các tệ nạn xã hội khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

giữa hai nước được đẩy mạnh trong khuôn khổ hợp tác Asean, hợp tác khu vực và quốc
tế. Trong đó, hợp tác của các tiểu vùng sông Mêkông mở rộng. Hai nước có vị trí địa lý
và giao thơng thuận lợi, có chung đường biên giới dài 1.137 km, có 10 tỉnh của Việt
Nam tiếp giáp với 09 tỉnh của Campuchia, có 10 cửa khẩu quốc tế, 13 cửa khẩu quốc


gia, 23 cửa khẩu phụ và nhiều đường mịn, lối mở. Địa hình bằng phẳng, hệ thống kênh
rạch đi lại thuận lợi càng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động buôn lậu, vận chuyển
trái phép hàng hóa qua biên giới dễ dàng. Hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế, các khu kinh tế cửa khẩu là cửa ngõ quan trọng về kinh tế, là
địa bàn giao thôngbuôn bán và đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước
qua khu vực này ngày càng lớn, các đối tượng buôn lậu triệt để lợi dụng những kẽ hở
trong chính sách, sơ hở thiếu sót trong cơng tác quản lý của các cơ quan quản lý nhà
nước để hoạt động với những phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt làm
cho tình hình tơi phạm kinh tế tại khu vực này ngày càng có những diễn biến phước
tạp. Do vậy, nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam đặc biệt là lực lượng kiểm soát Hải quan
tại các cửa khẩu biên giới ngày càng khó khăn. Thực trạng cơng tác chống bn lậu
của các lực lượng nói chung và lực lượng Hải quan nói riêng tại khu vực này trong thời
gian qua còn hạn chế, bất cập. Chính vì những ngun nhân và tình hình phức tạp nêu
trên và cũng nhằm đáp ứng được mục tiêu phát triển của ngành Hải quan trong thời kỳ
kinh tế hội nhập. Tôi đã chọn đề tài "Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động của lực
lượng kiểm soát hải quan tại các cửa khẩu đường bộ khu vực miền Nam – Việt Nam"
để thực hiện luận văn của mình.


<b>2. Mục tiêu của đề tài: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

đường bộ khu vực Miền Nam – Việt Nam nói riêng. Đáp ứng u cầu hiện đại hóa
cơng tác hải quan, phù hợp với kinh tế hội nhập quốc tế của Việt Nam.


<b>3. Phạm vi nghiên cứu: </b>


Tập trung nghiên cứu khái quát toàn bộ hệ thống tổ chức của lực lượng kiểm
soát hải quan đặc biệt là kiểm soát hải quan tại các cửa khẩu đường bộ khu vực Miền
Nam – Việt Nam. Nghiên cứu các qui trình nghiệp vụ kiểm sốt, các biện pháp nghiệp
vụ triển khai tại địa bàn khu vực này. Đi sâu phân tích thực trạng hoạt đồng kiểm sốt
hải quan tại các cửa khẩu đường bộ khu vực Miền Nam – Việt Nam kết hợp so sánh


kinh nghiệm cơng tác kiểm sốt hải quan ở một số nước và đề xuất một số giải pháp
hoàn thiện.


<b>4. Đối tƣợng nghiên cứu: </b>


Công tác kiểm soát hải quan và lực lượng kiểm soát hải quan tại các cửa khẩu
đường bộ khu vực Miền Nam – Việt Nam


<b>5. Phƣơng pháp nghiên cứu: </b>


Luận văn được nghiên cứu trên các cơ sở pháp lý quốc tế, Luật hải quan 2001,
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật hải quan 2005 và các văn bản qui phạm
pháp luật quy định về công tác kiểm soát hải quan. Sử dụng phương pháp phân tích
tổng hợp, thống kê so sánh, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, tọa đàm, phương pháp điều
tra nhằm giải quyết nhiệm vụ của đề tài.


<b>6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về đề tài này và kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ
sở đề xuất chính sách của hải quan Việt Nam cũng như là tài liệu tham khảo có giá trị
cho các nhà nghiên cứu trong tương lại.


<b>7. Bố cục: </b>


Không kể phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 03 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở khoa học về nghiệp vụ kiểm soát hải quan.


Chương 2: Phân tích thực trạng cơng tác kiểm soát hải quan tại các cửa khẩu
đường bộ khu vực miền Nam – Việt Nam.



</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<b>CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NGHIỆP VỤ KIỂM SOÁT HẢI QUAN </b>
<b>1.1. Tổng quan về cơng tác kiểm sốt hải quan </b>


<b>1.1.1. Khái niệm về kiểm sốt hải quan </b>


Theo Cơng ước Kyoto của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), Công ước về đơn
giản hóa, hài hịa thủ tục hải quan thì kiểm sốt hải quan (Customs Control) "là các
biện pháp được cơ quan hải quan tiến hành nhằm đảm bảo thực thi pháp luật hải quan".
Khái niệm nay cho thấy nội hàm công tác kiểm soát hải quan rất rộng, bao gồm tất cả
các biện pháp nghiệp vụ được hải quan thực hiện nhằm đảm bảo các đối tượng chịu sự
quản lý về hải quan tuân thủ các quy định của pháp luật hải quan. Thậm chí ở một số
nước là thành viên của WCO, trong một số trường hợp thuật ngữ (Customs Control)
còn được dùng với hàm nghĩa "Là việc nhà nước tiến hành các thủ tục, biện pháp cần
thiết để đảm bảo hàng hóa, phương tiện được xuất ra hay nhập vào một quốc gia theo
đúng quy định của pháp luật hiện hành".


Theo khoản 10, điều 4 Luật hải quan được sửa đổi bổ sung năm 2005 có khái
niệm "Kiểm sốt hải quan là các biện pháp tuần tra, điều tra hoặc các biện pháp nghiệp
vụ khác do cơ quan hải quan áp dụng đề phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép
hàng hóa qua biên giới và các hành vi vi phạm khác vi phạm pháp luật hải quan". Khái
niệm này nêu được mục đích, biện pháp của kiểm sốt hải quan nhưng ..., khơng bao
chùm và có độ mở cần thiết như khái niệm của WCO.


Qua nghiên cứu khái niệm của Công ước Kyoto của WCO, khái niệm của Luật
hải quan Việt Nam và qua thực tế cho thấy: Trước đây, nhất là trước những năm 1990,
khi quan hệ kinh tế thương mại của Việt Nam chưa được mở rộng trên thị trường quốc
tế thì quan niệm, nhận thức của chúng ta về kiểm sốt hải quan chỉ bó hẹp là sử dụng
các biện pháp nghiệp vụ để phòng, chống và xử lý buôn lậu, hành vi vi phạm pháp luật
hải quan.



</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

sau: Phịng chống bn lậu (Hay cịn gọi là kiểm sốt hải quan) là các biện pháp tuần
tra, điều tra hoặc biện pháp nghiệp vụ khác do cơ quan Hải quan áp dụng đề phịng,
chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi vi phạm
pháp luật hải quan Việt Nam, góp phần đảm bảo cho các đối tượng chịu sự quản lý nhà
nước về hải quan phải tuân thủ các quy định của pháp luật hải quan.


<b>1.1.2. Khái niệm về kiểm tra hải quan </b>


Theo Luật hải quan Việt Nam, kiểm tra hải quan là việc kiểm tra hồ sơ hải quan,
các chứng từ liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải do cơ quan
hải quan thực hiện.


<b>1.1.3. Khái niệm về giám sát hải quan </b>


Theo Luật hải quan Việt Nam, giám sát hải quan là biện pháp nghiệp vụ do cơ
quan hải quan áp dụng để bảo đảm sự nguyên trạng của hàng hóa, phương tiện vận tải
đang thuộc đối tượng quản lý hải quan.


<b>1.1.4. Khái niệm về cửa khẩu đƣờng bộ </b>


Theo Luật hải quan Việt Nam, cửa khẩu đường bộ được hiểu như là cửa ngõ của
một quốc gia mà nơi đó diễn ra các hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập
khẩu, quá cảnh và qua lại biên giới quốc gia đối với người, phương tiện, hàng hóa và
các tài sản khác. Cửa khẩu đường bộ được thiết lập ở đường bộ, đường thủy, đường sắt
liên thông với các nước trong khu vực và trên thế giới.


<b>1.1.5. Khái niệm về địa bàn hoạt động hải quan </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

kiểm tra sau thông quan và các địa bàn hoạt động hải quan khác theo quy định của
pháp luật.



Trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra,
giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.


Chính phủ qui định cụ thể phạm vi địa bàn hoạt động hải quan.
<b>1.1.6. Khái niệm về khu kinh tế cửa khẩu </b>


Theo Luật hải quan Việt Nam, khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam là một không
gian kinh tế xác định, gắn với cửa khẩu quốc tế hay cửa khẩu chính cửa quốc gia, có
dân cư sinh sống và được áp dụng những cơ chế, chính sách phát triển đặc thù, phù hợp
với đặc điểm từng địa phương sở tại nhằm mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất
dựa trên việc qui hoạch, khai thác, sử dụng, phát triển bền vững các nguồn lực, do
chính phủ hoặc thủ tướng quyết định thành lập.


<b>1.1.7. Khái niệm buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới </b>
<i>1.1.7.1. Khái niệm bn lậu: </i>


Theo Luật hải quan Việt Nam, buôn lậu là hành vi buôn bán trái phép qua biên
giới hàng hóa, tiền tệ, kim khí q, đá q hoặc những vật phẩm thuộc di tích lịch sử
văn hóa, những hàng hóa mà nhà nước cấm xuất khẩu hay nhập khẩu.


<i>1.1.7.2. Khái niệm vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới: </i>


Theo Luật hải quan Việt Nam, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới là
hành vi đưa hàng hóa ra khỏi hoặc vào biên giới quốc gia một cách trái pháp luật.
<b>1.1.8. Khái niệm thông tin hải quan </b>


Theo Luật hải quan Việt Nam, thông tin hải quan là tập hợp những thơng tin về
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; Phương tiện vận xuất cảnh, nhập cảnh, quá
cảnh, tổ chức cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện các hoạt động xuất khẩu, nhập


khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải; Về các
thông tin khác liên quan hoạt động hải quan.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

Theo Luật hải quan Việt Nam, thông tin nghiệp vụ hải quan là thông tin hải
quan đã được thu thập và xử lý, có độ tin cậy và giá trị sử dụng cao; Được tổ chức,
quản lý tập trung, thống nhất thành hệ thống các cơ sở dữ liệu, dựa trên kỹ thuật công
nghệ thông tin hiện đại nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về hải quan.


Căn cứ vào tính chất, thơng tin nghiệp vụ hải quan được phân chia ra các loại như sau:
- Thông tin chiến lược: Là thông tin nghiệp vụ phục vụ cho các nhà làm chính
sách trong việc định hướng và đảm bảo thực hiện các mục đích, mục tiêu, kế hoạch và
chính sách quản lý nhà nước về hải quan.


- Thông tin chiến lược tác động ở tầm vĩ mơ, nó có ảnh hưởng đến việc hoạch
định chính sách cũng như bố trí cơ cấu nguồn nhân lực, vật lực của toàn ngành hải
quan.


Sản phẩm của thông tin chiến lược hướng đến mục tiêu mang tính dài hạn như:
Những thay đổi, nguy cơ và chiều hướng hoạt động của tội phạm; Những thuận lợi đối
với cơng tác phịng, chống bn lậu.


- Thông tin chiến thuật: Là các loại thơng tin có tác dụng phục vụ trực tiếp cho
lãnh đạo các đơn vị tham mưu thuộc cơ quan Tổng cục hải quan và các đơn vị hải quan
địa phương trong việc chỉ đạo, điều hành, xây dựng kế hoạch hành động và triển khai
lực lượng, biện pháp để đạt được các mục tiêu quản lý.


- So sánh với thông tin cấp chiến lược, thông tin chiến thuật ở phạm vi nhỏ hơn
và mang tính cụ thể hơn, như thơng tin về những dấu hiệu mới phát sinh hoặc những
thay đổi về phương thức, thủ đoạn vi phạm pháp luật hải quan, giúp cho việc triển khai
lực lượng, biện pháp để kiểm soát đối với những loại đối tượng một cách hiệu quả


nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<b>1.1.10. Khái niệm xử lý, thu thập thông tin nghiệp vụ hải quan </b>


Theo Luật hải quan Việt Nam, thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan là
hoạt động trọng tâm của các đơn vị chuyên trách thuộc lực lượng kiểm sốt hải quan
thơng qua việc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan và ứng dụng cơng
nghệ thơng tin nhằm chủ động thực hiện phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép
hàng hóa qua biên giới, phục vụ thông quan và kiểm tra sau thơng quan, phục vụ việc
xây dựng chính sách và quản lý hải quan hiện đại.


Thông tin nghiệp vụ hải quan được quản lý và chỉ được sử dụng đúng mục đích
theo qui định của tổng cục trưởng Tổng cục hải quan.


Căn cứ tính chất và phân cấp quản lý sử dụng, thông tin nghiệp vụ hải quan được thu
thập từ hai nguồn cụ thể như sau:


Thông tin công khai:


- Thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và ngồi nước.
- Thơng tin từ các đơn vị nghiệp vụ hải quan, từ việc khai báo hải quan và các
cơ sở dữ liệu chung của ngành hải quan.


- Thông tin từ các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan.
- Thông tin từ hải quan các nước và tổ chức hải quan quốc tế.
Thơng tin bí mật:


- Thơng tin từ cơ sở bí mật của lực lượng kiểm soát hải quan và từ kết quả hoạt
động của các đơn vị kiểm soát hải quan.



- Thông tin tố giác vi phạm pháp luật về hải quan của các cơ quan, tổ chức và cá
nhân.


- Thông tin từ cơ quan chống bn lậu của hải quan nước ngồi.


- Thơng tin do cán bộ chuyên trách thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan
trực tiếp thu thập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

Đối tượng phạm tội về kinh tế tại cửa khẩu đường bộ rất phức tạp, đa dạng, đủ
mọi loại thành phần xã hội, lứa tuổi, nghề nghiệp, thuộc đủ các thành phần tầng lớp
dân cư, trong đó có cả cư dân địa phương cũng như người từ nơi khác đến, chia thành
các nhóm sau:


Nhóm đối tượng chuyên nghiệp: Thường là những đối tượng có tiềm lực kinh
tế, hoạt động có tổ chức, quy mơ lớn, rất chặt chẽ, hình thành những đường dây khép
kín, bí mật, có phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể giữa các đối tượng. Những tên cầm
đầu, trùm sỏ bao giờ cũng là những đối tượng hoạt động phạm tội lâu năm, có tiềm lực
tài chính, khả năng quan hệ, móc nối với một số cán bộ biến chất, thối hóa trong các
cơ quan tổ chức của nhà nước để bao che cho các hoạt động của chúng. Chúng có khả
năng cấu kết với bọn buôn lậu quốc tế để gom hàng, tiêu thụ hàng buôn lậu. Điều đáng
quan tâm là chúng coi hoạt động phạm tội như là một phương thức sống, tự trang bị
các loại phương tiện hiện đại phục vụ hoạt động phạm tội như phương tiện thông tin
liên lạc, phương tiện giao thơng....


Nhóm đối tượng núp dưới danh nghĩa các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội là
các đối tượng lợi dụng chức vụ, quyền hạn, danh nghĩa các cơ quan nhà nước, tổ chức
xã hội, kể cả lực lượng làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát xuất nhập khẩu để hoạt động
phạm tôi. Đây là những đối tượng có thế lực, quyền lực, tài lực. Chúng nghiên cứu sâu,
nắm bắt được những quy định cụ thể, những kẽ hở của hệ thống pháp luật, những kẽ hở
trong chính sách, sử lỏng lẻo trong quản lý lãnh đạo của các cấp có thẩm quyền để lợi


dụng phạm tội.


Nhóm đối tượng là người nước ngoài thường lợi dụng việc tham quan, du lịch,
lợi dụng các danh nghĩa của các tổ chức nhân đạo, ngoại giao để bn lậu, vận chuyển
hàng hóa qua biên giới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

những thu nhập thấp, học sinh thất học, hoạt động theo tính thời vụ. Bên cạnh đó,
những năm gần đây còn xuất hiện những đối tượng từ nơi khác đến gây khó khăn cho
việc quản lý, đấu tranh xử lý. Hoạt động của những người này chủ yếu là tham gia vào
khâu vận chuyển hàng lậu cho các đối tượng chuyên nghiệp. Số đối tượng này có trình
độ học vấn thấp, thiếu hiểu biết pháp luật, phần lớn hoạt động phạm tội vì đời sống khó
khăn.


Đáng chú ý là sự liên kết giữa các đối tượng hoạt động phạm tội có chiều hướng
chặt chẽ và bền vững hơn. Các đối tượng trong đường dây, ổ nhóm có quan hệ ruột thịt
như vợ chồng, anh, chị, em ruột... ngày càng mang tính phổ biến hơn. Sự liên kết móc
nối giữa các đối tượng trong nước và các đối tượng ở nước ngoài cũng ngày càng chặt
chẽ, diễn ra ở tất cả các khâu từ sản xuất, vận chuyển đến tiêu thụ.


<b>1.1.12. Mục đích của cơng tác kiểm sốt hải quan </b>


Theo Luật hải quan Việt Nam, mục đích của cơng tác kiểm sốt hải quan là cơ
quan hải quan áp dụng các biện pháp tuần tra, điều tra hoặc các biện pháp nghiệp vụ
khác để phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các
hành vi vi phạm khác vi phạm pháp luật hải quan.


<b>1.1.13. Vai trị của cơng tác kiểm soát hải quan </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

thiếu. Hơn thế nữa, tăng cường đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại sẽ tận
thu cho ngân sách, tránh được đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại sẽ tận


thu cho ngân sách, tránh được nạn chảy máu vàng và ngoại tệ, đồng thời đảm bảo cho
các đơn vị, cá nhân, các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu cạnh tranh lành mạnh,
đúng pháp luật, phát huy hết khả năng của đơn vị để ổn định và mở rộng thị trường
trong và ngồi nước. Góp phần tích cực đảm bảo thực hiện cơ chế chính sách của nhà
nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động, xóa bỏ dần khoảng cách giữa thành thị
và nông thôn, giữa miền núi và đồng bằng....


Từ những lý do trên, chúng ta thấy rằng, để thực hiện thắng lợi đường lối, chủ
trương đổi mới của Đảng và nhà nước thì điều tất yếu là chúng ta phải tăng cường đấu
tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại. Công tác này phải gắn liền với cơng tác
chống tham nhũng, có như vậy mới thực hiện tốt chủ trương hội nhập và khơng để
đánh mất mình.


<b>1.2. Các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan </b>


<b>1.2.1. Quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Cục Điều tra chống bn </b>
<b>lậu (Đơn vị chun trách về kiểm sốt hải quan ở cấp Tổng cục Hải quan): </b>


<i>1.2.1.1. Chức năng: </i>


- Cục điều tra chống buôn lậu là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức
năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan quản lý, hướng dẫn chỉ đạo,
kiểm tra các đơn vị trong ngành hải quan và trực tiếp tổ chức thực hiện công tác thu
thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan. Áp dụng biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản
lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan. Thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ,
chống hàng giả trong lĩnh vực hải quan, phòng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép
hàng hóa qua biên giới (Gọi chung là kiểm sốt hải quan). Phịng, chống ma túy trong
phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo qui định của pháp luật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

<i>1.2.1.2. Một số nhiệm vụ chính: </i>



- Tham mưu cho Bộ Tài chính, lãnh đạo Tổng cục hải quan các văn bản qui
phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn liên quan đến nghiệp vụ kiểm soát hải quan.


- Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các Cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố về
nghiệp vụ chuyên môn.


- Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống bn lậu, vận chuyển trái phép
hàng hóa qua biên giới và các hành vi phạm pháp luật hải quan. Chống khủng bố, rửa
tiền.


- Thực hiện hợp tác quốc tế theo thẩm quyền.
<i>1.2.1.3. Tổ chức bộ máy: </i>


- Có các phịng: Tham mưu nghiệp vụ, chống bn lậu, phịng chống ma túy,
tham mưu xử lý, tham mưu tổng hợp.


- Có các đội trực tiếp đấu tranh theo từng lĩnh vực như: Buôn lậu, gian lận
thương mại, ma túy, chống hàng giả, vi phạm sở hữu trí thuê, hải đội chống buôn lậu
trên biển, trung tâm huấn luyện, sử dụng chó nghiệp vụ.


- Các đơn vị phục vụ, đảm bảo hoạt động của đơn vị.


<b>1.2.2. Quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của lực lƣợng kiểm soát hải </b>
<b>quan cấp Cục hải quan địa phƣơng và cấp Chi cục trực thuộc (Đơn vị cửa khẩu). </b>
<i>1.2.2.1. Cấp cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố: </i>


- Chức năng: Là đơn vị trực thuộc cơ quan Tổng cục hải quan.
- Một số nhiệm vụ chính:



+ Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để chủ động phịng, chống bn
lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động,
ngoài phạm vi địa bàn thì phải phối hợp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

+ Xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối với các vụ buôn lậu, vận chuyển
trái phép hàng hóa qua biên giới theo qui định của pháp luật.


+ Hợp tác quốc tế về hải quan theo qui định của pháp luật và theo phân công
hoặc ủy quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan.


- Tổ chức bộ máy:


+ Phòng chống buôn lậu và xử lý vi phạm: Tham mưu cho Cục trưởng Cục hải
quan tỉnh về công tác chống buôn lậu, chống khủng bố, rửa tiền, xây dựng kế hoạch
chống buôn lậu trong toàn Cục, tham mưu cho Cục trưởng xử lý các vụ việc vi phạm
pháp luật hải quan, khởi tố vụ án hình sự.


+ Phịng Quản lý rủi ro: Tham mưu cho Cục trưởng Cục hải quan tỉnh xây dựng
chương trình, kế hoạch về thu thập xử lý thông tin, áp dụng quản lý rủi ro, chỉ đạo,
kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ cho các đơn vị thuộc, trực thuộc Cục.


+ Đội Kiểm soát hải quan: Giúp Cục trưởng Cục hải quan tỉnh trong việc xây
dựng, triển khai phương án, kế hoạch phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận
chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra cơng tác kiểm
sốt hải quan của các Chi cục hải quan, xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền,
thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo thẩm quyền.


+ Đội Kiểm sốt phịng, chống ma túy: Giúp Cục trưởng Cục hải quan tỉnh
trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thu thập, phân tích xử lý thông tin. Tổ chức
các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan để phòng ngừa, ngăn chặn, bắt giữ tội


phạm buôn bán, vận chuyển trái phép ma túy và tiền chất qua biên giới, xây dựng kinh
phí đúng mục đích.


<i>1.2.2.2. Cấp Chi cục trực thuộc: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

phối hợp, thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật, cưỡng chế
thuế, xử lý vi phạm hành chính về hải quan.


- Tổ chức bộ máy:


+ Tổ Kiểm sốt phịng, chống bn lậu: Xây dựng kế hoạch phịng, chống bn
lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong địa bàn
hoạt động của Chi cục. Trực tiếp đấu tranh bắt giữ các vụ việc buôn lậu, gian lận
thương mại xảy ra trong địa bàn. Ngoài địa bàn có trách nhiệm phối hợp. Thực hiện sự
chỉ đạo nghiệp vụ của lãnh đạo Chi cục, phòng chống buôn lậu và xử lý vi phạm và
Đội Kiểm soát hải quan của Cục.


+ Tổ Kiểm soát phòng, chống ma túy: Xây dựng kế hoạch phòng, chống ma túy.
Trực tiếp đấu tranh bắt giữ các vụ buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy và
tiền chất qua biên giới trong địa bàn quản lý của Chi cục; Ngồi địa bàn có trách nhiệm
phối hợp.


Thực hiện chỉ đạo nghiệp vụ của lãnh đạo Chi cục và Đội Kiểm sốt phịng,
chống ma túy của Cục.


Hệ thống tổ chức bộ máy thực hiện nhiệm vụ kiểm soát hải quan được hình
thành, xây dựng từ yêu cầu thực tiễn của công tác hải quan, được hoàn thiện, điều
chỉnh qua mỗi thời kỳ để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ đó. Qua thực tế
cho thấy: Lực lượng kiểm sốt hải quan đồng thời được hình thành, tồn tại và phát triển
theo tầm vóc, vị thế của ngành hải quan Việt Nam. Luôn được Nhà nước, Bộ, Ngành


quan tâm. Khẳng định được vị trí, vai trị cần thiết và quan trọng của mình trong ngành,
ln hồn thành tốt nhiệm vụ được giao, xứng đáng là một trong những lực lượng
nghiệp vụ chủ lực của Ngành Hải quan Việt Nam.


<b>1.2.3. Quy định về thẩm quyền của cơ quan hải quan trong đấu tranh phịng, </b>
<b>chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

+ Luật Hải quan;


+ Bộ Luật tố tụng hình sự;


+ Luật xử lý vi phạm hành chính;
+ Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự.


- Áp dụng các biện pháp phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa
qua biên giới: Quyết định số 65/2004/QĐ-TTg ngày 19/4/2004 của Thủ tướng Chính
phủ, Thơng tư 102/2007/TT-BTC qui định các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải
quan.


- Các biện pháp ngăn chặn theo qui định của pháp luật để phục vụ cho việc xác
minh, làm rõ và xử lý hành vi vi phạm pháp luật hải quan được qui định từ Điều 122
đến Điều 129, Luật xử lý vi phạm hành chính:


+ Điều 122: Tạm giữ người theo thủ tục hành chính.


+ Điều 123: Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
+ Điều 124: Áp giải người vi phạm.


+ Điều 125: Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề
theo thủ tục hành chính.



+ Điều 126: Xứ lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm
giữ theo thủ tục hành chính.


+ Điều 127: Khám người theo thủ tục hành chính.


+ Điều 128: Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính.
+ Điều 129: Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
<b>1.2.4. Quy định thẩm quyền của cơ quan hải quan trong hoạt động điều tra theo </b>
<b>Bộ Luật tố tụng hình sự và Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

Theo Điều 20 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự, cơ quan, cơng chức hải quan có
các quyền hạn như sau:


a. Những người được khởi tố vụ án hình sự "Tội buôn lậu" – Điều 153 và "Tội
vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới" – Điều 154, Bộ Luật hình sự: Cục
trưởng Cục Điều tra chống bn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục
trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa
khẩu, hoặc cấp phó được ủy nhiệm.


b. Được phép tiến hành một số hoạt động điều tra


Đối với qui định tại Điều 153 và Điều 154: Ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời
khai (Bị can, người làm chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, đối
chất, nhận dạng).


Thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án,
khám người, khám nơi tàng trữ trong khu vực kiểm soát hải quan, trưng cầu giám định
khi cần thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho
viện kiểm sát có thẩm quyền theo qui định của Bộ Luật tố tụng hình sự.



Cán bộ công chức hải quan tiến hành hoạt động điều tra phải đảm bảo đúng pháp luật.
Tôn trọng thực tế khách quan, phục vụ tốt công tác chuyên môn nghiệp vụ của ngành.
<b>1.2.5. Các văn bản qui phạm luật qui định về quan hệ phối hợp của cơ quan hải </b>
<b>quan với các lực lƣợng chức năng và quan hệ hợp tác quốc tế trong phịng chống </b>
<b>bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

thuế giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, nhập khẩu, luật phòng, chống ma
túy, bộ luật tố tụng hình sự... để qui định nội dung phối hợp giữa ngành hải quan với
các ngành các cấp chính quyền để tổ chức thực hiện. Thủ tướng Chính phủ ban hành
các quyết định số 133/2004/QĐ-TTg, qui định cơ chế phối hợp trong cơng tác phịng
chống ma túy. Quyết định số 65/2010/QĐ-TTg, ban hành qui chế về trách nhiệm và
quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác đấu
tranh phịng chống bn lậu và gian lận thương mại.


Với chức năng, nhiệm vụ là lực lượng tham gia trong cơng tác đó, lực lượng kiểm
sốt hải quan có nhiệm vụ chủ động thiết lập quan hệ phối hợp với các lực lượng, các
ngành trong đấu tranh chống các tội phạm buôn lậu và các hành vi gian lận thương
mại. Tổng cục Hải quan đã ký quy chế phối hợp lực lượng hải quan và bộ đội biên
phòng (Số 5000/QCPH/TCHQ-BTL BĐBP ngày 06/9/2012). Quy chế phối hợp giữa
Tổng cục Hải quan và Tổng cục Cảnh sát trong đấu tranh phòng, chống tội phạm (Số
5341/QCPH/TCHQ-TCCS ngày 22/11/2007). Quy chế phối hợp giữa Tổng cục Hải
quan và Cục Quản lý thị trường (Số 1005/QCPH/QLTT-TCHQ ngày 01/12/2008).
Thỏa thuận phối hợp giữa Tổng cục Hải quan và Tổng cục II – Bộ Quốc phịng trong
thực hiện cơng tác tình báo và công tác hải quan (27/9/2007).


<b>1.2.6. Văn bản qui định về chế độ, chính sách đối với lực lƣợng kiểm soát hải </b>
<b>quan. </b>


Quyết định số 65/2004/QĐ-TTg, ngày 19/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ qui


định: Điều 8 Kinh phí chi cho hoạt động nghiệp vụ đặc thù của lực lượng kiểm sốt hải
quan.


- Kinh phí chi cho hoạt động nghiệp vụ đặc thù của lực lượng kiểm soát hải
quan bao gồm:


+ Chi cho việc tuyển chọn, xây dựng, quản lý, sử dụng, thực hiện chế độ chính
sách đối với cơ sở bí mật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

+ Chi hỗ trợ công tác đấu tranh chuyên án.


+ Chi khác liên quan đến hoạt động nghiệp vụ đặc thù của lực lượng kiểm soát
hải quan theo quy định.


- Nguồn kinh phí chi cho các hoạt động nghiệp vụ đặc thù qui định tại khoản
trên bố trí trong tổng dự tốn ngân sách nhà nước hàng năm giao cho Tổng cục Hải
quan.


- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu để ban
hành cơ chế quản lý và sử dụng kinh phí chi cho hoạt động nghiệp vụ đặc thù của lực
lượng kiểm soát hải quan theo đúng qui định hiện hành, bảo đảm điều kiện cần thiết để
lực lượng kiểm soát hải quan thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ được giao.


<b>1.2.7. Các biện pháp nghiệp vụ hải quan </b>


Lực lượng kiểm soát hải quan có 07 biện pháp và nhóm biện pháp (Theo Quyết
định 1882/QĐ-TCHQ ngày 29/11/2005 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy
định về các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát Hải quan). Các biện pháp nghiệp vụ kiểm
sốt hải quan gồm có:



- Biện pháp điều tra nghiên cứu nắm tình hình: Điều tra nghiên cứu nắm tình
hình là biện pháp nghiệp vụ cơ bản của lực lượng kiểm soát hải quan được thực hiện
trên cơ sở thu thập, xử lý thông tin nhằm chủ động đề ra phương án, biện pháp phịng
ngừa, đấu tranh thích hợp. Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định 37/QĐ-TCHQ
ngày 18/5/2011 của Tổng cục Hải quan ban hành Qui định trình tự thực hiện biện pháp
điều tra nghiên cứu nắm tình hình của lực lượng kiểm sốt Hải quan.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

Quyết định 54/QĐ-TCHQ ngày 17/9/2009 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành
Quy định phương pháp, trình tự thực hiện biện pháp sưu tra.


- Biện pháp xây dựng, sử dụng cơ sở bí mật: Cơ sở bí mật của lực lượng kiểm
soát hải quan là người cộng tác bí mật, ngồi biên chế của ngành Hải quan. Cơ sở bí
mật được lực lượng kiểm sốt hải quan tuyển chọn, quản lý, sử dụng chặt chẽ và thống
nhất theo qui định nàynhằm phục vụ cơng tác phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái
phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan. Cơng tác
cơ sở bí mật là một biện pháp nghiệp vụ chủ yếu và quan trọng của lực lượng kiểm soát
hải quan. Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định 76/QĐ-TCHQ ngày 13/10/2011
của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy trình tuyển chọn, xây dựng và sử dụng
cơ sở bí mật của lực lượng kiểm soát Hải quan. Quyết định 1487/QĐ-TCHQ ngày
07/7/2008 về việc ban hành Quy định về việc lập, quản lý, sử dụng hồ sơ, biểu mẫu cơ
sở bí mật của lực lượng kiểm soát Hải quan.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

- Đấu tranh chuyên án: Chuyên án do lực lượng kiểm soát hải quan tiến hành là
hoạt động điều tra trinh sát, được chỉ đạo tập trung, thống nhất, có sự phối hợp chặt chẽ
của nhiều lực lượng, sử dụng đồng bộ các biện pháp, phương tiện kỹ thuật, chiến thuật
nghiệp vụ, để đấu tranh với đối tượng bn lậu hoạt động có tổ chức, tính chất phức
tạp, nghiêm trọng nhằm thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ phục vụ cho việc ngăn chặn,
xử lý kịp thời hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và phục
vụ thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan.



- Vận động quần chúng tham gia phóng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép
hàng hóa qua biên giới: Vận động quần chúng tham gia phịng, chống bn lậu, vận
chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới là biện pháp nghiệp vụ, do lực lượng kiểm
soát hải quan tham mưu và trực tiếp thực hiện vận động quần chúng rộng rãi và cá biệt
nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của chính quyền, các tổ chức kinh tế - chính trị - xã
hội, các cơ quan đơn vị và quần chúng nhân dân tạo điều kiện, giúp đỡ cơ quan hải
quan thực hiện nhiệm vụ kiểm soát hải quan và phục vụ thu thập, xử lý thông tin
nghiệp vụ hải quan.


- Tuần tra kiểm soát: Tuần tra kiểm soát là biện pháp nghiệp vụ do lực lượng
kiểm soát hải quan tổ chức sử dụng lực lượng, phương tiện tuần tra, kiểm soát trong
phạm vi địa bàn cụ thể nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn buôn lậu, vận chuyển
trái phép hàng hóa qua biên giới và phục vụ thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải
quan. Tổng cục Hải quan đã ban hành quyết định 45/QĐ-TCHQ ngày 30/7/2010 của
Tổng cục Hải quan ban hành Quy trình nghiệp vụ tuần tra kiểm soát của lực lượng
kiểm soát hải quan.


<b>1.2.8. Cơ sở pháp lý về cơng tác kiểm sốt hải quan </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

thể hóa, hướng dẫn thực hiện là chủ yếu cho hoạt động phòng ngừa, phát hiện tội phạm
về kinh tế của lực lượng kiểm soát hải quan. Đặc biệt Luật hải quan ban hành năm
2001, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan ban hành năm 2005 là cơ sở
pháp lý quan trọng nhất, chứa đựng những qui phạm pháp luật về hoạt động phòng
ngừa, phát hiện tội phạm kinh tế của lực lượng hải quan. Bên cạnh đó, các văn bản
hướng dẫn thi hành Luật dưới hình thức Nghị định của Chính phủ, các Quyết định,
Thơng tư của Bộ Tài chính ... cũng tạo thành hệ thống văn bản pháp luật về hoạt động
phịng ngừa, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới của lực
lượng kiểm sốt hải quan tương đối hồn chỉnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

Quyết định số 2055/QĐ-BTC ngày 12/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về


chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Điều tra chống buôn lậu
trực thuộc Tổng cục Hải quan. Trong đó, quy định Cục Điều tra chống bn lậu có
chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm
tra các đơn vị trong ngành Hải quan thực hiện cơng tác phịng, chống buôn lậu, vận
chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật, trong phạm vi
nhiệm vụ được giao.


Tóm lại, các văn bản là cơ sở pháp lý về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ
máy của lực lượng kiểm soát hải quan với nhiều giá trị pháp lý khác nhau. Theo thời
gian, các văn bản là cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của lực lượng kiểm sốt
hải quan đều có sự phát triển cả về nội dung, hình thức pháp lý và số lượng văn bản. Sự
thay đổi trên của cơ sở pháp lý cho chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của lực
lượng kiểm soát hải quan là phù hợp với yêu cầu của quá trình xây dựng nhà nước
pháp quyền, cải cách tư pháp, cải cách hành chính và thực tiễn đấu tranh phịng, chống
bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Tuy nhiên, bên cạnh một số
thay đổi thể hiện ưu điểm trên, cơ sở pháp lý về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ
chức bộ máy của lực lượng kiểm soát hải quan hiện nay vẫn bộc lộ một số hạn chế.
<b>1.3. Kinh nghiệm công tác kiểm soát hải quan của các nƣớc: </b>


<b>1.3.1. Kinh nghiệm về mơ hình tổ chức, thẩm quyền: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39></div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

Hình 1. 1: Mơ hình tổ chức của Hải quan Mỹ


(Nguồn: Tổ chức hải quan thế giới (1999), Cẩm nang dành cho các điều tra viên về
chống gian lận thương mại)


Điểm khác là: Hải quan Mỹ có cả một Cục Tuần tra biên giới riêng biệt, đây là
Cục có chức năng chống nhập cư trái phép và làm nhiệm vụ tuần tra biên giới chuyên
trách nhằm ngăn chặn các hoạt động thâm nhập, vận chuyển trái phép hàng hóa chất
ma túy qua biên giới. Hải quan Mỹ cịn có riêng một Cục Thơng tin tình báo (Việt Nam


chỉ có Phịng Thu thập thơng tin nghiệp vụ Hải quan thuộc Cục Điều tra chống buôn
lậu). Về chức năng, nhiệm vụ như nhau nhưng về qui mô khác nhau. Đối với Hải quan
Mỹ hoạt động thu thập thông tin liên quan đến cơng tác hải quan mang tính toàn cầu do
vậy đơn vị này được thiết lập ở quy mô cấp Cục. Hải quan Mỹ được bố trí theo vùng
khác với Việt Nam (Cục Hải quan địa phương thường là địa giới một tỉnh có cửa
khẩu). Hoạt động chống buôn lậu của Hải quan Mỹ chỉ tập trung vào chống bn lậu
vũ khí, chất cháy nổ và ma túy; Áp dụng hàng kỹ thuật để bảo hồ sản xuất (Các chính
sách liên quan đến xuất xứ hàng hóa từ các quốc gia được phép XNK vào mỹ và các ưu
đãi về thuế đối với hàng hóa từ các nước vào Mỹ). Bộ máy tổ chức của Hải quan Mỹ
hiện tại là 60.000 nhân viên.


Hải quan Trung Quốc có cơ cấu tổ chức như sau:
QUỐC VỤ VIỆN


TỔNG CỤC HẢI QUAN TRUNG QUỐC
- Cơ quan Đại diện TCHQ tại Quảng Đông.


- Cơ quan Đại diện TCHQ tại Thiên Tân.
- Cơ quan Đại diện TCHQ tại Thượng Hải.
- Cục Chính trị.


- Văn phịng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

- Cục Giám sát quản lý.
- Cục thu thuế.


- Cục xử lý Thương mại và Bảo lãnh Hải quan.
- Cục Thống kê Hải quan.


- Cục Điều tra (Văn phòng Điều phối quốc gia về chống buôn lậu).


- Cục Chống buôn lậu (Cảnh sát Hải quan).


- Cục Khoa học và phát triển công nghệ.
- Vụ HTQT.


- Vụ TCCB và ĐT.


- Vụ Tài chính và Trang thiết bị.
- Văn phịng Đảng ủy TCHQ.


- Thanh tra Kiểm tốn thuộc TCHQ.
- Phịng CLB hưu trí Hải quan.


- Văn phòng Kiểm tra kỷ luật của Ủy ban Kỷ luật tại TCHQ.
- Đại diện Cục Giám sát kỷ luật của Bộ Giám sát tại TCHQ.
- Trung tâm dịch vụ và hỗ trợ của TCHQ Trung Quốc.
- Trung tâm Đào tạo và Giáo dục của TCHQ Trung Quốc.
- Trung tâm thông tin quốc gia của TCHQ Trung Quốc.
- Trung tâm cung ứng và mua sắm của TCHQ.


- Nhà XB Hải quan.


- Trường CĐ HQ Thượng Hải.
- Trường CĐ quản lý Hải quan.


- Trung tâm ĐT Hải quan tại Qinghuangdao.
- Viện NCKH Hải quan TQ.


- Ủy ban Kiểm ra và điều phối hệ thống kiểm soát cửa khẩu điện tử.
- Hiệp hội Khai thuế TQ.



</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

- Hiệp hội cảng TQ.
- Hải quan vùng.
- Hải quan cửa khẩu.


<i>(Nguồn: Tổ chức Hải quan Thế giới (1999), Cẩm nang dành cho các Điều tra viên về </i>
<i>chống gian lận thương mại). </i>


Hải quan Trung Quốc điểm khác biệt so với Hải quan Việt Nam là Trung Quốc
có văn phịng điều phối quốc gia về chống bn lậu (Cục Điều tra); Ngồi ra có thêm
Cục chống bn lậu (Cảnh sát Hải quan), đây là Cục mang tính khác biệt so với Hải
quan Việt Nam. Cục này có hai lực lượng gộp lại là cảnh sát và Hải quan. Về biên chế
lực lượng cảnh sát thuộc Bộ Công an, lực lượng Hải quan thuộc Cao ủy Hải quan
nhưng cùng thực hiện một nhiệm vụ chung trong công tác điều tra chống buôn lậu. Tất
cả các vụ liên quan đến buôn lậu đều phải chuyển cho lực lượng này điều tra xử lý.
Đây là lực lượng được trang bị đầy đủ phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại để
phục vụ công tác chống buôn lậu (Việc bắt, giam giữ các đối tượng bn lậu Cục này
có đầy đủ chức năng, thẩm quyền). Hải quan Trung Quốc cũng cơ cấu theo mô hình
Hải quan vùng để tập trung, thống nhất.


<b>1.3.2. Kinh nghiệm về các biện pháp nghiệp vụ </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

<b>1.3.3. Kinh nghiệm từ các vụ việc, chuyên án đấu tranh chống buôn lậu, vận </b>
<b>chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới </b>


Cục chống buôn lậu Hải quan Trung Quốc thường xuyên trao đổi thông tin, kinh
nghiệm đấu tranh chống buôn lậu với Cục Điều tra chống buôn lậu – Tổng cục Hải
quan. Hàng năm đều có các cuộc gặp mặt tại Trung Quốc và Việt Nam để trao đổi kinh
nghiệm. Hai bên thơng tin kịp thời về tình hình bn lậu tại khu vực biên giới giữa
Việt Nam và Trung Quốc, đánh giá, dự đốn các mặt hàng tiềm ẩn bn lậu, khu vực


có thể xảy ra.


<b>1.3.4. Kinh nghiệm xây dựng chƣơng trình đào tạo, huấn luyện cơng tác kiểm sốt </b>
<b>hải quan. </b>


Hàng năm Hải quan Việt Nam thường có các đồn cơng tác, học tập tại Thượng
Hải (Trường Hải quan Thượng Hải) để học tập nội dung giảng dạy về nghiệp vụ cơng
tác kiểm sốt chống bn lậu, thăm quan các đơn vị hải quan tại một số vùng và nghiên
cứu các báo cáo thực tế một số vụ bắt giữ buôn lậu của Hải quan Trung Quốc. Hải
quan Mỹ tổ chức các lớp học tại Việt Nam về chương trình chống rửa tiền, tổ chức
chương trình đào tạo công tác điều tra (điều tra viên cao cấp) đối với các lực lượng
thực thi pháp luật (công an, Hải quan) tại Bangkok Thái Lan (định kỳ hàng năm mỗi
khóa học từ 10 ngày đến 1,5 tháng)


<b>1.3.5. Kinh nghiệm phối hợp trong cơng tác kiểm sốt hải quan. </b>


Trong khuôn khổ hiệp định thương mại Việt Mỹ cũng như tiến trình đàm phán
gia nhập WTO, phía Mỹ cũng có nhiều hỗ trợ cho Tổng Cục Hải quan trong nỗ lực
sớm triển khai thực hiện xác định thị giá theo GATT và vấn đề sở hữu trí tuệ, xây dựng
Luật Hải quan, chương trình kiểm sốt xuất khẩu (EXES), sáng kiến an ninh container
... Cơ quan Hải quan triển khai các cam kết của Hiệp định cũng như với cam kết trong
khuôn khổ WTO.


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng cục Hải quan nước Cộng hòa nhân
dân Trung Hoa về hợp tác chống buôn lậu". Hai bên trao đổi thông tin về kỹ thuật kiểm
tra hàng hóa XNK, phương tiện vận tải XNC, hành lý, các loại bưu phẩm XNK nhằm
hỗ trợ ngăn chặn, điều tra và xử lý các hành vi vi phạm hải quan, đặc biệt là buôn lậu
qua biên giới.


<b>1.3.6. Kinh nghiệm về cải cách hành chính theo hƣớng đồng bộ hóa, chun sâu, </b>


<b>áp dụng cơng nghệ thơng tin trong cơng tác kiểm sốt hải quan và ứng dụng khoa </b>
<b>học kỹ thuật trong hoạt động kiểm sốt hải quan: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

<b>TĨM TẮT CHƢƠNG 1 </b>


Trong chương 1, tác giả đã nêu những định nghĩa, các quy trình quy định và các
văn bản pháp luật liên quan tới cơng tác kiểm sốt hải quan.


Cơ cấu tổ chức của Hải quan 2 nước Mỹ và Trung Quốc cũng như kinh nghiệm
trong các cơng tác kiểm sốt hải quan của các nước như:


- Kinh nghiệm về mơ hình tổ chức, thẩm quyền.
- Kinh nghiệm về các biện pháp nghiệp vụ.


- Kinh nghiệm từ các vụ việc, chuyên án đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển
trái phép hàng hóa qua biên giới.


- Kinh nghiệm xây dựng chương trình đào tạo, huấn luyện công tác kiểm soát
hải quan.


- Kinh nghiệm phối hợp trong cơng tác kiểm sốt hải quan.


- Kinh nghiệm về cải cách hành chính theo hướng đồng bộ hóa, chun sâu, áp
dụng cơng nghệ thơng tin trong cơng tác kiểm sốt hải quan và ứng dụng khoa học kỹ
thuật trong hoạt động kiểm soát hải quan.


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

<b>CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠNG TÁC KIỂM SỐT HẢI </b>
<b>QUAN TẠI CÁC CỬA KHẨU ĐƢỜNG BỘ KHU VỰC MIỀN NAM – VIỆT </b>


<b>NAM </b>



<b>2.1. Đặc điểm địa bàn hoạt động của lực lƣợng kiểm soát Hải quan tại khu vực cửa </b>
<b>khẩu đƣờng bộ. </b>


<b>2.1.1. Đặc điểm địa lý, dân cƣ, kinh tế, văn hóa xã hội liên quan đến cơng tác kiểm </b>
<b>sốt hải quan: </b>


Đặc điểm địa lý: Phần lớn các tỉnh phía nam như (Tây Ninh, Long An, Đồng
Tháp, An Giang, Kiên Giang) đều có đường biên giới tiếp giáp Campuchia, khá bằng
phẳng, chạy dài, tỉnh ít nhất cũng vài chục km (Đồng Tháp, An Giang) tỉnh nhiều cả
hàng trăm km. Đường biên giới có nhiều đường mòn lối mở thuận tiện qua lại giữa 2
nước. Nhiều chỗ ranh giới chỉ là dịng sơng chung (nửa dòng thuộc Việt Nam, nửa
dịng thuộc Campuchia) như sơng Bình Di tại Khánh Bình – An Giang. Vào mùa nước
nổi (Tháng 8) cả khu vực biên giới mênh mông nước ngập, phương tiện qua lại bằng
ghe, xuồng, không xác định được mốc giới rất khó kiểm sốt tàu thuyền qua lại. Nhiều
cửa khẩu biên giới rất gần trung tâm Tp. Hồ Chí Minh (Như cửa khẩu Mộc Bài – Tây
Ninh khoảng 70km).


Đặc điểm dân cư: Phần lớn cư dân khu vực biên giới còn nghèo, lạc hậu, đời
sống khó khăn, có khu vực là nơi sống của người Chăm, Khơme. Người dân hai bên
biên giới Việt Nam và Campuchia có quan hệ lâu đời, thậm chí có cả quan hệ huyết
thống (Do qua trình di cư sinh sống lâu đời) hoặc do làm ăn cư ngụ trở thành người bản
địa qua nhiều thế hệ, họ thường xuyên qua lại thăm hỏi, giao lưu và trao đổi hàng hóa.
Nhìn chung, cư dân khu vực biên giới giữa Việt Nam và Campuchia có nhiều nét tương
đồng về văn hóa, phong tục, tập qn. Trình độ văn hóa tại khu vực này thường khơng
cao do ở xa các trung tâm thành phố, thị xã.


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

<b>2.1.2. Đặc điểm về đối tƣợng của cơng tác kiểm sốt Hải quan </b>


Đối tượng của cơng tác kiểm sốt Hải quan rất đa dạng, có loại bn lậu chun


nghiệp hoạt động có tổ chức, có loại chỉ hoạt động thời vụ hoặc vận chuyển thuê, có
loại hoạt động gian lận thương mại thông quan hoạt động XNK (Dưới danh nghĩa các
công ty tổ chức có tư cách pháp nhân).


Loại đối tượng là cư dân biên giới lợi dụng chính sách ưu đãi về thuyết đã gian
lận thương mại để trốn thuế.


<b>2.1.3. Đặc điểm về phƣơng thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tƣợng buôn lậu, </b>
<b>vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới tại cửa khẩu đƣờng bộ khu vực miền </b>
<b>Nam – Việt Nam: </b>


Lợi dụng địa hình đường biên hiểm trở, kéo dài, nhiều đường mòn, lối mở,
đường tắt hai bên cánh gà (Cạnh cửa khẩu) khu vực cửa khẩu để vận chuyển trái phép
hàng hóa. Hàng hóa trước khi nhập lậu thường được chia nhỏ, sau đó đầu nậu thuê
mướn cửu vạn đai vác qua biên giới, rồi sử dụng phương tiện chuyên chở là xe môtô,
ghe xuồng đã gia cố, để vận chuyển hàng lậu vào các khu vực tập kết như: Chợ, bến
xe, trung tâm thương mại. Từ đó, dùng phương tiện như: Xe khách, xe tải đưa vào nội
địa tiêu thụ. Chúng lợi dụng ưu đãi với cư dân biên giới, khách du lịch, doanh nghiệp,
cá nhân kinh doanh trong các kinh tế để thu gom hàng lậu, sử dụng chứng từ, hóa đơn
quay vịng để vận chuyển nội địa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

Loại hình tạm nhập, tái xuất, chuyển cửa khẩu đã bị lợi dụng nhiều hơn để vận
chuyển hàng cấm, hàng bị quản lý chuyên ngành, ... tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao, dễ
thẩm lậu vào thị trường nội địa như: Thuốc lá, rượu, hàng gây ô nhiễm mơi trường (Ắc
quy chì, phế liệu điện tử, nhựa, kim loại). Đặc biệt, những vụ buôn lậu, vận chuyển trái
phép các chất ma túy, động vật hoang dã số lượng lớn trong những năm gần dây đều
lợi dụng loại hình này.


<b>2.2. Thực trạng của cơng tác kiểm sốt hải quan tại địa bàn các cửa khẩu đƣờng bộ </b>
<b>miền Nam – Việt Nam </b>



<b>2.2.1. Cơ cấu tổ chức, lực lƣợng kiểm soát hải quan tại các cửa khẩu đƣờng bộ </b>
<b>(Lực lƣợng kiểm soát của Cục Điều tra chống buôn lậu, lực lƣợng của Cục Hải </b>
<b>quan địa phƣơng, lực lƣợng kiểm soát thuộc các Chi cục cửa khẩu): </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

Hình 2. 1: Tổ chức bộ máy của các đơn vị Hải quan chuyên trách chống buôn lậu
(Nguồn: Quyết định số 02/2010/QĐ-TTG ngày 15/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ).
<i>2.2.1.1. Cục Điều tra chống buôn lậu </i>


Cục Điều tra chống buôn lậu thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo
Quyết định số 1016/QĐ-BTC ngày 11/5/2010 và Quyết định số 2055/QĐ-BTC ngày
12/8/2010; Tham mưu cho Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý, hướng dẫn,


<b>CỤC ĐIỀU TRA CHỐNG </b>
<b>BUÔN LẬU </b>
KHỐI
PHỊNG
THAM
MƯU
KHỐI
ĐỘI
KIỂM
SỐT
KHỐI
HẢI
ĐỘI
KIỂM
SỐT


<b>CỤC HẢI QUAN </b>


<b>TỈ NH </b>
PHỊNG
TMCBL
&
XLVP/
QLRR
TỔ
KIỂM
SOÁT
TỔ
KIỂM
SOÁT
MA
TÚY
TRUNG
TÂM
HUẤN
LUYỆN
CHÓ NV


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị trong ngành Hải quan và trực tiếp tổ chức thực hiện công
tác nghiệp vụ kiểm soát Hải quan, tập trung vào các nhiệm vụ, quyền hạn sau:


- Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính:
+ Văn bản quy phạm pháp luật về thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan,
quản lý rủi ro, thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả, kiểm sốt Hải quan
và phòng, chống ma túy.


+ Đề án, chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm về thu thập, xử
lý thông tin nghiệp vụ Hải quan, quản lý rủi ro, thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ,


chống hàng giả, kiểm sốt hải quan và phịng, chống ma túy.


+ Đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét việc sửa đổi, bổ sung các văn
bản qui phạm luật liên quan đến lĩnh vực được phân công quản lý.


- Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan các văn bản hướng dẫn quy trình,
quy chế về thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan, quản lý rủi ro, thực thi bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả, kiểm sốt hải quan và phòng, chống ma túy.


+ Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố
thực hiện nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan, quản lý rủi ro, thực
thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả, kiểm sốt Hải quan và phịng, chống
ma túy.


+ Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ phục vụ cho quản lý
Hải quan, thu thập, xử lý thông tin từ các nguồn công khai và bí mật (Bao gồm ở cả
trong nước và nước ngoài) liên quan đến hoạt động Hải quan.


+ Thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy
định của pháp luật và theo phân công của Tổng cục trưởng tổng cục Hải Quan.


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

+ Tổng hợp, phân tích, dự báo, cảnh báo và cung cấp thông tin phục vụ công tác
xây dựng pháp luật, chế độ, chính sách, quản lý điều hành và chỉ đạo nghiệp vụ, cung
cấp thông tin cho các tổ chức liên quan theo qui định của pháp luật và Tổng cục trưởng
Tổng cục Hải quan.


+ Hướng dẫn, giải thích nghiệp vụ thuộc phạm vi chức năng , nhiệm vụ được
giao theo qui định của pháp luật.


+ Phối hợp đề xuất việc bố trí cơng chức và trang thiết bị phương tiện kỹ thuật


nghiệp vụ, vũ khí, cơng cụ hỗ trợ, cho nhgiệp vụ của lực lượng kiểm sốt hải quan,
phịng, chống ma túy, thu nhập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan, quản lý rủi ro; thực
thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả của ngành hải quan.


+ Tổ chức nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ hiện đại trong lĩnh
vực được phân công quản lý.


+ Phối hợp xây dựng nội dung, chương trình và tham gia giảng dạy, đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ hải quan.


+ Thực hiện hông tác quốc tế trong phạm vi nhiệm vụ được giao theo quy định
của pháp luật và phân công của Tổng cục trưởng tổng cục Hải Quan .


+ Tổng kết đánh giá tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.


+ Tổ chức lưu trữ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến lĩnh vực quản lý theo quy định
của pháp luật và Tổng cục trưởng tổng cục Hải Quan.


+ Quản lý cán bộ, công chức và quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy
định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ tài chính.


+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng tổng cục Hải Quan giao và
theo quy định của pháp luật.


Cơ cấu tổ chức của Cục Điều tra chống buôn lậu, gồm:
+ Phòng Tham mưu tổng hợp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

+ Phòng xử lý vi phạm


+ Phòng quản trị, Tải vụ và tổ chcứ.


+ Phịng kiểm sốt ma túy


+ Đổi kiểm sốt chống bn lậu khu vực miền Bắc (gọi tắt là Đội 1).
+ Đổi kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Trung (gọi tắt là Đội 2).
+ Đổi kiểm sốt chống bn lậu khu vực miền Nam (gọi tắt là Đội 3).
+ Đổi kiểm sốt bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ


+ Đổi kiểm sốt chống bn lậu ma túy.


+ Hải đội Kiểm soát trên biển khu vực miền Bắc ( gọi tắt là Hải đội 1).
+ Hải đội Kiểm soát trên biển khu vực miền Trung ( gọi tắt là Hải đội 2).
+ Hải đội Kiểm soát trên biển khu vực miền Nam ( gọi tắt là Hải đội 3).
+ Trung tâm huấn luyện cho nghiệp vụ (Đơn vị sự nghiệp).


<i>2.2.1.2. Cấp cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố: Tập trung vào các nhiệm vụ, </i>
<i>quyền hạn sau: </i>


- Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển kahi thực hiện các quy định của nhà nước
về hải quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan gồm:


+ Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh,
quá cảnh tại các cửa khẩu, các địa điểm kiểm tra tập trung và các địa điểm kiểm tra
khác theo quy định của pháp luật ;


+ Thu thập, khai thác, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan theo qui định của pháp
luật và của Tổng cục trưởng tổng cục Hải Quan ;


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

+ Tổ chức thực hiện pháp luật vè thếu và các khoản thu khác đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu;



+ Kiểm tra sau thơng qua đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định
của pháp luật.


+ Áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuộc thẩm
quyền theo quy định của pháp luật.


+ Thống kê nhà nước về hải quan đối hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh
và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi quản lý của Cục
Hải quan theo quy định của pháp luật.


- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Hải quan trong việc tổ chức triển
khai nhiệm vụ được giao.


- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan theo quy
định của pháp luật.


- Xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối tưởng với các vụ buôn lậu, vận
chuyển trái pháp hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật; Giải quyết khiếu
nại đối với các quyết định hành chính của các đơn vị trực thuộc và giải quyết khiếu nại,
tố cáo thuộc thậm quyền theo quy định của pháp luật.


- Kiến nghị những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung các quy định của nhà nước về
Hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, quá cảnh và chính sách
thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Các quy định của Tổng cục Hải quan về
chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ. Báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan
những vướng mắc phát sinh, các vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Hải
quan.


- Tổ chức triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương pháp


quản lý Hải quan hiện đại vào hoạt động của Cục Hải quan.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

- Tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về Hải quan trên
địa bàn.


- Hướng dẫn, giải thích các vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan
theo quy định của pháp luật.


- Hợp tác quốc tế về Hải quan theo quy định của pháp luật và theo phân công
hoặc ủy quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.


- Tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của Cục Hải quan, thực hiện
chế độ báo cáo theo chế độ quy định.


- Quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Cục Hải quan
theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.


- Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế. Quản lý, sử dụng phương tiện,
trang bị kỹ thuật và kinh phí hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.


- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục Trường Tổng cục Hải quan giao và
theo quy định của pháp luật.


Cơ cấu tổ chức gồm có:


- Cục Hải quan thành phố Hà Nội, Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh, Cục
Hải quan thành phố Hải Phịng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Đồng Nai, Bình Dương, Bà
Rịa – Vũng Tàu, Đà Nẵng có 09 phòng, gồm:


+ Phòng Giám sát quản lý về Hải quan;


+ Phòng Thuế xuất nhập khẩu;


+ Phịng chống bn lậu và Xử lý vi phạm;
+ Phòng Quản lý rủi ro;


+ Phòng Thanh Tra;
+ Phòng Tổ chức cán bộ;
+ Phòng Tài vụ - Quản trị;
+ Văn phòng;


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

- Cục Hải quan các tỉnh: An Giang, Quảng Trị, Nghệ An, Lào Cai có: 06 phịng.
Gồm:


+ Phòng Nghiệp vụ;


+ Phòng Chống bn lậu và Xử lý vi phạm;
+ Phịng Thanh Tra;


+ Phòng Tổ chức cán bộ;
+ Phòng Tài vụ - Quản trị;
+ Văn phòng.


- Cục Hải quan các tỉnh, thành phố: Hà Tĩnh, Cao Bằng, Tây Ninh, Thanh Hóa,
Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ có: 05 phịng. Gồm:


+ Phịng Nghiệp vụ;


+ Phịng Chống bn lậu và Xử lý vi phạm;
+ Phòng Thanh Tra;



+ Phòng Tổ chức cán bộ;
+ Phòng Tài vụ - Quản trị;
+ Văn phòng.


- Cục Hải quan tỉnh Bình Định, Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang, Cục Hải quan
Quảng Ngãi có: 04 phịng. Gồm:


+ Phịng Nghiệp vụ;


+ Phịng Chống bn lậu và Xử lý vi phạm;
+ Phòng Tổ chức cán bộ;


+ Văn phòng.


- Cục Hải quan các tỉnh: Hà Giang, Quảng Bình, Điện Biên, Thừa Thiên Huế,
Đăk Lăk, Gia Lai – Kon Tum, Quảng Nam, Khánh Hịa, Bình Phước, Cà Mau có: 02
phịng. Gồm:


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

<i>2.2.1.3. Cấp chi cục Hải quan cửa khẩu: </i>


Tập trung vào các nhiệm vụ, quyền hạn sau:


- Thực hiện thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát Hải quan đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo
quy định của pháp luật.


- Thực hiện kiểm soát Hải quan để phịng, chống bn lậu, chống gian lận
thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phịng, chống ma túy trong
phạm vi địa bàn hoạt động của Chi cục Hải quan.



- Phối hợp với các lực lượng chức năng khác để thực hiện cơng tác phịng,
chống bn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
ngoài phạm vi địa bàn hoạt động Hải quan.


- Tiến hành thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Thực hiện việc ấn định thuế, theo dõi, thu thuế nợ
đọng, cưỡng chế thuế và phúc tập hồ sơ Hải quan, Đảm bảo thu đúng, thu đủ, nộp kịp
thời vào ngân sách nhà nước.


- Thực hiện thống kê nhà nước về Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi
quản lý của Chi cục Hải quan.


- Tổ chức triển khai thực hiện việc ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và
phương pháp quản lý Hải quan hiện đại vào các hoạt động của Chi cục Hải quan.


- Thực hiện cập nhật, thu thập, phân tích thơng tin nghiệp vụ Hải quan theo quy
định của Cục hải quan tỉnh và của Tổng cục Hải quan.


- Thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

vi hành chính và giải quyết tố cáo theo thậm quyền Chi cục Hải quan được pháp luật
quy định.


- Kiến nghị với các cấp có thẩm quyền những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung về
chính sách quản lý nhà nước về Hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất
cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu,
các quy định, quy trình thủ tục Hải quan và những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải
quyết của Chi cục Hải quan.



- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan trên địa bàn
hoạt động Hải quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.


- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về Hải quan
cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động xuất khẩu trên địa bàn.


- Thực hiện hợp tác quốc tế về Hải quan theo phân cấp hoặc ủy quyền của Bộ
trưởng Bộ Tài chính và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.


- Thực hiện các quy định về quản lý cán bộ, cơng chức và quản lý tài chính, tài
sản, các trang thiết bị của Chi cục Hải quan theo phân cấp của Tổng cục Hải quan và
Cục Hải quan tỉnh.


- Thực hiện các chế độ báo cáo và cung cấp thông tin về hoạt động của Chi cục
Hải quan theo quy định của Cục Hải quan tỉnh và Tổng cục Hải quan.


- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh giao.
Cơ cấu tổ chức:


- Căn cứ vào khối lượng, tính chất cơng việc và biên chế được giao, Chi cục Hải
quan có thể được thành lập các Đội nghiệp vụ, Tổ kiểm soát Hải quan.


- Việc thành lập, sáp nhập, giải thể các Đội nghiệp vụ, Tổ kiểm soát Hải quan
do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định.


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

- Biên chế của Chi cục Hải quan do Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh quyết định
trong tổng biên chế được giao.


<b>2.2.2. Các lực lƣợng liên quan trong công tác đấu tranh phịng chống bn lậu tại </b>
<b>các cửa khẩu đƣờng bộ: </b>



- Các đơn vị chức năng thuộc Bộ Quốc phịng:


+ Ngồi phạm vi địa bàn hoạt động Hải quan trên tuyến biên giới đường bộ, bộ
đội biên phịng chịu trách nhiệm chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng của
Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ phịng chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa
qua biên giới và hành vi khác vi phạm pháp luật Hải quan.


+ Tổng cục Hải quan đã ký Quy chế phối hợp giữa lực lượng Hải quan và Bộ
đội Biên phòng (Quyết định số 5000/QCBP/TCHQ-BTL BĐBP ngày 06/8/2012); Thỏa
thuận phối hợp giữa Tổng cục Hải quan và Tổng cục II – Bộ Quốc phịng trong thực
hiện cơng tác tình báo và công tác Hải quan (Ngày 27/9/2007).


- Cơ quan công an các cấp:


+ Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chịu trách nhiệm tiến hành các
biện pháp nghiệp vụ phát hiện đối tượng, đường dây, ổ nhóm bn lậu, vận chuyển trái
phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật Hải quan xảy ra
ngoài phạm vi địa bàn hoạt động Hải quan.


+ Phối hợp, hỗ trợ cơ quan kiểm soát Hải quan trong công tác điều tra, xử lý các
vụ án bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi khác vi
phạm pháp luật Hải quan khi được cơ quan kiểm soát Hải quan yêu cầu.


+ Phối hợp, hỗ trợ cơ quan kiểm soát Hải quan ngăn chặn, xử lý kịp thời các
hành vi chống người thi hành công vụ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

+ Tổng cục Hải quan đã ký Quy chế phối hợp giữa lực lượng Hải quan và Tổng
cục cảnh sát trong đấu tranh phòng, chống tội phạm (Quyết định số
5341/QCPH/TCHQ-TCCS ngày 22/11/2007).



- Cơ quan quản lý thị trường:


+ Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, trực tiếp hoặc chủ trì, phối hợp
với cơ quan kiểm soát Hải quan phát hiện, kiểm tra, xử lý hàng hóa nhập lậu lưu thơng
trên thị trường nội địa.


+ Phối hợp với cơ quan kiểm soát Hải quan và các cơ quan nhà nước hữu quan
trong phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hành
vi khác vi phạm luật Hải quan.


+ Các lực lượng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chuyên ngành của cơ quan Nhà
nước hữu quan trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn được pháp luật quy định có
trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ cơ quan kiểm sốt Hải quan thực hiện cơng tác phịng,
chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi khác vi
phạm pháp luật Hải quan.


+ Tổng cục Hải quan đã ký Quy chế phối hợp giữa lực lượng Hải quan và Cục
quản lý thị trường (Quyết định số 1005/QCPH/QLTT-TCHQ ngày 01/12/2008).


<b>2.2.3. Thực trạng triển khai các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát Hải quan tại các </b>
<b>cửa khẩu đƣờng bộ </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

lớn, rất quan trọng, đánh dấu lần đầu tiên lực lượng chuyên trách phòng, chống bn
lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới của Hải quan được quy định bằng
văn bản pháp quy, có giá trị pháp lý cao. Các biện pháp nghiệp vụ được quy định trong
Quyết định 65/2004/QĐ-TTG được công bố cơng khai, nhờ đó tạo cho cơ quan Hải
quan có điều kiện thuận lợi để áp dụng và khẳng định, nâng cao vị thế của cơ quan Hải
quan trong cuộc đấu tranh phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua
biên giới. Theo đó lực lượng Hải quan được tiến hành các biện pháp gồm: Vận động


quần chúng, điều tra nghiên cứu nắm tình hình, sưu tra, tuần tra kiểm sốt....


Đánh giá chung trong thời gian qua tại các Chi cục Hải quan cửa khẩu đường bộ
miền Nam – Việt Nam, lực lượng kiểm soát hoạt động tại đây đã phát huy được sức
mạnh tổng hợp trong việc triển khai các biện pháp nghiệp vụ cơ bản của Ngành (Như
điều tra nghiên cứu nắm tình hình, sưu tra, tuần tra kiểm sốt, cơ sở bí mật, đặc biệt là
đấu tranh chuyên án), phần lớn các vụ việc bắt giữ là nhỏ lẻ, trị giá thấp, chưa đánh
đúng vào đường dây ổ nhóm bn lậu. Ngun nhân một phần là lực lượng kiểm soát ở
đây chưa thực hiện đúng yêu cầu, quy trình nghiệp vụ của các biện pháp. Cơng tác tuần
tra kiểm sốt tại khu vực cửa khẩu chưa được xây dựng kế hoạch một cách tổng thể
trên cơ sở của việc điều tra nghiên cứu nắm tình hình để xác định địa bàn trọng điểm,
đối tượng trọng điểm, tuyến trọng điểm nhằm xác định rõ những khu vực nào tập kết
hàng lậu, đối tượng vận chuyển thuê, các loại phương tiện thường xuyên sử dụng để
vận chuyển hàng lậu, quy luật hoạt động của các loại đối tượng này. Cần làm rõ nhân
thân, lai lịch, các quan hệ xã hội của các đối tượng trên mới xây dựng kế hoạch tuần
tra, ngăn chặn, bắt giữ có hiệu quản, phù hợp với điều kiện về lực lượng, phương tiện
của lực lượng kiểm soát Hải quan hiện tại tại cửa khẩu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

xuyên tiến hành cơng tác điều tra nghiên cứu nắm tình hình sản xuất, kinh doanh của
các doanh nghiệp, cá nhân tại khu vực cửa khẩu đường bộ. Công tác nắm tình hình về
di biến động của các đối tượng có liên quan đến hoạt động về buôn lậu, về tuyến
đường, luồng hàng, mặt hàng cũng như phương thức, thủ đoạn hoạt động của chúng
được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục.


Thông tin liên quan đến hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua
biên giới tại các cửa khẩu đường bộ thu nhận được qua biện pháp điều tra, nghiên cứu
nắm tình hình và sưu tra trong thời gian qua tương đối tồn diện, đó là thôn gtin do
quần chúng cung cấp. Thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng. Thông tin thu
được qua các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng kiểm sốt chống bn lậu, thơng tin
do các cơ quan chức năng khác cung cấp... Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác


điều tra nghiên cứu nắm tình hình của lực lượng hải quan tại các cửa khẩu đường bộ
còn lúng túng về cách thức tiến hành, định hướng thông tin cần thu thập trong từng thời
kỳ, nội dung thực hiện, chưa thường xuyên bổ sung tình hình vào hồ sơ. Việc quản lý,
khai thác hồ sơ thiếu khoa học, hiệu quả sử dụng thấp, hiệu quả phục vụ trực tiếp công
tác đấu tranh chưa cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

trang mục đích, câu chuyện ngụy trang, lý do ngụy trang... nên việc xác minh bí mật
chưa đạt hiệu quả cao, khơng ít trường hợp để lộ hướng xác minh, điều tra.


Biện pháp xây dựng, sử dụng cơ sở bí mật của lực lượng kiểm soát hải quan
trong phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới tại các cửa
khẩu đường bộ trong thời gian qua mặt dù đã chú trọng thực hiện, đồng thời đã xác
định đây là biện pháp then chốt, có tầm quan trọng đặc biệt trong công tác phịng,
chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, nhằm nắm được thực
chất hoạt động vi phạm của các đối tượng thơng qua việc bố trí cơ sở bí mật tiếp cận
đối tượng có ý nghĩa rất quan trọng mà các biện pháp nghiệp vụ khác không thể thay
thế được.


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

Biện pháp kiểm tra, tuần tra kiểm soát do lực lượng kiểm soát Hải quan tại các
cửa khẩu đường bộ đã được quan tâm chỉ đạo, đã có một bước chuyển biến quan trọng,
đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa
qua biên giới tại các cửa khẩu trong tình hình mới. Bên cạnh tác dụng khẳng định chủ
quyền quốc gia, cơng tác tuần tra, kiểm sốt được áp dụng hợp lý nhằm đảm bảo yếu tố
bất ngờ, mang lại hiệu quả cao trong việc ngăn chặn, bắt giữ hoạt động buôn lậu, vận
chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới tại khu vực cửa khẩu đường bộ.


Thực tiễn đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới tại
các cửa khẩu đường bộ cho thấy đây là biên pháp ngày càng quan trọng, đang được
thực hiện tốt tại các khu vực biên giới Miền Nam – Việt Nam. Nhưng do hạn chế về
kinh phí xăng dầu, biện pháp tuần tra, kiểm soát chỉ thực hiện trong phạm vi hẹp. Các


đơn vị tuần tra kiểm sốt thường phục kích, đón lõng đối tượng phạm tội ở những địa
bàn, lối mòn trọng điểm, những chỗ chúng bắt buộc phải đi qua hoặc tập kết hàng để
bất ngờ bắt giữ. Việc tuần tra được tến hành không theo quy luật, có thể vào đêm
khuya, có thể vào sáng sớm, vào những ngày nghỉ lễ, tết để đối tượng khơng đối phó
kịp.... Tuy nhiên, việc tuần tra kiểm soát đặc biệt là trên sông trong thời gian qua đã bộ
lộ một số yếu kèm, phương tiện phục vụ công tác tuần tra kiểm sốt cịn thiếu. Phương
tiện giao thơng đường bộ không đủ tốc độ đuổi theo đối tượng, các phương tiện giao
thơng đường thủy vừa ít về số lượng, vừa khơng phù hợp với tính chất cơng tác. Một số
tàu không hoạt động được trong điều kiển sóng gió lớn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

kiến thức cơ bản để pháp hiện đối tượng, phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội
phạm bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong tình hình mới.
Hải quan tại các cửa khẩu đường bộ đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương.
Phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng tuyên truyền phổ biến cho nhân dân
nhận thức được âm mưu, thủ đoạn của bọn tội phạm, phối hợp với lực lượng công an,
Biên phịng gắn cơng tác tun truyền vận động quần chúng phịng, chơng tơi phạm với
cuộc đấu tranh chống tệ nạn xã hội, các tiêu cục khác nhằm củng cố sơ sở chính trị tại
địa phương, phát triển kinh tế - Xã hội ở khu vực biên giới. Tuy nhiên có nơi, có lúc
phong trào quần chúng tham gia chống tội phạm còn mang hình thức, chưa phục vụ
được lợi ích thiết thực của người dân tham gia. Nhiều nơi còn phát động phong trào,
nhưng do khơng có biện pháp phát động nên phong trào khơng được duy trì. Vì vậy,
bọn tội phạm đã tập hợp, lôi kéo một bộ phận quần chúng tiếp tục tham gia vào hoạt
động phạm tội.


Biện pháp điều tra của lực lượng kiểm soát Hải quan tại khu vực cửa khẩu
đường bộ đối với các vụ việc buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới,
sau khi bắt giữ đối tượng vi phạm, lực lượng Hải quan đã khẩn trương lập hồ sơ đúng
pháp lý, nhanh chóng điều tra xác minh để ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm, ngăn
chặn hoạt động hợp thức hóa các thủ tục giấy tờ, can thiệp của các đối tượng, cá nhân
có liên quan. Trường hợp đối tượng phạm tội bị bắt quả tang tại cửa khẩu đường bộ lực


lượng Hải quan đã hết sức coi trọng biện pháp lấy lời khai nhằm phục vụ việc truy thu
hàng phạm pháp, củng cố hồ sơ và chứng cứ mở rộng vụ án, phát hiện những vấn đề
mới liên quan.


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

dựng chuyên án đấu tranh bài bản vì vậy chưa phát huy được vài trò của tập thể lãnh
đạo (Ban chuyên án). Một số lãnh đạo Chi cục chưa nhận thức đúng vai trị, tầm quan
trọng của cơng tác chống bn lậu vì thế chưa thật sự chỉ đạo cán bộ làm cơng tác kiểm
sốt áp dụng bài bản các biện pháp nghiệp vụ của ngành, quá trình thực hiện một số
biện pháp điều tra, xử lý với các vụ việc của lực lượng hải quan tại các cửa khẩu đường
bộ miền Nam – Việt Nam còn hạn chế. Trong một số vụ việc, cán bộ được giao thực
hiện nhiệm vụ lấy lời khai đối tượng vi phạm còn lúng túng. Việc lập biên bản phạm
pháp quả tang trên đường tuần tra kiểm sốt cịn thiếu chặt chẽ, việc áp giải đối tượng
về trụ sở lực lượng hải quan nhiều lúc còn bị đồng bọn của đối tượng bao vây, đánh
tháo....


Công tác cơ sở bí mật chưa phát huy được vai trò của cơ sở, việc xây dựng,
quản lý chưa hiệu quả. Công tác sưu tra phải dựa trên nền của công tác điều tra nghiên
cứu nắm tình hình, trong cơng tác này cịn rất hạn chế vì vậy chưa xác định được đối
tượng cần sưu tra.


Việc bắt giữ hàng lậu mang tính đơn lẻ, tự phát, khơng có kế hoạch, xây dựng
chuyên án đấu tranh bài bản vì vậy chưa phát huy được vai trò của tập thể lãnh đạo
(Ban chuyên án). Một số lãnh đạo Chi cục chưa nhận thức đúng vai trò, tầm quan trọng
của cơng tác chống bn lậu vì thế chưa thật sự chỉ đạo cán bộ làm cơng tác kiểm sốt
áp dụng bài bản các biện pháp nghiệp vụ của Ngành. Tuần tra kiểm soát chủy ếu là
công khai nhằm ngăn chặn hoạt động vận chuyển hàng lậu, chưa chú trọng công tác
trinh sát bí mật (Bố trí lực lượng mật phục theo kế hoạch và có trọng tâm, trọng điểm).
Ở các Chi cục chưa tổ chức rút kinh nghiệm cho cán bộ chiến sỹ làm công tác chống
buôn lậu vì vậy trong một thời gian dài hoạt động của lực lượng kiểm soát ở đây chưa
đem lại hiệu quả.



</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

Từ năm 2015 đến năm 2018 cơ quan Hải quan đã bắt giữ, xử lý 2.784 vụ vi
phạm pháp luật Hải quan. Trị giá hàng hóa vi phạm khoảng 702.571,68 tỷ đồng.


Biểu đồ kết quả số vụ vi phạm bắt giữ.


Bảng 2. 1: Bảng kết quả bắt giữ từ năm 2015-2018


<i>Đơn vị tính: Triệu đồng </i>


<b>Tỉnh </b>


<b>2015 </b> <b>2016 </b> <b>2017 </b> <b>2018 </b>


<b>Số </b>


<b>vụ </b> <b>Số tiền </b>


<b>Số </b>


<b>vụ </b> <b>Số tiền </b>


<b>Số </b>


<b>vụ </b> <b>Số tiền </b>


<b>Số </b>


<b>vụ </b> <b>Số tiền </b>



An Giang 138 1.773,46 149 2.511,48 89 11.916,81 86 2.116


Tây Ninh 265 5.349,08 222 6594,20 239 18450,79


267 33.453,74


Kiên Giang 84 508,183 72 1.150,760 85 568.688 53 8.242


Long An 155 4.843,069
142




7.869,9 162 5708,3 271 14.556


Đồng Tháp 218 2.580,13 117 2.882,15 99 2.115,24 112 2.922


<b>Tổng </b> <b>776 </b> <b>14.545,74 </b> <b>630 19.857,76 589 </b> <b>38.759,82 789 61.289,04 </b>


<i>Nguồn: Báo cáo tây nam năm 2015-2018 </i>


Hình 2. 2: Kết quả bắt giữ các vụ vi phạm pháp luật Hải quan


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

Nhìn vào hình trên ta nhận thấy số lượng vụ vi phạm bắt giữ các năm 2016,
2017 có xu hướng giảm tuy nhiên tới năm 2018 thì tăng đột ngột.


Các năm 2016, 2017 tuy số lượng các vụ bắt giữ có giảm so với năm 2015
nhưng số tiền bị phạt lại tăng.


<b>2.2.5. Thực trạng công tác phối kết hợp giữa lực lƣợng kiểm soát Hải quan và các </b>


<b>lực lƣợng chức năng trong đấu tranh phịng chống bn lậu, vận chuyển trái phép </b>
<b>hàng hóa qua biên giới tại các cửa khẩu đƣờng bộ. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

Bảng 2. 2: Thống kê số vụ bắt giữ với sự phối hợp của các đơn vị khác


<b>Lực lƣợng phối hợp </b>


<b>2015 </b> <b>2016 </b> <b>2017 </b> <b>2018 </b>


Vụ
việc
liên
quan
đến
buôn
lậu,
vận
chuyển
trái
phép
hàng
hóa
Vụ
việc
liên
quan
đến
buôn
lậu,
vận


chuyển
trái
phép
các
chất
ma túy
Vụ
việc
liên
quan
đến
buôn
lậu,
vận
chuyển
trái
phép
hàng
hóa
Vụ
việc
liên
quan
đến
buôn
lậu,
vận
chuyển
trái
phép

các
chất
ma túy
Vụ
việc
liên
quan
đến
buôn
lậu,
vận
chuyển
trái
phép
hàng
hóa
Vụ
việc
liên
quan
đến
bn
lậu,
vận
chuyển
trái
phép
các
chất
ma túy

Vụ
việc
liên
quan
đến
buôn
lậu,
vận
chuyển
trái
phép
hàng
hóa
Vụ
việc
liên
quan
đến
buôn
lậu,
vận
chuyển
trái
phép
các
chất
ma túy
<b>Vụ </b>
<b>việc </b>
<b>do </b>

<b>đơn </b>
<b>vị </b>
<b>chủ </b>
<b>trì, </b>
<b>phối </b>
<b>hợp </b>
<b>với </b>


Bộ đội biên


phòng 182 23 1 84 31


Cảnh sát biển




Công an 20


115 102 51


Quản lý thị


trường 8 5 1 1


Lực lượng chức


năng khác 3 2


<b>Vụ </b>
<b>việc </b>


<b>do </b>
<b>các </b>
<b>lực </b>
<b>lƣợng </b>
<b>chức </b>
<b>năng </b>
<b>khác </b>
<b>chủ </b>
<b>trì, </b>
<b>phối </b>
<b>hợp </b>
<b>với </b>
<b>đơn </b>
<b>vị </b>


Bộ đội biên


phòng 2 3 3 1


Cảnh sát biển




Công an


2 50


Quản lý thị


trường <b> </b> <b> </b> <b> </b> <b> </b>



Lực lượng chức


năng khác <b> </b>

<b>1 </b>

<b> </b>

<b> </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

<i>Nguồn: Báo cáo kết quả bắt giữ và xử lý qua công tác phối hợp </i>
Từ năm 2015 đến nay, lực lượng Hải quan tại các cửa khẩu đường bộ miền Nam
– Việt Nam đã cung cấp hàng ngàn tin về các vụ việc và đối tượng liên quan đến loại
tội phạm kinh tế ở các cửa khẩu đường bộ, trao đổi nhiều tài liệu có giá trị cho lực
lượng Cơng an, Biên phịng, Quản lý thị trường. Tuy nhiên, sự phối hợp trao đổi thông
tin và xử lý tin giữa các lực lượng Hải quan, Cơng an, Bộ đội biên phịng, Quản lý thị
trường trong thời gian qua mới chỉ dừng lại ở bên ngoài sự việc, hiện tượng chung
chung, chưa phản ánh hết bản chất sự việc. Về tiếp nhận, xử lý thông tin báo, tố giác
tội phạm vẫn cịn tình trạng né tránh trách nhiệm, nhất là những trường hợp tội phạm
khơng thuộc quyền của lực lượng mình.


Hải quan tại các cửa khẩu đường bộ miền Nam – Việt Nam đã phối hợp với lực
lượng Công an và Bộ đội biên phòng tổ chức hàng trăm cuộc phục kích, đón lõng, bắt
giữ đối tượng. Điển hình như năm 2016 lực lượng Hải quan cửa khẩu Tây Ninh đã
phối hợp với lực lượng Bộ đội biên phòng và Cục điều tra Chống bn lậu khu vực
phía nam bắt giữ 02 vụ vận chuyển chất ma túy với trọng lượng 16,46kg....


Tuy nhiên, trong hoạt động khám xét, chủ yếu chỉ phối hợp khám xét phương


tiện vận tải mà chưa mở rộng phạm vi khám xét; Lực lượng Hải quan khơng có nhà
tạm giữ, nhiều trường hợp đối tượng phạm tội đã lợi dụng những sơ hở trong quá trình
dẫn giải, trong lúc làm thủ tục tạm giữ để bỏ trốn, tiêu hủy vật chứng, gây khó khăn
cho việc điều tra.


<b>2.2.6. Các yếu tố khách quan và chủ quan tác động trực tiếp đến hoạt động buôn </b>
<b>lậu, gian lận thƣơng mại </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

trong nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước phát triển (Bản
chất của chính sách này là điều tiết hàng hóa nhập khẩu, tạo nguồn thu cho ngân sách
nhà nước và bảo hộ sản xuất trong nước). Chính điều này cũng là yếu tố dẫn đến chênh
lệch giá cả hàng hóa và đương nhiên là có bn lậu.


Bên cạnh đó là tư tưởng sính ngoại của người dân cũng là yếu tố làm gia tăng
bn lậu.


Do đặc điểm của địa hình khu vực biên giới giữa Việt Nam và Campuchia có
nhiều thuận lợi (Nhiều đường mịn, lối mở, giao thơng kênh rạch, địa hình bằng phẳng
thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa qua biên giới). Người dân khu vực biên giới
giữa 2 nước có quan hệ huyết thống, quen biết qua nhiều thế hệ vì vậy thuận lợi cho
việc qua lại giữa hai bên và là điều kiện để họ thực hiện hoạt động vận chuyển trái
phép hàng hóa qua biên giới.


- Yếu tố chủ quan: Sự bất cập về chính sách (Có nhiều kẽ hở có thể lợi dụng) để
gian lận trốn thuế và bn lậu (Ví dụ chính sách hồn thuế VAT, chính sách miễn thuế
đối với xe ôtô việt kiều hồi hương, chính sách ưu đãi đối với cư dân biên giới, hàng
hóa khu kinh tế cửa khẩu...).


Trình độc chuyên môn nghiệp vụ của lực lượng Hải quan làm cơng tác kiểm sốt
cịn hạn chế, nhận thức chưa đầy đủ về công tác này dẫn đến không tha thiết với nghề


(Nhiều cán bộ về Tổ, Đội kiểm soát chỉ xác định là thời gian tạm thời, chờ thời gian để
chuyển đi làm công tác khác), việc sắp xếp cán bộ làm cơng tác kiểm sốt chưa phù
hợp, không đúng với năng lực, sở trường. Đa phần chưa được đào tạo chuyên sâu về
nghiệp vụ điều tra chống buôn lậu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

Bảng 2. 3: Thống kê lực lượng kiểm soát Hải quan tại 05 Cục Hải quan
<b>Cục Hải </b>
<b>quan tỉnh </b>
<b>Đƣờng </b>
<b>biên giới </b>
<b>VN-CPC </b>


<b>Lực lƣợng kiểm soát chuyên </b>
<b>trách </b>
<b>Tổng biên </b>
<b>chế Hải </b>
<b>quan của </b>
<b>cục </b>
<b>Số lƣợng </b>
<b>các cửa </b>
<b>khẩu </b>
<b>Đội kiểm </b>
<b>soát </b>


<b>Tổ kiểm soát </b>
<b>thuộc Chi cục </b>


Đồng Tháp 50,5km 13 người Không 129 người 04 cửa khẩu
Long An 136km 10 người Không 150 người 03 cửa khẩu



Tây Ninh 240km 13 người


12 người
(03người/01


cửa khẩu)


171 người 04 cửa khẩu


Kiên Giang 56,8km 16 người Không 150 người 04 cửa khẩu


An Giang 96km 20 người


25 người
(05người/01cửa


khẩu


240 người 05 cửa khẩu


<i> (Nguồn: Các báo cáo của Hải quan 05 tỉnh) </i>
Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng kiểm soát và các lực lượng khác
trong ngành Hải quan (Như kiểm tra sau thông quan, thuế, thủ tục Hải quan và lực
lượng giám sát Hải quan). Sự phối hợp giữa lực lượng kiểm soát Hải quan với các lực
lượng chức năng khác như: Công an, biên phòng, quản lý thị trường chưa chặt chẽ, kịp
thời.


Sự phối hợp giữa Trung ương và địa phương chưa được quan tâm đúng mức. Vì
vậy, hiệu quả công tác chống buôn lậu chưa cao.



<b>2.2.7. Đánh giá ƣu, nhƣợc điểm cơng tác kiểm sốt Hải quan tại các cửa khẩu </b>
<b>đƣờng bộ, ảnh hƣởng, tác động của nó đến ngành và an ninh, kinh tế, xã hội: </b>


- Ưu điểm:


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

hoạt động của hải quan tại các cửa khẩu), ngăn chặn các hoạt động vận chuyển hàng
lậu trong phạm vi 1km. Phần nào đảm bảo được công tác kiểm tra hải quan được thống
nhất tránh thất thu thuế, hỗ trợ cho các công tác nghiệp vụ khác được hiệu quả hơn.


+ Lực lượng kiểm soát hải quan đã tổ chức tuyên truyền nhân dân nhận thức
được trách nhiệm trong phòng chống buôn lậu, hạn chế các hoạt động của việc vận
chuyển cho các đầu lậu. Làm tốt công tác kiểm sốt hải quan, ngăn chặn bn lậu giúp
ổn định tình hình kinh tế, ổn định giá cả thị trường, bảo hộ sản xuất hàng trong nước,
tăng thu cho ngân sách nhà nước, duy trì hoạt động XNK ln tăng trưởng.


+ Ngăn chặn các hoạt động thâm nhập biên giới trái phép ảnh hưởng đến an
ninh quốc gia, đặc biệt là ổn định tình hình XNK.


+ Đối với ngành Hải quan góp phần nâng cao hiệu quả của lực lượng kiểm sốt
hải quan, khẳng định vai trị vị trí của lực lượng kiểm sốt hải quan trong sự phát triển
của ngành.


- Hạn chế:


+ Công tác tham mưu chỉ đạo: Công tác hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các
chỉ đạo của đơn vị cấp trên, đối với đơn vị cấp dưới chưa được làm thường xuyên;
Công tác cảnh báo tình hình, phương thức thủ đoạn bn lậu, chưa đạt hiệu quả cao;
Chưa kịp thời báo cáo lãnh đạo về hiện tượng, vụ việc nổi cộm địa bàn.


+ Công tác nghiệp vụ cơ bản: Thiếu văn bản hướng dẫn về công tác đấu tranh


chuyên án, các biện pháp trinh sát ... quy trình nghiệp vụ cịn nhiều điểm chưa hợp lý,
biểu mẫu hồ sơ phức tạp, khó áp dụng; Công tác vận động quần chúng hạn chế, thực
hiện chủ yếu thông qua phát tờ rơi, áp phích tại các cửa khẩu hoặc thực hiện yêu cầu
phối hợp của các cơ quan chức năng trên địa bàn; Cơng tác xây dựng cơ sở bí mật vẫn
chưa được nhiều đơn vị thực hiện, hồ sơ chưa được lập và quản lý theo quy định.


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

khơng đầy đủ, thiếu chính xác; Nhận thức một số cán bộ, công chức đảm nhận công tác
này cịn thụ động, trình độ chưa đáp ứng được u cầu nghiệp vụ; Trang thiết bị và các
điều kiện cần thiết phục vụ công tác thu nhập, xử lý thông tin chưa được đáp ứng đầy
đủ.


+ Công tác quản lý rủi ro: Phạm vi áp dụng quản lý rủi ro mới chỉ giới hạn trong
thông quan hàng hóa thương mại, chưa áp dụng cho lĩnh vực sau thông quan, hành
khách, phương tiện xuất nhập cảnh và các lĩnh vực nghiệp vụ khác; Nhận thức của một
bộ phận cán bộ cơng chức Hải quan cịn hạn chế, chưa quan tâm, chưa an tâm công tác,
ỷ lại hệ thống quản lý rủi ro; Bố trí cán bộ làm cơng tác quản lý rủi ro chưa đáp ứng
được yêu cầu về số lượng và chất lượng.


+ Công tác bắt giữ, xử lý vi phạm: Công tác phối hợp trong quá trình thu thập
thơng tin, điều tra, xác minh cịn hạn chế dẫn đến công tác bắt giữ chưa đạt kết quả cao.
Các trang thiết bị phục vụ công tác tuần tra kiểm tra kiểm sốt cịn thiếu, lạc hậu (Nhất
là các tàu tuần tra lại các cửa khẩu đường sơng) do đó khơng thể đáp ứng được u cầu
tuần tra kiểm soát.


<b>2.2.8. Nguyên nhân đến sự yếu kém, thiếu hiệu quả trong cơng tác kiểm sốt Hải </b>
<b>quan tại các cửa khẩu đƣờng bộ </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

Bảng 2. 4: Số lượng cán bộ làm công tác kiểm soát hải quan năm 2018


<b>STT </b> <b>Đơn vị </b> <b>Số lƣợng </b>



<b>Trình độ đào tạo </b>


<b>Trên </b>


<b>đại học </b> <b>Đại học </b>


<b>Trình </b>
<b>độ </b>
<b>khác </b>
<b>I. Tại cơ quan Cục </b>


1 Phòng QLRR, TTXLTT 4 - 4 -


2 Phòng CBL & XLVP 19 2 16 1


3 Đội KSHQ 41 1 31 9


4 Cán bộ làm công tác SHTT 2 2


5 Đội KSMT(cán bộ KSMT) 14 12 2


6 Cán bộ làm công tác KSHQ tại <i><sub>đơn vị nghiệp vụ khác(nếu có) </sub></i> 0 - - -


<b>II. Tại Chi cục </b> <b> </b> <b> </b> <b> </b> <b> </b>


1 Tổ tổng hợp 28 - 25 3


2 Tổ TTXLTT, QLRR 12 11 1



3 Tổ KSHQ 125 3 109 13


4 Tổ KSMT 15 - 15 -


5 Cán bộ làm công tác SHTT 7 - 6 1


6 Cán bộ làm công tác KSHQ tại


<i>đơn vị nghiệp vụ khác(nếu có) </i> 23 - 16 7


<b>Tổng I + II </b> <b>290 </b> <b>6 </b> <b>247 </b> <b>37 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

thấp so với chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm được giao và tình hình bn
lậu, gian lận thương mại trong những năm tới và đến 2020.


Hình 2. 3: Trình độ cán bộ kiểm sốt hải quan


<i>Nguồn: báo cáo số lượng cán bộ làm công tác kiểm soát hải quan các tỉnh </i>
<i>đường bộ miền nam </i>
- Trang bị kiến thức tin học còn yếu, hệ thống quản lý, tra cứu dữ liệu phục vụ
công tác kiểm soát chưa được quan tâm đúng mực. Sự trao đổi, kết hợp thông tin với
các đơn vị khác trong cùng địa bàn hoạt động chưa được thường xuyên, kịp thời do vậy
ảnh hưởng đến kết quả công việc.


- Việc triển khai áp dụng các biện pháp nghiệp vụ (Điều tra nghiên cứu nắm tình
hình, sưu tra, cơ sở bí mật ...) chưa tuân thủ đúng quy trình, cịn mang tính hình thức,
khơng sâu sắc, chưa khai thác hết tính hiệu quả của các mặt hàng công tác này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

- Công tác hậu cần đảm bảo: Trang bị cho lực lượng kiểm sốt tại các cửa khẩu
hiện cịn thiếu thốn, nhiều phương tiện đã sử dụng trên 10 năm nay đã lạc hậu và


thường xuyên hư hỏng. Một số thiết bị đã được duyệt nhưng mua sắm và cấp phát chưa
kịp thời. Việc sử dụng trang thiết bị hiện có chưa thường xuyên, hiệu quả thấp (Nhất là
những Chi cục liên quan đến đường sơng cịn hạn chế các phương tiện thủy cơ động;
Kinh phí phục vụ kiểm sốt còn eo hẹp).


- Một số các quy định về thanh tốn kinh phí kiểm sốt cịn ràng buộc quá chặt
chẽ, chưa phù hợp (Ví dụ như: Kinh phí thuê phương tiện phục vụ trinh sát từ 05 triệu
đồng trở lên phải có hợp đồng và thanh toán bằng chuyển khoản. Điều này thực tế gặp
nhiều khó khăn, khi thuê được phương tiện của dân đã khó vì họ ngại cho th phục vụ
trinh sát bắt giữ hàng sẽ bị trả thù, trong khi đó lại địi hỏi dân phải có tài khoản, ký
hợp đồng điều này càng khó. Mức chi mua tin hiện nay cịn ít chưa phù hợp. Do vậy,
hiệu quả công tác chưa cao.


- Công tác xây dựng sơ sở bí mật của ngành Hải quan gặp nhiều khó khăn (Chỉ
sử dụng dựa vào thuyết phục là chính). Do vậy rất khó do tâm lý của họ không muốn
cộng tác với Hải quan sợ bị trả thù, phiền hà đến người thận. Thủ tục liên quan đến lập
hồ sơ lý lịch, cam kết tự nguyện do vậy rất phức tạp.


- Thẩm quyền của Hải quan cịn hạn chế, nhiều lĩnh vực khơng có thẩm quyền.
Việc triển khai các biện pháp nghiệp vụ Hải quan ngồi địa bàn gặp nhiều khó khăn do
phải phối hợp với các lực lượng chức năng khác (Cơng an, Quản lý thị trường...) do đó
tính bảo mật không cao, không chủ động trong công tác triển khai kế hoạch. Đối tượng
buôn lậu hiểu rõ điều này nên thường chống đối quyết liệt, thậm chí có lúc coi thường
lực lượng Hải quan.


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

- Sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng trên địa bàn (Cơng an, Biên phịng,
Hải quan, Quản lý thị trường, ...) chưa tốt, thiếu đồng bộ, thường xuyên và kịp thời.
Chưa có sự kết nối chia sẽ thông tin về đối tượng, hành vi vi phạm, phương thức thủ
đoạn mới về buôn lậu. Vì vậy, việc ngăn chặn chưa kịp thời.



</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

<b>TÓM TắT CHƢƠNG 2 </b>


Chương 2 tác giả đã tiến hành phân tích thực trạng cơng tác kiểm soát hải quan
tại các cửa khẩu đường bộ Miền Nam từ việc căn cứ vào đặc điểm địa lý, dân cư, kinh
tế, văn hóa xã hội liên quan đến cơng tác kiểm sốt hải quan; đặc điểm về phương thức,
thủ đoạn hoạt động của các đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua
biên giới tại cửa khẩu đường bộ khu vực miền Nam – Việt Nam.


Dựa vào số liệu báo cáo khu vực Tây Nam giai đoạn 2015-2018, tác giả đã đánh
giá thực trạng cơng tác kiểm sốt hải quan tại địa bàn các cửa khẩu đường bộ miền
Nam – Việt Nam. Từ đó phân tích các yếu tố khách quan và chủ quan tác động trực
tiếp đến hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại .


Đưa ra Nguyên nhân đến sự yếu kém, thiếu hiệu quả trong cơng tác kiểm sốt
Hải quan tại các cửa khẩu đường bộ từ đó đánh giá ưu, nhược điểm của cơng tác kiểm
sốt Hải quan tại các cửa khẩu đường bộ, ảnh hưởng, tác động của nó đến Ngành và an
ninh, kinh tế, xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

<b>CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT </b>
<b>HẢI QUAN TẠI CÁC KHẨU ĐƢỜNG BỘ KHU VỰC </b>


<b>MIỀN NAM – VIỆT NAM </b>


<b>3.1. Định hƣớng xu thế phát triển của hoạt động kiểm soát hải quan Việt Nam </b>
<b>3.1.1. Quan điểm phát triển kiểm soát hải quan trong mối quan hệ với các nghiệp </b>
<b>vụ khác của ngành Hải quan. </b>


Phòng chống bn lậu đóng một vai trị quan trọng nhằm thực hiện thành công
các nhiệm vụ của công tác quản lý nhà nước về Hải quan, nó hỗ trợ tích cực cho hoạt
động nghiệp vụ thu thuế đạt hiệu quả, phòng ngừa và ngăn chặn hoạt động gian lận


thương mại, trốn thuế. Đảm bảo chống công tác thủ tục Hải quan được nhanh chóng
(Vì cơng tác này dựa trên nguyên tắc quản lý rủi ro). Việc xác định đối tượng hành vi,
vi phạm bổ sung kịp thời kho dữ liệu tiêu chí quản lý rủi ro giúp cho công tác này được
hiệu quả, đảm bảo luồng đúng hạn, tránh rủi ro giúp cho công tác này được hiệu quả,
đảm bảo phân luồng đúng hạn, tránh rủi ro trong hoạt động XNK, giúp cho công tác
kiểm tra sau thông quan được trọng tâm, đúng hướng trên cơ sở các nguồn thông tin
cung cấp từ nghiệp vụ kiểm soát Hải quản.


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

- Tiếp tục triển khai Đề án Nâng cao năng lực cho lực lượng hải quan chuyên
trách chống buôn lậu đến năm 2020, trọng tâm là hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý
đầy đủ, thống nhất liên quan đến lĩnh vực kiểm soát hải quan.


- Ứng dụng, khai thác triệt để công nghệ thông tin, các trang thiết bị hiện đại
vào hoạt động nghiệp vụ kiểm soát hải quan.


- Tăng cường năng lực đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy của lực lượng
hải quan giai đoạn 2016 - 2020.


- Tăng cường công tác tham mưu, chỉ đạo; tổ chức lực lượng đấu tranh quyết
liệt, có hiệu quả với hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép
hàng hóa qua biên giới.


- Xây dựng các văn bản thực hiện cam kết quốc tế về phòng, chống khủng bố,
rửa tiền, hỗ trợ hành chính, tư pháp trong lĩnh vực kiểm soát hải quan.


- Nâng cao năng lực cán bộ, cơng chức kiểm sốt trong thực hiện các biện pháp
nghiệp vụ kiểm soát hải quan trên cơ sở triển khai các quy định tại Nghị định quy định
chi tiết Luật Hải quan.


- Tăng cường quan hệ đối tác trong trao đổi thông tin phục vụ công tác chống


buôn lậu với các nước.


<b>3.1.2. Xu thế phát triển </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

ảnh hưởng đến thời gian làm thủ tục thơng quan hàng hóa XNK nhưng vẫn đảm bảo
yêu cầu quản lý Hải quan chặt chẻ, chuyên nghiệp tạo môi trường kinh doanh lành
mạnh, thu hút đầu tư phát triển kinh tế quốc gia.


<b>3.1.3. Dự báo tình hình (Tình hình hàng hóa XNK, tình hình phát triển kinh tế </b>
<b>trong hội nhập, tình hình về đối tƣợng, phƣơng thức thủ đoạn bn lậu, gian lận </b>
<b>thƣơng mại, tình hình an ninh xã hội). </b>


Dự báo tình hình trong cơng tác tham mưu tổng hợp của lực lượng kiểm soát
Hải quan là những nhận định, phán đoán nhằm xác định khả năng sẽ xảy ra trong tương
lai và tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực Hải quan, về lực lượng,
phương tiện, biện pháp phòng ngừa, đấu tranh và những điều kiện hồn cảnh tác động
đến cuộc đấu tranh chống bn lậu, gian lận thương mại (Như những thay đổi về chính
sách kinh tế, chính sách ngoại giao, quan hệ đơn phương, đa phương với các quốc gia)
sẽ kéo theo tình hình hàng hóa XNK và khả năng xảy ra buôn lậu, gian lận thương mại
hay những thay đổi về tình hình kinh tế, chính trị sẽ dẫn đến thay đổi chính sách hàng
hóa XNK, chính sách thuế.


Dự báo tình hình có thể xảy ra trong các phạm vi thời gian khác nhau phục vụ
cho công tác lãnh đạo, chỉ huy (Tháng, quý, 6 tháng, 1 năm, 5 năm, 10 năm...).


Thực hiện tốt hoạt động dự báo tình hình sẽ giúp cho lãnh đạo có chủ trương, biện
pháp đúng đắn, xây dựng kế hoạch phương án giải quyết vấn đề được chủ động, kịp
thời, đạt hiệu quả cao. Trong cơng tác kiểm sốt Hải quan việc dự báo tình hình về đối
tượng, phương thức thủ đoạn và hết sức quan trọng. Cần nhận định những loại đối
tượng tội phạm nào sẽ hình thành, phát triển tăng về số lượng, tính chất nguy hiểm, ảnh


hưởng lớn đến nền kinh tế diễn ra trong lĩnh vực Hải quan. Đặc biệt cần phán đoán
được những phương thức, thủ đoạn hoạt động mới nào của các loại tội phạm này được
áp dụng để thực hiện buôn lậu, gian lận thương mại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

hợp, trang thiết bị phương tiện nghiệp vụ cần thiết cho lực lượng này trong tương lai
như trang bị phương tiện nghiệp vụ cần thiết cho lực lượng này trong tương lai như
trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại (Xe chuyên dụng, camera, tàu cao tốc, máy soi
chiếu container...), hệ thống thu thập xử lý thông tin hiện đại nhằm phục vụ công tác
thu thập dữ liệu trong và ngồi nước.


Dự báo tình hình liên quan: Dự báo được những khó khăn thuận lợi trong việc
thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong thời gian sắp tới, đặc biệt
là trong lĩnh vực hoạt động XNK, XNC, quá cảnh... phải dự báo được xu thế phát triển
của tình hình kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa xã hội sẽ diễn ra trên thế giới và trong
khu vực, trong phạm vi cả nước và của từng địa phương để có kế hoạch hành động
đúng đắn, kịp thời.


Đối với khu vực cửa khẩu đường bộ giữa Việt Nam và Campuchia cần dự báo
tình hình phát triển kinh tế của hai nước, các địa phương tiếp giáp, chính sách XNK
của Việt Nam và Campuchia qua mỗi thời kỳ. Đặc biệt là tình hình chính trị của
Campuchia vì nó có tác động lớn đến hoạt động. Đặc biệt là tình hình chính trị của
Campuchia vì nó có tác động lớn đến hoạt động XNK, XNC giữa hai nước kể cả chính
sách đầu tư phát triển của Việt Nam và Campuchia. Tình hình phát triển các khu kinh
tế cửa khẩu, khu chế xuất tại các địa bàn biên giới sẽ kéo theo hàng loạt các chính sách
về hàng hóa, chế độ ưu đãi sẽ rất bị lợi dụng để buôn lậu, gian lận thương mại.


<b>3.2. Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động của lực lƣợng kiểm soát Hải quan tại </b>
<b>các cửa khẩu đƣờng bộ khu vực miên Nam – Việt Nam </b>


<b>3.2.1. Giải pháp thứ nhất: Rà sốt, hồn thiện và đồng bộ hóa các quy định pháp </b>


<b>luật về kiểm sốt Hải quan </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

cho cơng tác đấu tranh phịng chống bn lậu, gian lận thương mại mà các đối tượng
buôn lậu thường triệt để lợi dụng những bất cập này để buôn lậu và chống đối, đối phó
với lực lượng chức năng của Hải quan. Vì cơ sở pháp lý có Luật Hải quan là văn bản
bao trùm toàn bộ hoạt động của lực lượng Hải quan nói chung và lực lượng kiểm sốt
nói riêng, nhưng trải qua một thời gian triển khai đã bộc lộ những hạn chế cần sửa đổi
(Đây cũng là quy luật tất yếu). Văn bản quy định đối với các biện pháp nghiệp vụ của
lực lượng chuyên trách phòng chống buôn lậu (Quyết định số 65/2004/QĐ-CP ngày
19/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ) cũng cần sửa đổi cho phù hợp với thực tế. Quy
định về địa bàn hoạt động Hải quan còn nhiều vấn đề cần sửa đổi, bổ sung. Để cho
cơng tác kiểm sốt Hải quan đạt kết quả cần kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản
pháp luật như:


- Luật Hải quan tập trung vào các nội dung như địa bàn hoạt động Hải quan,
thẩm quyền của cơ quna Hải quan, công chức Hải quan và các biện pháp đặc thù của
lực lượng chuyên trách chống buôn lậu. Bổ sung thẩm quyền ấn định thuế trong Luật
quản lý thuế đối với Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu. Quy định tại Bộ Luật tố
tụng hình sự và Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự về thẩm quyền của cơ quan Hải
quan trong hoạt động điều tra, khởi tố đối với các nhóm tội phạm về ma túy, vận
chuyển trái phép vũ khí, vi phạm sở hữu trí tuệ, trốn thuế, vi phạm môi trường (Khoảng
15 tội) thực tế hiện nay cơ quan Hải quan chỉ được khởi tố hai tội là tội bn lậu, tội
vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 153, Điều 154 Bộ luật hình
sự).


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

và diễn biến phức tạp, nhiệm vụ của cơ quan Hải quan hướng tới tập trung chủ yếu là
phịng chống bn lậu, gian lận thương mại. Pháp luật Việt Nam hiện nay chỉ mới quy
định cơ quan Hải quan có thẩm quyền đều tr theo tố tụng hình sự đối với tội buôn lậu
và tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới. Mặt khác, trong quá trình
thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành, trong phạm vi địa bàn hoạt động


Hải quan có nhiều loại tội phạm xảy ra thuộc biên giới, trốn thuế, rửa tiền, vi phạm
quyền SHTT, hàng giả... nhưng cơ quan Hải quan lại chỉ được tiến hành khởi tố đối với
2 tội danh nói trên (Điều 153 và Điều 154 Bộ luật hình sự).


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

Điều 236 – Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép chất phóng
xạ. Điều 23 – Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép chất cháy,
chất độc. Điều 251 – Tội rửa tiền".


- Theo quy định hiện hành, thời hạn điều tra quy định tại Điều 111 Bộ luật tố
tụng hình sự và Điều 20 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự để cơ quan Hải quan tiến
hành điều tra là quá ngắn, không đảm bảo thời gian để tiến hành các hoạt động điều tra
theo quy định. Do đó, kiến nghị xem xét sửa đổi, bổ sung tăng thời hạn điều tra như
sau: Đối với những vụ án quy định tại điểm a, khoản 1, điều 111 Bộ Luật tố tụng hình
sự (Đối với tội phạm ít nghiêm trọng) thì tăng thời hạn điều tra từ 20 ngày lên 30 ngày.
Đối với những vụ án quy định tại điểm b, khoản 1, điều 111 Bộ Luật tố tụng hình sự
(Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội
phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp) thì tăng thời hạn điều tra từ 7 ngày lên 15 ngày.
- Theo chức năng nhiệm vụ, cơ quan Hải quan thực hiện việc kiểm tra, giám sát,
kiểm soát Hải quan đối với hàng hóa XK, NK và phịng chống buôn lậu, gian lận
thương mại, trong những trường hợp đối tượng vận chuyển trái phép ma túy, vũ khí ...
nếu khơng tạm giữ ngay thì đối tượng vi phạm sẽ xuất cảnh qua biên giới, gây khó
khăn cho việc điều tra, truy tố. Do đó, kiến nghị sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự, cơ
quan có thẩm quyền xem xét, bổ sung quy định cho Hải quan có quyền bắt người, tạm
giữ người là hợp lí, phù hợp với quy định của Luật Hải quan, kịp thời ngăn chặn người
phạm tội bỏ ra nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động điều tra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các quy định về chế độ hồ sơ
nghiệp vụ kiểm soát Hải quan, biểu mẫu, ấn chỉ nghiệp vụ.


- Nghiên cứu hoàn thiện các văn bản là cơ sở pháp lý cho việc trao đổi thông tin


với các Bộ, Ngành, cơ quan chức năng. Hiệp hội ngành nghề liên quan. Nhất là các quy
định làm cơ sở cho việc tự động hóa hệ thống cơ sở dữ liệu, phần mềm trao đổi thông
tin. Xây dựng, hồn thiện các quy trình, quy định về nghiệp vụ thu thập, xử lý thông
tin. Nghiên cứu xây dựng và kiến nghị các cấp có thẩm quyền ban hành văn bản nhằm
thực hiện các cam kết quốc tế trong công tác chống khủng bố, rửa tiền, hợp tác quốc tế
trong kiểm soát chung, hỗ trợ hành chính, tư pháp trong lĩnh vực kiểm sốt Hải quan.
<b>3.2.2. Giải pháp thứ hai: Tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống tổ chức của lực </b>
<b>lƣợng kiểm soát hải quan theo hƣớng chuyên sâu (Đặc biệt là lực lƣợng kiểm soát </b>
<b>trực tiếp tại các cửa khẩu đƣờng bộ) </b>


Tổ chức bộ máy hiện nay không đáp ứng được yêu cầu bảo đảm thực hiện hiệu
quả cao nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc gia, chống buôn lậu trong những năm trước
mắt và lâu dài. Ở Cục Điều tra chống buôn lậu, là đơn vị có chức năng, nhiệm vụ, thẩm
quyền tiến hành một số hoạt động điều tra theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng hiện tại
khơng có đơn vị chun sâu làm công tác này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

như tạm giữ người, lấy lời khai, bảo vệ vật chứng, khám xét nơi cất giấu hàng phạm
pháp.


Biên chế của các đơn vị kiểm soát ở cấp Cục Hải quan, Chi cục, thậm chí ngay
ở Cục Điều tra chống buôn lậu (Cơ quan Tổng cục) còn rất mỏng (Đơn cử như Đội
Kiểm sốt chống bn lậu khu vực miền Nam thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu –
Tộng cục Hải quan hiện đang quản lý một địa bàn rộng lớn, bao trùm các tỉnh từ Bình
Thuận đến Cà Mau cũng chỉ có 23 cán bộ; Đội Kiểm soát thuộc các Cục Hải quan địa
phương chỉ có khoảng 10 – 15 người. Chi cục chi khoảng 7 – 10 người).


Hiện có 13 Cục Hải quan tỉnh khơng có đơn vị phịng, chống bn lậu để làm
tham mưu cho lãnh đạo Cục về cơng tác phịng, chống bn lậu mà chỉ bố trí cán bộ
chuyên trách nằm trong khâu nghiệp vụ do vậy cơng tác tham mưu cịn hạn chế.



Lực lượng thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan (Tình báo Hải quan); Bảo vệ
quyền SHTT chưa có quy định của Bộ Tài chính về tổ chức mạng lưới và cơ chế tổ
chức thu thập thơng tin tình báo từ xa, ở nước ngoài. Hiện nay ở địa phương nhiều Cục
Hải quan tỉnh, thành phố chưa có các đơn vị chuyên trách mà giao cho Phịng Tham
mưu chống bn lậu hoặc Phịng Nghiệp vụ (Nơi khơng có Phịng Tham mưu chống
bn lậu) và Đội Kiểm sốt Hải quan kiêm nhiệm. Chưa có sự gắn kết giữa bộ phận
đầu mối về tình báo Hải quan, SHTT tại Phịng Tham mưu chống buôn lậu và xử lý vi
phạm với Đội Kiểm sốt chi cục trong việc trao đổi thơng tin, hơ tại Phịng Tham mưu
chống bn lậu và xử lý vi phạm với Đội Kiểm soát chi cục trong việc trao đổi thông
tin, hỗ trợ tư vấn để giải quyết vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

chống bn lậu hiện có là 1.660 người, chiếm tỷ lệ 14,70% biên chế toàn ngành là thấp
so với chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm được giao và tình hình bn lậu,
gian lận thương mại trong những năm tới và đến năm 2020. Thực tế hiện nay chỉ có
khoản 1/3 cán bộ đủ năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ, làm việc có hiệu
quả; 1/3 làm việc với chất lượng trung bình; Cịn lại là làm việc cầm chừng, kém hiệu
quả. Do đó, hiệu quả công tác nghiệp vụ thấp, số vụ việc do lực lượng chuyên trách
phát hiện, xử lý không nhiều (Chiếm 17,90% theo thống kê năm 2011).


Trước thực trạng về hệ thống tổ chức của lực lượng chuyên trách phịng, chống
bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và năng lực trình độ của đội ngũ
cán bộ công chức làm công tác này, yêu cầu xây dựng lực lượng chống buôn lậu
chuyên sâu, chuyên nghiệp, hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất đang là đòi
hỏi cấp thiết của ngành Hải quan. Để khắc phục tình trạng trên, cần kiện toàn về tổ
chức, nhận sự và hoạt động đảm bảo cho các đơn vị Hải quan các cấp thực hiện có hiệu
quả cơng tác kiểm sốt Hải quan trong tình hình mới, trước mắt nhiên cứu sửa đồi, bổ
sung Quyết định số 1016/QD-BTC ngày 11/5/2010 của Bổ trưởng Bộ tài chính quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Điều tra chống buôn
lậu để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ trong tình hình mới, cụ thể:



</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

- Theo lộ trình thích hợp, tiến tới thành lập Trung tâm chỉ huy chống bn lậu
(Đơn vị tương đương cấp phịng), giám sát thường xuyên tàu, thuyền, phương tiện vận
tải đường bộ vận chuyển hàng hóa XNK... phục vụ tác tiến, chỉ huy chuyên án, đấu
tranh quy mô lớn, huy động nhiều lực lượng, trang thiết bị, phương tiện trên nhiều địa
bàn trong phạm vi toàn quốc.


- Tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố; Nghiên cứu thành lập, kiện tồn các đơn
vị có hệ thống dọc như sau:


+ Thành lập Phòng thu thập, xử lý thông tin ghiệp vụ Hải quan tại 09 Cục Hải
quan thành phố (Là các Cục Hải quan lớn có hoạt động XNK hàng hóa lớn). 25 Cục
Hải quan còn lại thành lập bộ phận thu thập, xử lý thơng tin nghiệp vụ Hải quan trong
phịng chống buôn lậu và xử lý vi phạm.


+ Các đơn vị chuyên trách phòng chống ma túy: Thành lập 12 Đội Kiểm sốt
phịng, chống ma túy trực thuộc Cục Hải quan các tỉnh, thành phố xác định là địa bàn
trọng điểm về ma túy. Thành lập 21 Tổ Kiểm soát ma túy thuộc Đội Kiểm soát Hải
quan của 15 Cục Hải quan tỉnh, thành phố chưa có lực lượng chuyên trách phòng,
chống ma túy.


+ Các đơn vị chuyên trách SHTT: Giai đoạn 2019 – 2021 thí điểm và triển khai
hoạt động lực lượng riêng biệt (Gọi là Tổ chống hàng giả, hàng vi phạm quyền SHTT,
có biên chế từ 5-10 cán bộ) trực thuộc Đội Kiểm soát của 10 Cục Hải quan tỉnh, thành
phố lớn (Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng
Ninh, Quảng Trị, Tây Ninh, Vũng Tàu). Giai đoạn 2022 – 2025 sau khi tổng kết rút
kinh nghiệm sẽ nâng lên thành lập Đội chống hàng giả và thực thi bảo vệ quyền SHTT
tại các đơn vị này với biên chế từ 10-15 người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

Đánh giá về năng lực trình độ nghiệp vụ chun mơn, trình độ pháp luật của lực
lượng chun trách phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên


giới của tồn ngành Hải quan còn yếu, chỉ 1/3 cán bộ đủ năng lực trình độ đáp ứng yêu
cầu nghiệp vụ, làm việc có hiệu quả; 1/3 làm việc chất lượng trung bình; Lực lượng
làm cơng tác này cịn thiếu. Để đáp dứng yêu cầu nhiệm vụ của lực lượng chống buôn
lậu. Ngành Hải quan trong giải đoạn hội nhập, tương xứng với chức năng, nhiệm vụ và
thẩm quyền được giao địi hỏi phải nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ của cán bộ
chuyên trách kiểm sốt Hải quan. Hình thành cơ chế đặc thù trong tuyển dụng, bổ
nhiệm, luân chuyển cán bộ chuyên trách, phấn đấu đến năm 2020 cán bộ làm cơng tác
kiểm sốt Hải quan (Chuyên trách và kiêm nhiệm) chiếm 30% biên chế toàn ngành
(Hiện tại chiếm 14,70%). Xây dựng, thực hiện kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đến năm
2020 đạt 85% cán bộ qua đào tạo dài hạn (Bậc Đại học và tương đương) về nghiệp vụ
kiểm soát Hải quan. Nâng cao chất lượng dạy, huấn luyện của đội ngũ giảng viên Hải
quan về công tác kiểm soát Hải quan, đảm bảo kiến thức giảng dạy chuyên sâu, đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ cơng tác trong tình hình mới.


<i>3.2.3.1 Nhiệm vụ cụ thể: </i>


- Rà soát đánh giá về trình độ năng lực của cán bộ làm cơng tác kiểm sốt Hải
quan trong tồn ngành để chủ động trong công tác sắp xếp bố trí công việc cho phù
hợp.


- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu về cơng tác kiểm sốt Hải quan cho
các cơng chức cịn yếu, chưa qua trường lớp đào tạo về cơng tác này (Tổ chức theo khu
vực, đào tạo cuốn chiếu để đảm bảo nội dung học tập). Trực tiếp mời các chuyên gia có
kinh nghiệm, kiến thức cơ bản xuống hướng dẫn tại các đơn vị trực tiếp (Tại Đội, Tổ,
Chi cục).


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

quan đang làm cơng tác kiểm sốt tại các trường của Cơng an theo hình thức hợp đồng
đào tạo.


<i>3.2.3.2. Nội dung đào tạo </i>



- Đào tạo theo giáo trình điều tra đã được xây dựng của ngành Hải quan hoặc
đào tạo theo giáo trình của trường Cơng an (Theo kiến thực hợp đồng đào tạo). Tập
trung vào các nội dung về quy trình, phương pháp, cách thức tiến hành các bước điều
tra theo quy định của Luật tố tụng hình sự trên cơ sở các nguyên tắc của ngành.


- Đào tạo về kiến thức pháp luật, nghiệp vụ công tác kiểm soát Hải quan.


- Đào tạo về nghiệp vụ công tác Hải quan (Kiểm tra thủ tục Hải quan, thủ tục
thuế).


- Đào tạo về nghiệp vụ ngoại thương (Kế toán, thanh toán, vận tải).


Nhằm trang bị kiến thức sâu rộng để công tác điều tra chống buôn lậu, gian lận
thương mại đạt hiệu quả.


<b>3.2.4 Giải pháp thứ tƣ: Xây dựng hệ thống thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ Hải </b>
<b>quan dựa trên nền tảng công nghệ thông tin đảm bảo thống nhất, đồng bộ: </b>


Thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan là hoạt động trọng tâm của các
đơn vị chuyên trách thuộc lực lượng kiểm soát Hải quan nhằm thu thập, tổng hợp, đánh
giá, phân tích, làm rõ thông tin và cung cấp thông tin đã được xử lý cho các đơn vị cá
nhân có trách nhiệm trong hoạt động kiểm tra trong và sau thông quan, hoạt động kiểm
soát Hải quan để chủ động phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua
biên giới, phục vụ xây dựng chính sách quản lý nhà nước về Hải quan. Đây là một
công tác hết sức quan trọng và được xây dựng thành hệ thống từ trung ương đến các
địa phương, hệ thống này bao gồm:


- Hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin nghiệp vụ.
- Mạng thông tin quản lý.



</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

Hệ thống đơn vị chuyên trách thu thập xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan được
tổ chức thành 03 cấp:


- Cấp tổng cục: Phòng thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan thuộc Cục
Điều tra chống buôn lậu.


- Cấp Cục Hải quan tỉnh: Đơn vị thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan
(Hiện nay chưa có các phịng độc lập làm cơng tác này). Dự kiến thành lập Phịng Thu
thập, xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan thuộc 09 Cục Hải quan tỉnh, thành phố bao
gồm: Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phịng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình
Dương, Đà Nẵng, Bà Rịa Vũng Tàu); 25 Cục còn lại thành lập bộ phận thu thập, xử lý
thông tin nghiệp vụ Hải quan trong các Phịng chống bn lậu và xử lý vi phạm.


- Cấp Chi cục Hải quan: Tổ thu thập, phân tích thơng tin nghiệp vụ và quản lý
rủi ro.


Hiện nay, cơ cấu tổ chức của ngành Hải quan có 33 Cục Hải quan tỉnh, thành
phố. Trong đó có 22 đơn vị Hải quan tỉnh, thành phố đã có Phịng Tham mưu chống
bn lậu và xử lý; Số Cục Hải quan cịn lại chưa có Phịng này, chức năng tham mưu
chống bn lậu được giao cho Đội Kiểm soát. Từ thực tế tổ chức bộ máy này, Tổng
cục giao chức năng, nhiệm vụ thu thập xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan cho Phịng
Tham mưu chống bn lậu và xử lý thuộc 22 Cục Hải quan tỉnh, thành phố và giao
nhiệm vụ này cho Đội Kiểm soát Hải quan thuộc 11 Cục Hải quan tỉnh, thành phố còn
lại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

trị của đơn vị thu thập thơng tin cấp dưới, kịp thời chia sẻ thông tin thu thập đã qua xử
lý cho các đơn vị cùng cấp trong đơn vị.


Hiện nay toàn Ngành chú trong vào việc trang bị cơ sở, vật chất cho hệ thống


này, đầu tư trang thiết bị tin học hiện đại, xây dựng các chương trình quản lý hiện đại,
tiên tiến để phục vụ công tác thu thập, xử lý thông tin. Hệ thống thông quan điện tử
VNACCS/VCIS đang được triển khai vận hành để đáp ứng yêu cầu hội nhập, giảm
thiểu thời gian làm thủ tục, thơng quan hàng hóa, đảm bảo cơng tác quản lý rủi ro.
<b>3.2.5 Giải pháp thứ năm: Tăng cƣờng quan hệ phối hợp, hợp tác trao đổi thông </b>
<b>tin và đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về Hải quan </b>


<i>3.2.5.1 Phối hợp trong nước </i>


Mối quan hệ phối hợp trong đấu tranh phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái
phép hàng hóa qua biên giới tại các cửa khẩu miền Nam – Việt Nam là mối quan hệ
phức tạp, nhiều chiều. Sự phối hợp đó muốn đạt hiệu quả thì trước hết ba lực lượng Hải
quan, Cơng an, Bộ đội biên phịng phải có sự thống nhất cao về nhận thức, quan điểm,
thái độ để từ đó tạo nên sự đồng thuận cao trong q trình thực hiện các nội dung, yêu
cầu, nhiệm vụ của mối quan hệ.


Trong trao đổi thông tin, tài liệu và xử lý tin báo, tố giác tội phạm, ba lực lượng
cần chủ động trao đổi thông tin liên quan đến hoạt động của đường dây, ổ nhóm tội
phạm tại các cửa khẩu đường bộ, những phương thức thủ đoạn hoạt động và cả những
thay trong cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động của mỗi ngành. Đặc biệt cần
quan tâm, chú trọng đến việc phối hợp trao đổi thông tin để thực hiện công tác bảo vệ
nội bộ, bảo vệ cán bộ nhằm thực hiện tốt cơng tác phịng ngừa, ngăn chặn kịp thời
những biểu hiện tiêu cực, thối hóa, biến chất của cán bộ, làm sạch nội bộ của mỗi
ngành.


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

tiến hành hoạt động điều tra. Dù là điều tra theo tố tụng hình sự hay theo yêu cầu
nghiệp vụ các bên đều luôn ở thế chủ động làm chủ mọi tình huống, khơng được coi
nhẹ cơng tác chuẩn bị, tiền đề cho các hoạt động điều tra. Trong quá trình điều tra theo
luật định, khi Bộ đội biên phịng và Hải quan có u cầu thì đơn vị cơng an có nhà tạm
giữ hoặc trại giam phải tạo điều kiện cho gửi đối tượng bị tạm giữ hoặc tạm giam tại


nơi giam giữ của đơn vị mình và thực hiện đúng các quy định của pháp luật đối với
người bị tạm giữ, tạm giam cũng như thực hiện các yêu cầu khác của đơn vị gửi đối
tượng.


Ngoài ra, sự phối hợp trong công tác phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái
phép hàng hóa qua biên giới chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật mang tính
chất tố tụng hình sự và các văn bản khơng mang tính chất tố tụng hình sự. Các văn bản
luật dùng để điều chỉnh mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng Hải quan, Công an,
Bộ đội biên phòng, Quản lý thị trường trong công tác phịng, chống bn lậu, vận
chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới cịn mang tính chung chung, cần tiếp tục điều
chỉnh cho phù hợp với tình hình mới, cụ thể:


- Duy trì thường xuyên hoạt động phối hợp với lực lượng Cơng an, Bộ đội biên
phịng, Quản lý thị trường trên cở sở quy chế phối hợp đã ký kết; Sửa đổi bổ sung, điều
chỉnh quy chế và triển khai những nội dung, lĩnh vực phối hợp mới. Triển khai bản
thỏa thuận phối hợp trong cơng tác tình báo và công tác Hải quan đã ký giữa Tổng cục
Hải quan và Tổng cục tình báo Bộ quốc phòng, ký kết và thực hiện những thỏa thuận
hợp tác với các hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp về trao đổi thông tin, chống hàng
giả, bảo hộ quyền SHTT....


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

<i>3.2.5.2 Hợp tác quốc tế </i>


Duy trì thường xuyên hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiểm soát hải
quan, tích cực tham gia các chương trình kiểm tra của Hải quan Asean. Tiếp tục duy trì
và làm tốt nhiệm vụ thành viên của Văn phịng tình báo Hải quan khu vực Châu Á –
Thái Bình Dương (RILO); Xúc tiến hợp tác song phương các cơ quan chuyên trách
chống buôn lậu của Hải quan quốc tế, các nước có mối quan hệ thương mại lớn với
Việt Nam và khu vực.


Trên cơ sở thỏa thuận về hợp tác, Hải quan cửa khẩu đường bộ Việt Nam cần


tăng cường trao đổi thông tin liên quan đến công tác chống bn lậu, vận chuyển trái
phép hàng hóa qua biên giới. Phối hợp hỗ trợ cung cấp thông tin về các đối tượng,
phương tiện có hành vi phạm tội, bắt giữ xử lý trên cơ sở pháp luật của mỗi nước và
thông báo cho nhau những phương tiện của hai nước có hành vi vi phạm pháp luật như
khơng làm thủ tục xuất, nhập cảnh, có hành vi bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa
qua biên giới, ...


Căn cứ vào pháp luật mỗi nước, Hải quan Việt Nam – Campuchia cần trao đổi,
thông báo cho nhau những thông tin, tình hình, các văn bản chế độ, chính sách liên
quan đến hoạt động XNK hàng hóa, chính sách quản lý xuất nhập cảnh mà hai bên cần
quan tâm. Thông báo trao đổi những khó khăn, thuận lợi của mỗi bên trong cơng tác
phịng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Các bên cần
nghiên cứu xây dựng cơ chế hợp tác trao đổi, xử lý thơng tin nghiệp vụ kiểm sốt Hải
quan nhằm áp dụng phương thức quản lý rủi ro có hiệu quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

giữ và xử lý các trường hợp vi phạm; Điều tra, xác minh, thu thập, xử lý thông tin
nhằm phát hiện các đối tượng phạm tội.


<i>3.2.5.3 Tuyên truyền phổ biến pháp luật về cơng tác kiểm sốt Hải quan </i>


Cơng tác phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật giữ vị trí quan trọng trong
đời sống xã hội, đặc biệt là trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam,
đây là khâu đầu tiên rất quan trọng trong hoạt động thực thi pháp luật, là cầu nối giữa
hoạt động xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật.


Các cán bộ Hải quan tại cửa khẩu đường bộ miền Nam – Việt Nam cần phổ
biến, tuyên tuyền các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định của nhà nước được
phổ biến đến cán bộ, nhân dân các xã vùng biên giới. Việc phổ biến, tuyên truyền phải
thiết thực nhằm thắt chặt mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về Hải
quan với chính quyền địa phương và nhân dân các dân tộc tại địa bàn xã biên giới.


<i>3.2.5.4 Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong công tác kiểm soát Hải quan </i>


Hiện tại hệ thống mạng Lan ngành Hải quan đã được trang bị cho toàn bộ các
cửa khẩu và trụ sở làm việc của ngành. Mạng diện rộng ngành Hải quan nằm trong hạ
tầng tuyền thơng ngành Tài chính kết nối tồn bộ các đơn vị Hải quan từ trung ương
đến địa phương gồm: Tổng cục Hải quan, 34 Cục Hải quan tỉnh, thành phố và 190 Chi
cục Hải quan. Về cơ bản đường mạng kết nối giữa các điểm đều có đường chính và
đường dự phịng của 02 nhà cung cấp dịch vụ khác nhau.


Đang duy trì hoạt động thường xuyên các hệ thống ứng dụng cơng nghệ thơng
tin cốt lõi trong tồn ngành, đảm bảo thông suốt đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ Hải quan
nói chung cũng như nghiệp vụ kiểm sốt Hải quan nói riêng, các hệ thống ứng dụng
lực lượng kiểm soát Hải quan đang khai thác sử dụng gồm:


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

vi phạm pháp luật về Hải quan để có các biện pháp giám sát, quản lý các đối tượng này
khi làm thủ tục Hải quan.


- Hệ thống giám sát hàng hóa thực hiện thủ tục Hải quan điện tử, giám sát tình
trạng hoạt động của hệ thống thông quan điện tử hoạt động tại các Cục, chi cục hải
quan trên cả nước.


- Hệ thống quản lý rủi ro thực hiện các chức năng tổng hợp thông tin từ các hệ
thống khác để thực hiện phân loại đánh giá doanh nghiệp và phân lượng hàng hóa.


- Hệ thống thơng tin giá tính thuế: Nhằm tăn cường công tác quản lý nợ thuế,
tránh gây thất thu thuế.


- Hệ thống thơng tin tình báo: Giám sát các doanh nghiệp trọng điểm, mặt hàng
trọng điểm mới phát sinh để có kế hoạch kiểm tra giám sát trọng điểm.



<b>3.2.6 Giải pháp thứ sáu: Đảm bảo công tác an sinh xã hội, tuyên truyền giáo dục </b>
<b>quần chúng trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận </b>
<b>thƣơng mại trên địa bàn cửa khẩu biên giới đƣờng bộ: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

chẽ với chính quyền các cấp tại địa phương tổ chức tuyên truyền giáo dục, tạo công
việc làm cho họ.


Tiếp tục tháo gỡ nhanh, kịp thời những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện
thuận lợi cho các hộ gia đình, cơ sở, doanh nghiệp phát triển sản xuất, chăn nuôi gia
súc.


Tập trung triển khai thực hiện tốt kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, đặc biệt là
những dự án, cơng trình trọng điểm làm động lực trong thu hút đầu tư và phát triển
kinh tế xã hội để đảm bảo công việc làm cho người dân.


Tăng cường công tác đào tạo dạy nghề, nâng cao chất lượng dạy và học, đảm
bảo nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Theo dõi chặt chẽ đời
sống nhân dân, nhất là các hộ gia đình chính sách, các hộ nghèo, để có biện pháp cứu
trợ cần thiết, đảm bảo an sinh xã hội.


Đầy mạnh tấn công, trấn áp các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh
trật tự. Qua đó, làm cho người dân tin tưởng vào chính quyền, tập trung làm ăn lương
thiện, tham gia sản xuất, không tham gia các hoạt động phi pháp (Đánh bạc, cá độ) dẫn
đến nghèo đói là ngun nhân mầm mống tham gia bn lậu.


Kết hợp các lực lượng (Biên phịng, Cơng an, các đồn thể, chính quyền địa
phương) tổ chức tuyên truyền giáo dục cho người dân khơng tham gia bn lậu, tích
cực tham gia tố giác tội phạm.


<b>3.3. Một số đề xuất và kiến nghị: </b>


<b>3.3.1. Đối với Tổng cục Hải Quan: </b>


Tổng cục Hải quan cần chú trọng và chủ động phối hợp với các cấp, các Ngành
liên quan tăng cường tổ chức tuyên truyền giáo dục cho người dân không tham gia
buôn lậu, tích cực tham gia tố giác tội phạm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

Tiến hành đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công chức Hải quan theo yêu cầu hội
nhập, trong đó đặc biệt coi trọng công tác điều tra chống buôn lậu, vận chuyển trái
phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại nhằm xây dựng lực lượng kiểm sốt
Hải quan thành một lực lượng có năng lực cao, bản lĩnh vững vàng, phẩm chất tốt. Đầu
tư trang thiết bị phương tiện hiện đại, nâng cao năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
chống buôn lậu trong tình hình mới, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn
xã hội và chống thất thu thuế.


Tổng cục Hải Quan cũng nên tổ chức nghiên cứu sâu và kỹ lưỡng thống kê đầy
đủ thông tin đề xuất với các cơ quan quản lý Nhà nước rà sốt, hồn thiện và đồng bộ
hóa các quy định pháp luật về kiểm soát Hải quan.


<b>3.3.2. Đối với Nhà nƣớc: </b>


Thường xuyên phối hợp với các nước bạn trong công tác đào tạo, tuyên truyền
nhân dân sống tại vùng biên giới phịng chống bn lậu. Tạo cơng việc cho người dân
sinh sống tại vùng biên giới để người dân có công việc ổn định không tham gia vào
đường dây bn lậu.


Hồn thiện, đồng bộ hóa các quy định về kiếm soát Hải quan để có quy định
chung về kiểm soát hải quan nhằm thực hiện đồng bộ trong toàn hệ thống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

<b>TĨM TẮT CHƢƠNG 3 </b>



Chương 3 trình bày về định hướng xu thế phát triển của hoạt động kiểm soát hải
quan Việt Nam. Trên cơ sở nguyên nhân đến sự yếu kém, thiếu hiệu quả trong công tác
kiểm soát Hải quan tại các cửa khẩu đường bộ trong thời gian qua, tác giả đã đề xuất
các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác này với các nội dung sau:


Thứ nhất: Rà sốt, hồn thiện và đồng bộ hóa các quy định pháp luật về kiểm soát
Hải quan;


Thứ hai: Tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống tổ chức của lực lượng kiểm
soát hải quan theo hướng chuyên sâu (Đặc biệt là lực lượng kiểm soát trực tiếp tại các
cửa khẩu đường bộ);


Thứ ba: Đẩy mạnh cơng tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ,
pháp luật trong công tác kiểm soát Hải quan (Chú trọng đào tạo cán bộ làm cơng tác
kiểm sốt chun sâu tại địa phương);


Thứ tư: Xây dựng hệ thống thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan dựa trên
nền tảng công nghệ thông tin đảm bảo thống nhất, đồng bộ;


Thứ năm: Tăng cường quan hệ phối hợp, hợp tác trao đổi thông tin và đẩy mạnh
tuyên truyền pháp luật về Hải quan;


Thứ sáu: Đảm bảo công tác an sinh xã hội, tuyên truyền giáo dục quần chúng
trong cơng tác phịng ngừa, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn
cửa khẩu biên giới đường bộ .


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

<b>KẾT LUẬN </b>


Trong những năm tới thực hiện cải cách, hiện đại hóa ngành Hải quan, áp lực
tạo điều kiện thuận lợi theo yêu cầu hội nhập là mặt tất yếu trong giai đoạn chuyển đổi


cơ chế quản lý sẽ là cơ hội để tội phạm trong lĩnh vực Hải quan phát triển. Vì vậy,
ngành Hải quan một mặt phải chuẩn hóa về mặt pháp lý theo chuẩn hóa các quy định
của tổ chức Hải quan thế giới, áp dụng quản lý Hải quan hiện đại trên cơ sở áp dụng
quản lý rủi ro. Tiến hành đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công chức Hải quan theo yêu
cầu hội nhập, trong đó đặc biệt coi trọng cơng tác điều tra chống bn lậu, vận chuyển
trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại nhằm xây dựng lực lượng kiểm
sốt Hải quan thành một lực lượng có năng lực cao, bản lĩnh vững vàng, phẩm chất tốt.
Đầu tư trang thiết bị phương tiện hiện đại, nâng cao năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ chống bn lậu trong tình hình mới, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an
toàn xã hội và chống thất thu thuế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102></div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103></div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

<b> TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


1. Luật Hải quan (2001), sửa đổi bổ sung (2004), Luật Hải quan sửa đổi bổ sung đã
được Quốc hội thông qua ngày 23/6/2014, có hiệu lực 01/01/2015.


2. Chính phủ, Quyết định số 65/2004/QĐ-TTg ngày 19/4/2004 về Quy chế hoạt động
của lực lượng Hải quan chuyên trách phòng chống bn lậu vận chuyển trái phép hàng
hóa qua biên giới và các văn bản hướng dẫn.


3. Chính phủ, Nghị định 107-/2002/NĐ-CP ngày 23/12/2002: Quy định phạm vi địa
bàn hoạt động Hải quan, quan hệ phối hợp trong phịng, chống bn lậu, vận chuyển
trái phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi vi phạm pháp luật Hải quan.


4. Chính phủ, Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005: Quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Hải quan về thủ tục Hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát Hải quan.
5. Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 19/2000/CT-TTg ngày 28/9/2000 về việc tăng cường
công tác chống buôn lậu.


6. Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 853/1997/CT-TTg, ngày 11/10/1997 về đấu tranh


chống buôn lậu trong tình hình mới.


7. Thủ tướng chính phủ, Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15/01/2010 qui định
chức năng nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan.


8. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Quyết định số 845/QĐ-TCHQ ngày 09/5/2006
về thành lập và ban hành Quy chế làm việc của ban chỉ đạo triển khai công tác thu
thập, xử lý và quản lý khai thác sử dụng thông tin nghiệp vụ Hải quan.


9. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Quyết định số 1928/QĐ-TCHQ ngày
23/10/2006 quy định trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp khám xét theo thủ tục
hành chính trong lĩnh vực Hải quan.


10. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Quyết định số 1843/QĐ-TCHQ ngày
22/9/2011 về việc Ban hành quy định về hoạt động kiểm soát Hải quan.


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

13. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Quyết định số 1487/QĐ-TCHQ ngày
07/7/2008 về Ban hành quy định lập, quản lý, sử dụng hồ sơ, biểu mẫu cơ sở bí mật
của lực lượng kiểm soát Hải quan.


14. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Quyết định số 45/QĐ-TCHQ ngày 30/7/2010
về việc Ban hành quy định về quy trình tuần tra kiểm soát của lực lượng kiểm soát Hải
quan.


16. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Quyết định số 37/QĐ-TCHQ ngày 18/5/2011
về việc Ban hành quy định trình tự thực hiện biện pháp điều tra nghiên cứu nắm tình
hình của lực lượng Hải quan.


17. Báo cáo kiểm soát hải quan của các cửa khẩu đường bộ Miền Nam năm
2015,2016,2017,2018.



18. Tổng cục Hải quan, Chiến lược cải cách và hiện đại hóa Hải quan giai đoạn 2010 –
2020.


19. Tổng cục Hải quan, Đề án Tăng cường công tác hợp tác và hội nhập quốc tế.
20. Luật Hải quan một số nước (2003), Tổng cục Hải quan, bản dịch Tiếng Việt.


21. Tổ chức Hải quan Thế giới (2001), sổ tay cẩm nang nghiệp vụ Hải quan, Tổng cục
Hải quan, bản dịch Tiếng Việt.


</div>

<!--links-->

×