Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.35 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TÓM TẮT LUẬN VĂN </b>



Một nhà ngân hàng đã từng nói “ Các ngân hàng kinh doanh bằng chính việc
quản lý rủi ro, thuần nhất và đơn giản, đó chính là nghề của ngân hàng ” (Walter
Wriston, Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc CitiCorp, 1970-1984). Bản chất hoạt
động kinh doanh ngân hàng là hoạt động kinh doanh dựa trên chênh lệch lãi suất, nên
rủi ro lãi suất được coi là một trong những rủi ro đặc thù và không thể tránh khỏi trong
hoạt động của mỗi ngân hàng. Vì vậy, quản trị rủi ro lãi suất trở thành một nhu cầu
thiết yếu và đóng vai trò quan trọng trong quản trị ngân hàng thương mại.


Sự thay đổi lãi suất không chỉ tác động tới riêng thu nhập của ngân hàng, mà
còn tác động tới giá trị kinh tế của ngân hàng. Đây là một cách nhìn thấu đáo hơn về
những tác động dài hạn của sự thay đổi lãi suất so với việc chỉ xem xét tới sự ảnh
hưởng tới thu nhập của ngân hàng. Sự đánh giá này là toàn diện hơn bởi những thay
đổi của thu nhập ngân hàng trong ngắn hạn có thể khơng cung cấp những chỉ số chính
xác về tác động của sự thay đổi lãi suất tới toàn bộ trạng thái của ngân hàng.


Tại Việt Nam, vì những lý do dễ hiểu, rủi ro lãi suất hầu như bị rủi ro tín dụng
che lấp. Là một ngân hàng nhỏ, với quy mô tổng tài sản ở mức 30 nghìn tỷ đồng,
trong đó giá trị danh mục cho vay và đầu tư chứng khoán chiếm tới trên 90%, Ngân
hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex là đối tượng dễ bị tổn thương khi lãi suất có biến
động.


Xuất phát từ thực tiễn trên, Việc nghiên cứu về mặt lý luận công tác quản trị rủi
ro lãi suất tại PG Bank cũng như đúc rút các kinh nghiệm và đề ra các biện pháp hồn
<i><b>thiện có một ý nghĩa thực tiễn to lớn. Do vậy, tác giả đã chọn đề tài “Quản trị rủi ro </b></i>
<i><b>tại Ngân hàng Thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex” để giải quyết vẫn đề </b></i>


này.


Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung


của luận văn được kết cấu thành 3 chương:


<b>Chương 1: Cơ sở lý luận và nghiên cứu tổng quan về quản trị rủi ro lãi suất tại </b>


NHTM.


<b>Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP xăng dầu </b>


Petrolimex.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

xăng dầu Petrolimex.


<b>Trong chương 1, luận văn trình bày khái quát về rủi ro lãi suất tại ngân hàng </b>
thương mại cổ phần, làm rõ những vấn đề sau:


Luận văn đưa ra khái niệm Ngân hàng Thương mại; khái quát một số hoạt
động cơ bản của Ngân hàng Thương mại


Tiếp đó luận văn nghiên cứu rủi ro lãi suất của NHTM gồm khái niệm rủi ro lãi
suất, phân loại rủi ro lãi suất dựa trên nguồn phát sinh rủi ro lãi suất, đưa ra các tác
động của rủi ro lãi suất đến lợi nhuận của ngân hàng. Từ đó đưa ra các khái niệm và
nguyên tắc quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại; nội dung quản trị rủi ro
lãi suất.


Trọng tâm của chương 1 là lý luận về quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng
thương mại gồm:


<i>Khái niệm về quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại đó là các biện </i>
<i>pháp, các hoạt động tác động tới rủi ro lãi suất, bao gồm việc đo lường, xác định, </i>
<i>giám sát, kiểm soát rủi ro lãi suất của các tổ chức ngân hàng, nhằm hạn chế đến mức </i>



<i>tối đa các ảnh hưởng xấu tác động đến thu nhập của ngân hàng khi lãi suất thay đổi. </i>


<i>Về mặt nghiệp vụ, quản lý rủi ro lãi suất là việc dùng các cơng cụ tài chính để hạn </i>


<i>chế hay giảm thiểu mất mát tài chính do rủi ro lãi suất gây ra. </i>


Đứng trên quan điểm của hệ thống ngân hàng thương mại, luận văn đưa ra các
nguyên tắc quản trị rủi ro lãi suất, nội dung quản trị rủi ro lãi suất gồm: hệ thống chính
<i>sách và quy trình quản lý rủi ro, theo dõi, đo lường và kiểm soát rủi ro và kiểm sốt </i>
nội bộ. Từ đó đưa ra một số mơ hình quản trị rủi ro lãi suất thường dùng tại các ngân
hàng thương mại cổ phần như mơ hình định giá lại, mơ hình kỳ hạn đến hạn, mơ hình
thời hạn hiệu chỉnh


Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro lãi suất tại NHTM gồm các yếu tố về
trình độ cơng nghệ, năng lực cán bộ chun mơn và chính sách điều hành của NHNN
và sự phát triển của thị trường tài chính


<b>Trong chương 2, luận văn khái quát những nét chung về tình hình biến động </b>
lãi suất và chính sách điều hành của NHNN giai đoạn 2012-2016 để từ đó thấy được
tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

lịch sử hình thành và phát triển, Cơ cấu nguồn vốn và tài sản, các sản phẩm dịch vu,
cơ cấu tổ chức và kết quả kinh doanh của TMCP xăng dầu Petrolimex giai đoạn
2012-2016.


Trọng tâm của chương 2 là việc phân tích thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại
ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex. Luận văn đưa ra các nguyên tắc, mô hình và
bộ máy quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex. Luận văn
phân tích sâu thực trạng triển khai chính sách quản trị rủi ro lãi suất, phương pháp


phương pháp Quản trị khe hở nhạy cảm lãi suất tại ngân hàng TMCP xăng dầu
Petrolimex, giám sát rủi ro lãi suất. Qua đó nhìn nhận đánh giá tình hình thực tế quản
trị rủi ro lãi suất tại PG Bank bằng khe hở nhạy cảm lãi suất tại ngân hàng TMCP
xăng dầu Petrolimex. Báo cáo khe hở nhạy cảm lãi suất này thể hiện một cách trực
quan nhất con số được/ mất phần lợi nhuận khi lãi suất biến động đúng/ ngược chiều
với nhận định.


Qua viê ̣c nhìn nhâ ̣n , đánh giá tình hình thực tế qu ản trị rủi ro lãi suất tại ngân
hàng TMCP xăng dầu Petrolimex, luâ ̣n văn phân tích để thấy được những kết quả mà
Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex đã đa ̣t được và những vấn đề còn ha ̣n chế
đồng thời chỉ rõ các nguyên nhân của ha ̣n chế đó .


<i>Những kết quả đạt được của Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex trong việc </i>
<i>quản trị rủi ro lãi suất. </i>


PG Bank đã thành lâ ̣p Ủy ban Qu ản lý rủi ro , Ủy ban ALCO , khối QLRR
để giám sát và quản lý toàn diện các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, trong
đó có rủi ro lãi suất.


PG Bank thành lập Pho<sub>̀ ng QLRRTT (Middle Office) là đơn vị đóng vai trị vận </sub>
hành các quy trình, hê ̣ thớng hỡ trợ trong cơng tác quản trị rủi ro lãi suất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i> Như<sub>̃ng vấn đề hạn chế, khó khăn </sub></i>


Các chính sách và cơng tác quản trị rủi ro lãi suất tại PG Bank hiện tại vẫn
mang tính tự phát.


Phịng quản lý rủi ro thị trường đang kiêm nhiệm lập báo cáo Khe hở nhạy cảm
lãi suất, Phòng ALM tuy được thành lập nhưng về cơ bản mới chỉ tồn tại trên giấy tờ.



PG Bank mới chỉ sử dụng một chỉ tiêu là Khe hở nhạy cảm lãi suất để đo lường
rủi ro lãi suất tác động tới lợi nhuận của ngân hàng


Chưa sử dụng các công cụ phái sinh để quản trị rủi ro lãi suất


Bộ phận phân tích thị trường nằm trong Khối đầu tư có đưa ra các bản phân
tích thị trường hàng ngày, hàng tuần và tháng. Nhưng, các bản tin này chỉ tóm tắt lại
thị trường mà chưa đưa ra các nhận định dự báo xu hướng biến động lại suất, tỷ giá.


<i>Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn chế. </i>


<i>- Nhân tố chủ quan: </i>


<i>Thứ nhất, nhiều nhà quản trị ngân hàng vẫn chưa nhận thức được đầy đủ tầm </i>


quan trọng của quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.


Do nhiều ngân hàng vẫn có quan điểm sai lầm là coi quản trị rủi ro chỉ là “sân
sau”, là hoạt động hỗ trợ, khơng đóng góp vào kết quả kinh doanh nên không đầu tư
tương xứng (Lê Tuấn 2015, tr. 1). Đặc biệt đối với các ngân hàng nhỏ như PG Bank,
hoạt động quản trị ngân hàng vẫn chỉ tập trung vào các mục tiêu ngắn hạn và lợi
nhuận trước mắt, hoạt động quản trị rủi ro lãi suất chưa thực sự được đầu tư chú trọng
như một hoạt động thiết yếu của ngân hàng.


<i>Thứ hai, Trong số các thành viên Hội đồng quản trị hiện tại (chủ yếu là do </i>


Petrolimex hoặc cổ đơng tài chính khác cử) của Ngân hàng khơng có người có kiến
thức sâu sắc hoặc nhiều kinh nghiệm trong ngành ngân hàng.


Vì thế cho nên Hội đồng quản trị mới chỉ tập trung được vào các vấn đề thông


dụng như chiến lược kinh doanh và rủi ro tín dụng. Các vấn đề mang tính chuyên sâu
hoặc ít được báo chí đề cập như rủi ro lãi suất vẫn chưa được nhận thức đến.


<i>Thứ ba, Quy mô hiện tại của PG Bank còn bé nhỏ và số lượng sản phẩm ít, độ </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

-

Nhân tố khách quan:



<i>Thứ nhất, NHNN chưa ban hành một hành lang pháp lý hoàn thiện để đo lường </i>


và quản trị lãi suất tại các NHTM.


<i>Thứ hai, Thị trường tiền tệ không đồng nhất nên tốc độ truyền dẫn đến lãi suất </i>


thị trường cịn có độ trễ và hạn chế.


<i>Thứ ba, Hiểu biết của doanh nghiệp về giao dịch phái sinh còn thấp. </i>


<b> Trong chương 3, sau khi kha</b><sub>́i quát đi ̣nh hướng phát tri</sub> ển của ngân hàng
TMCP xăng dầu Petrolimex, luâ ̣n văn đề xuất mô ̣t số giải pháp tăng cư ờng quản trị rủi
ro lãi suất tại ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex.


<i>Thứ nhất, đề xuất chung: </i>


- Hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro lãi suất
- Hồn thiện quy trình quản trị rủi ro lãi suất


- Xây dựng hệ thống giám sát, nhận biết, cảnh báo sớm RRLS
- Sử dụng các cơng cụ phái sinh để phịng ngừa rủi ro lãi suất


<i>Thứ hai, đề xuất Ban điều hành và Hội đồng quản trị </i>



- Nâng cao nhận thức của Hội đồng quản trị về rủi ro lãi suất, Ngân hàng nên
tổ chức thăm quan học tập các ngân hàng đã làm tốt trong lĩnh vực này. Trong nước
cũng có một số ngân hàng thực hiện tốt công tác này, với sự tham gia của chuyên gia
nước ngoài trên cương vị lãnh đạo cao cấp như ngân hàng Techcombank (TCB) hay
ngân hàng Hàng hải (MSB).


- Việc bổ nhiệm thêm nhân sự chuyên sâu về quản trị rủi ro ở cấp Phó tổng
giám đốc hoặc bổ nhiệm chuyên gia nước ngồi vào vị trí này sẽ làm tăng năng lực
quản trị rủi ro nói chung cũng như quản trị rủi ro lãi suất nói riêng.


- Quan trọng hơn nữa là mơ hình quản trị rủi ro lãi suất hiện nay cần đi vào
hoạt động thực tế chứ không nên chỉ trên lý thuyết và giấy tờ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i>Thứ ba, đề xuất chính sách và quy trình quản trị rủi ro lãi suất </i>


- Cần đưa ra quy trình phối hợp giữa các phịng ban liên quan đến quản trị rủi
ro lãi suất. Quy định chức năng, nhiệm vụ phòng ALM rõ ràng, cụ thể, và đủ rộng để
bao quát hết các công tác chuẩn mực cần thiết phải làm. Bổ nhiệm nhân sự, bộ máy
làm việc cho phòng này.


- Hệ thống hạn mức rủi ro lãi suất đang được áp dụng tại PG Bank nên mở
rộng cho tới các chi nhánh kinh doanh sản phẩm, danh mục đầu tư. Thậm chí, có thể
đặt hạn mức cho từng cá nhân bộ phân kinh doanh, từng loại công cụ.


- Thuê tư vấn, có thể là tư vấn quốc tế để xây dựng và hỗ trợ triển khai chính
sách, quy trình quản trị rủi ro lãi suất, tối thiểu bao gồm các vấn đề cấp thiết sau: Phân
định chức năng, trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng cho từng đơn vị tham gia quản lý,
tách bạch các phòng chức năng tránh kiêm nhiệm; quy định hệ thống báo cáo đánh
giá, đo lường các rủi ro lãi suất cơ bản; xây dựng hệ thống hạn mức rủi ro lãi suất cho


các bộ phận kinh doanh cơ bản như nguồn vốn và tín dụng và quy trình phê duyệt,
giám sát giao dịch; quy trình đánh giá rủi ro lãi suất các sản phẩm mới trước khi đưa
ra


- PG Bank nên nghiên cứu triển khai phương pháp so khớp thời hạn hiệu
chỉnh


- Nghiên cứu để áp dụng các công cụ phái sinh vào hoạt động quản trị rủi ro
lãi suất. Đây là công cụ hiệu quả để che chắn RRLS trong ngắn, trung và dài hạn, bao
gồm: hợp đồng hoán đổi lãi suất (IRS), hợp đồng kỳ hạn lãi suất (FRAs), Hợp đồng
quyền chọn (Options) và hợp đồng tương lai.


- Nâng cao nguồn nhân lực chất lượng cao trong hoạt động quản trị rủi ro lãi
suất


- Tăng cường hệ thống phần mềm đầu tư đồng bộ, hệ thống Core Banking có
khả năng cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho các báo cáo rủi ro lãi suất.


<i>Thứ tư, đề xuất kiểm soát nội bộ </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

lường phức tạp như vậy cần phải thường xuyên được đánh giá lại về mức độ phù hợp
với cơ cấu của Ngân hàng và môi trường hoạt động.


<i> Thứ năm, kiến nghị NHNN </i>



- NHNN nên đưa ra quy định chung về quản lý rủi ro lãi suất, cơ cấu tổ chức
của bộ phận quản lý rủi ro tùy theo quy mô của TCTD cũng như mức độ phức tạp của
hoạt động kinh doanh


- Yêu cầu TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải nhận dạng, hiểu rõ


bản chất, nguyên nhân, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro lãi suất và định kỳ hàng
năm kiểm tra sức chịu đựng do nguyên nhân pháp lý, môi trường kinh doanh... và các
nguyên nhân khác để từ đó điều chính chiến lược kinh doanh đảm bảo trạng thái rủi ro
lãi suất không vượt quá hạn mức.


- NHNN cần ban hành thông tư quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của
TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, có ý nghĩa quan trọng đối với hệ thống ngân
hàng Việt Nam nhằm tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, đầy đủ theo chuẩn mực, thông
lệ quốc tế.


- Về Chính sách, hạn mức quản trị rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng đảm bảo
chính sách quản lý rủi ro lãi suất theo nguyên tắc quản lý các kỳ hạn giữa các tài sản
tài chính, nợ phải trả tài chính; chính sách lãi suất chung, sử dụng các hợp đồng quyền
chọn lãi suất; các trường hợp ngoại lệ và quy trình thực hiện, thẩm quyền quyết định,
giám sát các trường hợp ngoại lệ.


</div>

<!--links-->

×