Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.81 KB, 14 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
Để khắc phục những hạn chế, bất cập trong mùa lễ hội trước và đáp ứng nhu
cầu của Nhân dân vui Xuân, đón Tết Mậu Tuất 2018, Ban Bí thư yêu cầu các cơ
quan, đơn vị, địa phương tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số
41-CT/TW, ngày 05/02/2015 của Ban Bí thư, khóa XI về việc tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Chỉ thị nêu rõ:
<i><b>Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đối với công tác quản lý và tổ</b></i>
chức lễ hội; bảo đảm việc quản lý và tổ chức lễ hội của từng ngành, địa phương, cơ
sở theo đúng quy định của pháp luật; thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm; phù hợp với
thuần phong mỹ tục, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có ý
nghĩa giáo dục cao; đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần lành mạnh của nhân dân.
<i>Thứ hai, cán bộ, đảng viên phải gương mẫu chấp hành các quy định về quản lý</i>
và tổ chức lễ hội; phê bình và xử lý nghiêm đối với cán bộ, đảng viên vi phạm. Cán
<i>Thứ ba, giảm tần suất, thời gian tổ chức, nhất là những lễ hội có quy mơ lớn.</i>
Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong
việc tổ chức lễ hội. Tiếp tục nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện quy hoạch, tổ chức lễ
hội, các sinh hoạt tín ngưỡng và các hoạt động vui chơi giải trí trong lễ hội hợp lý,
lành mạnh; ngăn chặn và khắc phục tình trạng lợi dụng di tích, nơi thờ tự, lễ hội
nhằm trục lợi, tuyên truyền mê tín, dị đoan và tổ chức các hoạt động trái pháp luật.
Thực hiện nghiêm việc quản lý đốt hàng mã; quản lý, sử dụng đồng tiền Việt Nam
trong lễ hội theo đúng quy định của pháp luật; khắc phục tình trạng đặt hịm cơng
đức và đặt tiền lễ tùy tiện; quản lý và sử dụng tiền công đức công khai, minh bạch,
phục vụ công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích và tổ chức lễ hội. Khơng
lạm dụng truyền hình trực tiếp để huy động tài trợ cho việc tổ chức lễ hội.
thông; khắc phục, giải quyết dứt điểm tình trạng ùn tắc giao thơng; đảm bảo vệ
sinh an tồn thực phẩm, vệ sinh cảnh quan môi trường tại các lễ hội. Thực hiện
nếp sống văn minh trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng và lễ hội. Quản lý chặt chẽ
các hoạt động dịch vụ, niêm yết công khai giá dịch vụ; kiểm tra, ngăn chặn các
hành vi gian lận thương mại về giá, phí dịch vụ, lệ phí, lưu hành ấn phẩm văn hóa
trái phép; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân
lợi dụng lễ hội để tăng giá, ép giá.
<i><b>Thứ năm, định hướng, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phản ánh</b></i>
những nét đẹp văn hoá truyền thống trong hoạt động lễ hội, cổ vũ, nêu gương các
cơ sở, cá nhân gương mẫu thực hiện tốt, đồng thời phê phán cơ sở, cá nhân thực
hiện không tốt các quy định về quản lý, tổ chức và tham gia lễ hội.
<i>Thứ sáu, chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện công tác quản lý và tổ chức</i>
lễ hội phù hợp với văn hoá truyền thống dân tộc và xu thế phát triển của thời đại;
<b>Một số kết quả</b>
<b>cụ thể:</b>
<i>Thứ nhất, Ngành</i>
<i>kiểm tra của Đảng đã</i>
<i>làm tốt công tác tham</i>
<i>mưu, hoàn thiện một</i>
<i>số quy định của Đảng,</i>
<i>làm cơ sở cho việc</i>
<i>thực hiện hiệu quả hơn</i>
<i>Nghị quyết Trung</i>
<i>ương 4, khóa XII về</i>
<i>tăng cường xây dựng,</i>
<i>chỉnh đốn Đảng; ngăn</i>
<i>chặn, đẩy lùi sự suy</i>
<i>thoái về tư tưởng</i>
<i>chính trị, đạo đức, lối</i>
<i>sống, những biểu hiện</i>
<i>"tự diễn biến", "tự chuyển</i>
<i>hóa" trong nội bộ: ban hành Quy định về trách nhiệm, thẩm quyền của uỷ ban kiểm</i>
tra các cấp trong công tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng; Hướng dẫn thực
hiện Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật
đảng viên vi phạm; sửa đổi, bổ sung Quy định số 263-QĐ/TW, ngày 08/10/2014
2
<i>Thứ hai, Ngành kiểm tra của Đảng đã chủ động, tích cực kiểm tra, cơng khai,</i>
<i>minh bạch nhiều vụ việc sai phạm nghiêm trọng, dư luận xã hội quan tâm: Kiểm</i>
tra đối với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng, nhiệm kỳ 2015 – 2020, Ban
Thường vụ Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc, Ban Thường vụ Đảng uỷ Tập đồn Dầu khí Quốc
gia Việt Nam; Ban Thường vụ Đảng uỷ Tập đồn Hố chất Việt Nam, Ban cán sự
đảng UBND tỉnh Quảng Nam, Hà Tĩnh, Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi
trường, cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ. Uỷ ban Kiểm tra Trung
ương đã thi hành kỷ luật và đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật
nghiêm minh đối với các cán bộ, đảng viên vi phạm, kể cả cán bộ cao cấp của
Đảng, đồng thời chỉ đạo cấp uỷ, tổ chức đảng cấp dưới làm rõ và xử lý trách
nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan và kiến nghị thu hồi cho ngân sách nhà
nước hàng nghìn tỷ đồng…; xem xét lại việc thi hành kỷ luật của Tỉnh uỷ, Ban
Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá.
<i>Thứ ba, Ngành kiểm tra đã thực hiện toàn diện các nhiệm vụ theo quy định</i>
<i>của Điều lệ Đảng và nhiệm vụ cấp ủy giao, trọng tâm là kiểm tra đảng viên và tổ</i>
<i>chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm, qua đó góp phần xây dựng và chỉnh</i>
<i>đốn Đảng, tạo được niềm tin trong nhân dân. UBKT Trung ương đã kiểm tra 12 tổ</i>
chức đảng và 16 đảng viên, trong đó có 3 đồng chí là Ủy viên Trung ương Đảng
nhiệm kỳ Đại hội XI, XII. Qua kiểm tra đã thi hành kỷ luật theo thẩm quyền đối
với 18 đảng viên; đề nghị Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư
thi hành kỷ luật 3 tổ chức đảng bằng hình thức cảnh cáo và 10 đảng viên từ cảnh
cáo đến cách chức; UBKT các cấp kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm 3.601 tổ chức
<b>Một số nhiệm vụ trọng tâm Ngành Kiểm tra của Đảng trong năm 2018:</b>
<i>Thứ nhất, cấp uỷ, tổ chức đảng và uỷ ban kiểm tra các cấp tiếp tục quán triệt và</i>
nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn nữa vị trí, vai trị, tầm quan trọng của cơng tác kiểm
tra, giám sát, kỷ luật Đảng; hoạt động kiểm tra, giám sát, là một trong những phương
thức lãnh đạo của Đảng, một bộ phận quan trọng trong công tác xây dựng Đảng.
<i>Thứ hai, tích cực, chủ động, đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực</i>
hiện công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật, thực hiện có hiệu quả Nghị
quyết Đại hội XII, Nghị quyết Trung ương 4, khố XII gắn với cơng tác phịng,
chống tham nhũng, lãng phí.
<i>Thứ ba, tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình kiểm tra, giám sát năm</i>
2018. Tập trung kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, gắn
với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
<i>Thứ tư, kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra các cấp, xây</i>
dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra các cấp thực sự có chất lượng, có phẩm chất đạo đức
cách mạng, có bản lĩnh chính trị, kinh nghiệm, tính chiến đấu cao, có kỹ năng
nghiệp vụ thuần thục, phương pháp công tác khoa học, thận trọng, khách quan và
có ứng xử văn hố, đủ sức hồn thành nhiệm vụ kiểm tra của Đảng.
4
Thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, những năm qua, cấp ủy, chính
quyền địa phương và các đơn vị trong toàn quân đã chú trọng, quan tâm lãnh đạo,
chỉ đạo chặt chẽ công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, hằng năm, đã tuyển
quân đủ 100% chỉ tiêu được giao; chất lượng đảm bảo, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
xây dựng quân đội trong tình hình mới. Tuy nhiên, quá trình thực hiện tuyển quân ở
một số địa phương, đơn vị phối hợp chưa chặt chẽ; khâu sơ tuyển tại cấp cơ sở còn
sơ sài, vẫn còn một số trường hợp tân binh phải loại trả, chủ yếu do không đủ tiêu
chuẩn sức khỏe<b>.</b>
Để nâng cao chất lượng tuyển quân năm 2018, Bộ Quốc phòng đề nghị các
địa phương, đơn vị cần lưu ý một số nội dung như sau:
<i><b>(1) Về tiêu chuẩn tuyển chọn qn</b></i>
a) Đối với cơng dân trên cơ thể có hình xăm, chữ xăm
- Nếu hình xăm, chữ xăm dưới da khơng thể tẩy, xóa bằng hóa chất và thuộc
một trong các trường hợp sau đây thì khơng tuyển chọn và phục vụ trong Quân
đội: (1) Hình xăm, chữ xăm có nội dung chống đối chế độ, chia rẽ dân tộc, mang
tính kinh dị, kỳ qi, kích động tình dục, bạo lực; (2) Hình xăm, chữ xăm gây phản
cảm, phản ánh khơng đúng về các tơn giáo, tín ngưỡng hoặc có nội dung khơng
phù hợp với thuần phong, mỹ tục, văn hóa của dân tộc, con người Việt Nam; mê
tín dị đoan, hoặc mang biểu tượng của lực lượng vũ trang nước ngồi... ở những vị
trí lộ diện, như: mặt, đầu, cổ, tay...
- Trường hợp hình xăm, chữ xăm có thể tẩy, xóa bằng hóa chất; khơng mang
những nội dung nêu trên có thể được tuyển chọn vào phục vụ trong Quân đội...
b) Về tuyển chọn công dân nữ nhập ngũ
- Yêu cầu tuyển chọn, thực hiện như năm 2017; tuổi đời từ đủ 18 đến hết 25
tuổi, (đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi với những công dân tốt nghiệp cao đẳng, đại học);
chưa có chồng, chưa có con; đủ sức khỏe loại 1, loại 2, chiều cao từ 1,60 m trở lên,
ngoại hình cân đối; có trình độ văn hóa tốt nghiệp đào tạo trung cấp trở lên, ưu tiên
ngành nghề chuyên môn phù hợp theo yêu cầu nhiệm vụ của từng đơn vị được giao
tuyển nữ; bản thân phải có đơn tình nguyện vào phục vụ trong Quân đội.
- Riêng Tổng cục Kỹ thuật, được giao tuyển công dân nữ để làm nhiệm vụ tại
các kho chiến lược, tiến hành tuyển chọn những công dân có hộ khẩu và đang cư
trú trên địa bàn cấp tỉnh có kho chiến lược đóng qn; ngồi tiêu chuẩn chung theo
quy định, được tuyển cơng dân nữ có chiều cao từ 1,58 m trở lên. Bản thân phải tự
nguyện làm nhiệm vụ phục vụ lâu dài tại kho chiến lược của Tổng cục Kỹ thuật.
<i><b> (2) Đối với địa phương giao quân</b></i>
a) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp đối
với công tác tuyển quân; cải cách triệt để, đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút
ngắn thời gian, quy trình tuyển qn; ứng dụng cơng nghệ thông tin trong lập hồ
sơ, quản lý nguồn; đảm bảo dân chủ, công khai, công bằng; đúng quy định của
pháp luật…
tạo nguồn cán bộ cơ sở của địa phương sau này và không để “xã trắng” trong
tuyển quân. Tổ chức Lễ giao nhận quân đúng quy định, trang trọng, vui tươi, an
toàn, tiết kiệm...
<i><b>(3) Đối với đơn vị nhận quân</b></i>
Chủ động hiệp đồng chặt chẽ với địa phương giao quân; xây dựng và tổ chức
triển khai theo kế hoạch về việc tiếp nhận và huấn luyện chiến sĩ mới. Các cơ quan
Bộ Quốc phòng, theo chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra địa
<b>Một số kết quả cụ thể: </b>
<i><b> (1) Về tội phạm hình sự: Đã điều tra, khám phá 42.577 vụ, bắt, xử lý 83.475</b></i>
đối tượng, đạt tỷ lệ 80,41% (cao hơn 2,47% so với 2016); các vụ án rất nghiêm
trọng và đặc biệt nghiêm trọng được khẩn trương điều tra làm rõ, việc điều tra các
vụ xâm hại trẻ em kết quả tốt hơn, được dư luận đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, diễn
biến tình hình tội phạm hình sự cịn nhiều phức tạp, tính chất, mức độ nguy hiểm
gia tăng. Hoạt động của các băng nhóm tội phạm manh động hơn, có lúc, có nơi
gây bức xúc dư luận xã hội...
<i>(2) Tội phạm về kinh tế: Phát hiện 17.159 vụ (nhiều hơn 2% so với năm</i>
<b>2016), tội về tham nhũng phát hiện 185 vụ (ít hơn 24,1% so với năm 2016), buôn</b>
lậu phát hiện 3.945 vụ (nhiều hơn 18,8% so với năm 2016)... Cơ quan Cảnh sát
<b>điều tra Bộ Công an đã thụ lý 17/19 vụ án và 03/04 vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo</b>
Trung ương về phịng, chống tham nhũng chỉ đạo. Đã hồn thành kết luận, chuyển
truy tố xét xử 12 vụ án trọng điểm theo kết luận tại Phiên họp thứ 11 của Ban chỉ
đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng...
<i> (3) Tội phạm sử dụng công nghệ cao: Phát hiện 944 vụ, tăng 41% so với năm</i>
2016. Nhìn chung, tội phạm sử dụng công nghệ cao tiếp tục gia tăng với nhiều
phương thức, thủ đoạn tinh vi, chủ yếu là lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng
internet, như tổ chức đánh bạc, hoạt động bán hàng đa cấp, giao dịch tiền điện tử
(onecoin, bitcoin…), tiềm ẩn nhiều vi phạm.
<i> (4) Tội phạm, vi phạm pháp luật về môi trường: Công an phát hiện, xử lý</i>
Căm-pu-chia và một phần qua tuyến đường hàng không, đường biển.
<b>Một số nhiệm vụ chủ yếu của Ngành Công an trong năm 2018:</b>
<i><b>Thứ nhất, quán triệt và đẩy mạnh việc triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết</b></i>
của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự xã hội.
Trọng tâm là thực hiện Kết luận số 05 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số
48 của Bộ Chính trị; Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016
-2025, định hướng đến năm 2030 và các Chương trình phịng, chống tội phạm, phòng,
chống ma túy, phòng, chống mua bán người đến năm 2020…
<i><b>Thứ hai, tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Bộ luật hình sự năm 2015</b></i>
(sửa đổi, bổ sung năm 2017); Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; Luật tổ chức cơ
quan điều tra; Luật thi hành án hình sự; triển khai các kế hoạch, biện pháp và mở
các cao điểm đấu tranh phòng, chống tội phạm hình sự theo chuyên đề, trên các
tuyến, địa bàn trọng điểm.
<i><b>Thứ ba, tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị số</b></i>
12-CT/TW của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ
án tham nhũng; đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án kinh tế, tham nhũng lớn, nhất là
các vụ án do Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chỉ đạo.
<i>Thứ tư, nâng cao hiệu quả các mặt cơng tác quản lý hành chính về trật tự an</i>
tồn xã hội, nhất là cơng tác quản lý cư trú, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, quản lý các
<i><b>Thứ năm, đẩy mạnh công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế phòng, chống tội</b></i>
phạm, phối hợp ngăn chặn, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm xuyên quốc gia.
Thực hiện có hiệu quả các Hiệp định, Thỏa thuận, Biên bản ghi nhớ trong phòng,
chống tội phạm; phòng, chống ma túy; phòng, chống mua bán người.
Trong những năm qua, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng “xã hội dân sự”
(XHDS) để “diễn biến hòa bình” chống phá nước ta. Chúng tập trung vào một số
hoạt động cơ bản sau:
coi nhà nước đối lập với XHDS; kích động thái độ vơ chính phủ, lấy phá hoại thay
cho xây dựng hịng từng bước đưa XHDS thành lực lượng đối trọng với Đảng, Nhà
nước ta.
<i><b>(2) Các thế lực thù địch lợi dụng XHDS để gây sức ép về dân chủ, nhân</b></i>
quyền, can thiệp vào công việc nội bộ của ta; cổ súy tự do cá nhân thông qua thực
hiện quyền tự do ngơn luận, tự do lập hội, tự do biểu tình,… Chúng đặc biệt cổ súy
quyền bày tỏ chính kiến khơng giới hạn và liên kết hình thành các tổ chức “độc
lập” tham gia vào đời sống cộng đồng, thoát ly khỏi sự lãnh đạo của Đảng, sự quản
lý của Nhà nước; lập các hội, nhóm với tên gọi rất “câu khách” với mục đích thu
hút được nhiều người tham gia, như: “Hội phụ nữ nhân quyền”, “Hội nhà báo độc
lập”, “Hội anh em dân chủ”,…
(3) Các thế lực bên ngồi tìm cách xâm nhập, tác động, chuyển hóa các tổ
chức chính trị, xã hội ở nước ta hịng “phi chính trị hóa” các tổ chức này, từng
(4) Thơng qua các tổ chức quần chúng trong nước để tổ chức các hội thảo, tọa
đàm, diễn đàn có nội dung địi hỏi thực hiện quyền con người như: Quyền tự do
dân chủ, tự do ngơn luận, báo chí, lập hội,… theo tiêu chí phương Tây. Chúng tìm
ra cái gọi là “Bản tuyên cáo” của các tổ chức XHDS “Hiệp hội Giáo dân Cồn
Dầu”, “Nhóm người bảo vệ nhân quyền”, “Hội Dân oan đòi quyền sống”, “Tuyên
bố thực thi quyền dân sự và chính trị” để kêu gọi, khởi xướng “diễn đàn” nhằm tập
hợp ý kiến quần chúng đòi chuyển đổi thể chế chính trị ở nước ta...
Để đấu tranh có hiệu quả với âm mưu, thủ đoạn lợi dụng XHDS thực hiện
“diễn biến hòa bình” chống phá Đảng, Nhà nước ta, các ban, bộ, ngành, địa
phương cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
<i>Thứ nhất, tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước</i>
đối với hoạt động của các hội, đoàn quần chúng và các tổ chức phi chính phủ (NGO)
đang hoạt động ở nước ta. Giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo trực tiếp, toàn diện
đối với cả hệ thống chính trị, trong đó có các tổ chức chính trị, xã hội. Nâng cao
năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, xã hội,
tổ chức quần chúng, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị
trong sạch, vững mạnh.
<i>Thứ hai, tăng cường, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền,</i>
XHDS xâm phạm an ninh chính trị, trật tự xã hội. Kiên quyết xử lý các hội, đoàn
thể, các tổ chức NGO hoạt động vi phạm pháp luật.
<i>Thứ tư, tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật nhằm điều</i>
chỉnh hoạt động của các tổ chức, đồn thể, hội nhóm phù hợp với định hướng phát
triển đất nước, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của nhân dân.
Đổi mới cơ chế quản lý nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội hoạt động theo
đúng đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần vào sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
<b>HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI, TIN THẾ GIỚI</b>
<i><b>(1) Về mơ hình và cấu trúc kinh tế của một số nước: </b></i>
<i>Mỹ đi đầu về kinh tế số và đã thu được nhiều kết quả tích cực, FDI vào Mỹ</i>
năm 2017 tăng cao hơn năm 2016 (385 tỷ USD) do Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc đều tăng đầu tư vào Mỹ. Tuy nhiên, mức tăng trưởng của Mỹ chỉ đạt khoảng
2,5% so với kỳ vọng 3%.
<i>Trung Quốc dẫn đầu phát triển kinh tế hỗn hợp. Tăng trưởng 2017 đạt 6,8%.</i>
Dù mức GDP mới chỉ bằng hơn 60% của Mỹ nhưng Trung Quốc vẫn đóng góp
Abenomics của Nhật Bản vẫn chưa có đột phá, tăng trưởng 2017 đạt 1,8%.
EU hậu Brexit đang lấy lại đà tăng trưởng và có thể đạt 2,3%. Kinh tế Ấn Độ suy
giảm còn ở mức 6,7% do đổi tiền và cải cách thuế. Nga đã chặn được suy thoái
kinh tế, tăng trưởng 2017 trên 1,5%, đứng đầu thế giới về xuất khẩu lúa mỳ.
<i><b>(2) Quan hệ nước lớn và trật tự thế giới</b></i>
Nước Mỹ vẫn là siêu cường toàn diện duy nhất, chưa có đối thủ sánh ngang,
nhưng ảnh hưởng và vai trò quốc tế suy giảm thêm do Tổng thống Đô-nan Trăm
theo đuổi chủ nghĩa biệt lập mới “Nước Mỹ trên hết”.
Trung Quốc, tuy chưa thu hẹp đáng kể khoảng cách kinh tế và quân sự với Mỹ,
nhưng trong nhiệm kỳ Đại hội XVIII đã vượt hẳn lên trở thành cường quốc thế giới.
Sau Đại hội XIX, Trung Quốc đang nỗ lực để “ngày càng đến gần trung tâm vũ đài
thế giới” trong khi Mỹ lại có khuynh hướng “biệt lập mới” tạo tiền đề cho hình thái
trật tự hai cực Mỹ - Trung trong tương lai.
Tổng thống Đô-nan Trăm buộc EU phải điều chỉnh lại chính sách an ninh - đối
ngoại theo hướng “tự cứu”.
<i><b> (3) Khủng hoảng và nguy cơ chiến tranh</b></i>
Cuộc khủng hoảng tên lửa hạt nhân Bắc Triều Tiên cho thấy rõ hơn khả năng
nâng cao năng lực tên lửa hạt nhân và tính tốn chiến lược của Triều Tiên, ý đồ và
giới hạn hành động của Trung Quốc và Mỹ. Các bên đều đang tiến hành cuộc chơi
theo cách của mình và đều khơng muốn chiến tranh xảy ra vì q rủi ro.
Tình hình Trung Đơng vẫn bùng nhùng, riêng IS đã bị tiêu diệt ở vùng đất
thánh Xy-ri và Irắc, nhưng lại xảy ra các vụ khủng bố mới của IS ở Bắc Phi, châu
Âu, Đông Nam Á, Ápganixtan và Thổ Nhĩ Kỳ.
Tình hình khu vực châu Á, Mỹ đã tiến hành một số chuyến tuần tra trên biển
Đơng, nhưng vì tập trung vào vấn đề tên lửa hạt nhân của Bắc Triều Tiên, nên vấn
đề Biển Đông bị sao lãng và Trung Quốc tiếp tục quân sự hố củng cố ngun
trạng mới. Việc Tổng thống Đơ-nan Trăm coi trọng song phương, coi nhẹ đa
phương, không nhắc tới Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma và Bru-nây trong phát biểu ở
Diễn đàn Cấp cao APEC Đà Nẵng làm cho ASEAN bị chia rẽ thêm.
<i><b>(4) Đối với Việt Nam, thời cơ và thách thức luôn đan xen. Nhận diện đúng</b></i>
tương tác Mỹ - Trung - Việt trong cục diện thế giới đang thay đổi có tính bước
ngoặt là điều kiện tiên quyết cho hoạch định chính sách, lựa chọn biện pháp và
sách lược để vượt thách thức, đón thời cơ mới ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái
Bình Dương. Trong thời gian tới, Việt Nam vừa tham gia TPP11 và vừa có FTA
với Mỹ; tranh thủ các cơ hội từ cách mạng công nghiệp 4.0; độc lập và thăng bằng
chiến lược trong cục diện mới địi hỏi Việt Nam phải có quan hệ đối tác chiến lược
với tất cả các nước Ủy viên Thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc.
Về vấn đề Biển Đông, hai bên khẳng định tầm quan trọng của hịa bình, ổn
định, an toàn, an ninh và tự do hàng hải và hàng khơng, nhất trí giải quyết hịa bình
các tranh chấp, tơn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Cơng ước của Liên Hợp
quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá
cao lập trường của Ấn Độ về vấn đề Biển Đông và hoan nghênh Ấn Độ tiếp tục
hợp tác với Việt Nam thăm dò, khai thác dầu khí tại vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa của Việt Nam ở Biển Đông; cho biết, Việt Nam sẵn sàng phối hợp với
phía Ấn Độ và các nước ASEAN để thúc đẩy nội dung hợp tác an ninh biển tại các
<b>Toàn cảnh kỳ họp lần thứ 40 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Lào. Ảnh nguồn: vov.vn.</b>
<i>- Kỳ họp lần thứ 40 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào tổ chức ngày</i>
05/02/2018 tại thủ đô Viêng Chăn (Lào). Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ
tướng Lào Thong-lun Xi-xu-lít đồng chủ trìKỳ họp. Hai bên bày tỏ vui mừng và
đánh giá cao kết quả hợp tác toàn diện giữa hai nước. Trong năm 2017, hai bên đã
triển khai có hiệu quả các Thỏa thuận cấp cao và các thỏa thuận giữa các bộ,
ngành, địa phương; đặc biệt, hai bên đã tổ chức tốt “Năm Đoàn kết, hữu nghị Việt
Nam - Lào, Lào - Việt Nam năm 2017”. Trong năm 2018, hai bên thống nhất tập
trung thực hiện tốt các Tuyên bố chung và Thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai
nước; các thỏa thuận giữa các bộ, ngành, địa phương hai nước; thúc đẩy quan hệ
chính trị - đối ngoại - an ninh, quốc phịng, đầu tư, thương mại, phấn đấu đưa kim
ngạch hai chiều năm 2018 tăng 10% so với năm 2017; mở rộng hợp tác đào tạo
nguồn nhân lực, đầu tư các dự án hạ tầng giao thông kết nối hai nước, hợp tác quản
lý sử dụng bền vững nguồn nước và các nguồn tài nguyên thiên nhiên…; ủng hộ và
hợp tác tốt tại các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế.
của Chính phủ hai nước cho các tập thể và cá nhân có thành tích trong Năm Đoàn
kết, hữu nghị Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam năm 2017.
<b>Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các nước tại Hội nghị cấp cao Kỷ niệm ASEAN</b>
<b>- Ấn Độ. Ảnh nguồn: nhandan.com.vn.</b>
<i>- Hội nghị cấp cao Kỷ niệm ASEAN - Ấn Ðộ tổ chức ngày 25/01/2018, tại thủ</i>
<i>đô Niu Ðê-li (Ấn Ðộ), với chủ đề "Chia sẻ giá trị, cùng chung vận mệnh". Hội nghị</i>
Các nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục đẩy mạnh quan hệ đối tác chiến lược
ASEAN - Ấn Ðộ trên tất cả các mặt thông qua thực hiện đầy đủ và hiệu quả Kế
hoạch hành động ASEAN - Ấn Ðộ, giai đoạn 2016 - 2020; tiếp tục củng cố cơ chế
đối thoại các cấp; đẩy mạnh quan hệ kinh tế - thương mại, hợp tác hàng hải, hàng
không, công nghệ thông tin, tăng cường giao lưu doanh nghiệp…; gia tăng hợp tác
trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục - đào tạo, bảo vệ mơi trường và đa dạng sinh
học...; tăng cường hợp tác và phối hợp trong giữ gìn hịa bình và an ninh khu
vực...; cam kết tiếp tục đối thoại và hợp tác thơng qua các cơ chế khu vực nhằm
duy trì hịa bình, ổn định, an ninh, an tồn, tự do hàng hải và hàng không; khẳng
định ủng hộ việc thực hiện đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở
Biển Ðơng (DOC) và sớm hồn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Ðông (COC).
cách mạng 4.0 để đẩy nhanh phát triển; (2) tăng cường kết nối, gồm kết nối hạ tầng
đường bộ, đường biển, kết nối số và giao lưu nhân dân; (3) tăng cường hợp tác vì
hịa bình, ổn định ở khu vực, ứng phó các thách thức an ninh, truyền thống và phi
truyền thống.
Kết thúc hội nghị, lãnh đạo các nước ASEAN và Ấn Ðộ đã thông qua Tuyên
bố Ðê-li, đề ra tầm nhìn và phương hướng thúc đẩy tồn diện quan hệ đối tác chiến
lược ASEAN - Ấn Ðộ những năm tới.
<i>- Mỹ công bố Báo cáo đánh giá tình hình hạt nhân 2018 (NPR): Ngày</i>
02/02/2018, Bộ Quốc phịng Mỹ chính thức cơng bố NPR, trong đó nêu lên chính
sách của Mỹ trong tương lai hướng đến mở rộng và phát triển năng lực hạt nhân.
Trong báo cáo NPR nhấn mạnh, nước Mỹ đang đối mặt với một môi trường đe dọa
hạt nhân lớn chưa từng có, trong bối cảnh các đối thủ tiềm tàng của Mỹ đạt được
Nga và Trung Quốc đã lên án mạnh mẽ NPR của Mỹ: Chủ tịch Ủy ban Các
vấn đề quốc tế của Đuma Quốc gia (Hạ viện) Nga Leonid Slutsky tuyên bố NPR
rất nguy hiểm và có thể dẫn tới một giai đoạn chạy đua vũ trang mới trên thế giới.
Ơng nhấn mạnh, Mỹ và Nga cần duy trì các cuộc đối thoại mang tính xây dựng
nhằm cải thiện mối quan hệ song phương. Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày
04/02/2018 nhấn mạnh, các hoạt động quân sự của Trung Quốc là nhằm phòng thủ
và các lực lượng hạt nhân của nước này cũng ở mức "tối thiểu" để đảm bảo an ninh
quốc gia. Trung Quốc hy vọng Mỹ sẽ từ bỏ tư tưởng chiến tranh Lạnh và đi đầu
trong việc giải trừ hạt nhân.
<b>Vai trò của Nga trong cuộc chiến tại Xy-ri: </b>
Trải qua gần 7 năm khủng hoảng, đến nay cục diện tình hình tại Xy-ri đã có
những thay đổi lớn và dần đi đến hồi kết. Chính quyền Tổng thống Át-xát khơng bị
sụp đổ như ý đồ, mong muốn của Mỹ và đồng minh, ngược lại Chính phủ Xy-ri vẫn
được giữ vững do có sự hỗ trợ đắc lực trên mọi phương diện của Nga. Cụ thể là:
<i>Về phương diện quân sự, trong 02 năm qua, các máy bay Nga đã tiến hành</i>
hơn 30.000 đợt xuất kích, phá hủy hơn 96.000 mục tiêu của lực lượng khủng bố ở
Xy-ri. Nga không trực tiếp tham gia chiến đấu trên bộ nhiều, mà sử dụng lực lượng
đã đạt được một thỏa thuận ngừng bắn và giảm căng thẳng ở 04 khu vực lớn tại
Xy-ri; lần đầu tiên trong lịch sử, Vua A-rập Xê-út, Quốc vương Ca-ta sang thăm
Nga cũng như quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ được cải thiện đã mở ra những cơ hội
mới cho tiến trình hịa bình tại Xy-ri. Việc những nước này đang từ vị thế đồng
minh của Mỹ chuyển sang hợp tác với Nga cho thấy thắng lợi về mặt ngoại giao
của Nga.
<b>Những thách thức đặt ra đối với Nga</b>
Tuy đã đạt được nhiều thành công ở Xy-ri, nhưng chiến lược của Nga ở nước
này sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Những vấn đề mà Nga cần phải giải
quyết sắp tới là: (1) Chuyển những lợi thế có được về mặt quân sự thành kết quả cụ
thể trên bàn đám phán quốc tế, xây dựng một tiến trình chính trị được sự ủng hộ
của Liên Hợp quốc nhằm củng cố quyền kiểm soát của Chính quyền Át-xát đối với
Xy-ri; (2) Đối phó với chính sách can thiệp, gây bất ổn của Mỹ ở Trung Đơng; (3)
Giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn cịn tồn tại trong nội bộ liên minh khu vực.
Cuộc chiến tại Xy-ri gần tới giai đoạn kết thúc, nhưng sẽ mở đầu cho một giai
đoạn phức tạp và căng thẳng đối với các bên tham chiến trong việc hoạch định
tương lai cho Xy-ri. Những thỏa thuận về một giải pháp mà các bên có thể chấp
nhận được để kết thúc cuộc chiến tại Xy-ri là điều rất phức tạp. Xy-ri thời kỳ
khơng cịn IS sẽ vẫn là giai đoạn khó khăn, tiến thoái lưỡng nan, các đối thủ, đồng
minh tham chiến tại Xy-ri sẽ phải tìm kiếm các câu trả lời, đó là vẫn để chiến sự
leo thang hay dàn xếp thỏa thuận để rút chân ra khỏi vũng lầy ở Xy-ri.
<b>VĂN BẢN MỚI</b>
<b>Từ ngày 01/01/2018, một số quy định về lĩnh vực bảo hiểm xã hội</b>
<b>(BHXH) được nêu trong Luật Hình sự năm 2015, Luật Bảo hiểm xã hội năm</b>
<b>2014 và các Thông tư liên quan bắt đầu có hiệu lực.</b>
<i><b>Thêm 02 nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc</b></i>
Theo quy định của Luật BHXH 2014, từ 01/01/2018 người lao động có hợp
đồng lao động từ 1 tháng đến dưới 3 tháng và người lao động là cơng dân nước
ngồi vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động được cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam cấp, hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của
Việt Nam cấp, được tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
<i><b>Điều chỉnh chế độ hưu trí mới</b></i>
Từ ngày 01/01/2018, lao động nữ nghỉ hưu khi đóng đủ 15 năm BHXH hưởng
lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Từ năm thứ 16
trở đi, mức hưởng BHXH tăng thêm 2%; đóng đủ 30 năm được hưởng lương hưu
tối đa 75% thay vì 25 năm như hiện nay.
Lao động nam nghỉ hưu trong năm 2018 đóng đủ 31 năm BHXH hưởng lương
hưu tối đa 75% bình qn tiền lương tháng đóng BHXH. Nếu lao động nam nghỉ
hưu từ năm 2019, 2020, 2021 và 2022 trở đi phải đóng tương ứng từ 32 đến 35
năm BHXH mới được hưởng 75%.
Muốn hưởng lương hưu tối đa 75%, người lao động đóng BHXH thêm 5 năm
nữa so với hiện nay. Mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi theo quy định thì bị trừ 2%.
<i><b>Nhà nước hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện</b></i>
Từ ngày 01/01/2018, ngân sách nhà nước hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người
tham gia BHXH tự nguyện. Người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ
trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ
nghèo của khu vực nông thôn. Cụ thể: bằng 30% đối với người tham gia BHXH tự
nguyện thuộc hộ nghèo; bằng 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc
hộ cận nghèo; bằng 10% đối với các đối tượng khác. Thời gian hỗ trợ tùy thuộc
vào thời gian tham gia BHXH tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng không quá
10 năm (120 tháng).
Người tham gia BHXH tự nguyện thuộc đối tượng được hỗ trợ nộp số tiền
đóng BHXH phần thuộc trách nhiệm đóng của mình cho cơ quan BHXH hoặc đại
lý thu. Định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng, cơ quan BHXH tổng hợp số đối
tượng được hỗ trợ, số tiền thu của đối tượng và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ
theo mẫu, gửi cơ quan tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ BHXH...