Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tài liệu phục vụ sinh hoạt chi bộ tháng 12 năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 17 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI BỘ THÁNG 9/2018</b>



<b>TIN TRONG NƯỚC</b>


<b>TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHIÊM TÚC Ý KIẾN CHỈ ĐẠO CỦA ĐỒNG</b>
<b>CHÍ TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG VỀ NHIỆM VỤ CỦA NGÀNH</b>


<b>TUYÊN GIÁO TRONG THỜI GIAN TỚI</b>


<i>Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương.</i>
<i>Ảnh nguồn: dangcongsan.vn.</i>


Tại buổi làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương ngày 01/8/2018, đồng chí Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng đã có ý kiến chỉ đạo về một số nhiệm vụ trọng tâm của Ngành
tuyên giáo trong thời gian tới, cụ thể là:


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>Một là, phải làm tốt hơn nữa cơng tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng. Xây</i>


dựng Đảng về chính trị, tư tưởng chính là nền tảng tư tưởng, mục tiêu, lý tưởng, linh hồn
của mọi công tác của Đảng, Nhà nước ta, khơng chỉ nhằm mục đích phục vụ nhiệm vụ
trước mắt mà cịn vì mục đích cơ bản, lâu dài. Đấy chính là nền tảng tư tưởng, mục tiêu, lý
tưởng, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định con đường
chúng ta đã đi, tuyệt đối không dao động, mơ hồ. Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề có tính nguyên tắc số một đối với Đảng ta, là nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu trong tồn bộ cơng tác tư tưởng - lý luận. Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh là kiên định nguyên tắc lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững bản chất khoa học của chủ nghĩa Mác
-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để vận dụng và phát triển sáng tạo trong tình hình mới;
chống cả chủ nghĩa cơ hội, xét lại, chủ nghĩa giáo điều. Kiên định, bảo vệ phải đi đôi với
vận dụng đổi mới và phát triển sáng tạo; bổ sung và phát triển là để bảo vệ một cách tốt
nhất, khoa học nhất chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đội ngũ những người


làm công tác tuyên giáo cần phải nhận thức thật sâu sắc, nhuần nhuyễn, có phương pháp tư
duy biện chứng, xem xét sự vật nhiều chiều, nhiều góc độ, khơng tư duy phiến diện, một
chiều, cực đoan, giáo điều, khô cứng. Đây là vấn đề cực kỳ hệ trọng có liên quan đến sự
trường tồn, vững mạnh và phát triển của Đảng ta, chế độ ta, đất nước ta, không bao giờ
được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác. Công tác lý luận, nghiên cứu, giáo dục, truyền bá chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là chức năng số một của ngành Tuyên giáo.
Công tác tuyên giáo phải nắm chắc những địi hỏi, u cầu đó để làm tốt hơn nữa và tuyên
truyền một cách sáng tạo, nắm tư tưởng và đưa tư tưởng vào quần chúng, một cách hấp
dẫn, có sức thuyết phục về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; góp phần giữ
vững định hướng chính trị, mục tiêu lý tưởng của Đảng.


<i>Hai là, công tác thông tin, tuyên truyền phải tập trung vào việc tăng cường, củng cố</i>
<i>và giữ vững sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân. Trên cơ</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cấp uỷ, tổ chức đảng những giải pháp phù hợp nhằm
định hướng tư tưởng chính trị, thơng tin và dư luận xã hội, góp phần bảo đảm giữ vững
mơi trường hồ bình, ổn định để phát triển đất nước, giải quyết, tháo gỡ những vấn đề, vụ
việc phức tạp, nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng của người
dân. Cả hệ thống chính trị với ngành Tuyên giáo làm nịng cốt, chủ động làm tốt cơng tác
phổ biến, tun truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của
Nhà nước; giải thích có cơ sở khoa học, thực tiễn, thuyết phục, có lý, có tình đối với những
vấn đề cịn có ý kiến khác nhau để tạo đồng thuận, nhất trí cao từ trong Đảng đến các tầng
lớp nhân dân, để nhân dân đồng tình, ủng hộ và quyết tâm thực hiện.


<i>Ba là, đẩy mạnh hơn nữa cuộc đấu tranh tư tưởng, phản bác các quan điểm, luận</i>
<i>điệu sai trái của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng, đường lối, quan</i>
<i>điểm của Đảng. Trong tình hình hiện nay, khi bối cảnh trong nước và quốc tế có những</i>


diễn biến phức tạp, đất nước ta tiến hành đổi mới toàn diện và đồng bộ, hội nhập quốc tế
sâu rộng, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các thế lực thù địch,


phản động, đối tượng cơ hội chính trị đang ra sức chống phá cách mạng nước ta thì cuộc
đấu tranh chống sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện
"tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ; chống những khuynh hướng, những biểu hiện
mơ hồ, lệch lạc về tư tưởng và đấu tranh, phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, kích
động chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta ngày càng trở nên cấp thiết. Cần nhận rõ âm
mưu, thủ đoạn và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, các đối tượng
cơ hội chính trị; làm tốt hơn cơng tác đấu tranh tư tưởng, bảo vệ lý tưởng độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ chế độ và nhân dân, bảo vệ
mọi thành quả của cách mạng; kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động
chống phá của các thế lực thù địch, phản động, đối tượng cơ hội chính trị. Các cấp uỷ, tổ
chức đảng, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể cần nhận thức đúng tình
hình, thấy rõ nguy cơ cũng như âm mưu, thủ đoạn và hoạt động chống phá của các thế lực
thù địch, phản động, đối tượng cơ hội chính trị; giáo dục cán bộ, đảng viên và nhân dân
nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá của
chúng. Làm tốt hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết
Trung ương 4, khoá XI, XII, làm cho Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, tăng
cường sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, làm tốt cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ, nâng
cao tính chiến đấu của Đảng; chống suy thối, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội
bộ; chống nguy cơ "diễn biến hồ bình".


<i>Bốn là, quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ tun giáo có trình độ, bản lĩnh chính trị vững</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

học phù hợp và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Cấp uỷ, chính quyền các cấp
có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành Tuyên giáo hoạt động tốt
hơn. Những người làm công tác tuyên giáo của Đảng phải thực sự là lực lượng xung kích,
nịng cốt đi đầu, mở đường về tư tưởng chính trị, thể hiện và nâng cao quyết tâm chính trị của
toàn Đảng, toàn dân, toàn quân để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội,
quốc phòng - an ninh, đối ngoại, đặc biệt là xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng.


Về một số công việc cụ thể, cần đặc biệt quan tâm đến mạng xã hội, công nghệ số,


tăng cường hoạt động trong lĩnh vực này để thực hiện công tác tuyên giáo tốt hơn, nhanh
hơn, sắc bén, kịp thời và hiệu quả hơn. Đối với cơng tác quy hoạch báo chí, cần triển khai
thực hiện để sắp xếp, quản lý, định hướng và phát huy tốt hơn hoạt động báo chí.


<b>MỘT SỐ NÉT CHÍNH VỀ TÌNH HÌNH</b>


<b>KINH TẾ - XÃ HỘI THÁNG 7 VÀ 7 THÁNG ĐẦU NĂM 2018</b>


<i><b>Một số kết quả đạt được:</b></i>


Tình hình kinh tế - xã hội tháng 7
và 7 tháng đầu năm tiếp tục xu thế
tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm
phát được kiểm soát. Mặt bằng lãi
suất, tỷ giá, thị trường ngoại tệ tương
đối ổn định. Khu vực nông nghiệp
tăng trưởng khá trong điều kiện chịu
nhiều tác động bất lợi của tình hình
thời tiết. Khu vực cơng nghiệp tăng
trưởng mạnh; trong đó chỉ số sản xuất
tồn ngành cơng nghiệp tháng 7 tăng


14,3%. Khu vực thương mại, dịch vụ tiếp tục xu hướng tăng khá; tổng mức bán lẻ hàng
hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,1%; lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng
25,4%. Kim ngạch xuất khẩu tăng 15,3%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 18,7%.
Thu ngân sách tăng. Tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi đăng ký và giải ngân khá.
Mơi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện; trong đó Chỉ số đổi mới toàn cầu (GII) của
Việt Nam xếp 45/126 quốc gia và nền kinh tế, tăng 02 bậc so với năm 2017, thứ hạng cao
nhất đạt được từ trước đến nay; Chỉ số phát triển bền vững của Việt Nam xếp 57/156 quốc
gia và vùng lãnh thổ, tăng 11 bậc, đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN. Các chính sách an


sinh xã hội, việc làm, giảm nghèo, y tế được quan tâm thực hiện tốt. Quốc phòng, an ninh,
trật tự an tồn xã hội được bảo đảm. Cơng tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được chú trọng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Bên cạnh những kết quả đạt được, nền kinh tế nước ta vẫn còn những hạn chế, bất cập
và đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Giá các hàng hóa cơ bản trên thế giới biến
động, có xu hướng tăng làm gia tăng sức ép lạm phát. Chiến tranh thương mại giữa các nền
kinh tế lớn diễn ra căng thẳng hơn cùng với xu hướng bảo hộ thương mại và áp đặt hàng
rào phi thuế quan của các nước ảnh hưởng tới xuất khẩu và sản xuất, kinh doanh trong
nước. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước và triển khai kế hoạch cổ
phần hóa, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước cịn chậm. Tình hình thiên tai, bão lũ tiếp tục
diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến sản xuất và đời sống. Tình trạng ơ nhiễm mơi
trường, phá rừng, tai nạn giao thơng, cháy nổ xảy ra cịn nhiều...


<i><b>Một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới:</b></i>


Chính phủ kiên định các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2018 đã đề ra theo các
nghị quyết của Đảng, Quốc hội, trọng tâm là kiểm soát lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế
vĩ mô, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo đảm an toàn cho người
dân, củng cố niềm tin xã hội, niềm tin thị trường, niềm tin doanh nghiệp; yêu cầu các bộ
trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương chỉ đạo thực hiện hiệu quả, đồng bộ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp
được nêu tại các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, nhất là các nghị quyết số:
01/NQ-CP, 19-2018/NQ-CP, 35/NQ-CP và các nghị quyết phiên họp Chính phủ thường
kỳ; trực tiếp chỉ đạo sát sao, quyết liệt, triển khai hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ thuộc
ngành, lĩnh vực, địa bàn phụ trách; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện
thuận lợi phát triển sản xuất, kinh doanh; tăng cường đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện
nhiệm vụ; trong đó tập trung thực hiện một số nội dung sau:


<i>Thứ nhất, Tổ điều hành kinh tế vĩ mô và các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Cơng</i>



Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế và trong
nước, phối hợp điều hành kịp thời, hài hịa, hiệu quả các chính sách kinh tế vĩ mơ. Ban Chỉ
đạo điều hành giá theo dõi diễn biến thị trường các mặt hàng thiết yếu, kịp thời xử lý các
vấn đề phát sinh khi có biến động bất thường. Trong năm 2018, Chính phủ chưa xem xét
điều chỉnh giá điện và giá một số dịch vụ công thiết yếu do nhà nước quản lý.


<i>Thứ hai, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i>Thứ ba, từng Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan tập trung chỉ đạo đẩy nhanh việc thực hiện</i>


phương án sắp xếp các cơ quan báo chí, nhất là việc tiếp nhận báo chí của hội thuộc ngành,
lĩnh vực quản lý theo Đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí tồn quốc đến năm
2025 đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua.


<i>Thứ tư, các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh</i>


gọn, hoạt động hiệu quả, đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu
quả hoạt động của đơn vi sự nghiệp công lập theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 6
(khóa XII); quán triệt thực hiện nghiêm Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng
cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Đẩy mạnh
cải cách hành chính, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; tích cực xây dựng Chính phủ
điện tử, thực hiện kết nối liên thông các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và mở rộng cung
cấp dịch vụ cổng trực tuyến ở mức độ 3, mức độ 4 phục vụ người dân, doanh nghiệp.


<i>Thứ năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ</i>


Cơng Thương, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và
Mơi trường, Bộ Giao thơng vận tải, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào
tạo, Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Công an


Bộ, Quốc phịng, Bộ Thơng tin và Truyền thơng, Ủy ban Dân tộc trên cơ sở chức năng,
nhiệm vụ của mình triển khai thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ cụ thể đã được Chính phủ
giao trong Nghị quyết số 104/NQ-CP, ngày 08/8/2018.


<b>MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT CHI</b>
<b>BỘ </b>


Thực hiện Kết luận số
18-KL/TW, ngày 22/9/2017 của
Ban Bí thư khóa XII về tiếp tục
đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số
10-CT/TW của Ban Bí thư
khóa X “về nâng cao chất
lượng sinh hoạt chi bộ” trong
tình hình mới, Ban Tổ chức
Trung ương đã ban hành


Hướng dẫn số 12-HD/BTCTW, <i><sub>Ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ tổ chức Hội thảo giải pháp</sub></i>
<i>nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chức cơ sở Đảng.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

ngày 06/7/2018, hướng dẫn một số vấn đề về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, trong
đó yêu cầu:


<b>Về nội dung sinh hoạt chi bộ</b>


<i><b>Đối với sinh hoạt thường kỳ: Căn cứ Điều lệ Đảng, định hướng của cấp trên, tình</b></i>
hình, đặc điểm của chi bộ và kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, hằng tháng chi bộ sinh
hoạt gồm các nội dung chủ yếu sau:


<i>a) Về cơng tác chính trị, tư tưởng: (i) Lựa chọn những nội dung thời sự trong nước,</i>



quốc tế, các vấn đề của địa phương, cơ quan, đơn vị sát với tình hình và phù hợp chức
<i>năng, nhiệm vụ của chi bộ để phổ biến, trao đổi. (ii) Thông báo kịp thời chủ trương, các</i>
văn bản của Đảng, Nhà nước, của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và
các đồn thể chính trị - xã hội các cấp cần phổ biến đến chi bộ. (iii) Đánh giá tình hình tư
tưởng của đảng viên, quần chúng thuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ; những vấn đề chi bộ
cần quan tâm. Kịp thời định hướng nhận thức, tư tưởng cho đảng viên.


<i>b) Về thực hiện nhiệm vụ chính trị: (i) Đánh giá kết quả cơng tác lãnh đạo thực hiện</i>


nhiệm vụ chính trị trong tháng của chi bộ và việc thực hiện nhiệm vụ của đảng viên; chỉ rõ
<i>ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân để đề ra biện pháp khắc phục. (ii) Đánh giá</i>
<i>việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI Một số vấn đề cấp bách về xây dụng</i>


<i>Đảng hiện nay, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn</i>
<i>Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu</i>
<i>hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của</i>


<i>Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.</i>
(iii) Đảng viên, nhất là người đứng đầu liên hệ, đánh giá việc thực hiện nội dung đã cam
kết theo Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII; về những điều đảng viên không được làm và
trách nhiệm nêu gương theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị; về
chống chạy chức, chạy quyền và chống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, xa rời quần chúng.
(iv) Kết quả lãnh đạo chính quyền, các đồn thể chính trị - xã hội. (v) Xác định nhiệm vụ
của chi bộ tháng tiếp theo và biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo; phân công nhiệm vụ cho đảng
viên.


<i><b>Đối với sinh hoạt chuyên đề: Căn cứ chỉ thị, nghị quyết và định hướng của cấp trên,</b></i>
tình hình, đặc điểm của chi bộ, mỗi q ít nhất một lần chi bộ tổ chức sinh hoạt theo các
<i><b>nhóm vấn đề sau: </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

phịng, chống, khắc phục, sửa chữa các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
<i><b>lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong chi bộ. (v) Về cơng tác xây</b></i>
dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh; đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, quan liêu, xa dân, cá nhân chủ nghĩa ở địa
<i><b>phương, cơ quan, đơn vị. (vi) Về việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn</b></i>
<i>của cơ quan, đơn vị, chi bộ. (vii) Về giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống của</i>
<i><b>địa phương, cơ quan, đơn vị cho cán bộ, đảng viên. (viii) Những nội dung khác theo đặc</b></i>
điểm của từng loại hình chi bộ.


<b>TĂNG CƯỜNG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC KHIẾU NẠI, TỐ CÁO</b>
<b> ĐÔNG NGƯỜI, PHỨC TẠP, KÉO DÀI GĨP PHẦN ỔN ĐỊNH </b>


<b>CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG</b>


Trong thời gian qua, quán triệt
và thực hiện Chỉ thị số 35/CT-TW
ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị,
Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật
Tiếp công dân, các nghị quyết của
Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của
Thủ tướng Chính phủ, các bộ,
ngành, địa phương đã có nhiều cố
gắng, tập trung giải quyết các vụ
việc khiếu nại, tố cáo. Nhiều vụ việc
phức tạp, kéo dài đã được giải


quyết, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, củng cố lịng tin của nhân dân đối
với Đảng và Nhà nước, góp phần ổn định chính trị - xã hội và thực hiện thắng lợi các
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, tình hình khiếu nại, tố cáo vẫn cịn diễn


biến phức tạp, cịn tồn đọng nhiều vụ việc đơng người, phức tạp, kéo dài chưa được giải
quyết hoặc đã giải quyết nhưng chưa dứt điểm. Gần đây có tình trạng cơng dân tập trung
dài ngày ở các cơ quan Trung ương và đến khu vực nhà riêng các đồng chí lãnh đạo khiếu
kiện, gây áp lực yêu cầu giải quyết, căng khẩu hiệu, biểu ngữ trên đường phố, gây mất trật
tự cơng cộng; có hành vi chống người thi hành cơng vụ, bắt giữ người trái pháp luật. Nội
dung các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài chủ yếu liên quan đến đất
đai (chiếm trên 70%), trong đó tập trung vào vấn đề thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư, tranh chấp đất đai, việc chuyển đổi mơ hình chợ truyền thống,…


<i>Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị về</i>
<i>giải quyết khiếu nại, tố cáo.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Để giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài
góp phần ổn định chính trị - xã hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa
phương thực hiện nghiêm túc một số nhiệm vụ, giải pháp sau:


<i>Thứ nhất, chấn chỉnh những tồn tại, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước,</i>


nhằm hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo, nhất là trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện
chính sách pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Thủ trưởng
các cơ quan hành chính phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm giải trình, kiên quyết xử lý vi
phạm và thông báo công khai trước nhân dân. Tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm
trong lĩnh vực quy hoạch, đầu tư, xây dựng phát triển đô thị; chấn chỉnh xử lý triệt để
những tồn tại, sai phạm trong công tác quản lý đất đai. Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư phải công khai, minh bạch, đúng chính sách, pháp luật, bảo đảm cho người bị
thu hồi đất có cuộc sống ổn định, bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ, bảo đảm hài hòa về lợi ích
giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất.


<i>Thứ hai, giao Bộ Tài nguyên và Mơi trường chủ trì, phối hợp với Thanh tra Chính</i>



phủ, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan đánh giá đầy đủ, sát thực tế
việc thi hành Luật Đất đai, nhất là các bất cập là nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo;
nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định về giá đất, thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất,... để giải quyết căn cơ các vấn đề là nguyên nhân
phát sinh khiếu nại, tố cáo, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người có đất bị thu hồi. Bộ
Công thương nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật liên quan
đến việc chuyển đổi mơ hình chợ truyền thống.


<i>Thứ ba, Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao</i>


và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi,
khuyến khích cơng dân khởi kiện các quyết định hành chính và hành vi hành chính ra Tịa án
nhân dân. u cầu Thủ trưởng các cơ quan hành chính, cơng chức khi có quyết định hành
chính, hành vi hành chính bị khởi kiện phải thực hiện nghiêm túc Luật Tố tụng hành chính,
tham gia phiên tòa, tranh tụng, đối thoại, thi hành các bản án hành chính đã có hiệu lực pháp
luật theo đúng quy định.


<i>Thứ tư, chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

người có đủ thẩm quyền phối hợp với Thanh tra Chính phủ, các bộ, ngành liên quan để tiếp
dân, vận động, thuyết phục, có biện pháp để công dân về địa phương giải quyết, không để
công dân khiếu kiện dài ngày ở các cơ quan Trung ương, nhất là vào thời gian diễn ra các
sự kiện chính trị quan trọng của đất nước…


<i>Thứ năm, giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và</i>


Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố lập kế hoạch giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo
đơng người, phức tạp, kéo dài trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt...


<i>Thứ sáu, Bộ Cơng an tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng và công an địa phương</i>



nắm chắc tình hình khiếu nại, tố cáo, kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp
biện pháp xử lý những tình huống phức tạp, bảo đảm an ninh, trật tự không để bị động, bất
ngờ.


<i>Thứ bảy, Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tăng cường công tác thông tin, truyền</i>


thông về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là các vụ khiếu nại, tố cáo
phức tạp, dư luận xã hội quan tâm để người dân hiểu đúng bản chất vụ việc, biện pháp giải
quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho nhân
dân. Việc đưa tin phải khách quan, trung thực, không đưa tin một chiều, sai lệch nội dung,
bản chất vụ việc khiếu nại, tố cáo gây tác động tiêu cực tới dư luận, để các phần tử xấu lợi
dụng xuyên tạc, kích động.


<i>Thứ tám, Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các</i>


cấp tập trung giải quyết kịp thời và thông báo kết quả giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố
cáo do các cơ quan của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội chuyển đến; thực hiện nghiêm túc các
kiến nghị giám sát, nhất là việc giải quyết các vụ việc khiếu kiện phức tạp, kéo dài.


<i>Thứ chín, đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Đoàn thể chính trị - xã hội tích</i>


cực phối hợp với các cấp chính quyền trong cơng tác tiếp cơng dân, giải quyết khiếu nại, tố
cáo, tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và người dân thực hiện quyền khiếu nại, tố
cáo theo đúng quy định, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tập thể.


<i>Thứ mười, đề nghị Liên đoàn Luật sư Việt Nam huy động đội ngũ luật sư tích cực tham</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC,</b>
<b>HỢP TÁC XÃ TRONG THỜI GIAN TỚI</b>



Tính đến cuối năm 2017, cả
nước có 20.092 hợp tác xã, 92.315
tổ hợp tác, 50 liên hiệp hợp tác xã,
tỷ lệ hợp tác xã hoạt động có hiệu
quả chiếm 45,3%. Trong đó, có
11.688 hợp tác xã nông nghiệp,
3.939 hợp tác xã công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp, 2.081 hợp tác xã
thương mại, dịch vụ, 828 hợp tác xã
xây dựng, 920 hợp tác xã giao thông
vận tải, cịn là hợp tác xã khác (mơi
trường, điện, y tế, du lịch...) và


1.178 quỹ tín dụng nhân dân. Mặc dù cịn khó khăn, nhưng khu vực kinh tế hợp tác, hợp
tác xã đã tạo thêm việc làm và thu nhập cho thành viên và người lao động, thực hiện nghĩa
vụ với ngân sách nhà nước (đóng góp khoảng 5,6% GDP). Phần lớn các hợp tác xã đã cơ
bản hoàn thành việc chuyển đổi theo quy định của pháp luật, gần 50% hợp tác xã tăng
trưởng về vốn kinh doanh. Nhiều hợp tác xã đã được củng cố, đổi mới về tổ chức và hoạt
động, có chuyển biến về qui mô, công nghệ, năng lực quản trị sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ
tốt hơn kinh tế hộ và xã viên. Hình thức tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp
đồng liên doanh, liên kết được nhiều nơi triển khai thực hiện và mang lại hiệu quả tích cực,
đặc biệt là các hợp tác xã gắn với phát triển chuỗi giá trị sản phẩm bền vững hoạt động có
hiệu quả. Đã xuất hiện nhiều hợp tác xã điển hình tiên tiến, sản xuất, kinh doanh giỏi với
hình thức phong phú, đa dạng ở các ngành nghề, lĩnh vực, đóng góp thiết thực vào sự phát
triển kinh tế - xã hội tại địa phương và phát triển kinh tế bền vững của đất nước. Hệ thống
Liên minh Hợp tác xã từ trung ương đến cơ sở đã thực hiện tốt các nhiệm vụ, chức trách
được giao theo quy định là đại diện và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các thành viên;
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đào tạo, tư vấn hỗ trợ và cung ứng các dịch vụ cho hợp
tác xã; tham gia, phối hợp có hiệu quả với các bộ, ngành, địa phương xây dựng và ban


hành các chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước về kinh tế hợp tác, hợp tác xã...


Bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được, kinh tế hợp tác, hợp tác xã còn nhiều
hạn chế, phát triển chậm cả về số lượng và chất lượng (khoảng 20% hợp tác xã yếu kém);
quản lý nhà nước còn chưa tập trung, bộ máy phân tán, chưa thống nhất từ trung ương đến


<i>Các hoạt động dịch vụ của Hợp tác xã nơng nghiệp</i>
<i>Hiếu Bình ở ấp H2, xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh,</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

địa phương, hoạt động chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, hành lang pháp lý cịn hạn chế, cơ chế
chính sách thiếu đồng bộ và cụ thể hóa nên khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã gặp rất
nhiều khó khăn; kinh phí của trung ương và địa phương hỗ trợ cịn hạn chế, phân tán ở
nhiều chương trình; kinh tế hợp tác, hợp tác xã phát triển chưa tương xứng tiềm năng và lợi
thế của các địa phương, xây dựng mơ hình hợp tác xã sản xuất gắn với chuỗi giá trị gặp
nhiều khó khăn, trở ngại; phần lớn các hợp tác xã qui mơ nhỏ, năng lực tài chính yếu và
thiếu minh bạch, cơ sở vật chất còn nghèo, năng lực cạnh tranh yếu, hạn chế, thu nhập của
phần lớn lao động trong khu vực hợp tác xã thấp, thiếu ổn định; hệ thống Liên minh hợp
tác xã chưa làm tốt chức năng đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên,
hạn chế huy động nguồn lực để hỗ trợ thành viên.


Để đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã trong thời gian tới, Thủ tướng
Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải
pháp sau:


<i>Thứ nhất, thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động cụ thể triển khai Nghị quyết</i>


số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện phát
triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; Luật Hợp tác xã năm 2012, Nghị
quyết Đại hội Đảng lần thứ XII về kinh tế hợp tác, hợp tác xã, các nhiệm vụ Thủ tướng
Chính phủ giao tại Chỉ thị số 12/CT-TTg, ngày 22/5/2018.



<i>Thứ hai, tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn về chủ trương, chính sách của</i>


Đảng, pháp luật của Nhà nước về hợp tác xã, nâng cao nhận thức và tư duy về phát triển
kinh tế hợp tác, hợp tác xã; nâng cao vai trị và lợi ích của tổ chức hợp tác xã trong phát
triển kinh tế - xã hội với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.


<i>Thứ ba, xây dựng, tổng kết, nhân rộng các mô hình hợp tác xã hoạt động hiệu quả,</i>


liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, điển hình tiên tiến gắn với các
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, tái cơ
cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; triển khai Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về cơ chế
chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp, nơng thơn, Nghị định số
58/2018/NĐ-CP về bảo hiểm nông nghiệp, Nghị định số 98/2018/NĐ-CP về chính sách
khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp,
Quyết định số 461/QĐ-TTg, ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án
phát triển 15.000 hợp tác xã nơng nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020; khẩn
trương sửa đổi Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về tín dụng nơng nghiệp và đề xuất chính
sách về tích tụ ruộng đất trong nông nghiệp.


<i>Thứ tư, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam thực hiện vai trò nòng cốt phát triển kinh tế hợp tác,
hợp tác xã; ổn định tổ chức bộ máy, cơ chế, chính sách tương đương như các bộ, ngành
kinh tế có liên quan.


<i>Thứ năm, đối với hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tiếp tục thực hiện nhiệm</i>


vụ được giao theo Điều lệ của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tại Quyết định số
105/QĐ-TTg, ngày 24/01/2017 và Chỉ thị số 12/CT-105/QĐ-TTg, ngày 22/5/2018 của Thủ tướng Chính


phủ; triển khai thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ đã giao trong
Thông báo Kết luận số 276 -TB/VPCP, ngày 03/8/2018 của Văn phịng Chính phủ.


<b>HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI VÀ TÌNH HÌNH THẾ GIỚI </b>


<b>KẾT QUẢ CHUYẾN THĂM CHÍNH THỨC XINH-GA-PO CỦA PHĨ THỦ</b>
<b>TƯỚNG, BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO PHẠM BÌNH MINH</b>


Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao
Phạm Bình Minh thăm chính thức
Xinh-ga-po từ ngày 30 - 31/7/2018. Chuyến thăm
diễn ra trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 45
năm thiết lập quan hệ ngoại giao (01/8/1973
- 01/8/2018) và 5 năm thiết lập Đối tác
Chiến lược giữa Việt Nam và Xinh-ga-po
(01/9/2013 - 01/9/2018).


Hai bên nhất trí phối hợp chặt chẽ
nhằm triển khai đầy đủ và hiệu quả những
thỏa thuận cấp cao đã đạt được, nhất là
trong chuyến thăm chính thức Xinh-ga-po
của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân
Phúc, tháng 4/2018, đồng thời tiếp tục thúc
đẩy trao đổi đoàn, tham vấn và chia sẻ kinh


nghiệm về hoạch định chính sách giữa hai nước nhằm duy trì đà phát triển mạnh mẽ hiện
nay; nhất trí thúc đẩy hợp tác về giáo dục - đào tạo, lao động, du lịch, văn hóa và giao lưu
nhân dân; tiếp tục phối hợp trên các diễn đàn khu vực và thế giới, đặc biệt là Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Về vấn đề Biển Đơng, hai bên nhất trí ASEAN cần giữ
vững lập trường chung và các nguyên tắc đã nhất trí, tiếp tục thể hiện đầy đủ các quan


điểm này trong văn kiện của Hội nghị, cho rằng các nước cần bảo đảm thực hiện đầy đủ,
hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gồm cả các biện pháp xây


<i>Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao</i>
<i>Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

dựng lòng tin cũng như quy định về kiềm chế, khơng có các hoạt động làm phức tạp tình
hình hoặc gia tăng tranh chấp.


Hai bên đã ký Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Xinh-ga-po về
Các nguyên tắc hoạt động của Trung tâm Hợp tác Việt Nam - Xinh-ga-po.


<b>VIỆT NAM YÊU CẦU TRUNG QUỐC TÔN TRỌNG CHỦ QUYỀN</b>
<b>CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA</b>


Trước việc Trung Quốc gần đây tổ chức
các hoạt động kỷ niệm 6 năm thành lập cái
gọi là “thành phố Tam Sa”, lắp đặt và đưa vào
sử dụng phao đèn quan trắc sóng biển ở Phú
Lâm, quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam; Kênh
Thiếu nhi Đài Truyền hình Trung ương Trung
Quốc tổ chức chương trình truyền hình thực tế
cho thiếu nhi ở quần đảo Hoàng Sa, Việt
Nam; Đại học Trung Sơn Trung Quốc thực
hiện một loạt các khảo sát khoa học tổng hợp


ở quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam…, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu
Hằng nêu rõ:


“Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của


Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Các
hành động nêu trên của Trung Quốc không chỉ xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của
Việt Nam đối với hai quần đảo Hồng Sa và Trường Sa mà cịn đi ngược lại Thỏa thuận về
những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, không phù hợp với nhận
thức chung quan trọng của Lãnh đạo cấp cao hai nước về việc kiểm soát tốt bất đồng trên
biển cũng như xu thế phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước, trái với tinh thần và nội dung
của Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đơng (DOC), khơng có lợi cho tiến trình đàm
phán giữa ASEAN và Trung Quốc về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) cũng như
việc duy trì mơi trường hịa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Biển Đông và khu vực.


Việt Nam kiên quyết phản đối, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động nêu
trên, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thực
hiện nghiêm túc Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên
biển giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa cũng như Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), khơng có hành động làm


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

phức tạp tình hình; đóng góp thiết thực và tích cực vào phát triển quan hệ hữu nghị và hợp
tác toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc vì hịa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông
và khu vực.


Đại diện Bộ Ngoại giao đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam giao
thiệp về vấn đề này.”


<b>KẾT QUẢ CUỘC BẦU CỬ QUỐC HỘI CAM-PU-CHIA KHÓA VI</b>


Theo kết quả chính thức từ Ủy ban
Bầu cử quốc gia Cam-pu-chia (NEC)
công bố ngày 15/8/2018, trong cuộc bầu
cử Quốc hội Cam-pu-chia khóa VI


(nhiệm kỳ 2018 - 2013), có khoảng gần
6,96 triệu cử tri (chiếm 83,02% số cử tri
đăng ký) đã tham gia cuộc bỏ phiếu ngày
29/7/2018. Ðảng Nhân dân Cam-pu-chia
(CPP) giành chiến thắng, với số phiếu áp
đảo là 4.889.113 phiếu, chiếm 76,85%
tổng số phiếu hợp lệ và đã giành trọn 125
ghế trong Quốc hội mới. Các đảng giành


được số phiếu tiếp theo gồm đảng FUNCINPEC, được 374.510 phiếu; đảng Liên minh vì
dân chủ (LDP), được 309.364 phiếu; đảng Ý chí Khmer (KWP), được 212.869 phiếu.


Theo lịch trình Thủ tướng Hun Sen tuyên bố ngày 08/8/2018, Quốc hội khóa VI sẽ
họp phiên khai mạc dưới sự chủ trì của Quốc vương Nô-rô-đôm Xi-ha-mô-ni vào ngày
05/9/2018. Ngày 06/9/2018, Quốc hội sẽ bỏ phiếu tín nhiệm thành lập Chính phủ nhiệm kỳ
VI. Ngày 07/9/2018, Chính phủ mới sẽ họp phiên đầu tiên.


<i>Phản ứng của các bên: </i>


Sau khi kết quả sơ bộ được công bố, trên trang facebook cá nhân, Tổng thống
Cam-pu-chia Hun Sen gửi lời cảm ơn người dân Cam-pu-Cam-pu-chia đã đi bầu cử đông đảo, lựa chọn con
đường dân chủ và sử dụng quyền của mình như ghi trong Hiến pháp, bỏ phiếu chọn Đảng
chính trị mà mình yêu mến. Theo Tổng Cục trưởng Cảnh sát quốc gia, Thống tướng Neth
Savuon đánh giá cuộc bầu cử đã diễn ra hồn tồn hịa bình, khơng có bất kỳ hành động bạo
lực nào xảy ra.


<b>Các đoàn quan sát viên quốc tế được NEC mời (như ICAPP, CAPDI, AIPA, các nhóm</b>
Quan sát viên từ các nước…) đều đánh giá cuộc bầu cử diễn ra tốt đẹp, đảm bảo hịa bình,


<b>Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun</b>


<b>Sen (giữa) bỏ phiếu tại điểm bầu cử ở Phnom</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

ổn định, an ninh, trật tự, khơng có bạo lực, khơng bị ép buộc và khơng có ngăn cản nào đối
với cử tri.


Các nước: Trung Quốc, Ca-na-đa, Nhật Bản, In-đô-nê-xi-a, Lào… đều gửi lời chúc
mừng đảng CPP đã giành thắng lợi. Tuy nhiên Mỹ, Ca-na-đa đã bày tỏ quan ngại sâu sắc
với cuộc Tổng tuyển cử 2018 ở Cam-pu-chia.


Về phía Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Cuộc
bầu cử Quốc hội khóa VI tại Cam-pu-chia ngày 29/7/2018 đã diễn ra suôn sẻ, tự do và dân
chủ với tỷ lệ cử tri đi bầu cao, thể hiện sự tin tưởng của cử tri đối với tương lai của đất
nước Cam-pu-chia. Là nước láng giềng và có quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp với
Cam-pu-chia, Việt Nam chúc mừng Cam-pu-chia đã tổ chức thành công cuộc bầu cử quan
trọng này và tin tưởng chắc chắn rằng với thành công trên, Cam-pu-chia sẽ tiếp tục giành
được nhiều thành tựu mới to lớn hơn nữa trong công cuộc xây dựng đất nước Cam-pu-chia
hịa bình, ổn định và phát triển phồn vinh. Chúng tơi cũng hồn tồn tin tưởng mối quan hệ
láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa Việt
Nam và Cam-pu-chia sẽ tiếp tục được củng cố và phát triển mạnh mẽ, vì lợi ích thiết thực
<b>của nhân dân hai nước”. </b>


<b>VĂN BẢN MỚI</b>


<b>Nghị quyết số 102/NQ-CP, ngày 03/8/2018 của Chính phủ về việc giao chỉ tiêu</b>
<b>phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), có hiệu lực thi hành từ ngày</b>
03/8/2018. Theo đó, Nghị quyết nêu rõ các nguyên tắc, tiêu chí và phương pháp xây dựng
chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, cụ thể là:


<i>Về nguyên tắc: (1) Ủy ban nhân dân các cấp căn cứ các tiêu chí, phương pháp xây</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<i>Tiêu chí và phương pháp: </i>


<i><b>Bước 1: Xác định các tiêu chí: Các địa phương trên cơ sở kết quả tình hình thực hiện</b></i>


06 tháng đầu năm, đồng thời ước thực hiện cả năm hiện hành để làm cơ sở tiến hành dự
báo, xác định số liệu cho năm tiếp theo, bao gồm:


(1) Xác định đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội trong lực lượng lao động
tại địa phương (bao gồm đối tượng thuộc diện phải đăng ký thường trú, tạm trú tại địa
phương); (2) Xác định đối tượng đang tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp tại
địa phương: Xác định đối tượng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất
nghiệp và bảo hiểm xã hội tự nguyện do cơ quan bảo hiểm xã hội đang quản lý; (3) Xác
định các đối tượng tiềm năng cần khai thác: Dựa trên số đối tượng thuộc diện tham gia, số
đang tham gia đã xác định ở trên để tính tốn số đối tượng tiềm năng cần khai thác trong
thời gian tới…


<i>Bước 2: Xác định chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tại địa</i>
<i>phương: Trên cơ sở số liệu đối tượng tiềm năng phân loại theo nhóm nêu trên, căn cứ vào kế</i>


hoạch phát triển kinh tế - xã hội những năm tiếp theo, các địa phương xây dựng chỉ tiêu phát
triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp năm 2019 và năm 2020;
đồng thời xây dựng kế hoạch để thực hiện chỉ tiêu đã đề ra, trong đó phân tích, đánh giá tính
khả thi và giải pháp thực hiện chỉ tiêu.


Chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đề xuất
của các địa phương phải đảm bảo: Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất
nghiệp: tỷ lệ tổng số lao động tham gia chiếm ít nhất là 90% số đối tượng thuộc diện tham
gia vào cuối năm 2019 và chiếm ít nhất là 95% vào cuối năm 2020. Đối với bảo hiểm xã
hội tự nguyện: tốc độ gia tăng đối tượng tham gia của năm sau so với năm trước ít nhất
bằng 30% - 50% so với năm trước.



</div>

<!--links-->

×