Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tài liệu phục vụ sinh hoạt chi bộ tháng 5 năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (856.79 KB, 18 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TÀI LIỆU PHỤC VỤ SINH HOẠT CHI BỘ THÁNG 5</b>



<b>TIN TRONG NƯỚC</b>


<b>MỘT SỐ NÉT CHÍNH VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI</b>


NƯỚC TA TRONG QUÝ I/2018


<i>Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 3/2018. Ảnh nguồn: VGP/Quang Hiếu</i>


<b>1. Một số kết quả nổi bật</b>


<i>Thứ nhất, tăng trưởng GDP Quý I/2018 là 7,38% so với cùng kỳ năm trước, là</i>


mức tăng cao nhất của quý I trong 10 năm gần đây, cao hơn rất nhiều so với mức
tăng 5,15% của cùng kỳ năm 2017 và mức tăng 5,48% của cùng kỳ năm 2016.
Trong đó, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,70%; khu vực nông lâm
nghiệp, thủy sản tăng 4,05%; khu vực dịch vụ tăng 6,70%.


<i>Thứ hai, tăng trưởng đạt mức cao, song lạm phát trong tầm kiểm soát, chỉ số</i>


giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2018 giảm 0,27% so với tháng trước, tăng 0,97% so
với tháng 12/2017 và tăng 2,66% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân quý
I/2018 chỉ tăng 2,82% so với bình quân cùng kỳ năm 2017.


<i>Thứ ba, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,9%</i>


(cùng kỳ tăng 6,4%), cho thấy tổng cầu, sức mua của người dân tiếp tục được cải
thiện đáng kể.


<i>Thứ tư, xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh ước đạt 54,31 tỷ USD, tăng 22% (cùng</i>



kỳ tăng 12,8%), trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 18,9%, cao hơn mức
tăng 12,1% cùng kỳ; tiếp tục xuất siêu 1,3 tỷ USD.


<i>Thứ năm, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 10,4% so với cùng kỳ, trong đó</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>Thứ sáu, khách quốc tế đến Việt Nam tiếp tục tăng mạnh, đạt 4.205,4 nghìn</i>


lượt, tăng 30,9% (cùng kỳ đạt trên 3,2 triệu lượt, tăng 21,1%).


<i>Thứ bảy, môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Báo cáo chỉ</i>


số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2017 do VCCI công bố (ngày 22/3/2018),
cho thấy những thông tin khởi sắc, điểm số PCI bình quân cao nhất kể từ khi bắt
đầu thực hiện đến nay, gần như tất cả các tỉnh đều tăng điểm số, phản ánh môi
trường kinh doanh cấp địa phương của Việt Nam đã có những cải thiện rất ấn
tượng theo thời gian, đặc biệt là trong năm vừa qua.


<i>Thứ tám, thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh mẽ cả về quy mơ và giá</i>


trị vốn hóa. Chỉ số VNIndex đã vượt đỉnh (1.170 điểm) 11 năm qua, cho thấy niềm
tin thị trường rất tốt.


Tuy nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta vẫn còn một số tồn
tại, hạn chế như: Số doanh nghiệp thành lập mới và số vốn đăng ký tuy tăng nhưng
tăng thấp hơn so với cùng kỳ. Giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương đạt
thấp. Tình hình tai nạn giao thơng và an tồn cháy nổ diễn biến khá phức tạp, số vụ
tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra nhiều, đặc biệt là xảy ra nhiều vụ cháy gây
thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Tình hình thiên tai, thời tiết diễn biến
phức tạp tác động tiêu cực đến đời sống và sản xuất nông nghiệp của người dân.


Dự báo kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với những yếu tố rủi ro, khó lường của
tình hình kinh tế thế giới 2018.


<b>2. Một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới</b>


Chính phủ đề nghị các bộ, cơ quan, địa phương tập trung thực hiện quyết liệt,
đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại các nghị quyết của Đảng, Quốc hội và
Chính phủ, đặc biệt là nhiệm vụ tại Nghị quyết các phiên họp Chính phủ thường kỳ
hàng tháng. Trong đó, tập trung thực hiện một số nội dung sau:


<i>Thứ nhất, từng bộ, ngành, địa phương bám sát kịch bản tăng trưởng năm 2018</i>


và tình hình thực tế, cập nhật kịch bản tăng trưởng của từng ngành, từng lĩnh vực,
từng sản phẩm, từng địa phương; thường xuyên rà soát, xác định khả năng thực
hiện kịch bản để có các giải pháp phù hợp.


<i>Thứ hai, tiếp tục tập trung công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật,</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>Thứ ba, thực hiện quyết liệt các giải pháp cần thiết bảo đảm tiến độ giải ngân</i>


vốn đầu tư công theo nội dung Nghị quyết số 70/NQ-CP, ngày 03/8/2017, trong đó
tập trung đẩy nhanh cơng tác giao chi tiết kế hoạch vốn và giải ngân vốn đầu tư
công, thủ tục liên quan đến xây dựng, đấu thầu, thanh quyết tốn. Tập trung triển
khai cơng tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thối vốn nhà nước, bảo đảm
hồn thành kế hoạch năm 2018 đã được phê duyệt.


<i>Thứ tư, tiếp tục chủ động thực hiện đồng bộ ba đột phá chiến lược, đẩy mạnh</i>


cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao
động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tăng cường công tác phối hợp liên ngành


trong tháo gỡ những khó khăn, giải quyết vướng mắc của các cơng trình, dự án
trong từng ngành, lĩnh vực, nhất là các cơng trình kết cấu hạ tầng, năng lượng, sản
xuất cơng nghiệp trọng điểm.


<i>Thứ năm, chủ động theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế,</i>


kịp thời đề xuất các giải pháp ứng phó, xử lý kịp thời trước những thay đổi chính
sách thương mại của các nước có tác động đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Đẩy mạnh hệ thống phân phối bán lẻ cho các doanh nghiệp Việt Nam và các hình
thức thương mại mới.


<i>Thứ sáu, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, vận động người nông dân tham gia</i>


hợp tác xã kiểu mới. Tăng cường dự báo, khuyến cáo sản xuất nông sản, bảo đảm
cân đối cung cầu, rà soát lại các quy hoạch của từng ngành hợp lý. Đẩy mạnh hoạt
động xuất khẩu nơng sản chính ngạch, tiến tới giảm dần thương mại tiểu ngạch.


<i>Thứ bảy, thực hiện kịp thời các chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là các chính</i>


sách đối với người có cơng, chính sách giảm nghèo và lao động nông thôn. Tăng
cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và phịng, ngừa, kiểm sốt các dự án,
cơng trình có nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường. Bảo đảm an toàn thực phẩm, chất
lượng khám, chữa bệnh. Chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch
bệnh thời điểm giao mùa và các bệnh truyền nhiễm mùa hè.


<i>Thứ tám, tăng cường công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo, bảo đảm</i>


an toàn cho ngư dân hoạt động trên biển. Tăng cường kiểm tra rà soát tồn bộ cơng
tác bảo đảm phịng cháy, chữa cháy, nhất là tại các chung cư, nhà cao tầng; tổ chức
huấn luyện, diễn tập phòng cháy, chữa cháy cho người dân.



<i>Thứ chín, chuẩn bị tốt các nội dung phục vụ Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

nghiêm các trường hợp đưa tin sai sự thật, xuyên tạc đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.


<b>MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CẦN TẬP TRUNG TUYÊN TRUYỀN</b>
<b> VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC XÂY DỰNG ĐẢNG, XÂY DỰNG </b>


<b>HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NĂM 2018</b>


Ngày 14/3/2018, Ban Tổ chức Trung ương đã ban hành Kế hoạch số
129-KH/BTCTW về việc thông tin, tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng, xây dựng
hệ thống chính trị năm 2018. Kế hoạch gồm 5 phần: Đánh giá tình hình; mục đích,
u cầu; nội dung tun truyền; hình thức tun truyền; tổ chức thực hiện. Trong
đó, đáng chú ý một số nội dung sau:


<b>1. Về nội dung tuyên truyền</b>


(1) Nội dung tuyên truyền trọng tâm: (i) Về triển khai thực hiện Nghị quyết số
18-NQ/TW “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ
thống chính trị tinh gọn hoạt động hiệu lực, hiệu quả” và Nghị quyết số 19-NQ/TW
“Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động của các đơn vị sự nghiệp công lập” của Hội nghị Trung ương 6, khóa XII. (ii)
Tuyên truyền việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 39- NQ/TW, ngày
17/4/2015 về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức.
(iii) Về những đề tài, đề án phục vụ Hội nghị Trung ương 7, khóa XII và chủ động
triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khóa XII. (iv) Vấn đề xây dựng
Đảng về đạo đức và việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI,
XII). (v) Vấn đề tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với Nhân dân và phát huy vai


trò của Nhân dân tham gia xây dựng Đảng.


(2) Nội dung tuyên truyền thường xuyên, cơ bản, lâu dài: (i) Về công tác tổ
chức bộ máy; công tác cán bộ; công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên.
(ii) Về hoạt động phối hợp giữa Ban Tổ chức Trung ương với các ban, bộ, ngành,
địa phương. (iii) Về đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Ngành Tổ chức
xây dựng Đảng.


<b>2. Về hình thức tuyên truyền</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

đàm, trao đổi trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là trên các đài truyền
hình; mời các chuyên gia, người am hiểu sâu về từng lĩnh vực để trao đổi, giới
thiệu những nội dung về công tác tổ chức xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính
trị được cán bộ, đảng viên và nhân dân quan tâm.


(2) Tổ chức cuộc thi sáng tác hoặc giải báo chí ở các địa phương viết về chủ
đề công tác tổ chức xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị: (i) Tổ chức các
cuộc thi sáng tác văn học, nghệ thuật, tác phẩm báo chí về những nội dung thơng
tin, tun truyền cơng tác tổ chức xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. (ii)
Tổ chức các giải báo chí ở địa phương viết về chủ đề công tác tổ chức xây dựng
Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, qua đó lựa chọn những tác phẩm có chất lượng
tốt gửi tham dự Giải báo chí tồn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần
thứ III- năm 2018.


<b>3. Về tổ chức thực hiện</b>


(1) Ban Tổ chức Trung ương định hướng nội dung tuyên truyền và cùng ban
tổ chức cấp ủy các cấp cung cấp thông tin về kết quả công tác tổ chức xây dựng
Đảng; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa
phương để có hình thức thơng tin, tun truyền phù hợp. Lãnh đạo Ban Tổ chức


Trung ương tiếp tục phân cơng 01 đồng chí Phó Trưởng ban phụ trách công tác
tuyên truyền; tùy theo nội dung cụ thể của từng vấn đề, Lãnh đạo Ban giao nhiệm
vụ cho các vụ, đơn vị trong Ban chuẩn bị nội dung, cung cấp thơng tin và tham gia
thực hiện các phóng sự, tọa đàm, đối thoại, phỏng vấn...


(2) Ban Tổ chức Trung ương tiếp tục giao Tạp chí Xây dựng Đảng làm đầu
mối phối hợp thường xuyên giữa Ban với các cơ quan thơng tấn báo chí ở Trung
ương và địa phương trong q trình triển khai Kế hoạch; cụ thể hóa nội dung tuyên
truyền trong từng tháng và phù hợp với từng loại hình báo chí để kết hợp giữa việc
thực hiện Kế hoạch tuyên truyền về công tác tổ chức xây dựng Đảng với việc định
hướng nội dung sáng tác các tác phẩm báo chí tham gia Giải báo chí toàn quốc về
xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ III - năm 2018.


(3) Ban Tổ chức Trung ương tiếp tục phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam và
một số cơ quan thơng tấn, báo chí ở Trung ương mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng
kiến thức về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị cho đội ngũ phóng viên,
biên tập viên các cơ quan báo chí trong cả nước trực tiếp làm nhiệm vụ tuyên
truyền về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

cơ quan thơng tấn, báo chí ở Trung ương, địa phương trong việc thông tin tuyên
truyền về công tác tổ chức xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị theo Kế
hoạch.


(5) Định kỳ (6 tháng, 1 năm) hoặc đột xuất, Ban Tổ chức Trung ương chủ trì,
phối hợp với các cơ quan thơng tấn, báo chí ở Trung ương tổ chức trao đổi, sơ kết,
rút kinh nghiệm việc thực hiện Kế hoạch bằng các hình thức phù hợp (gặp mặt báo
chí, họp báo, thơng cáo báo chí) gắn với cơng tác chỉ đạo, đơn đốc thúc đẩy việc tổ
chức Giải Búa liềm vàng đạt kết quả.


<b>ĐẨY MẠNH CÁC PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC</b>



<b> HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH </b>
<b>RA LỜI KÊU GỌI THI ĐUA ÁI QUỐC (11/6/1948 - 11/6/2018)</b>


Ngày 23/01/2018, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 22-CT/TW về đẩy mạnh
các phong trào thi đua yêu nước hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí
Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2018). Chỉ thị nêu rõ: Kỷ
niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc diễn ra
trong bối cảnh toàn Ðảng, toàn quân và toàn dân đang quyết tâm thực hiện thắng lợi
Nghị quyết Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ XII và các nghị quyết của Ban Chấp
hành Trung ương. Ðể động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân cả nước tiếp tục phát
huy truyền thống thi đua u nước, tinh thần đồn kết, ý chí tự lực, tự cường, vượt
qua khó khăn, phấn đấu hồn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội năm 2018 và
kế hoạch 5 năm 2016 - 2020, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng lãnh đạo,
chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:


(1) Tổ chức học tập, quán triệt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua
ái quốc; tuyên truyền chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong
nhận thức của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã
hội, cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trị và tác dụng to lớn của phong
trào thi đua yêu nước trong sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế vì “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

động đợt thi đua đặc biệt nhằm động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia
các phong trào do Thủ tướng Chính phủ phát động; tích cực hưởng ứng các cuộc
vận động lớn của Ðảng và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đi đôi với tăng cường xây
dựng, chỉnh đốn Ðảng; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh; phịng, chống tham nhũng, lãng phí; cải cách hành chính; ứng dụng khoa
học, kỹ thuật; gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Các phong trào thi đua


của ban, bộ, ngành, địa phương cần bám sát nhiệm vụ chính trị được giao, bảo đảm
tính hiệu quả, thiết thực, chống hình thức, hướng vào việc hồn thành mục tiêu,
nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội theo Nghị quyết Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ
XII đã đề ra.


(3) Cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải trực tiếp lãnh
đạo, chỉ đạo tổ chức phong trào thi đua và chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu
quả, nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và tập hợp các tầng lớp
nhân dân tham gia, hưởng ứng tích cực, tạo khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp trong
cả nước, đưa phong trào thi đua yêu nước trở thành động lực to lớn góp phần phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững quốc phịng, an ninh. Ðổi mới cơng tác
khen thưởng theo hướng cơng khai, minh bạch, chính xác, kịp thời và quan tâm
người lao động trực tiếp; khen thưởng phản ánh đúng kết quả phong trào thi đua và
có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương. Thường xuyên phát hiện, bồi dưỡng,
tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến. Tăng cường kiểm tra, giám sát, chấn
chỉnh kịp thời các biểu hiện tiêu cực trong thi đua, khen thưởng.


(4) Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra
Lời kêu gọi thi đua ái quốc ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương thiết thực, hiệu quả. Trong đó, coi trọng cơng tác nghiên cứu lý luận tư tưởng
của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước; đánh giá kết quả tổ chức phong
trào thi đua và công tác khen thưởng, rút ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân
và những bài học kinh nghiệm về vận dụng tư tưởng thi đua yêu nước của Người
trong từng giai đoạn cách mạng; biểu dương, tôn vinh, gặp mặt, giao lưu các điển
hình, anh hùng, chiến sĩ thi đua qua các thời kỳ. Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh chủ trì, phối hợp với Ban Tun giáo Trung ương tổ chức hội thảo khoa
học về tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

sáng tạo, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực, cái tốt đẩy lùi cái xấu, lấy gương “người tốt,
việc tốt” để giáo dục, nêu gương, tạo không khí phấn khởi trong các tầng lớp nhân


dân và trong xã hội.


(6) Ban cán sự đảng Chính phủ, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương
có kế hoạch, chương trình tổ chức triển khai thực hiện. Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ
giúp Ban Bí thư đơn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này.


<b>TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI </b>
<b>TRONG MÙA MƯA BÃO NĂM 2018</b>


<b>1. Một số nét tổng quan về tình hình thiên tai ở nước ta năm 2017</b>


Về tình hình bão và áp thấp nhiệt đới: trong năm 2017, đã có 16 cơn bão và 06
cơn Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hình thành trên biển Đơng, trong đó có 05 cơn bão
và 03 cơn ATNĐ đổ bộ trực tiếp vào nước ta, đặc biệt nghiêm trọng là hai cơn bão
số 10 và số 12 với cường độ rất mạnh, cấp 11-12, giật cấp 13-14 vào khu vực Bắc
Trung Bộ và Nam Trung Bộ.


Về tình hình mưa, lũ: các đợt mưa lớn kéo dài liên tục với tổng lượng vượt từ
10-30% so với trung bình nhiều năm. Mưa lớn đã gây ra các đợt lũ ở mức lịch sử
tại một số sông thuộc các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Quảng
Nam, Quảng Ngãi; lũ quét, sạt lở đất trên diện rộng tại các tỉnh miền núi, trong đó,
đặc biệt nghiêm trọng tại Mường La (tỉnh Sơn La), Mù Căng Chải (tỉnh Yên Bái)
và các huyện Tân Lạc, Đà Bắc, TP Hồ Bình (tỉnh Hịa Bình),...


Về tình hình sạt lở bờ sơng, bờ biển: chủ yếu xất hiện tại vùng đồng bằng
sông Cửu Long với 562 điểm sạt lở, tổng chiều dài trên 786 km và mất đi khoảng
300 ha đất/năm, đặc biệt nghiêm trọng là sạt lở bờ sông Vàm Nao (tỉnh An Giang),
sạt lở kè Gành Hòa (tỉnh Bạc Liêu),...


Thiên tai năm 2017 đã làm 386 người chết và mất tích, 654 người bị thương;


8.126 nhà bị đổ, sập, trôi; 352.943 ha diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại; 65.350
con gia súc và 02 triệu con gia cầm bị chết; 59.603 ha và 41.920 lồng nuôi trồng
thủy sản bị thiệt hại,... Tổng thiệt hại về kinh tế khoảng 60.000 tỷ đồng.


<b>2. Một số giải pháp trọng tâm của công tác phòng, chống thiên tai (PCTT)</b>
<b>trong năm 2018</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<i>Thứ nhất, nâng cao năng lực, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho lực</i>


lượng tham mưu chỉ đạo, hỗ trợ ra quyết định cho Ban Chỉ đạo, Ban chỉ huy các
bộ, ngành, địa phương các cấp đảm bảo tính chun nghiệp, ln ln sẵn sàng
tham mưu chính xác, kịp thời với các tình huống thiên tai có thể xảy ra để ứng phó
với thiên tai một cách hiệu quả nhất.


<i>Thứ hai, rà soát và đẩy mạnh triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch quốc</i>


gia phòng chống thiên tai, kế hoạch phòng, chống thiên tai của các bộ, ngành, địa
phương; phương án ứng phó tương ứng với cấp độ rủi ro thiên tai; lồng ghép
phòng, chống thiên tai trong kế hoạch phát triển ngành và kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương; thu quỹ phòng, chống thiên tai.


<i>Thứ ba, bổ sung cơ chế chính sách để huy động nguồn lực trong xã hội, dịch</i>


vụ cơng tham gia vào cơng tác phịng chống thiên tai; tiêu chuẩn, quy chuẩn, chế
tài để giám sát các hoạt động của xã hội đảm bảo an toàn hơn trước thiên tai.


<i>Thứ tư, củng cố, nâng cấp các công trình phịng, chống thiên tai, đặc biệt là</i>


các trọng điểm đê điều, hồ đập xung yếu.



<i>Thứ năm, đẩy mạnh việc đào tạo nâng cao năng lực cho lực lượng làm cơng</i>


tác phịng, chống thiên tai; hướng dẫn, nâng cao kỹ năng ứng phó với thiên tai của
cộng đồng nhất là hướng dẫn tập bơi và phòng chống đuối nước.


<i>Thứ sáu, rà sốt hệ thống truyền tin, thơng tin liên lạc nhằm đảm bảo thơng tin</i>


kịp thời tới chính quyền cơ sở, người dân trong vùng thiên tai về diễn biến thiên
tai, giải pháp ứng phó, nhất là người dân nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng thường
xuyên xảy ra thiên tai.


<i>Thứ bảy, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng cơ sở dữ liệu,</i>


hệ thống quan trắc, giám sát chun dùng, cơng cụ hỗ trợ trong ứng phó, chỉ đạo
điều hành phòng chống thiên tai.


<i>Thứ tám, điều chỉnh cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi phù hợp để hạn chế</i>


thiệt hại do thiên tai. Bảo vệ, phát triển rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn
gắn với sinh kế của người dân trong khu vực.


<i>Thứ chín, phối kết hợp với các quốc gia trên thế giới trong công tác dự báo,</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI VÀ TÌNH HÌNH THẾ GIỚI</b>


<b>MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI QUAN TRỌNG CỦA ĐẢNG,</b>
<b> NHÀ NƯỚC TA THỜI GIAN GẦN ĐÂY</b>


<b>1. Một số kết quả quan trọng chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp và</b>
<b>thăm cấp nhà nước Cộng hòa Cu-Ba của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng</b>



Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Cộng hịa Pháp (từ ngày 25
-27/3/2018) và thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Cu-ba (từ ngày 28 - 30/3/2018).
Chuyến thăm Pháp và Cu-ba của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thành cơng tốt
đẹp và đạt được nhiều kết quả toàn diện, thực chất, mang tính chiến lược, cụ thể là:


<i>Thứ nhất, chuyến thăm tạo dấu mốc mới, động lực mới, đưa quan hệ của Việt</i>


Nam với Pháp và Cu-ba lên một giai đoạn phát triển mới. Nội dung hội đàm, hội
kiến, đặc biệt là nội dung Tuyên bố chung Việt Nam - Pháp và Tuyên bố chung
Việt Nam - Cu-ba thể hiện tầm nhìn, tính chiến lược dài hạn, thể hiện quyết tâm
chung và cam kết chính trị ở mức cao trong việc thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Việt
Nam - Pháp và Việt Nam - Cu-ba. Cả hai Tuyên bố chung với Pháp và Cu-ba đều
đề cập toàn diện các định hướng hợp tác với những biện pháp cụ thể trên các lĩnh
vực: chính trị, an ninh, quốc phịng, kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục
- đào tạo, khoa học - cơng nghệ, pháp luật, nơng nghiệp, ứng phó với biến đổi khí
hậu, hợp tác giữa các địa phương, giao lưu nhân dân,... Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng và lãnh đạo cấp cao hai nước Pháp và Cu-ba đều khẳng định tầm quan trọng
của việc duy trì thường xuyên gặp gỡ lãnh đạo cấp cao, tăng cường sự tin cậy
chính trị và kịp thời định hướng các lĩnh vực hợp tác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<i>Thứ hai, chuyến thăm đã tạo động lực mới, thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ về kinh</i>


tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với Pháp và Cu-ba.


Với Pháp, nhiều văn kiện hợp tác, hợp đồng kinh tế giữa các bộ, ngành hai
nước đã được ký kết (21 văn kiện, trong đó có 8 hợp đồng kinh tế), nhất là trên lĩnh
vực hàng không, công nghệ thông tin, năng lượng, cơ sở hạ tầng. Hai bên quyết
tâm sớm hoàn thành ký kết và phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam
-EU trong năm 2018, tạo động lực mới, cơ hội mới về kinh tế, đầu tư giữa hai nước,


cũng như giữa Việt Nam với các nước EU. Tổng Bí thư khuyến khích các doanh
nghiệp Pháp tăng mạnh đầu tư vào Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực mà Pháp
có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu, như: Cơng nghệ cao, năng lượng sạch, nông
nghiệp hữu cơ... Pháp cũng khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong các dự án
ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, bảo vệ mơi trường, phịng,
chống thiên tai, thực hiện các “dự án xanh” tại Việt Nam.


Với Cu-ba, các bộ, ngành của Việt Nam đã ký nhiều văn kiện hợp tác, hợp
đồng kinh tế trên nhiều lĩnh vực quan trọng với các bộ, ngành tương ứng của
Cu-ba (22 văn kiện, trong đó có 8 hợp đồng kinh tế). Lãnh đạo Cu-Cu-ba khẳng định sẽ
tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường tham gia vào thị trường
tiềm năng của Cu-ba, thông qua việc ký kết các dự án đầu tư thiết thực, đáp ứng
nhu cầu và tiềm năng của hai nước, đặc biệt trên lĩnh vực năng lượng, viễn thông,
du lịch, xây dựng, dịch vụ y tế, công - nông nghiệp, thực phẩm, dược phẩm, công
nghệ sinh học, giao thông vận tải... Tại Diễn đàn doanh nghiệp được tổ chức trong
chuyến thăm, các doanh nghiệp Việt Nam và Cu-ba đã trao đổi cởi mở, thực chất
và hiệu quả, mang lại nhiều triển vọng về hợp tác và cơ hội đầu tư.


<i>Thứ ba, chuyến thăm Pháp và Cu-ba của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

-Thái Bình Dương.


<i>Thứ tư, chuyến thăm đã củng cố tình hữu nghị, đồn kết gắn bó sâu sắc giữa</i>


nhân dân Việt Nam với nhân dân Pháp và nhân dân Cu-ba. Tổng Bí thư đã có các
buổi gặp gỡ với bạn bè Pháp đã từng giúp đỡ đoàn đàm phán Hiệp định hịa bình
Pa-ri 45 năm về trước; tiếp thân mật Hội Hữu nghị Pháp - Việt; gặp gỡ thế hệ trẻ
Việt Nam, Cu-ba và tri ân những cựu quân nhân Cu-ba, tiếp thân mật Hội Hữu
nghị Cu-ba - Việt Nam. Các cuộc gặp gỡ, trao đổi diễn ra thân tình và cảm động,
thể hiện sự coi trọng tình nghĩa thủy chung của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt


Nam đối với những tình cảm và sự ủng hộ quý báu của nhân dân Pháp và nhân dân
Cu- ba đã ủng hộ Việt Nam nhiều mặt trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc,
thống nhất và phát triển đất nước. Tại Cu-ba, Tổng Bí thư đã trao tặng Huân
chương Sao Vàng, Huân chương cao quý nhất của Việt Nam cho đồng chí Ra-un
Cát-xtơ-rơ; thơng báo chính thức Việt Nam quyết định xóa tồn bộ nợ chính phủ
cho Cu-ba. Tổng Bí thư cũng thay mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam
tặng nhân dân Cu-ba 5.000 tấn gạo. Đây là các hành động bày tỏ sự tri ân và thể
hiện tình đồn kết đặc biệt của nhân dân Việt Nam với Cu-ba trong thời kỳ mới.


<b>2. Tổng thống Hàn Quốc Mun Chê In thăm chính thức Việt Nam từ ngày</b>
<b>22 - 24/3/2018</b>


<i>Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in</i>


<i>chứng kiến lễ ký Bản ghi nhớ hợp tác xây dựng và phát triển đô thị giữa Bộ Xây dựng Việt Nam</i>
<i>và Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc.</i>


<i>Ảnh nguồn: VGP/Nhật Bắc.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

hóa, du lịch, đã có những bước tiến triển lớn, giao lưu hữu nghị giữa nhân dân
ngày càng sôi động, mật thiết. Hai nước đã trở thành một trong những đối tác quan
trọng hàng đầu của nhau.


Lãnh đạo hai nước nhất trí tăng cường trao đổi, hợp tác trong các vấn đề quốc
tế, khu vực cùng quan tâm cũng như tại các diễn đàn đa phương như Liên Hợp
quốc, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á
-Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông - Nam Á (ASEAN) - Hàn
Quốc, Hợp tác Mê Công - Hàn Quốc; trao đổi, phối hợp chặt chẽ nhằm ứng phó
với các thách thức mang tính tồn cầu, các vấn đề an ninh phi truyền thống, an
ninh năng lượng, an ninh lương thực; tăng cường năng lực ứng phó chung đối với


các tình huống khẩn cấp, tiếp tục hợp tác, ủng hộ lẫn nhau ứng cử vào các tổ chức
quốc tế; nhấn mạnh tầm quan trọng của hịa bình, an tồn và tự do hàng hải, cùng
nhận thức phải giải quyết hòa bình các tranh chấp liên quan theo nguyên tắc của
luật pháp quốc tế, thực hiện hiệu quả và toàn diện Tuyên bố về ứng xử các bên ở
Biển Đông (DOC), thúc đẩy sớm ký Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).


Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Mun Chê In đã
thành công tốt đẹp, góp phần quan trọng tăng cường và phát triển hơn nữa mối
quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước, đóng góp vì hịa bình, ổn định và phát
triển thịnh vượng của khu vực và thế giới.


<b>3. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm chính thức Vương</b>
<b>quốc Hà Lan từ ngày 26 - 28/3/2018</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Tại hội đàm giữa các nhà lãnh đạo hai nước, Chủ tịch Thượng viện và Chủ
tịch Hạ viện Hà Lan nhấn mạnh, mặc dù thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1973
nhưng hai nước có mối quan hệ rất sớm, từ năm 1601, các thương nhân Hà Lan đã
đến làm ăn ở Việt Nam. Năm 2010, Việt Nam và Hà Lan thiết lập quan hệ đối tác
chiến lược về thích ứng biến đổi khí hậu và quản lý nước; năm 2014, thiết lập quan
hệ đối tác chiến lược về nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực. Phía Hà Lan
bày tỏ mong muốn phát triển kinh doanh lâu dài với Việt Nam. Đến nay, Hà Lan là
một trong những quốc gia đầu tư lớn nhất vào Việt Nam, với 305 dự án, số vốn
đăng ký khoảng 8,2 tỷ USD, đứng thứ 11 trong số 126 quốc gia, vùng lãnh thổ có
đầu tư vào Việt Nam.


Trong các cuộc tiếp xúc, Hà Lan bày tỏ sự quan tâm vấn đề Biển Đông; cho
rằng, tự do hàng hải và tự do hàng khơng rất quan trọng. Phía Hà Lan đưa ra tài
liệu sách từ thế kỷ 17 xác định pháp luật về tự do hàng hải; cho rằng, mọi diễn biến
xảy ra ở Biển Đông phải tuân thủ pháp luật, giữ vững mơi trường hịa bình. Hà Lan
bày tỏ quan tâm và ủng hộ lập trường của Việt Nam. Về quan hệ song phương thời


gian tới, phía bạn đề nghị Việt Nam đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó
có giáo dục, du lịch...


Trong khn khổ chuyến thăm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự
Lễ kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hà Lan; Lễ ký kết hợp
tác giữa một số doanh nghiệp Việt Nam và Hà Lan; thăm cán bộ, nhân viên Đại sứ
quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Hà Lan…


<b>TIN THẾ GIỚI</b>


<b>1. Về việc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc ra thông báo điều chỉnh quy chế</b>
<b>về nghỉ đánh bắt cá trên biển, trong đó bao gồm cả khu vực ở Biển Đông từ</b>
<b>ngày 01/5 - 16/8/2018</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

“Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông”, trái với Thỏa thuận về những
“Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước CHXHCN
Việt Nam và CHND Trung Hoa”, không phù hợp với thỏa thuận quan trọng của
lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được về kiểm soát tốt bất đồng trên biển, khơng
có lợi cho việc duy trì hịa bình, ổn định, hợp tác ở Biển Đơng và xu thế phát triển
tốt đẹp của quan hệ hai nước cũng như nỗ lực của các nước trong việc đàm phán
bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông hiện nay”.


<b>2. Phản ứng của Việt Nam về việc Đài Loan mới đây tập bắn đạn thật ở</b>
<b>khu vực đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam</b>


<i>Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng.</i>
<i>Ảnh nguồn: Tiến Tuấn/news.zing.vn.</i>


Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định: “Việt Nam có đầy đủ
căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử, nhiều lần khẳng định chủ quyền đối với hai


quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.Việc Đài Loan tổ chức diễn tập bắn đạn thật ở
vùng biển xung quanh đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam là
hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với
quần đảo này, đe dọa hịa bình, ổn định, an tồn, an ninh hàng hải, gây căng thẳng
và làm phức tạp tình hình ở Biển Đơng. Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu
Đài Loan không tái diễn các hành động tương tự”.


<b>KẾT QUẢ HỘI NGHỊ CẤP CAO HỢP TÁC TIỂU VÙNG MÊ CÔNG</b>
<b> MỞ RỘNG LẦN THỨ 6 VÀ HỢP TÁC KHU VỰC TAM GIÁC PHÁT TRIỂN</b>


<b>CAMPUCHIA - VIỆT NAM - LÀO LẦN THỨ 10</b>


<i>Hội nghị cấp cao hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng lần thứ 6 (GMS-6), với</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<i>vượng” và Hội nghị cấp cao hợp tác khu vực Tam giác phát triển Campuchia </i>


<i>Lào Việt Nam lần thứ 10 (CLV10), do Việt Nam chủ trì, diễn ra từ ngày 29 </i>


-31/3/2018. Một số kết quả chủ yếu của hai Hội nghị:


- Tại GMS-6, các đại biểu tập trung thảo luận những vấn đề cấp thiết đối với
sự phát triển của khu vực GMS; nhất trí các nội dung hợp tác lớn, như: Phát triển
cơ sở hạ tầng, thúc đẩy kết nối về thương mại - đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn
<i>nhân lực, phát huy cơ chế hợp tác mở… Hội nghị đã thông qua Tuyên bố chung,</i>


<i>Kế hoạch hành động Hà Nội giai đoạn 2018 - 2022 và Khung đầu tư khu vực tiểu</i>
<i>vùng Mê Công tới năm 2022. Ðiểm nhấn của GMS-6 là việc Việt Nam lần đầu đưa</i>


ra sáng kiến tổ chức Diễn đàn cấp cao Kinh doanh GMS, với mục tiêu tăng cường
đối thoại giữa các doanh nghiệp và nhà nước cũng như kết nối các doanh nghiệp


trong khu vực và trên thế giới. Sáng kiến này của Việt Nam đã nhận được sự đồng
thuận của các nước thành viên GMS và sự ủng hộ của các đối tác, như: Ngân hàng
Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), ASEAN...


- Tại CLV-10, các đại biểu tập trung rà sốt tình hình thực hiện Quy hoạch
tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tam giác phát triển CLV giai đoạn
2010 - 2020; thảo luận các định hướng hợp tác trong thời gian tới, nhất là việc tăng
<i>cường kết nối kinh tế giữa ba nước. Hội nghị đã thông qua Tuyên bố chung và Kế</i>


<i>hoạch hành động về kết nối ba nền kinh tế CLV đến năm 2030; thống nhất tổ chức</i>


Hội nghị Cấp cao Khu vực Tam giác phát triển CLV lần thứ 11 tại CHDCND Lào
vào năm 2020.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<b>VĂN BẢN MỚI</b>


<b>Người thực hiện các hành vi gian lận về Bảo hiểm y tế (BHYT) và trốn đóng Bảo</b>
<b>hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động sẽ bị xử</b>
<b>lý hình sự, được quy định trong Bộ Luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được Kỳ</b>
<b>họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII thơng qua ngày 27/11/2015, có hiệu lực từ</b>
<b>01/01/2018.Bộ Luật gồm 426 điều, trong đó có quy định:</b>


<b>1. Tội gian lận BHYT (Điều 215)</b>


<i>(1) Người nào thực hiện một trong các hành vi: Lập hồ sơ bệnh án, kê đơn</i>


<i>thuốc khống hoặc kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ</i>
<i>thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử</i>
<i>dụng; Giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế được cấp</i>
<i>khống, thẻ bảo hiểm y tế giả, thẻ đã bị thu hồi, thẻ bị sửa chữa, thẻ bảo hiểm y tế</i>


<i>của người khác trong khám chữa bệnh hưởng chế độ bảo hiểm y tế trái quy định;</i>
<i>Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 10 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc gây</i>
<i>thiệt hại từ 20 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng mà không thuộc trường hợp quy</i>
<i>định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này. Thì bị phạt tiền từ 20</i>


triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù
từ 03 tháng đến 02 năm.


<i>(2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Có tổ chức; Có tính chất chun</i>


<i>nghiệp; Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;</i>
<i>Gây thiệt hại từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo</i>
<i>quyệt; Tái phạm nguy hiểm. Thì bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng</i>


hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.


<i>(3) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế</i>


<i>500 triệu đồng trở lên; Gây thiệt hại 500 triệu đồng trở lên. Thì bị phạt tù từ 05 năm</i>


đến 10 năm.


(4) Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng,
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm
đến 05 năm.


<b>2. Tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động (Điều 216)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

đồng đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ
03 tháng đến 01 năm.



<i>(2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Phạm tội 02 lần trở lên; Trốn</i>


<i>đóng bảo hiểm từ 300 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng; Trốn đóng bảo hiểm cho từ</i>
<i>50 người đến dưới 200 người; Khơng đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu</i>
<i>trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này. Thì bị</i>


phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03
năm.


<i>(3) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Trốn đóng bảo hiểm 1 tỷ đồng</i>


<i>trở lên; Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên; Khơng đóng số tiền bảo hiểm</i>
<i>đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c</i>
<i>khoản 2 Điều này. Thì bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc bị phạt tù</i>


từ 02 năm đến 07 năm.


(4) Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu
đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01
năm đến 05 năm.


(5) Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 200
triệu đồng đến 500 triệu đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2
Điều này, thì bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng; c) Phạm tội thuộc trường
hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng.


</div>

<!--links-->

×