Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.97 KB, 10 trang )

Tình cảnh lẻ loi của người
chinh phụ
(Trích Chinh phụ ngâm khúc)
Nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn
Bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm (?)
I. Mục tiêu bài học
- Hiểu được nỗi đau khổ của người chinh phụ bắt nguồn từ cảnh cô đơn khi
người chinh phu phải ra trận vắng nhà. Qua đó nắm được ý nghĩa đề cao
hạnh phúc lứa đôi của tác phẩm.
- Về nghệ thuật: Nắm được nghệ thuật miêu tả nội tâm của đoạn trích.
II. Phương tiện thực hiện
- SGK
- Thiết kế giáo án, sách giáo viên
III. Phương pháp dạy học
Sử dụng các phương pháp: đọc sáng tạo, giảng bình, đàm thoại, làm việc
nhóm.
- Kết hợp các kiến thức lịch sử ( Tình trạng loạn lạc của xã hội Việt Nam ở
những năm 30 -40 của thế kỉ XVIII.
- Kiến thức về thể ngâm khúc.
IV. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi:
- Tại sao nói Cổ Thành và Trương Phi là cửa quan thứ sáu và viên tướng thứ
bẩy mà Quan Vân Trường đã vượt qua và chiến thắng?
- Phân tích tích cách của Trương Phi.
3. Bài mới
Hoạt động của HS và GV Kiến thức cần đạt
* Hoạt động 1:
Tìm hiểu chung về tác giả và
tác phẩm.


- GV yêu cầu HS đọc phần tiểu
dẫn.
+ GV: Em hãy nêu những nét
chính về tác giả Đặng Trần Côn.
+ HS: Dựa vào phần tiểu dẫn
trong SGK và phần tài liệu đọc
thêm để trả lời.
- GV: Hiểu biết gì về dịch giả.
Nêu những nét chính về Đoàn
Thị Điểm.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả và dịch giả
a. Tác giả
- Đặng Trần Côn (?) người làng Nhân Mục, huyện
Thanh Trì, Hà Nội.
- Ông sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ thứ XVIII.
Bản thân ông là một người hiếu học, tài hoa nhưng
tính tình phóng túng, không muốn ràng buộc vào
chuyện thi cử.
- Tác phẩm tiêu biểu là: Chinh phụ ngâm
Ngoài ra ĐTC còn làm thơ và phú chữ Hán được
khen là “có phong cách cao trội” (Phạm Đình Hổ):
Bài thơ: Tiêu tương bát cảnh, Bài phú: Trương Hàn
Tư Thần Đô.
b. Dịch giả
* Đoàn Thị Điểm (1705 -1784)
- Quê: ở làng Giai Phạm – Văn Giang - xứ Kinh Bắc
(nay là Hưng Yên)
- Xuất thân trong một gia đình nho sĩ
- Bản thân là người có tài sắc thông minh. Chồng bà

là tiến sĩ Nguyễn Kiều từng ca ngợi ‘Tài sắc nương
- GV: Em hãy nêu những nét
chính về dịch giả Phan Huy Ích.
- GV: Bài thơ được sáng tác
trong hoàn cảnh nào?
Có những biến động lịch sử nào
đáng chú ý?
- HS: Bài thơ được viết vào
khoảng những năm 40 của thế kỉ
XVIII.
- Lúc này chiến tranh liên miên,
đời sống của nhân dân bị bần
cùng, tang thương, hiện thực
cuộc sống có những biến đổi lớn
lao -> sáng tác CPN.
- GV: Bài thơ được biết theo thể
nào?
tử xưa nay có nay không, Xuất khẩu thành chương
phẩm chất thông minh.
- Ngoài bản dịch: Chinh phụ ngâm còn có tác phẩm
“Truyền kỳ tân phả” và nhiều thơ phú khác.
* Phan Huy Ích
Tự là Dụ Am, đỗ tiến sĩ năm 26 tuổi.
Về sáng tác còn có tác phẩm: Dụ Am Văn tập, Dụ
am ngâm lục.
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
- CPN được viết bằng chữ Hán do Đặng Trần Côn
sáng tác
- CPN được viết vào khoảng những năm 40 của thế

kỉ thứ XVIII.
- Lúc này xã hội Việt Nam có những biến động lịch
sử: Những cuộc tranh giành quyền lực của các tập
đoàn phong kiến -> Các cuộc chiến tranh liên miên,
đời sống của nhân dân bị bần cùng, tang thương ->
các cuộc khởi nghĩa nông dân.
Trước hiện thực cuộc sống với những biến động lớn
lao của lịch sử và với một sự cảm thông sâu sắc về
con người nhất là người phụ nữ -> Đặng Trần Côn
đã sáng tác Chinh phụ ngâm.
b. Thể loại
- Nguyên tác viết bằng chữ Hán theo thể ngâm khúc
- Thể thơ trường đoản cú (các câu dài ngắn khác
nhau)
- HS: Theo thể trường đoản cú
- GV: Nội dung xuyên suốt của
tác phẩm diễn tả điều gì?
- HS; Thể hiện tâm trạng khao
khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi.
- GV: Tác phẩm có những nét
đặc sắc nghệ thuật gì?
- HS: Chủ yếu sử dụng bút pháp
tả cảnh ngụ tình và miêu tả sâu
sắc nội tâm nhân vật trữ tình.
- GV: Em hãy xác định vị trí và
bố cục của đoạn trích?
Đoạn trích được chia làm mấy
phần?
- HS:
+ Đoạn trích chia làm 4 phần:

Đoạn 1: dạo hiên vắng…khá
thương.
Đoạn 2: Gà eo óc…Biển xa
Đoạn 3: Hương gượng đốt: ngại
- Bản diễn Nôm theo thể ngâm khúc, thể song thất
lục bát.
c. Giá trị nội dugn và nghệ thuật
* Giá trị nội dung:
Tác phẩm thể hiện tâm trạng khao khát tình yêu
hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ, lên tiếng oán
ghét chiến tranh phi nghĩa trong xã hội phong kiến
suy tàn.
* Giá trị về nghệ thuật:
- Nếu như nguyên tác thành công trong việc gợi tả
những tâm trạng chân thực của người chinh phụ qua
không gian và diễn biến thời gian thì bản dịch đã sử
dụng thể thơ xong thất lục bát rất phù hợp với việc
diễn tả tâm trạng của người chinh phụ.
- Bút pháp trữ tình và miêu tả nội tâm sâu sắc.
3. Vị trí đoạn trích và bố cục
- Vị trí: Đoạn trích từ câu: 193 – 216
- Bố cục gồm 2 phần:
+ Đoạn 1 (16 câu đầu): Nỗi cô đơn lẻ loi của người
chinh phụ.
+ Đoạn 2 (8 câu cuối): Niềm nhớ thương người
chồng ở phương xa.
ngùng
Đoạn 4: đoạn cuối cùng.
+ Đoạn trích chia làm 2 phần
16 câu đầu và 8 câu cuối

* Hoạt động 2: Tìm hiểu văn
bản tác phẩm
- GV: Cho HS làm việc nhóm
(Chia lớp làm 4 nhóm) Yêu cầu:
Tìm những từ ngữ, hình ảnh, và
biện pháp nghệ thuật thể hiện
tâm trạng của người chinh phụ
trên các phương diện :
Nhóm1: Tả nội tâm qua hành
động lặp đi lặp lại
Nhóm 2: Tả nội tâm qua ngoại
hình
Nhóm 3: Tả nội tâm qua cảnh
vật (ngoại cảnh)
Nhóm 4: Tả các hành động diễn
ra trong phòng
Cho biết tác dụng của từ ngữ,
hình ảnh, biện pháp nghệ thuật
đó?
(Thời gian: các nhóm làm trong
5 phút, các thành viên trong
nhóm làm 3 phút. Đưa cho nhóm
trưởng tổng hợp 2 phút)
II. Đọc hiểu văn bản
1. 16 câu thơ đầu: Nỗi cô đơn, lẻ loi của người
chinh phụ
- Hoàn cảnh của người chinh phụ: Chồng ra trận,
nàng ở nhà một mình.
- Tả nội tâm qua hành động lặp đi lặp lại:
+ Từ ngữ chỉ hành động:

Dạo hiên, từng bước, ngồi, đòi phen…
-> đi đi lại lại ngoài hiên vắng, rủ rèm xuống lại
cuốn rèm lên như để chờ đợi một tin tốt lành báo
người chồng sắp trở về mà không nhận được một tin
tức nào.
=> Những động tác này chỉ hành động lặp đi lặp lại,
nhiều lần không mục đích, vô nghĩa của người chinh
phụ cốt chỉ để biểu lộ tâm trạng cô đơn lẻ loi của
nàng. Nỗi lòng không biết san sẻ cùng ai.
=> Qua cách tả này cho thấy sự tù túng, bế tắc của
người chinh phụ.
+ Biện pháp nghệ thuật:
Đối lập(Trong >< ngoài),
Câu hỏi tu từ “Trong rèm, dường đã có đèn biết
chăng”-> làm cho lời than thở, nỗi khắc khoải chờ
đợi và hy vọng trong nàng day dứt mãi ko yên.

×