Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghiên cứu, đánh giá mô hình hoàn phục môi trường đất khu khai thác bauxite Tân Rai, tỉnh Lâm Đồng và đề xuất các giải pháp sử dụng đất hợp lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 100 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ </b>



<b>NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ MƠ HÌNH HỒN PHỤC </b>


<b>MƠI TRƯỜNG ĐẤT KHU KHAI THÁC BAUXITE TÂN RAI, </b>



<b>TỈNH LÂM ĐỒNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP </b>


<b>SỬ DỤNG ĐẤT HỢP LÝ </b>



<b>CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG </b>



<b>NGUYỄN CÔNG LONG </b>



<b>HÀ NỘI, NĂM 2019 </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ </b>



<b>NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ MƠ HÌNH HỒN PHỤC </b>


<b>MƠI TRƯỜNG ĐẤT KHU KHAI THÁC BAUXITE TÂN RAI, </b>



<b>TỈNH LÂM ĐỒNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP </b>


<b>SỬ DỤNG ĐẤT HỢP LÝ </b>



<b>NGUYỄN CÔNG LONG </b>



<b>CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG </b>


<b>MÃ SỐ: 8440301 </b>



<b>NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: </b>


<b>TS. NGUYỄN MẠNH HÀ </b>



<b>TS. BÙI THỊ THƯ </b>




<b>HÀ NỘI, NĂM 2019 </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Cán bộ hướng dẫn chính: TS. Nguyễn Mạnh Hà


<i>(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị) </i>



Cán bộ hướng dẫn phụ: TS. Bùi Thị Thư



<i>(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị) </i>



Cán bộ chấm phản biện 1: TS. Hoàng Anh Lê


<i>(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị) </i>



Cán bộ chấm phản biện 2: TS. Nguyễn Thu Huyền


<i>(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị) </i>



Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:



HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


<b>TÁC GIẢ LUẬN VĂN </b>


<i>(Ký và ghi rõ họ tên) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Xin chân thành cảm ơn Trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
đã tạo quan tâm, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, lãnh đạo khoa Mơi trường đã nhất trí cho tôi
<i><b>thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá mơ hình hồn phục mơi </b></i>



<i><b>trường đất khu khai thác bauxite Tân Rai, tỉnh Lâm Đồng và đề xuất giải pháp </b></i>
<i><b>sử dụng đất hợp lý”. </b></i>


<i>Tôi xin chân thành cảm ơn Đề tài ―Nghiên cứu ứng dụng tổ hợp các giải </i>
<i>pháp cải tạo, phục hồi hệ sinh thái khu vực bãi thải và khu khai thác khoáng sản </i>


<i>nhằm ngăn ngừa hoa mạc hóa, sử dụng đất hiệu quả, bền vững vùng Tây </i>
<i>Nguyên”, mã số: TN17/T04 đã tạo điều kiện cho tôi khi cung cấp thông tin, tài </i>
<i>liệu và hỗ trợ chi phí trong q trình thực hiện luận văn; và đề tài ―Nghiên cứu </i>
<i>tuyển chọn tập đoàn cây trồng phù hợp và biện pháp kỹ thuật gây trồng góp phần </i>


<i>phục hồn mơi trường sau khai thác Bauxite ở Tây Nguyên”, mã số: </i>
ĐTĐL.2011/T03 đã đồng ý cho tôi tham khảo một số thông tin, dữ liệu của đề
tài.


Đồng thời, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS. Nguyễn Mạnh Hà –
Trưởng phòng Địa lý Thổ nhưỡng và Tài nguyên đất - Viện Địa lý – Viện Hàn
lâm KHCN Việt Nam và TS. Bùi Thị Thư – Giảng viên Khoa Môi trường –
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo, tạo mọi điều kiện để tơi hồn thành luận văn này.


Cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đồng nghiệp đã luôn đồng hành,
động viên tơi trong qng thời gian hồn thành luận văn này.


Tôi xin chân thành cảm ơn!


<i>Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2019 </i>


<b>HỌC VIÊN THỰC HIỆN </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>Lời cam đoan ... i </b>


<b>Lời cảm ơn ... ii </b>


<b>Mục lục ... iii </b>


<b>Danh mục từ viết tắt ... iv </b>


<b>Danh mục bảng ... v </b>


<b>Danh mục hình ... vi </b>


<b>MỞ ĐẦU ... 1 </b>


<b>Chƣơng 1. TỔNG QUAN ... 3 </b>


1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ sử dụng trong luận văn ... 3


1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến cải tạo, phục
hồi môi trường đất khu khai thác khống sản ... 4


<i>1.2.1. Tình hình khai thác và cải tạo, phục hồi môi trường đất sau khai thác </i>
<i>trên thế giới ... 4 </i>


<i>1.2.2. Tình hình cải tạo, phục hồi mơi trường sau khai thác ở Việt Nam ... 7 </i>


<i>1.2.3. Tình hình nghiên cứu cải tạo, phục hồi hệ sinh thái đất, hồn phục mơi </i>
<i>trường sau khai thác khống sản ở Tây Nguyên ... 13 </i>



1.3. Tổng quan về khu khai thác bauxite Tân Rai, tỉnh Lâm Đồng ... 15


<i>1.3.1. Vị trí địa lý ... 15 </i>


<i>1.3.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ... 16 </i>


<i>1.3.3. Đặc điểm địa hình, địa chất ... 18 </i>


1.4. Quy trình khai thác, chế biến quặng bauxite Tân Rai ... 20


<i>1.4.1. Khai thác quặng bauxite và quá trình hình thành bãi thải ... 20 </i>


<i>1.4.2. Chế biến quặng bauxite và quá trình hình thành hồ bùn thải ... 22 </i>


1.5. Các chỉ tiêu được lựa chọn để đánh giá chất lượng môi trường đất khu khai
thác bauxite Tân Rai ... 25


<b>Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU27 </b>
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ... 27


2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ... 27


<i>2.2.1. Thời gian nghiên cứu ... 27 </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i>2.3.1. Phương pháp thu thập tổng hợp tài liệu ... 33 </i>


<i>2.3.2. Phương pháp thực nghiệm ... 33 </i>


<i>2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu ... 43 </i>



<b>Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ... 48 </b>


3.1. Kết quả khảo sát thực địa ... 48


<i>3.1.1. Kết quả khảo sát khu khai thác bauxite Tân Rai ... 48 </i>


<i>3.1.2. Kết quả khảo sát các khu vực lấy mẫu nghiên cứu... 49 </i>


3.2. Đánh giá hiệu quả mơ hình hồn phục mơi trường đất bãi thải sau khai thác
bauxite (MH1) ... 50


<i>3.2.1. Đánh giá hàm lượng KLN trong mẫu thổ nhưỡng MH1 ... 50 </i>


<i>3.2.2. Đánh giá các chỉ tiêu hóa học trong mẫu thổ nhưỡng MH1 ... 54 </i>


<i>3.2.3. Đánh giá hàm lượng KLN trong mẫu nơng hóa MH1... 57 </i>


<i>3.2.4. Đánh giá các chỉ tiêu hóa học trong mẫu thổ nhưỡng MH1 ... 60 </i>


<i>3.2.5. Đánh giá chất lượng đất tại MH1 bằng chỉ số SCLĐ</i> ... 63


3.3. Đánh giá hiệu quả mơ hình hồn phục mơi trường đất hồ bùn thải sau tuyển
quặng (MH3) ... 64


<i>3.3.1. Đánh giá hàm lượng KLN trong mẫu thổ nhưỡng MH3 ... 64 </i>


<i>3.3.2. Đánh giá các chỉ tiêu hóa học trong mẫu thổ nhưỡng MH3 ... 68 </i>


<i>3.3.3. Đánh giá hàm lượng KLN trong mẫu nơng hóa MH3... 71 </i>



<i>3.3.4. Đánh giá các chỉ tiêu hóa học trong mẫu nơng hóa MH3 ... 75 </i>


<i>3.3.5. Đánh giá chất lượng dất tại MH3 bằng chỉ số SCLĐ</i> ... 78


3.4. Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất hợp lý ... 80


<i>3.4.1. Giải pháp chính sách quản lý nhà nước ... 80 </i>


<i>3.4.2. Giải pháp quy hoạch, xây dựng cơng trình ... 81 </i>


<i>3.4.3. Giải pháp khuyến khích, tuyên truyền, hỗ trợ ... 83 </i>


<b>KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... 85 </b>


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 87 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

HPMT Hồn phục mơi trường


HST Hệ sinh thái


KHM Ký hiệu mẫu


KLN Kim loại nặng


KT-XH Kinh tế - Xã hội


MH1 Mơ hình 1


MH3 Mơ hình 3



MTV Một thành viên


TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam


TNHH Trách nhiệm hữu hạn


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Bảng 1.1. Các yếu tố khí hậu khu vực mỏ bauxite Tân Rai (2012-2016)... 16


Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu thổ nhưỡng ... 38


Bảng 2.2. Vị trí lấy mẫu nơng hóa ... 40


Bảng 2.3. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu hóa học trong đất ... 42


Bảng 2.4. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu kim loại nặng trong đất ... 43


Bảng 2.5a. Bảng đánh giá chỉ tiêu hóa học theo thang màu ... 44


Bảng 2.5b. Bảng đánh giá chỉ tiêu hóa học theo thang màu ... 45


Bảng 2.6. Bảng đánh giá chỉ tiêu hóa học theo thang điểm ... 45


Bảng 3.1. Thơng tin khảo sát khu khai thác bauxite Tân Rai ... 48


Bảng 3.2. Thông tin khảo sát khu vực lấy mẫu ... 49


Bảng 3.3. Bảng tổng hợp hàm lượng KLN mẫu thổ nhưỡng MH1 ... 50


Bảng 3.4a. Hàm lượng các chỉ tiêu hóa học trong mẫu thổ nhưỡng mơ hình 1 .. 54



Bảng 3.4b. Hàm lượng các chỉ tiêu hóa học trong mẫu thổ nhưỡng mơ hình 1 .. 56


Bảng 3.5. Bảng tổng hợp hàm lượng KLN mẫu nơng hóa MH1 ... 57


Bảng 3.6a. Hàm lượng các chỉ tiêu hóa học trong mẫu nơng hóa mơ hình 1 ... 61


Bảng 3.6b. Hàm lượng các chỉ tiêu hóa học trong mẫu nơng hóa mơ hình 1 ... 62


Bảng 3.7. Bảng đánh giá chất lượng đất theo thang điểm của MH1 ... 63


Bảng 3.8. Bảng tổng hợp hàm lượng KLN mẫu thổ nhưỡng MH3 ... 65


Bảng 3.9a. Hàm lượng các chỉ tiêu hóa học trong mẫu thổ nhưỡng mơ hình 3 .. 68


Bảng 3.9b. Hàm lượng các chỉ tiêu hóa học trong mẫu thổ nhưỡng mơ hình 3 .. 70


Bảng 3.10. Bảng tổng hợp hàm lượng KLN mẫu nơng hóa MH3 ... 71


Bảng 3.11a. Hàm lượng các chỉ tiêu hóa học trong mẫu nơng hóa mơ hình 3 .... 75


Bảng 3.11b. Hàm lượng các chỉ tiêu hóa học trong mẫu nơng hóa mơ hình 3 .... 77


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Hình 1.1. Sơ đồ thử nghiệm trồng cây trên đất bãi thải mỏ than ... 11


Hình 1.2: Vị trí địa lý khu mỏ ... 16


Hình 1.3. Địa tầng khu vực khai thác Bauxite Tân Rai ... 20


Hình 1.4. Các cơng đoạn khai thác quặng bauxite ... 21



Hình 1.5. Bãi thải chưa hồn thổ ... 22


Hình 1.6. Bãi thải đã hoàn thổ và trồng Keo ... 22


Hình 1.7. Quy trình tuyển quặng hình thành bùn thải và hồ bùn thải ... 23


Hình 1.8. Hồ bùn thải quặng đi ở Tân Rai ... 25


Hình 2.1. Vị trí nghiên cứu mơ hình hồn phục mơi trường đất ... 28


Hình 2.2. Sơ đồ bố trí cây trồng Mơ hình 1 ... 29


Hình 2.3. Sơ đồ bố trí cây trồng MH3 ... 31


Hình 2.4. Vị trí lấy mẫu TR2 tại mơ hình 1 ... 36


Hình 2.5. Vị trí lấy mẫu TR1 tại mơ hình 3 ... 36


Hình 2.6. Vị trí lấy mẫu nền TR3 cạnh hồ bùn thải quặng đuôi số 5 ... 37


Hình 2.7. Vị trí lấy mẫu nền TR4 trên đất quặng sắp khai thác, đang trồng
cà phê... 37


Hình 2.8. Vị trí lấy mẫu TR5 tại mơ hình của đề tài ĐTĐL.2011/T03 ... 38


Hình 3.1. Biểu đồ hàm lượng Cu trong mẫu thổ nhưỡng mơ hình 1 ... 51


Hình 3.2. Biểu đồ hàm lượng Pb trong mẫu thổ nhưỡng mơ hình 1 ... 52


Hình 3.3. Biểu đồ hàm lượng Zn trong mẫu thổ nhưỡng mơ hình 1 ... 53



Hình 3.4. Biểu đồ hàm lượng Cu trong mẫu nơng hóa mơ hình 1 ... 58


Hình 3.5. Biểu đồ hàm lượng Pb trong mẫu nơng hóa mơ hình 1 ... 59


Hình 3.6. Biểu đồ hàm lượng Zn trong mẫu nơng hóa mơ hình 1 ... 60


Hình 3.7. Biểu đồ chỉ số SCLĐ của mơ hình 1 ... 64


Hình 3.8. Biểu đồ hàm lượng Cu trong mẫu thổ nhưỡng mơ hình 3 ... 65


Hình 3.9. Biểu đồ hàm lượng Pb trong mẫu thổ nhưỡng mơ hình 3 ... 66


Hình 3.10. Biểu đồ hàm lượng Zn trong mẫu thổ nhưỡng mơ hình 3 ... 67


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11></div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>MỞ ĐẦU </b>


Khai thác tài nguyên, nâng cao giá trị và chất lượng cuộc sống là một trong
những giải pháp được nhiều nước trên thế giới áp dụng, trong đó có Việt Nam.
Tuy vậy, khai thác tài nguyên, đặc biệt là khai thác khoáng sản đã và đang làm
nảy sinh nhiều hệ lụy do chất lượng môi trường bị xuống cấp. Ở nhiều loại hình
sản xuất, vấn đề mơi trường, an ninh, an tồn là hết sức nghiêm trọng; ví dụ như
dự án khai thác Bauxite ở Tân Rai, tỉnh Lâm Đồng.


Để giảm thiểu các tác động tiêu cực do quá trình hậu khai thác gây nên, vấn
đề hoàn nguyên, cải tạo phục hồi môi trường rất được chú trọng. Hơn nữa, đây
còn là nhiệm vụ bắt buộc đã được quy định cụ thể tại Quyết định số
71/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 29/5/2008 và Thông tư số
38/2015/TT-BTNMT ngày 20/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về cải tạo, phục hồi
môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản. Tuy nhiên không phải giải


pháp cải tạo nào cũng tốt, có hiệu quả và đúng quy định. Do vậy nhiều giải pháp
được tính tốn, đề xuất bằng cảm quan, lý thuyết thường không đảm bảo yêu cầu
khoa học và thực tiễn. Bởi lý do khách quan, chủ quan có thể dẫn đến sự yếu
kém của các giải pháp đã được đề xuất.


Chính vì vậy, nhằm giải quyết vấn đề cấp thiết này đề tài cấp nhà nước có
mã số TN17/T04 do TS. Nguyễn Mạnh Hà làm chủ nhiệm đề tài đã ―Nghiên cứu
ứng dụng tổ hợp các giải pháp cải tạo, phục hồi hệ sinh thái khu vực bãi thải và
khu khai thác khoáng sản nhằm ngăn ngừa hoang mạc hóa, sử dụng đất hiệu quả,
bền vững vùng Tây Nguyên‖ [1]. Đề tài đã nghiên cứu và xây dựng 02 mơ hình
thí điểm là mơ hình 1 (MH1) trên bãi thải sau khai thác quặng bauxite và mơ
hình 3 (MH3) trên hồ bùn thải rửa quặng. Mơ hình đã lựa chọn các loài cây trồng
phù hợp trên cơ sở nghiên cứu của đề tài mã số ĐTĐL.2011/T03 do TS. Nguyễn
Thành Mến chủ nhiệm đề tài [2] để áp dụng trên các mơ hình; Kết hợp nhiều
phương pháp và vật liệu mới, phù hợp được các đề tài trong Chương trình Tây
Nguyên 3 nghiên cứu nhằm cải tạo môi trường đất hiệu quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<i><b>tác động thực tế tới mơi trường đất. Vì vậy tơi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu, </b></i>


<i><b>đánh giá mơ hình hồn phục môi trường đất khu khai thác bauxite Tân Rai, </b></i>
<i><b>tỉnh Lâm Đồng và đề xuất giải pháp sử dụng đất hợp lý” để đánh giá chất </b></i>


lượng đất của MH1 và MH3 trong thời gian đầu đi vào thực nghiệm, tập trung
chủ yếu vào phân tích, so sánh, đánh giá hàm lượng các thành phần hóa học
trong đất; Đồng thời đề xuất các giải pháp sử dụng đất hiệu quả sau khi kết thúc
khai thác. Bộ số liệu về mơ hình thực nghiệm và phân tích chất lượng môi trường
đất trước và sau khi cải tạo các bãi thải khu khai thác khoáng sản bauxite Tân Rai
đáng tin cậy và có thể làm cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu tiếp theo về xây
dựng mơ hình thực nghiệm và các nghiên cứu khác liên quan đến hồn phục mơi
trường khu khai thác khống sản.



<i>Mục tiêu nghiên cứu: </i>


Xác định được hàm lượng một số chỉ tiêu hóa học cơ bản và kim loại nặng
trong môi trường đất tại 02 mơ hình MH1 và MH3 - mơ hình của đề tài
ĐTĐL.2011/T03 và các vị trí nền trong khu khai thác Bauxite Tân Rai, tỉnh Lâm
Đồng.


Đánh giá được chất lượng môi trường đất theo thời gian nghiên cứu ở 02
mơ hình hồn phục môi trường đất tại khu khai thác Bauxite Tân Rai, tỉnh Lâm
Đồng.


Đề xuất được các giải pháp sử dụng đất hợp lý cho các khu vực mỏ sau khi
kết thúc khai thác.


<i>Nội dung nghiên cứu: </i>


Khảo sát, đánh giá sơ bộ về khu khai thác mỏ khai thác bauxite Tân Rai,
tỉnh Lâm Đồng và 02 mơ hình hồn phục hồn phục môi trường đất MH1 và
MH3.


Quan trắc và phân tích mẫu đất tại 02 mơ hình MH1 và MH3, mơ hình của
đề tài ĐTĐL.2011/T03 và các vị trí nền khu khai thác Bauxite Tân Rai, tỉnh Lâm
Đồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>Chƣơng 1 </b>


<b>TỔNG QUAN </b>


<b>1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ sử dụng trong luận văn </b>



<i>- Môi trường đất: là mơi trường sinh thái hồn chỉnh, bao gồm vật chất vô sinh </i>
sắp xếp thành cấu trúc nhất định. Các thực vật, động vật và vi sinh vật sống trong
lòng trái đất. Các thành phần này có liên quan mật thiết và chặt chẽ với nhau.
Môi trường đất được xem như là môi trường thành phần của hệ môi trường bao
quanh nó gồm nước, khơng khí, khí hậu... [3].


<i>- Khống vật bauxite: là một loại quặng nhơm trầm tích đát núi lửa có màu hồng, </i>
nâu được hình thành từ q trình phong hóa đá mẹ giàu nhơm hoặc tích tụ từ các
quặng có trước bởi q trình xói mịn. Quặng bauxite tại Việt Nam được phân bố
chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên, chiếm trên 90% tổng trữ lượng cả nước. Trong
đó, Gia Lai và Kon Tum khoảng 11%, Đắc Nông 61% và Lâm Đồng là 20%. Từ
quặng bauxite sẽ tách ra alumina (Al<sub>2</sub>O<sub>3</sub>), ngun liệu chính để luyện nhơm trong
các lị điện phân [4] [5].


<i>- Khai thác bauxite: Trong phạm vi nghiên cứu, đơn vị khai thác sử dụng phương </i>
pháp đào mỏ lộ thiên. Do lớp quặng gần bề mặt nên chỉ cần bóc bỏ lớp đất mặt
phía trên gom về khu bảo quản, sau đó khai thác hết lớp quặng lẫn đất chuyển về
nhà máy để tuyển lấy quặng tinh. Đây cũng là phương pháp thông dụng nhất để
khai thác bauxite [4].


<i>- Hoàn thổ: là công tác khôi phục lại mặt bằng, hiện trạng khu vực khai thác </i>


giống như thời điểm trước khi khai thác. Có thể hiểu đơn giản là hoàn trả lại lớp
đất mặt như ban đầu gồm nhiều chỉ số như: địa hình, địa mạo, tầng thổ nhưỡng,
môi trường đất, thảm thực vật...


<i>- Hồn phục mơi trường đất: là q trình cải tạo, phục hồi môi trường đất sau khi </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan đến cải tạo, </b>



<b>phục hồi mơi trƣờng đất khu khai thác khống sản </b>


<i><b>1.2.1. Tình hình khai thác và cải tạo, phục hồi môi trường đất sau khai thác </b></i>


<i><b>trên thế giới </b></i>


<i>a) Cơng trình nghiên cứu sự thay đổi cấu trúc và tính chất của đất sau cải tạo, </i>


<i>phục hồi mơi trường </i>


Q trình khai thác khoáng sản ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái và
tính chất đất tại khu vực khai khống. Việc cải tạo có thể phục hồi được tính chất
của đất theo giời gian. Vì vậy, nhiều nước trên thế giới đã đi vào nghiên cứu cấu
trúc và tính chất của đất tại các khu vực mỏ khoáng sản nhằm đưa ra những
hướng khắc phục phù hợp.


Như tại Hoa Kỳ, hai nhà khoa học Raj K.Shrestha và Rattan Lai đã đi vào
nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình khai thác và tính chất hóa lý sau cải tạo,
phục hồi của ba loại đất chính ở Ohio. Ba loại đất chính gồm có:
Mahoning-Canfield-Rittman-Chili, Coshocton-Westmoreland-Berks và
Gilpin-Upshur-Lowell-Guernsey. Để khách quan, các nhà nghiên cứu đã xác định 54 vị trí lấy
mẫu ở gần các khu mỏ nằm trên địa bàn tám quận ở miền đông Ohio. Mỗi vị trí
lấy mẫu được lấy hai mẫu và một mẫu nền không bị ảnh hưởng bởi hoạt động
của các mỏ. Mẫu vật liệu composite và cốt lõi được lấy từ độ sâu 0-15, 30-30 và
30-45 cm trong năm 2008. Sau khi phân tích các nhà khoa học đã nhận thấy tỷ
trọng của đất tại các khu vực mỏ tăng 54% so với khu vực đất nền thông thường.
Hoạt động khai thác mỏ cũng làm tăng độ pH và độ dẫn điện (EC), làm giảm
lượng cacbon hữu cơ và nitơ trong đất. Từ đó cho thấy lớp đất mặt khi đưa vào
để hoàn thổ cần được xử lý tốt hơn nhằm bảo vệ cấu trúc của đất, chất dinh


dưỡng, hàm lượng cacbon và nitơ trong đất, tránh hiện tượng thối hóa đất sau
khi khai thác mỏ [6].


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

các phương pháp cải tạo đất [7].


Tại Trung Quốc, nghiên cứu đặc điểm phân bố của các nguyên tố có sẵn
trong đất từ đất khai hoang trong khu vực khai thác mỏ ở khu vực phía Bắc được
thực hiện bởi ba nhà khoa học Li Zhanbin, Zhang Qinling và Li Peng. Nghiên
cứu về sự thay đổi theo không gian và thời gian của các nguyên tố vi lương: Cu,
Fe, Mn, Zn trong đất sau khai thác khoáng sản dưới các điều kiện cải tạo khác
nhau trên lưu vực sông Ulan Moron, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Nghiên cứu
này cho rằng các biện pháp cải tạo khác nhau có ảnh hưởng đáng kể đến hàm
lượng và sự phân bố của các nguyên tố Cu, Fe, Mn, Zn trong đất. Các nguyên tố
này có mỗi tương quan chặt chẽ với độ pH và hàm lượng hữu cơ trong đất. Việc
che phủ mặt đất bằng cây bụi và cây thân thảo phù hợp có thể cải thiện tích cực
hàm lượng các nguyên tố này. Hàm lượng các nguyên tố đã được đo đạc qua thời
gian và tổng kết lại: Hàm lượng Mangan khi mới cải tạo thấp do sự xáo trộn đất
trong khai thác mỏ làm phá hủy cấu trúc ban đầu, tuy nhiên theo thời gian hàm
lượng Mangan trong đất đã được phục hồi và cấu trúc đất cũng được tái tạo lại.
Hàm lượng Sắt khi cải tạo đã tăng lên nhanh chóng và sớm vượt hàm lượng Sắt
trong đất tự nhiên. Hàm lượng Zn và Đồng giảm nhẹ trong thời gian đầu cải tạo,
tuy nhiên sau 8 năm cải tạo đã tăng lên và dần đạt tới lý tưởng. Có nhiều phương
án cải tạo đất giúp phục hồi các nguyên tố vi lượng tuy nhiên việc khắc phục, cải
tạo đất bằng cây bụi và cây thân thảo đã cho thấy hiệu quả rõ rệt qua nghiên cứu
này [8].


<i>b) Cơng trình nghiên cứu tính tốn các chỉ số để đánh giá mức độ thành công </i>


<i>của việc cải tạo đất sau khai thác khống sản </i>



Nhằm mục tiêu tăng tính hiệu quả, giảm lãng phí tài nguyên, nâng cao khả
năng thành công trong việc thực hiện các giải pháp cải tạo đất, một số nhóm
nghiên cứu đã đưa ra được các chỉ số nhằm đánh giá mức độ thành công trong
việc cải tạo đất sau khai thác khoáng sản.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

các lồi thích hợp là cần thiết. Mức độ cải thiện chất lượng đất của các loài cây là
khác nhau, cần có một nghiên cứu tìm ra những chỉ tiêu để sàng lọc các loài một
cách phù hợp. Nhóm tác giả Sangeeta Mukhopadhyay, S.K. Maiti và R.E. Masto
đã sử dụng phương pháp phân tích thành phần chính (PCA) để tính tốn chỉ số
phục hồi đất (RMSI – Reclaimed mine soil index) sau khi trồng 6 loài cây lâm
nghiệp khác nhau trên đất khai thác than. Các loài cây có giá trị RMSI khác nhau
<i>phân theo các nhóm: RMSI cao (>0,50) là Cassia siamea và Dalbergia sissoo, </i>
<i>RMSI trung bình (0,30-0,49) gồm Leucanea leucocephala, Acacia auriculiformis </i>
<i>và Gmelina arborea, RMSI thấp (<0,30)- Terminalia arjuna. Từ đó, C. siamea </i>
<i>và D. sissoo - là các loài có giá trị RMSI cao, phù hợp được khuyến nghị trồng </i>
để cải tạo đất bị suy thoái [9]. Trong một công bố khác, các tác giả này đã tiếp
tục phát triển hướng nghiên cứu trên: Sử dụng chỉ số chất lượng đất mỏ (MSQI -
mine soil quality index) để đánh giá quá trình cải tạo đất trong một dự án khai
thác than tại vùng Bắc Karanpura, Ấn Độ. Hàm lượng Cacbon hữu cơ, độ ẩm, độ
bão hòa bazơ...là những chỉ tiêu đầu vào quan trọng để đánh giá. Các chỉ tiêu trên
được quan trắc từ đất, chuyển thành điểm có giá trị từ 0,00-1,00 sau đó tích hợp
vào MSQI. Giá trị MSQI được phân tích hồi quy với các chỉ tiêu về tăng trưởng
thực vật (chiều cao, đường kính thân, đường kính tán...). Đất có chỉ số MSQI >
0,50 có thể được coi là bền vững về sinh thái hoặc đạt yêu cầu phục hồi [10].


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

Tại Mỹ, có một chương trình phân tích và kiểm kê rừng (FIA) đo lường
một số tính chất vật lý và hóa học của đất để kiểm tra chất lượng đất rừng. Trong
chương trình này, Michael C.Amacher đã nghiên cứu được một chỉ số mới để
đánh giá chất lượng đất rừng, chỉ số chất lượng đất (SQI), tích hợp 19 tính chất
vật lý và hóa học của đất rừng thành một số hằng số duy nhất đóng vai trị là chỉ


số chất lượng của đất. SQI là một công cụ mới để thiết lập cơ sở dữ liệu và
hướng đi mới để đánh giá chất lượng của rừng. Các tính chất vật lý và hóa học
đơn lẻ thường ít có giá trị đối với các nhà khoa học khi đánh giá chất lượng rừng
nói chung. Chỉ số chất lượng đất (SQI) được tính bằng tổng giá trị các thơng số
hóa lý và được tính theo cơng thức sau: SQI = ∑Giá trị thơng số hóa lý của đất
đơn lẻ [12].


<i><b>1.2.2. Tình hình cải tạo, phục hồi mơi trường sau khai thác ở Việt Nam </b></i>


<i>a) Nghiên cứu lựa chọn các loại cây trồng trong cải tạo đất sau khai thác khoáng sản </i>


Về nghiên cứu tuyển chọn cây trồng trên các bãi thải sau khai thác than, Đỗ
Thị Lâm đã tuyển chọn một số loài cây và kỹ thuật gây trồng để cố định bãi thải
<i>tại các mỏ than vùng Đơng Bắc, với 3 lồi: Cốt khí (Tephrosia candida), Sắn dây </i>
<i>dại (Pueraria montana Merra) và Bìm bìm (Impomaea mauritana Jacq); và xác </i>
định các lồi cây gỗ có khả năng sống và sinh trưởng trên các bãi thải than gồm:
Thông nhựa, Thông Đuôi ngựa, Keo lai, Phi lao và Tràm lá dài. Trong 3 năm
<i>(2006 - 2008) Lê Tuấn Lộc từ nghiên cứu ở vùng mỏ thiếc Sơn Dương, Tuyên </i>
Quang đã xây dựng thành công các mơ hình trồng cây che phủ, cải tạo đất với
<i>các lồi cây Cốt khí, Đậu mèo Thái Lan (Mucuna spp) [13] [14]. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<i>As, Zn. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 2 loài Dương xỉ: Pteris vittata và </i>
<i>Pytirogramma calomelanos có khả năng tích lũy rất cao As. Đáng chú ý là một </i>


lượng lớn As từ rễ của hai loài này đã được vận chuyển lên thân và làm cho quá
trình loại bỏ As ra khỏi đất được thuận lợi. Sáu lồi thực vật có khả năng tích lũy
<i>Pb cao trong rễ: Cynodon dactylon (L) Pers., Equisetum ramosissimum (Vauch), </i>
<i>Cyperus rotundus L., Eleusine indica L., Pteris cadieri H. Christ và Polygonum </i>


<i>hydropiper L. Nhóm tác giả cũng tiến hành các nghiên cứu sâu hơn về khả năng </i>



<i>chống chịu và hấp thu kim loại nặng trong đất của Dương xỉ Pteris vittata và </i>
<i>Dương xỉ Pityrogramma calomelanos, cỏ Mần Trầu và Vetiver. Kết hợp tất cả </i>
các dữ liệu trên, lựa chọn ra 4 loài để xây dựng mơ hình trình diễn xử lý ơ nhiễm
đất tại 2 vùng khai thác mỏ Hà Thượng, Đại Từ và Làng Hích, Đồng Hỷ. Trong 4
lồi thực vật này, có 3 lồi thực vật bản địa thu tại khu vực khai thác mỏ (Dương
<i>xỉ Pteris vittata, Dương xỉ Pityrogramma calomelanos và cỏ Mần trầu); 1 loài </i>
mà thế giới sử dụng nhiều cho cải tạo đất ô nhiễm kim loại nặng là cỏ Vetiver.


Tiếp theo đó, đề tài đã áp dụng thí điểm nghiên cứu trên ở xã Hà Thượng,
huyện Đại Từ (điểm đất bị ô nhiễm bởi As và Cd) và làng Hích, xã Tân Long,
huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên. Sau 2,5 năm xử lý, hàm lượng KLN giảm đi đáng
kể. Tuy vẫn cần có thêm thời gian xử lý để giảm nồng độ các kim loại này về
ngưỡng an tồn đối với mơi trường. Có thể thấy rằng việc sử dụng các loài thực
vật trong xử lý đất nhiễm KLN là khả thi và có thể ứng dụng vào thực tiễn [15].


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

tế rõ rệt là: Trồng cỏ vetiver hút kim loại nặng; Trồng xen keo và cốt khí, keo và
muồng lá nhọn; mơ hình sử dụng phân bón hữu cơ làm tăng độ phì đất và tăng
năng suất lúa trên đất sau khai khống ít bị xáo trộn và ơ nhiễm nhẹ [16].


Các nghiên cứu về ảnh hưởng của thảm thực vật đến xói mịn đất đã được
tiến hành khá công phu bởi các nhà khoa học trong nước. Điển hình là các nghiên
cứu của Bùi Ngạnh, Vũ Văn Mễ, Nguyễn Danh Mô; Nguyễn Tử Siêm, Thái
Phiên; Nguyễn Ngọc Lung và Võ Đại Hải (1997);... Các kết quả nghiên cứu trên đã
khẳng định vai trị của rừng trong việc hạn chế xói mịn đất. Rừng tự nhiên hỗn lồi
tàn che 0,7 - 0,8 hạn chế xói mòn đất tốt nhất. Đối với một số loại rừng trồng và
rừng tre nứa thì lượng đất xói mịn cao hơn so với rừng tự nhiên từ 0,6 - 10 lần. Xói
mịn tầng đất mặt làm cho độ phì đất giảm đi nhanh chóng. Lượng dinh dưỡng do
xói mịn chủ yếu là chất hữu cơ, đạm, lân và kali; lượng chất mất đi lớn hơn rất
nhiều so với lượng dinh dưỡng mà cây cần hấp thụ. Hàm lượng các nguyên tố dinh


dưỡng bị mất nhiều nhất là C, tiếp đến N, K, Ca, Mg và cuối cùng là P [17].


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

thân nhiều lần: cây Bắp tích lũy trong rễ cao gấp 5,1 – 100 lần trong thân, tương
ứng cây Cỏ Voi là 13,9 – 130 lần. Tỷ lệ tích lũy Zn trong rễ/ thân cây Bắp là 5,1
lần - đạt giá trị nhỏ nhất . Cùng với đó, khả năng sử dụng cây muống Nhật cũng
có thể hấp thụ Asen trong đất. Sinh khối của các loài cây này thu được là rất lớn.
Đây là một phương pháp xử lý đơn giản, thân thiện với môi trường, chi phí thấp.
Ngồi ra sự vận chuyển các KLN độc hại từ rễ lên thân rất thấp nên sinh khối sau
thu hoạch không gây nguy hiểm cho chuỗi thức ăn, có thể sử dụng có ích cho các
mục đích khác (thức ăn cho gia súc, sản xuất năng lượng,...) [18].


Một số cơng trình nghiên cứu về cải tạo, phục hồi bãi thải khai thác than và
khống sản như các cơng trình của Trần Minh Đản về thí nghiệm gây trồng thảm
thực vật trên bãi thải bờ mỏ lộ thiên đã ngừng hoạt động. Thời gian thí nghiệm từ
năm 1973 đối với trồng dảnh Lecon trên sườn dốc bãi thải của Mỏ Vàng danh,
Hà Tu, sau 6 tháng cây trồng đã xanh tốt và bắt đầu phát triển. Đến 1974, tiến
hành thí nghiệm gieo trồng Le trên bãi thải đã ngừng hoạt động của mỏ than Hà
Tu, sau 2- 3 tháng hạt Le đã nảy mầm, một năm sau cây Le cao 20 -30 cm, phát
triển tương đối tốt[19].


Lê Thị Nguyên đã thử nghiệm trồng một số cây nhằm cải tạo môi trường,
hệ sinh thái đất khu vực bãi thải khai thác than Núi Béo (Quảng Ninh) với sơ đồ
như trong hình 1.16.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

Hình 1.1. Sơ đồ thử nghiệm trồng cây trên đất bãi thải mỏ than


<i>(Nguồn: [20]) </i>
Qua kết quả nghiên cứu trồng một số loài cây gỗ: Keo lá tràm, keo tai
tượng, thông mã vĩ, thông đuôi ngựa và Phi lao trên bãi thải của Mỏ than Cao
Sơn. Những loài cây trên có khả năng sống và sinh trưởng được trong giai đoạn


tuổi nhỏ trên bãi thải khai thác than. Tuy nhiên đối tượng nghiên cứu đặt ra ở đây
là các bãi thải mỏ đã ổn định, trên đó các lồi lau , le, chít... đã mọc dày, độ che
phủ đạt 60 -70%, trên các bãi thải như vậy mức độ nguy hiểm đã khơng cịn lớn
nữa. Mặt khác các lồi cây đưa vào trồng thí nghiệm mới chỉ giới hạn ở một số
loài cây gỗ, chưa có các lồi cây tạo thảm thực vật dưới bề mặt đất . Thời gian
theo dõi sinh trưởng, phát triển của cây trồng thí nghiệm cịn ngắn (12 tháng) nên
mới chỉ đưa ra được kết luận ở giai đoạn tuổi nhỏ, chưa đủ cơ sở để đánh giá lồi
cây nào có khả năng tạo rừng khép tán mà chỉ đến khi rừng khép tán thì cây mới
phát huy được tác dụng phịng hộ của nó [21]. Theo kết quả nghiên cứu tại các
mỏ than Vùng Đông Bắc, tác giả nêu ra kết luận như sau:


- Thực vật tự nhiên trên bãi thải được phục hồi theo 3 giai đoạn: cây cỏ, cây
bụi và cây gỗ nhỏ. Tuy nhiên sự phục hồi này yêu cầu thời gian dài từ 20 -30
năm và cũng chỉ xuất hiện ở những bãi thải có điều kiện thuận lợi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

Impomaea mauritana Jacp.


- Những lồi cây gỗ có khả năng sống và sinh trưởng được trên bãi thải cấp 2
là: Thông Nhựa Pinus merkussi J, Thông Đuôi ngựa Pinus massoniana Lamb,
Keo tai tượng Acasia mangium, Keo lá tràm Acasia auriculiformis, Phi lao
Casuariana equisetifolia, Tràm lá dài Melaleuca leucadendra L.


- Mơ hình trồng các loài cây trên bãi thải cấp 2, sau 2 – 3 năm tuổi sinh
trưởng phát triển trung bình, tương đối đồng đều, khả năng phân hố về đường
kính và chiều cao chưa xảy ra mạnh mẽ [13].


<i>b) Kỹ thuật cải tạo, hồn phục mơi trường sau khai thác </i>


Một số nghiên cứu cải tạo, phục hồi môi trường tại các mỏ than đã đưa ra 2
phương án cải tạo được cho là hướng tiếp cận mới trong cải tạo, khôi phục môi


trường cho vùng mỏ than khai thác lộ thiên quy mô nhỏ và vừa. Phương án lấp
đất đầy moong khai thác, san gạt mặc bằng, trồng cây phủ xanh. Phương án 2 là
cải tạo để lại hố mỏ, tạo thành hồ nước với mục đích cấp nước cho tưới tiêu trong
khu vực; trồng cây bóng mát tạo cảnh quan du lịch và cải tạo vi khí hậu. Các giải
pháp kỹ thuật được khuyến nghị gồm: củng cố bờ moong khai thác, đắp đê bao
quanh moong, thiết lập hàng rào biển báo và trồng cây xanh, tạo hệ thống thoát
nước cho hố mỏ [22].


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

khai thác và bãi thải 28,3 ha. Hình thức chính là xây dựng đập rọ đá để chặn
nước thải, sau đó cắt tầng theo độ cao 220m, 160m, 130m, 100m, 70m để trồng
cây keo Tai Tượng và cây dây leo Cuzu. Mỏ than Khe Chàm (Cẩm Phả, Quảng
Ninh) cũng hồn phục mơi trường được 32/290ha đất khai thác và bãi thải. Mỏ
than Tân Dân (Hoành Bồ, Quảng Ninh) cũng với phương pháp hoàn phục mô
trường như trên đã trả lại diện tích 31,9% diện tích đất được cấp. Các khu mỏ
trên địa bàn huyện Cẩm Phả, Quảng Ninh hồn phục mơi trường được đạt trên
20% diện tích được khai thác. Đây là hướng điển hình khi sử dụng đất sau khai
thác phát triển rừng ngay trên các khu vực khai thác và bãi thải.


Hoàng Thị Hồng Hạnh (2014) đã tiếp cận theo hướng xây dựng các mô
hình sử dụng đất hợp lý trên các mỏ sau khai thác trên quan điểm kết hợp khai
thác khoáng sản - tăng hiệu quả sử dụng đất - HPMT là nghiên cứu sử dụng
phương pháp MCA và AHP để lựa chọn phương án sử dụng đất hợp lý cho cụm
mỏ đá xây dựng Tân Đơng Hiệp, Bình Dương. Trong đó xây dựng 7 mơ hình dựa
trên các đặc điểm tự nhiên, KT-XH và các vấn đề môi trường gồm: hồ chứa
nước; khu sinh thái; khu giải trí, nghỉ dưỡng; khu giải trí, nghiên cứu; khu sản
xuất, cơng trình; khu canh tác và khu chôn lấp chất thải.


Đặng Thị Hải Yến (2014) đã đề nghị 6 tiêu chí định lượng phục vụ cho
đánh giá kết quả hoàn phục mơi trường, hệ sinh thái đất mỏ: diện tích, quy mơ;
hiệu quả xử lý mơi trường; chống xói mịn rửa trơi; chỉ số đồng thuận; độ ổn định


bờ mỏ và hiệu quả kinh tế.


Trong khuôn nội dung Nghiên cứu xây dựng quy trình hồn thổ, HPMT tại
một số mỏ khai thác khoáng sản lộ thiên đã tiến hành đánh giá khả năng sử dụng
một số loại cây như thông, keo lá tràm, bạch đàn, dứa, dừa,...để hồn phục mơi
trường, cải tạo HST đất cát sau khai thác titan ven biển miền Trung [23].


<i><b>1.2.3. Tình hình nghiên cứu cải tạo, phục hồi hệ sinh thái đất, hồn phục mơi </b></i>


<i><b>trường sau khai thác khoáng sản ở Tây Nguyên </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

khai thác khoáng sản tự do, trái phép (đặc biệt là khai thác vàng sa khoáng, thiếc
sa khoáng, cát sỏi) đã làm xáo trộn, phá vỡ cảnh quan, thay đổi dòng chảy của
nhiều sơng suối gây xói lở bờ sơng, phá rừng, hủy hoại đất canh tác. (ii) Công tác
quy hoạch, xây dựng và quản lý bãi thải khai thác và chế biến khoáng sản chưa
được quan tâm. Nước thải trong quá trình khai thác và chế biến khoáng sản chưa
được xử lý. Ở rất nhiều nơi, các chất thải (chất thải rắn và nước thải) đã trực tiếp
gây tác động xấu đến môi trường như: vùi lấp đất canh tác, thoái hóa đất, ơ
nhiễm mơi trường... (iii) Một số mỏ khai thác khống sản đã có hiện tượng tạo
dịng thải axit mỏ và đã có biểu hiện ô nhiễm kim loại nặng [24].


Về chọn loại cây trồng, Đỗ Đình Sâm và Nguyễn Ngọc Bình, đã đề xuất các
loài cây trồng rừng chủ yếu cho vùng Tây Nguyên gồm: Thông 3 lá, Thông nhựa,
Tếch, Thông Caribê, Keo lá tràm, Bạch đàn và Keo tai tượng [25]; Nguyễn Huy
Sơn (2005) đánh giá và xác định tập đoàn cây trồng rừng trên đất trống đồi trọc ở
Bắc Tây Nguyên. Gần đây, nhiều loài cây bản địa có giá trị kinh tế đã được chọn
trồng trên các vùng lập địa thích hợp. Ở vùng Tây Nguyên có: Xoan ta, Dầu rái,
<i>Sao đen, Giổi xanh, Dó trầm,…. Riêng cây Tràm ta (Melaleuca cajuputi Powell) </i>
được đánh giá là cây bản địa đa sinh thái và đa tác dụng, đã được nhiều tác giả
như: Nguyễn Việt Cường, Phạm Đức Tuấn, Nguyễn Xuân Quát (2008), Phạm


Thế Dũng (2010) đề nghị chọn trồng trên nhiều vùng lập địa khác nhau, kể cả
trên các bãi thải than.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

loài Tràm Úc được xác định là cây triển vọng. Trên loại loại đất mỏ sau khai thác
chưa hoàn thổ, các loài Keo lai, Bạch đàn, Thơng 3 lá, Sục sạc tuy có thể tồn tại,
nhưng sinh trưởng kém so với trồng trên loại đất hồn thổ. Để có thể sử dụng loại
đất thải này hiệu quả cần có các biện pháp cải tạo đất thích hợp. Việc bón phân
N, P, K với liều lượng 100-200g/lần bón và bón 2 lần/năm có tác dụng tốt đối với
sinh trưởng cây trồng trên các loại đất mỏ sau khai thác và bùn thải sau tuyển
quặng bauxite. Nhưng ảnh hưởng của các tỷ lệ phối trộn giữa các loại phân này
lên cây trồng không rõ ràng. Đặc biệt, đối với cây keo lai nói chung có thể sống
trên các dạng bãi thải, với tỷ lệ sống dao động từ 60 - 90%, tuy nhiên trên dạng
đất nguyên thổ, keo lai có tỷ lệ sống thấp (30 - 60%) tại Bảo Lộc và Bảo Lâm,
tỉnh Lâm Đồng [2].


<b>1.3. </b> <b>Tổng quan về khu khai thác bauxite Tân Rai, tỉnh Lâm Đồng </b>


Chủ đầu tư: Tập đồn Cơng nghiệp Than – Khống sản Việt Nam
Đơn vị thực hiện: Công ty TNHH MTV nhôm Lâm Đồng – TKV
Địa chỉ: Thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng
Điện thoại: 063.960886 Fax: 063.3960676


<i><b>1.3.1. Vị trí địa lý </b></i>


Khu vực mỏ bauxit Tân Rai nằm trên địa phận ba xã Lộc Thắng, Lộc Phú,
Lộc Ngãi thuộc huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. Cách thành phố Bảo Lộc
khoảng 15km về phía Bắc - Đông Bắc, cách thành phố Đà Lạt 80 km về phía
Bắc.


Toạ độ địa lý của mỏ: 11038'08'' đến 11041'56'' độ vĩ Bắc.



107049'54'' đến 107053'12'' độ kinh Đơng.
Tổng diện tích sử dụng đất của Mỏ - Tuyển bao gồm:


 Diện tích khai trường: 1.619,5 ha, chia làm hai thân quặng (theo giấy phép


khai thác khoáng sản).
- Thân quặng I là 464,8 ha.
- Thân quặng II là 1.154,7 ha.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

tuyển bao gồm cả diện tích của kho quặng tinh  8,0ha [26].
Mối tương quan của mỏ với các khu vực xung quanh:


- Phía Đơng của mỏ giáp với thôn 12 của xã Lộc Ngãi.
- Phía Bắc của mỏ giáp với thơn 7 của xã Lộc Ngãi.
- Phía Nam của mỏ giáp với thơn 2 của xã Lộc Ngãi.


- Phía Tây của mỏ giáp với hồ Cai Bảng với khoảng cách từ 0,5m - 1km.


Hình 1.2: Vị trí địa lý khu mỏ


<i>(Nguồn: [4]) </i>


<i><b>1.3.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội </b></i>


<i>a) Đặc điểm khí hậu </i>


Bảng 1.1. Các yếu tố khí hậu khu vực mỏ bauxite Tân Rai (2012-2016)


<b>Trạm </b>



<b>quan trắc </b> <b>Yếu tố khí hậu </b>


<b>Năm </b>


<b>2012 </b> <b>2013 </b> <b>2014 </b> <b>2015 </b> <b>2016 </b>


Bảo Lộc


Nhiệt độ (0C) 22,4 22,4 22,0 22,4 22,4


Số giờ nắng (giờ) 2.184 1.945 2.151 2.345 2.184
Lượng mưa (mm) 2.899 2.927 3.381 2.627 2.509


Độ ẩm (%) 85 84 82 84 85


<i>(Nguồn: [27]) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Trong mùa khô, do
ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc nên vùng này mưa ít, lượng mưa chỉ chiếm
10-15% lượng mưa cả năm.


Độ ẩm khơng khí bình qn/năm từ 82-85%.


Số giờ nắng trong năm trung bình/năm ở Bảo Lộc là 2.162 giờ [27].
<i>b) Đặc điểm hệ thống thủy văn </i>


Khu mỏ thuộc thượng lưu của lưu vực sông Dargna. Sông Dargna chảy qua
khu vực tây nam, các sông suối nhỏ hơn như Danos chảy cắt ngang qua mỏ và
suối Da Dung Krian chảy vào mỏ ở phía đơng bắc. Hệ thống sơng suối chính và


các suối nhánh đã tạo thành hệ thống thuỷ văn khu vực và đều đổ vào sơng
Dargna ở phía Tây Nam. Phần lớn các suối đều bị cạn vào mùa khô (3-4 tháng).
Do mực nước ngầm khu vực cao do chế độ thuỷ văn đặc biệt của cao nguyên và
tầng saprolit cách nước nằm gần mặt (5-10m), nên tại đỉnh của các bình nguyên
lớn những nơi trũng 1 vài mét thường thấy có các đầm lầy theo mùa hoặc quanh
năm. Ở những phần trũng đáy của các thung lũng thường là hồ tròn hoặc hơi dài
có nước quanh năm rất đặc trưng cho hình thái vùng mỏ Tân Rai.


Khi Tổ hợp bauxite- nhơm hình thành, nguồn nước cung cấp cho Tổ hợp sẽ
được lấy từ sông Dargna bằng cách đắp đập ngăn tạo hồ trên sông.


<i>c) Đặc điểm thảm thực vật tự nhiên </i>


Phần lớn diện tích vùng mỏ được phủ bởi rừng thông hai lá xen các vườn
cây công nghiệp cà phê, chè. Hiện nay, rừng cây thơng cịn lại rất ít và đang bị
chặt phá để lập vườn cây cơng nghiệp, đặc biệt là ở phần ven rìa đồi nơi tiếp giáp
với nguồn nước, ven suối và vùng đất thấp.


<i>d) Đặc điểm kinh tế nhân văn </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

của đồng bào mới di cư phát rừng lập rẫy. Kinh tế chủ yếu là nông lâm nghiệp.
Về nông nghiệp chủ yếu là nghề trồng cây cà phê, trồng chè và nghề trồng dâu
nuôi tằm. Về lâm nghiệp: có một số lâm trường khai thác gỗ, nhựa thông và hiện
nay đang phổ biến mơ hình kết hợp nơng lâm nghiệp. Các cơ sở kinh tế trong khu
vực còn nhỏ bé đang phát triển, chủ yếu là một số cơ sở công nghiệp địa phương
như xí nghiệp chế biến bột giấy, xí nghiệp sản xuất phân bón, các xưởng chế biến
chè, dệt tơ, các xí nghiệp vật liệu xây dựng và sửa chữa cơ khí nhỏ. Về văn hố,
y tế và giáo dục, khu vực huyện Bảo Lâm đã có cả 3 cấp học, bệnh viện huyện
và các trạm y tế xã bước đầu hoàn thiện và hoạt động. Điều kiện an ninh chính trị
và trật tự xã hội trong khu vực được giữ vững tốt và ngày càng được củng cố


phát triển.


<i>e) Đặc điểm giao thông liên lạc </i>


Mỏ bauxite Tân Rai có điều kiện giao thơng rất thuận lợi vì mỏ rất gần trục
quốc lộ 20 thành phố Hồ Chí Minh đi Đà Lạt. Thị trấn Lộc Thắng mới được
thành lập nằm ngay sát mỏ. Các cơ sở hạ tầng xung quanh khu vực mỏ đã và
đang hoàn thiện.


Về giao thông đường không: mỏ nằm cách sân bay Liên Khương khoảng
100km. Tại sân bay Liên Khương hiện có các tuyến bay: Hà Nội – Đà Lạt và
thành phố Hồ Chí Minh – Đà Lạt.


Về đường bộ: Từ thành phố Hồ chí Minh, ơ tơ vận tải nặng theo quốc lộ 20
qua thành phố Bảo Lộc, thị trấn Lộc Thắng đến Tân Rai và từ thị xã Phan Thiết
ôtô tải theo quốc lộ 8B qua Di Linh đến Tân Rai rất thuận lợi.


Về thông tin liên lạc: Hiện tại trong khu vực đã được lắp đặt các trạm tiếp
sóng di động của tất cả các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động và đã có mạng
<i>điện thoại cố định của VNPT. </i>


<i><b>1.3.3. Đặc điểm địa hình, địa chất </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

bằng phẳng độ cao tương đối 30m - 80m, kéo dài hoặc phân nhánh hẹp (100m -
400 m). Phần lớn đỉnh của khối thường khá bằng phẳng với độ dốc từ 10-60. Rìa
khối thường tạo thành đường viền rõ rệt mà ở nhiều chỗ có khi bị các thung lũng
phá huỷ. Độ dốc của sườn rất khác nhau, từ thoải 50-150, nhiều chỗ dốc trên 400.
Hình thái địa hình bán bình nguyên trong khu vực rất thuận lợi cho q trình phát
triển laterit hố và tạo bauxite. Phần lớn bauxite phát triển ở đỉnh, đôi chỗ bauxit
chuyển tiếp sang sườn thoải hơn (50-150) và có nơi tiến đến sát chân sườn giáp


thung lũng rộng


Ở khu vực này, đất và bauxite hình thành trên nền đá bazan phun trào màu
xám đen, xanh lục hoặc xám xanh chứa các khống chính plagioclaz, pyroxen,
olivin,…tầng dày 40 - 50 có nơi 60m. Hàm lượng trung bình các thành phần
trong quặng bauxite tại đây là 76,66% trong đó chủ yếu là Al<sub>2</sub>0<sub>3</sub> khoảng 39,93%
và Fe203 khoảng 26,9%, ngồi ra cịn có SiO2 chiếm 6,00% và TiO2 chiếm


3,83%.


Địa tầng của khu mỏ Tân Rai được phân chia cụ thể như sau:


- Lớp đất phủ: Lớp đất phủ gồm các trầm tích eluvi - deluvi phân bố rộng
khắp khu mỏ. Thành phần vật chất là cát pha, sét pha lẫn sạn sỏi và kết vón laterit
chứa nhiều rễ thực vật và mùn hữu cơ có mầu nâu xám, nâu đen hoặc vàng. Chiều
dày trung bình của lớp là 0,5m.


- Lớp laterit – bauxite: Laterit - bauxite là lớp quặng giàu sắt lộ ngay trên
mặt hoặc dưới lớp phủ và nằm trên lớp bauxite - laterit. Thành phần gồm các sản
phẩm laterit kết tảng cứng rắn chắc. Phụ lớp dưới Laterit - bauxite dạng mảnh
vụn, vón cục.


- Lớp bauxite – laterit: Lớp bauxite - laterit phân bố khá rộng trong khu
mỏ, tập trung chủ yếu ở những nơi có địa hình cao. Lớp quặng bauxite - laterit có
chiều dày thay đổi trong một giới hạn rộng từ 0m đến 7 - 8m hoặc hơn. Phần lớn
đới này nằm trên mực nước ngầm nên rất thuận lợi cho việc khai thác mỏ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

- 2,0m.


- Lớp bazan phong hoá: Lớp này nằm dưới lớp litoma là phun trào bazan,


phần trên là bazan đã bị phong hố, dưới đó là bazan gốc. Do đá ít nứt nẻ, chứa
nước kém. Cơng trình khai thác không khai đào tới lớp này nên lớp này khơng
gây ảnh hưởng gì tới q trình khai thác mỏ.


- Lớp bazan gốc: Lớp đá bazan gốc chủ yếu được lộ ra ở các khe suối. Đá
có mầu xám, rắn chắc ít bị nứt nẻ, chứa nước kém nên lớp này không gây ảnh
hưởng gì tới quá trình khai thác mỏ.


Hình 1.3. Địa tầng khu vực khai thác Bauxite Tân Rai


<b>1.4. Quy trình khai thác, chế biến quặng bauxite Tân Rai </b>


<i><b>1.4.1. Khai thác quặng bauxite và quá trình hình thành bãi thải </b></i>


Qua khảo sát hiện trường và thu thập thông tin từ các tài liệu của đơn vị
khai thác mỏ bauxite Tân Rai cho thấy quy trình khai thác quặng đã tuân thủ
đúng theo các tiêu chuẩn.


Do đặc điểm cấu tạo và phân bố quặng bauxite ở khu vực này nên công
nghệ áp dụng là khai thác quặng bằng cách bóc lớp đất phủ. Quặng bauxite thô
được khai thác ở các khai trường trên khu mỏ đã được quy hoạch.


- Trước tiên tiến hành mở vỉa, sau đó phát quang bề mặt, thu hoạch cây gỗ
rừng (sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt, cho phép) và gom dọn mặt bằng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

thực vật (cây gỗ) hoặc đất trồng cà phê dùng máy ủi tiến hành ngay việc bóc gạt.
- Thực hiện cào xúc lớp quặng thô bằng máy xúc (gồm khoảng 40-50%
bauxite + 50-60% tạp vật) dày khoảng 5 - 7m (nơi quặng kết tảng cứng phải dùng
mìn để phá tơi).



- Quặng thô được chuyển đi bằng ô tô tải hoặc băng chuyền tải về các nhà
máy tuyển quặng [4].


<b>Hình 1.4. Các cơng đoạn khai thác quặng bauxite </b>


<i>(Nguồn: [4]) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

các khu khai thác bauxite khác đến hoặc sử dụng bùn thải sau công đoạn tuyển
quặng để làm vật liệu hoàn thổ. Chiều dày lớp đất hoàn thổ tại các hiện trường
sau khai mỏ bauxite biến động từ 0,6 -1,0m.


Sau công đoạn khai thác quặng bauxite thô (quặng nguyên khai), trên các
khu vực mỏ sau khai thác quặng sẽ hình thành các bãi thải (chưa hồn thổ và đã
được hoàn thổ).


Các bãi thải chưa hoàn thổ là các bãi thải đã hoàn thành việc khai thác và giữ
nguyên hiện trạng. Những bãi thải này đều được khai thác hết quặng đến tận lớp sét
litoma nên nếu khơng thực hiện hồn thổ lớp đất mặt sẽ rất khó để thực vật phát triển
trở lại và gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái trong khu vực.


Các bãi thải đã được hoàn thổ là các bãi thải sau khai thác được hồn trả lớp
đất mặt bị bóc tách trước khi khai thác. Lớp đất mặt hoàn thổ theo tiêu chuẩn
phải >1m và được duy trì tính chất như ban đầu. Tuy nhiên với điều kiện hiện tại
đơn vị khai thác chỉ thực hiện được quy trình hồn thổ một cách tương đối.


Hình 1.5. Bãi thải chưa hồn thổ Hình 1.6. Bãi thải đã hoàn thổ và trồng
Keo


<i><b>1.4.2. Chế biến quặng bauxite và quá trình hình thành hồ bùn thải </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

<b>Hình 1.7. Quy trình tuyển quặng hình thành bùn thải và hồ bùn thải </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

Quy trình tuyển quặng bauxite tại Xưởng tuyển quặng ở Tân Rai được
thực hiện như sau:


Quặng nguyên khai từ mỏ vận chuyển bằng ô tô hoặc băng chuyền về nhà
máy tuyển quặng được đổ vào bunke cấp liệu, dùng hệ thống bơm nước cao áp
phun xịt, ngâm rã quặng.


Quặng được chuyển qua các sàng có khe hở 300mm. Cấp hạt lớn hơn
300mm (rất ít) được dùng búa nghiền vỡ xuống kích thước <300mm. Quặng
được xùy rửa xuống sàng quay đánh tơi I có lỗ sàng 40mm.


Cấp hạt trên 40mm được đập xuống dưới 40mm, rồi nhập với sản phẩm
dưới 40mm đã lọt sàng quay I vào sàng quay đánh tơi II có lỗ sàng 20mm.


Sản phẩm trên sàng cỡ hạt >20mm được cấp vào sàng rung róc nước. Sản phẩm
trên sàng rung róc nước cấp vào máy đập búa đập xuống cỡ hạt –20mm. Sản phẩm dưới
sàng quay đánh tơi và đưa các hạt <20mm vào sàng rung rửa có lỗ lưới 1mm để tách cấp
hạt <1mm và khử nước.


Sản phẩm trên sàng rung là các hạt có kích thước 1–20mm cùng sản phẩm sau
đập búa được đưa vào băng tải thu quặng tinh chuyển đến kho quặng tinh. Tại kho quặng
tinh, quặng tinh được tiếp tục róc nước và sau đó cấp sang nhà máy sản xuất alumin [4].


Như vậy sau q trình tuyển quặng bauxite, quặng thơ được xục rửa trở
nên tinh sạch hơn và đã hình thành loại bùn thải sau tuyển quặng còn được gọi là
bùn thải quặng đuôi và được chứa trong các hồ chứa bùn thải thường được bố trí
gần các nhà máy tuyển quặng.



</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

<b>Hình 1.8. Hồ bùn thải quặng đi ở Tân Rai </b>


Ngồi ra, bùn thải tại đây có thể được sử dụng làm vật liệu để san lấp,
hoàn thổ cho các khu mỏ sau khai thác quặng bauxite, hình thành bãi thải đất mỏ
được hồn thổ bằng bùn thải.


<b>1.5. Các chỉ tiêu đƣợc lựa chọn để đánh giá chất lƣợng môi trƣờng đất khu </b>


<b>khai thác bauxite Tân Rai </b>


<i>Kim loại nặng Cu, Pb, Zn: Là 3 trong 5 kim loại nặng khi vượt quá </i>


ngưỡng cho phép sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường đất, ngưỡng giới hạn được
quy định trong QCVN 03-MT:2015/BTNMT. Quy chuẩn không áp dụng cho đất
thuộc phạm vi các khu mỏ, tuy nhiên để áp dụng mơ hình cải tạo đất cần đánh giá
mơi trường đất tương đương với mục đích cải tạo. Trong đề tài đang nghiên cứu
mơ hình hồn phục bằng phương pháp trồng cây, định hướng khi hoàn thành sẽ
cải tạo đất có điều kiện thích hợp đề trồng các lồi cây nơng lâm nghiệp. Vì vậy
trong phần phương pháp sẽ sử dụng cột ―Đất nông nghiệp‖ để đánh giá hàm
lượng kim loại nặng trong đất.


<i>Độ chua (gồm pHH20 và pHKCl): Độ chua là một trong những yếu tố quan </i>


trọng quyết định đồ phì nhiêu đất, nó ảnh hưởng lên các q trình lí hóa, sinh học
trong đất và có tác động đến cây trồng. Đa số các cây trồng đều thích phản ứng
<i>đất ở trung tính đến ít chua (pH = 6-7). </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

<i>Đạm: Đạm là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng nhất đối với cây trồng. </i>
Trong đất phần lớn Nitơ (>95%) ở dạng hữu cơ chứa trong mùn là dạng khó tiêu
đối với thực vật, chỉ có một phần nhỏ là ở dạng dễ tiêu bao gồm NH4+, NO3–,


một số axit amin mà cây có thể hút thu trực tiếp. Nhìn chung hàm lượng nitơ
<i>trong đất có một mối tương quan chặt với hàm lượng mùn. </i>


<i>Lân (gồm lân tổng số và lân dễ tiêu): Lân là nguyên tố dinh dưỡng quan </i>
trọng chỉ đứng sau nitơ. Trong đất Việt Nam do q trình tích luỹ tương đối sắt
nhơm phát triển nên hàm lượng lân dễ tiêu trong đất thấp, đặc biệt đối với đất đồi
<i>chua, chúng bị cố định bởi các phôt phát sắt nhôm. </i>


<i>Kali (gồm kali tổng số và kali dễ tiêu): Sau đạm, lân thì kali là nguyên tố </i>
dinh dưỡng quan trọng thứ 3 đối với cây trồng. Các kết quả nghiên cứu cho thấy
kali tập trung chủ yếu vào các hạt limon mịn và vừa nếu còn chứa khoáng
nguyên sinh. Như vậy hàm lượng kali trong đất phụ thuộc vào nguồn đá mẹ, mức
<i>độ phong hố và q trình hình thành đất. </i>


<i>Dung tích hấp thu (CEC): CEC là chỉ tiêu quan trọng của độ phì nhiêu </i>


đất, nó phản ánh khả năng giữ chất dinh dưỡng của đất.


<i>Độ bão hòa Bazơ: Độ bão hòa Bazơ rất cần thiết để quyết định hiệu quả </i>
của hàm lượng CEC. Hàm lượng CEC trong đất cao tức khả năng trao đổi cation
cao, tuy nhiên thành phần cation hấp thụ lại phụ thuộc nhiều vào độ bão hòa bazơ
cũng phải cao tương ứng.


<i>Độ mặn (Cl-<sub>): Độ mặn dảnh hưởng nhiều đến quá trình chọn giống cây </sub></i>


trồng phù hợp. Tùy từng lồi cây trồng có khả năng thích nghi với độ mặn khác
nhau, nếu giống cây trồng khơng phù hợp sẽ rất khó để phát triển bình thường.


<i>Ca2+: Canxi trao đổi là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ phì nhiêu </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

<b>Chƣơng 2 </b>


<b>ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>


<b>2.1. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu </b>


- Đối tượng nghiên cứu:


02 mơ hình hồn phục mơi trường đất MH1 và MH3 (kí hiệu theo đề tài mã
số TN17/T04 [1]) tại khu khai thác bauxite Tân Rai, tỉnh Lâm Đồng.


Một số chỉ tiêu kim loại nặng trong đất (Cu, Pb, Zn)


Một số chỉ tiêu hóa học cơ bản trong đất (pH<sub>H2O</sub>, pH<sub>KCl</sub>, OC, tổng N, tổng
P, P dễ tiêu, tổng K, K dễ tiêu, CEC, độ bão hòa bazơ, Ca2+, Cl-)


- Phạm vi nghiên cứu:


Phạm vi về khơng gian: Mơ hình MH1 và MH3 tại khu khai thác bauxite
Tân Rai, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.


Phạm vi về thời gian: Từ tháng 03 năm 2018 đến tháng 01 năm 2019.


Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung xác định hàm lượng một số kim loại
nặng và một số chỉ tiêu hóa học cơ bản trong đất (pHH2O, pHKCl, OC, tổng N,


tổng P, P dễ tiêu, tổng K, K dễ tiêu, CEC, độ bão hòa bazơ, Ca2+, Cl-) trong các
mẫu đất thổ nhưỡng và mẫu nơng hóa theo thời gian nghiên cứu tại 02 mơ hình
hồn phục mơi trường đất MH1 và MH3.



<b>2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu </b>


<i><b>2.2.1. Thời gian nghiên cứu </b></i>


Lần 1 (cuối mùa mưa): Ngày 15 tháng 11 năm 2017 (Số liệu nghiên cứu kế
thừa từ đề tài TN17/T04, có sự tham gia của học viên);


Lần 2 (giữa mùa mưa): Ngày 30 tháng 9 năm 2018;
Lần 3 (giữa mùa khô): Ngày 16 tháng 01 năm 2019.


<i><b>2.2.2. Địa điểm nghiên cứu </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

Hình 2.1. Vị trí nghiên cứu mơ hình hồn phục mơi trường đất
<i>a) Mơ hình hồn phục mơi trường đất bãi thải sau khai thác bauxite (MH1) </i>


- Đặc điểm:


+ Địa điểm: Khu vực khai thác bauxite Tân Rai, h. Bảo Lâm, Lâm Đồng
+ Tọa độ: 11o39’25,3‖ độ vĩ Bắc, 107o51’09,4‖ độ kinh Đông


+ Diện tích: 1,0 ha. Thời gian thực hiện: tháng 7/2018
+ Cây trồng: Thông Caribê, Điều nhuộm, Cúc đồng


Mô hình hồn phục mơi trường đất bãi thải được xây dựng tại vùng đất
mỏ đã hoàn thổ sau khai thác bauxite, thuộc địa phận Công ty TNHH MTV
Nhôm Lâm Đồng quản lý.


Bãi thải được hình thành trên đất mỏ sau khai thác quặng bauxite. Bãi thải
đã được hoàn thổ bằng các loại đất trong khu vực mỏ, chiều dày lớp đất hoàn thổ
khoảng 1,0-1,2m, thời gian hoàn thổ 6-8 tháng.



- Quy trình hồn thổ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

- Sơ đồ thiết kế mơ hình 1:


<b>Hình 2.2. Sơ đồ bố trí cây trồng Mơ hình 1 </b>


+ Thông Caribê: hàng cách hàng 3m x cây cách cây 3m. Mật độ 1.100 cây/ha
+ Điều nhuộm: hàng cách hàng 3m x cây cách cây 9m. Mật độ 370 cây/ha
+ Cúc đồng: trồng xen cùng hàng cây Điều nhuộm, cây cách cây 3m. Mật độ
730cây/ha.


- Chăm sóc mơ hình và cải tạo đất:
+ Đường kính hố trồng cây: 25-30 cm


+ Chăm sóc: 2 lần/năm (tháng 4 và tháng 8 hàng năm)
+ Nước tưới: Nước trời.


+ Sử dụng chất giữ ẩm AMS


Cây lâm nghiệp (thông caribê): 0,06 kg/hố x 1100 hố
Cây nông nghiệp (điều nhuộm): 0,06 kg/hố x 370 hố
Cây phủ đất (cúc đồng): 100 kg/ha


+ Sử dụng phân hữu cơ


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

Cây nông nghiệp (điều nhuộm): 3 kg/hố x 370 hố
Cây phủ đất (cúc đồng): 1 kg/hố x 730 hố


+ Sử dụng phân NPK



Cây lâm nghiệp (thông caribê): 0,1 kg/cây x 2 lần/năm x 1100 cây x 3 năm
Cây nông nghiệp (điều nhuộm): 0,1 kg/cây x 2 lần/năm x 370 cây x 3 năm
+ Sử dụng phân NPK nhả chậm


Cây lâm nghiệp (thông caribê): 0,1 kg/cây x 2 lần/năm x 1100 cây x 3 năm
Cây nông nghiệp (điều nhuộm): 0,1 kg/cây x 2 lần/năm x 370 cây x 3 năm
+ Sử dụng vật liệu chống xói mịn đất PAM


Tồn bộ bề mặt mơ hình: 36 g/ha/năm [1].


<i>b) Mơ hình hồn phục mơi trường đất hồ bùn thải sau tuyển quặng (MH3) </i>


- Đặc điểm:


+ Địa điểm: Khu vực khai thác bauxite Tân Rai, h. Bảo Lâm, Lâm Đồng
+ Tọa độ: 11o39’25,2‖ độ vĩ Bắc, 107o50’18,6‖ độ kinh Đơng


+ Diện tích: 1,0 ha


+ Thời gian thực hiện: Tháng 7/2018
+ Cây trồng: Keo lai, Tràm Úc, Sục sạc


Mơ hình hồn phục mơi trường đất hồ bùn thải được xây dựng tại Hồ thải
quặng đuôi số 5, thuộc địa phận Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng quản lý.
Bùn thải sau công đoạn tuyển quặng, được chứa trong hồ chứa số 5 của Công ty
TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng. Hiện hồ chứa bùn đã đầy, không tiếp nhận bùn
thải nữa.


- Quy trình hồn thổ:



</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

- Sơ đồ thiết kế mơ hình 3:


Hình 2.3. Sơ đồ bố trí cây trồng MH3


+ Keo lai: hàng cách hàng 3m x cây cách cây 1,5m. Mật độ 2.200 cây/ha
+ Tràm Úc: hàng cách hàng 3m x cây cách cây 1,5m. Mật độ 2.200 cây/ha
+ Sục sạc: hàng cách hàng 3m x cây cách cây 1,5m. Mật độ 2.220 cây/ha
- Chăm sóc mơ hình và cải tạo đất:


+ Đường kính hố trồng cây: 25-30 cm


+ Chăm sóc: 2 lần/năm (tháng 4 và tháng 8 hàng năm)
+ Nước tưới: Nước trời.


+ Sử dụng phân hữu cơ


Cây lâm nghiệp (keo lai, tràm úc): 3 kg/hố x 4400 hố
Cây phủ đất (sục sạc): 3 kg/hố x 2200 hố


+ Sử dụng phân NPK


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

+ Sử dụng phân NPK nhả chậm


Cây lâm nghiệp (keo lai, tràm úc): 0,1 kg/cây x 2 lần/năm x 4400 cây x 3
năm [1].


<i>c) Các loài cây xây dựng mơ hình </i>


Các loại cây lựa chọn xây dựng mơ hình 1 và mơ hình 3 được kế thừa từ


nghiên cứu của đề tài ĐTĐL.2011/T03, bao gồm: Thông Caribê; Keo lai; Tràm
Úc; Điều nhuộm; Sục sạc; Cúc đồng. Các lồi cây này đều thích hợp để cải tạo
bãi thải sau khai thác khoáng sản trên địa bàn Tây Nguyên và có nhiều giá trị cả
về kinh tế, cảnh quan đến môi trường và hệ sinh thái trong khu vực.


<i>d) Địa điểm lấy mẫu </i>


- Lần 1:


+ Hồ bùn thải quặng đuôi số 5


+ Đất nền canh tác cà phê, chè, keo lai phía tây nam hồ bùn thải số 5.
Cách trung tâm MH3 260m về phía nam.


- Lần 2:


+ Mơ hình hồn phục môi trường đất bãi thải sau khai thác bauxite (MH1)
+ Mơ hình hồn phục mơi trường đất hồ bùn thải sau tuyển quặng (MH3)
+ Đất quặng canh tác cà phê, sắp đi vào khai thác. Cách trung tâm MH1
2km về phía tây nam.


- Lần 3:


+ Mơ hình hồn phục mơi trường đất bãi thải sau khai thác bauxite (MH1)
+ Mơ hình hồn phục môi trường đất hồ bùn thải sau tuyển quặng (MH3)
+ Mơ hình trên bãi thải cùa đề tài độc lập ĐTĐL.2011/T03 đã hoàn thành
năm 2015. Cách trung tâm MH1 2,7km về phía bắc.


<i><b>2.2.3. Địa điểm phân tích </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

<b>2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu </b>


<i><b>2.3.1. Phương pháp thu thập tổng hợp tài liệu </b></i>


Thu thập và chọn lọc các tài liệu có liên quan đến phạm vi khu vực nghiên
cứu, các tài liệu về quy trình cơng nghệ khai thác quặng và chương trình hồn
phục mơi trường sau khai thác.


Thu thập tài liệu của các cơng trình nghiên cứu tiểu biểu trong và ngoài
nước về cải tạo, hồn phục mơi trường sau khai thác.


Thu thập và tổng hợp các tiểu chuẩn, quy chuẩn để đánh giá chất lượng môi
trường đất.


Tổng hợp và phân tích các số liệu để đề xuất các giải pháp sử dụng đất hợp
lý.


<i><b>2.3.2. Phương pháp thực nghiệm </b></i>


<i>a) Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa </i>


Điều tra phỏng vấn và thu thập tài liệu từ các cán bộ, kỹ sư của đơn vị khai
thác mỏ bauxite Tân Rai. Trao đổi các vấn đề liên quan đến mơ hình đang nghiên
cứu.


Khảo sát hiện trạng khu vực mỏ đang khai thác và các bãi thải. Kiểm tra
hiện trạng thảm thực vật xung quanh khu vực, khả năng tai biến địa chất, đặc
điểm nước mặt, đất nền và bãi thải.


Khảo sát 02 mơ hình nghiên cứu và khu vực xung quanh mơ hình. Xác định


tọa độ địa lý, thời tiết, đặc điểm địa hình, đặc tính bề mặt, đặc điểm đất nền, hiện
trạng thảm thực vật trong khu vực.


Khảo sát 01 mô hình hồn phục mơi trường trên bãi thải của đề tài
ĐTĐL.2011/T03 đã hoàn thành năm 2015. Xác định tọa độ địa lý, thời tiết, đặc
điểm địa hình, đặc tính bề mặt, đặc điểm đất nền, hiện trạng thảm thực vật trong
khu vực.


<i>b) Phương pháp lấy mẫu đất </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

trí (mỗi vị trí lấy mẫu 3 tầng), cụ thể gồm:


+ Mẫu mơ hình hồn phục mơi trường đất bãi thải sau khai thác bauxite
(MH1):


2018: 3 mẫu thổ nhưỡng, 4 mẫu nơng hóa
2019: 3 mẫu thổ nhưỡng, 4 mẫu nơng hóa


+ Mẫu mơ hình hồn phục mơi trường đất hồ bùn thải sau tuyển quặng
(MH3):


2017: 2 mẫu nơng hóa


2018: 3 mẫu thổ nhưỡng, 4 mẫu nơng hóa
2019: 3 mẫu thổ nhưỡng, 4 mẫu nơng hóa


+ Mẫu nền cạnh hồ bùn thải (2017): 3 mẫu thổ nhưỡng, 2 mẫu nơng hóa
+ Mẫu nền trên đất đồi trồng cà phê (2018): 3 mẫu thổ nhưỡng


+ Mẫu mô hình thuộc đề tài ĐTĐL.2011/T03 (2019): 3 mẫu thổ nhưỡng


- Quy trình lấy mẫu tn thủ hồn tồn theo:


 Thông tư số 32/2011/TT-BTNMT quy định quy trình kỹ thuật quan trắc


mơi trường đất.


 TCVN 5297:1995: Chất lượng đất - Lấy mẫu - Yêu cầu chung


 TCVN 7538-2:2005: Chất lượng đất - Lấy mẫu Phần 2: Hướng dẫn kỹ


thuật lấy mẫu


 Sổ tay điều tra, phân loại, lập bản đồ đất và đánh giá đất đai, Hội Khoa


học đất Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp
- Lấy mẫu đất theo tầng:


Đào đến tầng cứng rắn, đá mẹ hoặc đến độ sâu 125 cm (nếu chưa gặp tầng
cứng rắn). Chiều rộng của phẫu diện 70-80 cm, chiều dài 125 cm (nếu không cần
chụp ảnh hình thái phẫu diện) hoặc 200 cm (nếu cần chụp ảnh hình thái phẫu
diện). Hoặc sử dụng khoan chuyên dụng để lấy mẫu đất đối với những vị trí đã
xác định được độ sâu tầng đất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

lấy dần lên các tầng trên. Đối với lấy mẫu đất bằng khoan, lấy mẫu lần lượt từ
tầng trên xuống tầng dưới, phải đảm bảo khoan đúng độ sâu tầng lấy mẫu.


Mẫu đất phải lấy đủ trọng lượng từ 1 kg đến 1,5 kg (tùy theo số chỉ tiêu
cần phân tích và mức độ lẫn tạp).


- Lấy mẫu đất mặt:



Thông thường mẫu đất mặt được lấy ở độ sâu từ 0-15 cm. Gạt bỏ lớp thảm
thực vật, sỏi sạn trên bề mặt đất. Dùng xẻng đào đến độ sâu 15cm sau đó trộn đều
lượng đất vừa được đào thành một mẫu đồng nhất, lấy đủ trọng lượng đất từ 1 kg
đến 1,5 kg (tùy theo số chỉ tiêu cần phân tích và mức độ lẫn tạp).


- Thu mẫu và ký hiệu mẫu:


Mỗi mẫu đất đựng vào một túi riêng (túi đựng mẫu có thể là túi vải hoặc
túi nilon). Phía ngồi túi đựng mẫu phải có nhãn ghi rõ số phẫu diện, độ sâu tầng
đất, tầng lấy mẫu. Bên trong túi phải có nhãn bằng giấy ghi số phẫu diện, địa
điểm, độ sâu tầng đất và độ sâu lấy mẫu, ngày và người lấy mẫu [28].


 Mẫu thổ nhưỡng được ký hiệu TRij (x-y) trong đó:


i = 1, 2, 3, 4, 5 là số hiệu mẫu


j = 0, không ký hiệu, a tương ứng với năm lấy mẫu 2017, 2018, 2019
x-y là độ sâu tầng lấy mẫu


 Mẫu nơng hóa được ký hiệu TRij-zM trong đó:


i = 1, 2, 3, 4, 5 là số hiệu mẫu


j = 0, không ký hiệu, a tương ứng với năm lấy mẫu 2017, 2018, 2019
z = 1, 2, 3, 4 là số hiệu mẫu tầng mặt xung quanh mẫu chính


<i>*<sub> Lưu ý: Các chỉ tiêu đo hiện trường phải đo trực tiếp tại vị trí lấy mẫu, cùng thời </sub></i>


<i>điểm với q trình lấy mẫu để đảm bảo sự đồng nhất. </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

Hình 2.4. Vị trí lấy mẫu TR2 tại mơ hình 1


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

<i>Hình 2.6. Vị trí lấy mẫu nền TR3 cạnh hồ bùn thải quặng đuôi số 5 </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

Hình 2.8. Vị trí lấy mẫu TR5 tại mơ hình của đề tài ĐTĐL.2011/T03


Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu thổ nhưỡng


<b>TT </b> <b>KHM </b> <b>Thời gian </b> <b>Tọa độ </b> <b>Đặc điểm </b> <b>Vị trí </b>


1 TR1


(0–15) 9/2018


11°39'20.2" B


107°50'23.3" Đ


Tầng 1 vị trí trung tâm mơ
hình 3, đất thịt pha sét cát


dính, mịn xốp, ít rễ cây. <sub>Hồ </sub> <sub>bùn </sub>


thải quặng
đuôi số 5,
mỏ bauxite


Tân Rai,



huyện Bảo


Lâm, tỉnh
Lâm Đồng.


2 TR1a


(0–15) 01/2019


3 TR1


(15-45) 9/2018


Tầng 2 vị trí trung tâm mơ
hình 3, đất cát thô pha thịt
sét, mịn xốp, không xuất


hiện rễ cây.


4 TR1a


(15-45) 01/2019


5 TR1


(>45) 9/2018


Tầng 3 vị trí trung tâm mơ


hình 3, lặp lại chu kỳ của các



tầng trên theo chu kỳ xả
nước, ngập nước của hồ bùn.
Có nhiều nước lẫn trong đất.


6 TR1a


(>45) 01/2019


7 TR2


(0-15) 9/2018 11°39'24.6" B


107°51'09.8" Đ


Tầng 1 vị trí trung tâm mơ
hình 1, đất thịt màu nâu xám,
lẫn sỏi sạn, ít rễ cây, ít cứng,


ít xốp.


Bãi thải đã


hồn thổ


khu vực


Thân


8 TR2a



</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

9 TR2


(15-50) 9/2018


Tầng 2 vị trí trung tâm mơ
hình 1, đất thịt, lẫn nhiều rễ
cây và xác thực vật phân


hủy, chặt, ít xốp.


quặng 2,


mỏ bauxite


Tân Rai,


huyện Bảo
Lâm, tỉnh
Lâm Đồng.


10 TR2a


(15-50) 01/2019


11 TR2


(>50) 9/2018


Tầng 3 vị trí trung tâm mơ


hình 1, đất thịt pha sét, lẫn
nhiều sỏi sạn và một ít đá


tảng, không xuất hiện rễ cây.
Đây là tầng đất nền còn lại
sau khi bóc hết lớp bauxite,


chặt cứng, dễ thoát nước.


12 TR2a


(>50) 01/2019


13 TR3
(0-25)


11/2017 11°39’14.7‖ B
107°50’18.8‖ Đ


Tầng 1 vị trí mẫu nền cạnh


hồ bùn thải quặng đi số 5.
Đất thịt pha ít sét, xốp, nhiều
sỏi sạn và rễ cây, hang hốc
động vật.


Đất trồng


cà phê,



chè, keo
phía tây


nam hồ


bùn thải


quặng đuôi


số 5, mỏ


bauxite


Tân Rai,


huyện Bảo


Lâm, tỉnh
Lâm Đồng.
14 TR3


(25-70)


Tầng 2 vị trí mẫu nền cạnh


hồ bùn thải quặng đuôi số 5.
Đất thịt pha sét, lẫn nhiều
quặng bauxite 2-3 cm, ít rễ


cây.



15


TR3




(70-150)


Tầng 3 vị trí mẫu nền cạnh


hồ bùn thải quặng đi số 5.


Khơng có rễ cây, lẫn nhiều


quặng bauxite (80-90%)


16 TR4
(0-15)


9/2018 11°38'59.1" B
107°50'27.5" Đ


Tầng 1 vị trí mẫu nền trên
đất quặng trồng cà phê. Đất
thịt pha sét lẫn ít sạn sỏi,


nhiều rễ cây.


Sườn đồi


canh tác cà


phê của


người dân
địa


phương,
mỏ bauxite
Tân Rai,


huyện Bảo


Lâm, tỉnh
17 TR4


(15-30)


Tầng 2 vị trí mẫu nền trên
đất quặng trồng cà phê. Đất
thịt pha sét mịn, nhiều rễ


cây. Xuất hiện quặng bauxite


với đường kính 1-10 cm


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

(>30) đất quặng trồng cà phê. Đất


thịt pha sét, ít rễ cây. Lẫn



nhiều quặng bauxite đường


kính khoảng 3-5 cm (tỷ lệ
lẫn >80%)


Lâm Đồng.


19 TR5
(0-10)


01/2019 11°40'44.0" B
107°50'39.7" Đ


Tầng 1 vị trí trung tâm mơ
hình đề tài ĐTĐL.2011/T03,
đất thịt pha cát, bở xốp, lẫn
nhiều sỏi sạn và rễ cây.


Bãi thải đã


hoàn thổ


khu vực


Thân


quặng 1,


mỏ bauxite



Tân Rai,


huyện Bảo


Lâm, tỉnh
Lâm Đồng.
20 TR5


(10-40)


Tầng 2 vị trí trung tâm mơ
hình đề tài ĐTĐL.2011/T03,
đất thịt pha cát, hơi chặt, lẫn
nhiều quặng bauxite và rễ
cây.


21 TR5
(>40)


Tầng 3 vị trí trung tâm mơ
hình đề tài ĐTĐL.2011/T03,
đất thịt, chặt, lẫn nhiều
quặng bauxite lớn, có xuất


hiện hang hốc và ít rễ cây.


Bảng 2.2. Vị trí lấy mẫu nông hóa


<b>TT </b> <b>KHM </b> <b>Thời gian </b> <b>Tọa độ </b> <b>Đặc điểm </b> <b>Vị trí </b>



1 TR10 11/2017 11°39'20.2" B


107°50'23.3" Đ


Tầng 1 vị trí trung tâm mơ
hình 3, đất thịt pha sét cát
dính, mịn xốp, ít rễ cây. Mẫu


TR10 năm 2017 lấy trong


thời gian hồ mới cạn nước.


Hồ bùn


thải quặng
đuôi số 5,
mỏ bauxite


Tân Rai,
huyện Bảo


Lâm, tỉnh
Lâm Đồng.


2


TR1-1M 9/2018 <sub>11°39'14.6" B </sub>


107°50'25.9" Đ



Tầng mặt ở góc phải phía
trước mơ hình 3. Khu vực
mới cạn nước, bề mặt đất bị


nứt nẻ, ẩm, xốp, dễ sụt lún.


3


TR1a-1M 01/2019


4 TR1


0


-2M 11/2017


11°39'17.4" B
107°50'17.8" Đ


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

5


TR1-2M 9/2018


tương đối khô, chặt, xốp.
Mẫu TR10 năm 2017 lấy


trong thời gian hồ mới cạn
nước.



6


TR1a-2M 01/2019


7


TR1-3M 9/2018 <sub>11°39'23.9" B </sub>


107°50'20.8" Đ


Tầng mặt ở góc trái phía sau


mơ hình 3. Bề mặt tương đối


khơ, chặt, xốp.


8


TR1a-3M 01/2019


9


TR1-4M 9/2018 <sub>11°39'21.5" B </sub>


107°50'28.5" Đ


Tầng mặt ở góc phải phía


sau mơ hình 3. Khu vực mới



cạn nước, bề mặt đất bị nứt


nẻ, ẩm, xốp, dễ sụt lún.


10


TR1a-4M 01/2019


11


TR2-1M 9/2018 11°39'26.8" B


107°51'08.1" Đ


Tầng mặt ở góc phải phía
trước mơ hình 3. Địa hình
dốc, bề mặt đất khô và bị rửa


trôi, thực vật phát triển kém.


Bãi thải đã


hoàn thổ


khu vực


Thân


quặng 2,



mỏ bauxite


Tân Rai,
huyện Bảo


Lâm, tỉnh
Lâm Đồng.


12


TR2a-1M 01/2019


13


TR2-2M 9/2018 11°39'23.9" B


107°51'12.7" Đ


Tầng mặt ở góc trái phía
trước mơ hình 3. Thảm thực
vật phát triển tốt, đất lẫn


nhiều rễ cây, ít sỏi sạn.


14


TR2a-2M 01/2019


15



TR2-3M 9/2018


11°39'22.4" B


107°51'11.0" Đ


Tầng mặt ở góc trái phía sau


mơ hình 3. Thảm thực vật


phát triển bình thường, bề


mặt khô, đất lẫn nhiều sỏi


sạn.


16


TR2a-3M 01/2019


17


TR2-4M 9/2018 <sub>11°39'25.7" B </sub>


107°51'07.0" Đ


Tầng mặt ở góc phải phía
sau mơ hình 3. Địa hình dốc,
bề mặt đất khô và bị rửa trôi,



thực vật phát triển rất kém.


18


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

19
TR3-1M


11/2017


11°39'14.3" B


107°50'19.4" Đ


Tầng mặt vị trí mẫu nền trên
đất quặng trồng cà phê, chè.


Đất trồng


cà phê,


chè, keo


phía tây


nam hồ


bùn thải


quặng đuôi



số 5, mỏ


bauxite


Tân Rai,
huyện Bảo


Lâm, tỉnh
Lâm Đồng.


20


TR3-2M


11°39'14.3" B


107°50'16.9" Đ


Tầng mặt vị trí mẫu nền trên
đất quặng, gần đường giao
thơng, có hiện tượng bị xói


mịn.


<i>c) Phương pháp phân tích mẫu đất trong phịng thí nghiệm </i>


Xử lý mẫu theo TCVN 6647:2007 (ISO 11464:2006): Chất lượng đất –
Xử lý sơ bộ mẫu để phân tích hố – lý.


Phương pháp phân tích các chỉ tiêu kim loại nặng và chỉ tiêu hóa học tuân


thủ đúng theo các TCVN được liệt kê trong Bảng 2.3 và 2.4.


Bảng 2.3. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu hóa học trong đất


<b>TT </b> <b>Chỉ tiêu </b> <b>Phƣơng pháp phân tích </b>


1 pHH2O TCVN 4402-87


2 pH<sub>KCl</sub> TCVN 5979:2007


3 Carbon hữu cơ tổng số (%OC) TCVN 8941:2011


4 Đạm tổng số (N%) TCVN 6498:1999


5 Lân tổng số (P<sub>2</sub>O<sub>5</sub>%) TCVN 8940:2011


6 Kali tổng số (K2O%) TCVN 8660:2011


7 Lân dễ tiêu TCVN 5256:2009


8 Kali dễ tiêu TCVN 8662:2011


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

10 Độ bão hòa bazơ TCVN 4621:2009


11 Ca2+ TCVN 8569:2010


12 Cl- FAO-MAS


Bảng 2.4. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu kim loại nặng trong đất



<b>TT </b> <b>Chỉ tiêu </b> <b>Phƣơng pháp phân tích </b>


1 Chỉ tiêu Cu


SMEWW 3125:2012
2 Chỉ tiêu Pb


3 Chỉ tiêu Zn


<i><b>2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu </b></i>


<i>a) Phương pháp phân nhóm mẫu để so sánh, đánh giá môi trường đất tại mơ </i>


<i>hình </i>


Đề tài đã tiến hành phân nhóm mẫu theo các tiêu chí được đề ra để đảm
bảo các số liệu có sự liên quan chặt chẽ, cụ thể như sau:


- Nhóm mẫu so sánh, đánh giá mơi trường đất mơ hình 1 trên bãi thải sau
khai thác:


 TR4: Vùng đồi trồng cà phê trên đất bauxite của người dân địa
phương, thuộc khu vực quy hoạch chuẩn bị khai thác bauxite


 TR2: Mơ hình 1 sau khi xây dựng 2 tháng


 TR2a: Mơ hình 1 sau khi xây dựng 7 tháng


 TR5: Mô hình trồng cây trên bãi thải sau khai thác của đề tài
ĐTĐL.2011/T03



- Nhóm mẫu so sánh, đánh giá mơi trường đất mơ hình 3 trên hồ bùn thải
quặng đuôi số 5:


 TR3: Đất trồng cà phê, chè, keo lai của người dân địa phương,


cạnh hồ bùn thải quặng đuôi số 5 (mơ hình 3)


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

 TR1: Mơ hình 3 sau khi xây dựng 2 tháng


 TR1a: Mơ hình 3 sau khi xây dựng 7 tháng


Các nhóm mẫu được áp dụng khi so sánh, đánh giá các kết quả phân tích
của đề tài.


<i>b) Phương pháp lập biểu đồ đánh giá hàm lượng kim loại nặng </i>


Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2016 để tổng hợp số liệu và lập biểu
đồ cột theo thời gian. Riêng với các chỉ tiêu kim loại nặng có hại tới mơi trường
đất sẽ kẻ đường thẳng quy định giới hạn cho phép theo QCVN
03-MT:2015/BTNMT.


Sau khi lập bảng sẽ đưa ra các đánh giá dựa trên các biểu đồ. Những chỉ
tiêu kim loại có ích với môi trường đất sẽ đánh giá theo mức độ cao-tốt,
thấp-xấu.


<i>c) Phương pháp lập bảng đánh giá chỉ tiêu hóa học </i>


Dựa trên các thang đánh giá đất tiêu chuẩn tại Phụ lục 3 mà đề tài đã thu
thập được tiến hành lập bảng đánh giá các chỉ tiêu hóa học dựa trên hiệu quả tích


cực, tiêu cực đến mơi trường đất. Có 5 mức độ đánh giá từ rất kém, kém, trung
bình, tốt và rất tốt tương ứng với các thang màu sắc thể hiện trong bảng 2.5a và
bảng 2.5b.


Bảng 2.5a. Bảng đánh giá chỉ tiêu hóa học theo thang màu


<b>Thang </b>
<b>đánh </b>


<b>giá </b>


<b>pH<sub>H2O</sub></b> <b>pH<sub>KCl</sub></b> <b>OC </b> <b>Tổng N </b> <b>Tổng P </b> <b>P dễ tiêu </b> <b><sub>Màu </sub></b>


<b>tƣơng </b>
<b>ứng </b>


<i>- </i> <i>- </i> <i>% </i> <i>% </i> <i>%P<sub>2</sub>O<sub>5 </sub></i> <i>mgP2O5/ </i>


<i>100g </i>


Rất kém < 4,0 < 4,5 < 0,4 < 0,1 < 0,06 < 5


Kém 4,0 -


4,9
4,6 -
5,0
0,5 -
0,9
Trung


bình
5,0 -
5,4
5,1 -
5,5
1,0 -


1,9 0,1 - 0,2


0,06 -


0,10 5,0 - 10,0


Tốt 5,5 -
5,9


5,6 -
6,0


2,0 -
5,0


Rất tốt 6,0 -


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

Bảng 2.5b. Bảng đánh giá chỉ tiêu hóa học theo thang màu
<b>Thang </b>
<b>đánh giá </b>
<b>Tổng </b>
<b>K </b>
<b>K dễ </b>


<b>tiêu </b>
<b>CEC </b>
<b>đất </b>
<b>Độ bão </b>


<b>hòa bazơ </b> <b>Ca</b>


<b>2+</b>


<b>Cl-</b> <b><sub>Màu </sub></b>


<b>tƣơng </b>
<b>ứng </b>


<i>%K2O </i>


<i>mgK<sub>2</sub>O/ </i>


<i>100g </i>


<i>meq/ </i>


<i>100g </i> <i>% </i>


<i>meq/100 </i>


<i>g</i> <i>%</i>


Rất kém < 1,0 < 10,0 < 4,0 < 10 <2 2,0 -



3,0


Kém 4,0 -


9,9 10 - 29 2-4


1,0 -
2,0
Trung
bình
1,0 -
2,0
10,0 -
20,0
10,0 -


19,9 30 - 49 4-8


0,6 -
1,0


Tốt 20,0 -


39,9 50 - 79 >8


0,3 -
0,6


Rất tốt > 2,0 > 20,0 > 40,0 > 80 <
0,3



Dựa trên các thang màu được quy định, tiến hành lập bảng tổng hợp để
đánh giá dựa trên màu sắc. Những mẫu nhiều màu đỏ đến vàng tức chất lượng
đất kém, những mẫu nhiều màu vàng đến xanh tức chất lượng đất tốt.


<i>d) Phương pháp thành lập chỉ số đánh chất lượng đất SCLĐ</i>


Chỉ số chất lượng đất (SCLĐ) được thành lập để phục vụ đánh giá, so sánh


chất lượng đất của các mơ hình nghiên cứu theo thời gian và một số vị trí mẫu
nền khác để đưa ra nhận xét chung về hiệu quả của mơ hình. Chỉ số này được
tính bằng tổng số điểm đánh giá của từng chỉ tiêu hóa học và được tính theo cơng
thức sau:


<i>SCLĐ = ∑ Điểm đánh giá từng chỉ tiêu </i>


Thang điểm đánh giá được thể hiện trong bảng 2.6.


Bảng 2.6. Bảng đánh giá chỉ tiêu hóa học theo thang điểm


<b>STT </b> <b>Chỉ tiêu </b> <b>Hàm lƣợng </b> <b>Thang đánh giá </b> <b>Điểm </b>


<b>đánh giá </b>


1 pH<sub>H2O</sub>


< 4,0 Rất chua 0


4,0 - 4,9 Chua nhiều 0



5,0 - 5,4 Chua 0,5


5,5 - 5,9 Hơi chua 1


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

2 pH<sub>KCl</sub>


< 4,5 Rất chua 0


4,6 - 5,0 Chua vừa 0


5,1 - 5,5 Chua nhẹ 0,5


5,6 - 6,0 Gần trung tính 1


> 6,0 Trung tính 1


3


OC (%)


< 0,4 Rất thấp 0


0,5 - 0,9 Thấp 0


1,0 - 1,9 Trung bình 1


2,0 - 5,0 Cao 2


> 5,0 Rất cao 2



4 Tổng N (%)


< 0,1 Đất nghèo N 0


0,1 - 0,2 Đất trung bình 1


> 0,2 Đất giàu N 2


5 Tổng P (%)


< 0,06 Đất nghèo P 0


0,06 - 0,10 Đất trung bình 0,5


> 0,10 Đất giàu P 1


6 P dễ tiêu (mg
P<sub>2</sub>O<sub>5</sub>/100g đất)


< 5 Đất nghèo P 0


5,0 - 10,0 Đất trung bình 1


> 10,0 Đất giàu P 2


7 Tổng K (%)


< 1,0 Đất nghèo K 0


1,0 - 2,0 Đất trung bình 0,5



> 2,0 Đất giàu K 1


8 K dễ tiêu (mg K2O
/100g đất)


< 10,0 Đất nghèo K 0


10,0 - 20,0 Đất trung bình 1


> 20,0 Đất giàu K 2


9 Dung tích hấp thu
CEC (meq/100g đất)


< 4,0 Rất thấp 0


4,0 - 9,9 Thấp 0


10,0 - 19,9 Trung bình 1


20,0 - 39,9 Cao 2


> 40,0 Rất cao 2


10 Độ bão hòa bazơ (%)


< 10 Rất thấp 0


10 - 29 Thấp 0



30 - 49 Trung bình 1


50 - 79 Cao 2


> 80 Rất cao 2


11 Ca


2+


(meq/100 g đất)


<2 Rất nghèo 0


2-4 Nghèo 0


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

>8 Khá 1


12 Cl- (%)


> 3,0 Đất solontrat 0


2,0 - 3,0 Đất rất mặn 0


1,0 - 2,0 Đất mặn 0


0,6 - 1,0 Đất mặn trung bình 0,5


0,3 - 0,6 Đất mặn ít 0,5



< 0,3 Đất khơng mặn 0,5


13 Cu* (ppm)


>1 Cao 0


0,1 – 1 Trung bình 1


<0,1 Thấp 0


14 Pb* (ppm)


>1 Cao 0


0,1 – 1 Trung bình 1


<0,1 Thấp 1


15 Zn* (ppm)


>10 Cao 0


0,1 – 10 Trung bình 1


<0,1 Thấp 0


Ghi chú:


+ Các chỉ tiêu đánh dấu * được tham khảo theo chỉ số đánh giá chất


lượng đất của Michael C.Amacher [12]


+ Thang đánh giá dựa trên cơ sở thang đánh giá chất lượng đất tại Phụ
lục 3.


Giá trị tối đa của SCLĐ của mẫu thổ nhưỡng là 18,5, đây là tổng giá trị của


tất cả 15 chỉ tiêu hóa học được phân tích. Giá trị tối đa của SCLĐ của mẫu nơng


hóa là 17, là tổng giá trị của 12 chỉ tiêu hóa học được phân tích. Lập biểu đồ tổng
hợp giá trị SCLĐ và so sánh để đánh giá tổng quát hiệu quả các mơ hình nghiên


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

<b>Chƣơng 3 </b>


<b>KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN </b>


<b>3.1. Kết quả khảo sát thực địa </b>


<i><b>3.1.1. Kết quả khảo sát khu khai thác bauxite Tân Rai </b></i>


Kết quả khảo sát hiện trạng khu khai thác và bãi thải được tổng hợp trong
bảng 3.1


Bảng 3.1. Thông tin khảo sát khu khai thác bauxite Tân Rai


<b>Địa điểm khảo sát </b> <b>Tọa độ địa lý </b> <b>Hiện trạng thảm thực vật (*)</b>


<b>Tai biến </b>
<b>địa chất </b>



<b>(*)</b>


<b>Đặc điểm </b>


<b>nƣớc mặt </b> <b>đất nền Đặc điểm (*)</b> <b>Đặc điểm <sub>bãi thải </sub></b>


Phía Nam, gần cửa
đập hồ bùn đuôi
quặng số 5, tt. Lộc
Thắng, huyện Bảo
Lâm, tp. Bảo Lộc,
Lâm Đồng


11°39’15,5‖ B
107°50’19,6‖ Đ
H= 872m


Thảm thực vật là Cà phê,


Chè trồng Phần thấp của đồi


cịn sót lại


của đồi


thấp thoải
Nước
trong,
nước chảy
về hồ Cai


Bảng


Đất màu


vàng đỏ lẫn
nhiều quặng
bauxite phát
triển trên đá
bazan


Gồm 2


khu hồ


đang sử


dụng:


Hồ bùn


thải rộng


60 ha


chứa nước
thải từ quá
trình rửa
quặng
bauxite
chưa qua


xử lý hóa
chất.


Hồ bùn đỏ
chứa nước
thải từ nhà
máy sản
xuất
alumin đã
qua xử lý
hóa chất,


có hàm


lượng kim
loại nặng
cao.
Bãi đổ đất đào hồ


phía Bắc của đi
hồ bùn thải quặng
đuôi số 6, tt. Lộc
Thắng, huyện Bảo
Lâm, tp. Bảo Lộc,
Lâm Đồng


11°39’45,6‖ B
107°50’50,3‖ Đ
H= 880m



Các cây gỗ trồng phủ đất
gồm Keo lai, Thông Caribe,
Bạch đàn Uro, Sao đen.
Các cây trồng năm 2011:
Keo lai cao 5-7m, sinh
trưởng tốt; Bạch đàn Uro
cao 6-8m, sinh trưởng tốt;
Thông Caribe cao 3-5m,
sinh trưởng tốt; Sao đen cao
2m, sinh trưởng chậm.


Đất đổ


thành bãi


cao


10-15m so


với mặt


hồ


Không có


nước Đất tơi xốp sâu, dày, lẫn
nhiều
bauxite


Cửa hồ bùn thải


quặng đuôi số 6, tt.
Lộc Thắng, huyện
Bảo Lâm, tp. Bảo
Lộc, Lâm Đồng


11°39’38,2‖ B
107°50’18,4‖ Đ
H= 874m


Rừng trồng Keo lai trồng
năm 2011, cao 5-7m, sinh
trưởng tốt


Đất đổ


thành bãi


cao


10-15m so


với mặt


hồ


Nước
trong,
nước chảy
về hồ Cai
Bảng



Đất tơi xốp
sâu, dày, lẫn
nhiều
bauxite


Hồ bùn đỏ số 1, tt.
Lộc Thắng, huyện
Bảo Lâm, tp. Bảo
Lộc, Lâm Đồng


11°39’34,3‖ B
107°48'01,9‖ Đ
H= 855m


Thảm thực hiện tại: Trảng
cỏ mới hình thành cao
0,3-0,5m; thành phần lồi và độ
che phủ thay đổi tùy theo
thời gian hình thành và tính
chất của lớp đất phủ.
Nơi đất mặt cũ dày với
nguồn gốc là đất mặt của
vùng đồi núi mang đến có
trảng cỏ cao 0,5m; thưa gồm
Cỏ gừng, Cỏ Mỹ, Trinh nữ
có gai, Sục sạc, Đơn buốt,
Ké hoa vàng, Điền thanh…
Thành phần gồm các loài
phân bố rộng và có một số


lồi ưa ẩm.


Nơi đất mới đổ, sát gần bùn
đỏ chưa lấp, có trảng cỏ cao
0,5m, che phủ kín, ưu thế
các lồi trong họ Cói.


Hiện tại


là mặt


bằng. Đất
hoặc các


vật liệu


thải được
đưa từ nơi
khác đến
phủ một


lớp dày


khoảng
10-20cm


lên bề


mặt bùn
đỏ



Nước có


màu đỏ Nguồn gốc đất đưa tới
chủ yếu là
đất mặt lẫn


đá gốc,


bauxite vụn
từ vùng lân
cận đưa tới;


một phần


khác là chất
thải không


rõ nguồn


gốc


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

Qua khảo sát các vị trí khai thác và bãi thải của khu khai thác bauxite Tân
Rai có thể thấy đơn vị khai thác đã rất chú trọng đến hồn phục mơi trường sau
khai thác. Các bãi khai thác và bãi thải được hoàn thổ ngay sau khi ngừng sử
dụng tiến hành trồng cây sau đó. Tuy nhiên đơn vị khai thác thường dùng lớp đất
mặt lẫn nhiều sỏi đá lớn để hoàn thổ và trồng các loài cây dễ sinh trưởng, giá trị
thấp như keo lai hay bạch đàn. Để khơng lãng phí nguồn tài nguyên đất bazan
cần có những nghiên cứu phát triển thêm nhiều loài cây trồng mang lại hiệu quả
cao hơn, điển hình là các loài cây thế mạnh vùng Tây Nguyên như cà phê, hồ


tiêu, cao su, điều, dâu tằm, thông...


<i><b>3.1.2. Kết quả khảo sát các khu vực lấy mẫu nghiên cứu </b></i>


Kết quả khảo sát hiện trạng khu vực lấy mẫu, đặc biệt so sánh sự thay đổi
trước và sau khi áp dụng mơ hình được tổng hợp trong bảng 3.2


Bảng 3.2. Thông tin khảo sát khu vực lấy mẫu


<b>Vị </b>


<b>trí </b> <b>Địa điểm </b> <b>Thời tiết </b> <b>Đặc điểm địa hình </b> <b>Đặc tính bề mặt </b>


<b>Đặc </b>
<b>điểm đất </b>


<b>nền (*)</b>


<b>Hiện trạng thảm </b>
<b>thực vật (*)</b>


TR1


Hồ bùn


thải (trước


xây dựng


mơ hình)



Râm mát,


có mưa


nhỏ, gió
mạnh


Vùng đất bị ngập nước
Độ cao tuyệt đối: 870m
Độ dốc chung: 1%


Mặt đất bị ngập
<1m nước


Đất thịt
trung
bình


Khơng có thảm
thực vật


Hồ bùn


thải (sau


xây dựng


mô hình)



Nắng, gió
nhẹ


Vùng đất bằng phẳng,
cạn nước được hơn 4
tháng, đã trồng cây.
Độ cao tuyệt đối: 870,5m
Độ dốc chung: 1%


Bề mặt bùn đã
khô, xốp, dưới
mặt đất 20cm vẫn
cịn ẩm và lún


Đất thịt
trung
bình


Thảm thực vật


gồm: Keo lai,


Tràm úc, Sục sạc.


Loài phát sinh:


Trinh nữ có gai.


TR2



Bãi thải


(trước xây


dựng mơ


hình)


Râm mát,
gió nhẹ


Vùng đất thấp trũng,
phẳng sau khai thác.
Thấp hơn 3,2m so với
mặt đường chính.
Độ cao tuyệt đối: 883m
Độ dốc chung: 3-8%


Bề mặt sau khai
thác là lớp sét
litoma dính, dẻo,
chặt, cịn ẩm ướt


Đất sét
nặng


Khơng có thảm
thực vật


Bãi thải



(sau xây


dựng mơ


hình)


Nắng nhẹ,
gió mạnh


Vùng đất bằng phẳng đã
hoàn thổ và trồng cây.
Thấp hơn 1,7m so với
mặt đường chính.
Độ cao tuyệt đối: 884,5m
Độ dốc chung: 3%


Bề mặt đất hoàn
thổ cứng vừa, xói
mịn khe rãnh
mức độ nhẹ. Có
lẫn nhiều sỏi sạn
và quặng bauxite


Đất sét Thảm thực vật


gồm: Thông


Caribê, Điều



nhuộm, Cúc đồng.
Các loài phát sinh
gồm: Cỏ Mỹ chiếm
ưu thế, Cỏ gừng,
Trinh nữ có gai,...


TR3


Đất trồng
cà phê, chè


phía tây


nam hồ


bùn thải số
5


Râm mát,


có mưa


nhỏ


Bãi đất trồng cà phê, chè
cạnh đường giao thông,
thấp hơn 1m so với mặt
đường.


Độ cao tuyệt đối: 870m


Độ dốc chung: 1-5%


Bề mặt đất cứng,
có lẫn ít sỏi sạn


Đất thịt
nặng


Thảm thực vật


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

<b>Vị </b>


<b>trí </b> <b>Địa điểm </b> <b>Thời tiết </b> <b>Đặc điểm địa hình </b> <b>Đặc tính bề mặt </b>


<b>Đặc </b>
<b>điểm đất </b>


<b>nền (*)</b>


<b>Hiện trạng thảm </b>
<b>thực vật (*)</b>


TR4


Sườn đồi


trồng cà


phê



Râm mát,
gió mạnh


Sườn đồi dốc thoải, trên
đất quặng chuẩn bị khai
thác


Độ cao tuyệt đối: 876m
Độ dốc chung: 8-15%


Bề mặt đất cứng
vừa, bị xói mịn
khe rãnh ở mức
độ nhẹ. Không
lẫn sỏi sạn.


Đất sét Thảm thực vật


gồm: Cà phê, Chè,
Cỏ gà, Cỏ gừng,
Cỏ lào,...


TR5


Mô hình


trên bãi


thải đã



hồn thành
năm 2015


Nắng, gió
nhẹ


Bãi đất cạnh đường giao
thông, thấp hơn 1,3m so
với mặt đường.


Độ cao tuyệt đối: 852m
Độ dốc chung: 3-5%


Bề mặt đất rất
cứng, xói mịn
tầng mặt ở mức


độ nhẹ. Lẫn


nhiều sỏi đá nhỏ
và khối đá lớn.


Đất sét
trung
bình


Thảm thực vật


gồm: Keo lai, bạch
đàn, thông 3 lá,


thông caribê, rầu
rái, sao đen, điều
nhuộm,...


Ghi chú: Các mục đánh dấu (*) được kế thừa của đề tài TN17/T04 [1]


Qua khảo sát các vị trí lấy mẫu, điển hình là 02 khu vực xây dựng mơ hình
có thể thấy được những thay đổi tích cực về cả địa hình, tính chất đất và thảm
thực vật trên bề mặt. Trước khi thực hiện mơ hình trên các bãi thải không thấy
xuất hiện các loài thực vật; sau khi áp dụng mơ hình, ngoài các loài cây trồng
phát triển tốt còn thấy xuất hiện thêm rất nhiều loài cỏ dại khác. Sự phát triển
mạnh của cỏ dại cho thấy môi trường đất phù hợp để thực vật phát triển, tuy
nhiên cần có biện pháp hạn chế sự phát triển của cỏ vì sẽ gây ảnh hưởng đến các
loại cây trồng đang nghiên cứu.


<b>3.2. Đánh giá hiệu quả mơ hình hồn phục môi trƣờng đất bãi thải sau khai </b>


<b>thác bauxite (MH1) </b>


<i><b>3.2.1. Đánh giá hàm lượng KLN trong mẫu thổ nhưỡng MH1 </b></i>


Các kết quả phân tích chỉ tiêu KLN của mẫu thổ nhưỡng MH1 được thống
kê trong đầy đủ trong bảng 3.3


Bảng 3.3. Bảng tổng hợp hàm lượng KLN mẫu thổ nhưỡng MH1


<b>Phấu diện </b> <b>Tầng </b> <i><b>Cu </b></i> <b>Các chỉ tiêu phân tích </b>


<i><b>(ppm) </b></i>
<i><b>Pb </b></i>


<i><b>(ppm) </b></i>
<i><b>Zn </b></i>
<i><b>(ppm) </b></i>
<b>2018 </b>


TR2 0-15 20,63 5,56 35,87


TR2 15-50 20,97 5,33 39,62


TR2 >50 55,74 5,49 60,58


TR4 (Nền) 0-15 23,32 3,80 24,89


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

TR4 (Nền) >30 20,49 2,80 19,94


<b>2019 </b>


TR2a 0-15 13,04 4,28 31,81


TR2a 15-50 12,19 3,49 23,28


TR2a >50 26,84 3,28 42,89


TR5 0-10 14,22 2,90 25,36


TR5 10-40 12,85 2,97 24,19


TR5 >40 26,84 2,44 23,87


<i>a) Hàm lượng Cu </i>



Kết quả xác định hàm lượng Cu trong mẫu thổ nhưỡng mơ hình 1 và mẫu
đất nền được thể hiện qua Hình 3.1.


Hình 3.1. Biểu đồ hàm lượng Cu trong mẫu thổ nhưỡng mơ hình 1


Qua biểu đồ thể hiện hàm lượng Cu trong mẫu thổ nhưỡng mơ hình 1 ta
thấy khơng có giá trị nào vượt q tiêu chuẩn cho phép.


- Mẫu tầng 1: Sau khi triển khai mô hình 2 tháng hàm lượng Cu tương
đương với mẫu nền, tuy nhiên vẫn cao hơn 1,5 lần so với mẫu của mô hình năm
2015. Sau khi triển khai mơ hình 7 tháng hàm lượng Cu đã giảm được 37%, chỉ
bằng 0,6 lần mẫu nền và tương đương với mẫu của mơ hình năm 2015.


- Mẫu tầng 2: Sau khi triển khai mơ hình 2 tháng hàm lượng Cu tương
đương với mẫu nền, tuy nhiên vẫn cao hơn 1,6 lần so với mẫu của mơ hình năm


0
20
40
60
80
100
120


Tầng 1 Tầng 2 Tầng 3


ppm


Hàm lượng Cu mẫu thổ nhưỡng MH1




TR2 (sau 2 tháng)


TR2a (sau 7 tháng)


TR4 (nền)


TR5 (MH 2015)


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

2015. Sau khi triển khai mơ hình 7 tháng hàm lượng Cu đã giảm được 42%, chỉ
bằng 0,5 lần mẫu nền và tương đương với mẫu của mô hình năm 2015.


- Mẫu tầng 3: Sau khi triển khai mơ hình 2 tháng hàm lượng Cu vẫn cịn rất
cao, gấp 2,7 lần mẫu nền và 4 lần so với mẫu mơ hình 2015. Sau khi triển khai
mơ hình 7 tháng hàm lượng Cu đã giảm tới 52% nhưng vẫn cao hơn 1,3 lần mẫu
nền và 1,9 lần mẫu của mơ hình năm 2015.


<i>b) Hàm lượng Pb </i>


Kết quả xác định hàm lượng Pb trong mẫu thổ nhưỡng mơ hình 1 và mẫu
đất nền được thể hiện qua Hình 3.2.


Hình 3.2. Biểu đồ hàm lượng Pb trong mẫu thổ nhưỡng mơ hình 1


Qua biểu đồ thể hiện hàm lượng Pb trong mẫu thổ nhưỡng mơ hình 1 ta
thấy khơng có giá trị nào vượt q tiêu chuẩn cho phép và ở mức rất thấp.


- Mẫu tầng 1: Sau khi triển khai mơ hình 2 tháng hàm lượng Pb vẫn còn cao
hơn 1,5 lần mẫu nền và 1,9 lần mẫu mơ hình 2015. Sau khi triển khai mơ hình 7
tháng hàm lượng Pb đã giảm được 23%, chỉ hơn 1,1 lần mẫu nền và 1,5 lần mẫu


của mơ hình năm 2015.


- Mẫu tầng 2: Sau khi triển khai mơ hình 2 tháng hàm lượng Pb vẫn còn cao
hơn 1,5 lần mẫu nền và 1,8 lần mẫu mơ hình 2015. Sau khi triển khai mơ hình 7


0
10
20
30
40
50
60
70
80


Tầng 1 Tầng 2 Tầng 3


ppm


Hàm lượng Pb mẫu thổ nhưỡng MH1



TR2 (sau 2 tháng)


TR2a (sau 7 tháng)


TR4 (nền)


TR5 (MH 2015)


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

tháng hàm lượng Pb đã giảm được 35%, tương đương với mẫu nền và chỉ còn


cao hơn 1,2 lần so với mẫu của mơ hình năm 2015.


- Mẫu tầng 3: Sau khi triển khai mơ hình 2 tháng hàm lượng Pb vẫn còn
tương đối cao, gấp đôi mẫu nền và gấp 2,3 lần mẫu mơ hình 2015. Sau khi triển
khai mơ hình 7 tháng hàm lượng Pb đã giảm được 40%, chỉ cao hơn 1,2 lần mẫu
nền và 1,3 lần mẫu mơ hình 2015.


<i>c) Hàm lượng Zn </i>


Kết quả xác định hàm lượng Zn trong mẫu thổ nhưỡng mô hình 1 và mẫu
đất nền được thể hiện qua Hình 3.3.


Hình 3.3. Biểu đồ hàm lượng Zn trong mẫu thổ nhưỡng mơ hình 1


Qua biểu đồ thể hiện hàm lượng Zn trong mẫu thổ nhưỡng mơ hình 1 ta
thấy khơng có giá trị nào vượt quá tiêu chuẩn cho phép và tương đối thấp.


- Mẫu tầng 1: Sau khi triển khai mơ hình 2 tháng hàm lượng Zn vẫn còn cao
hơn 1,4 lần mẫu nền và 1,4 lần mẫu mơ hình 2015. Sau khi triển khai mơ hình 7
tháng hàm lượng Zn đã giảm nhẹ 11%, cao hơn 1,3 lần mẫu nền và 1,3 lần mẫu
mô hình 2015.


- Mẫu tầng 2: Sau khi triển khai mơ hình 2 tháng hàm lượng Zn cao hơn 1,8
lần mẫu nền và 1,6 lần mẫu mơ hình 2015. Sau khi triển khai mô hình 7 tháng


0
50
100
150
200


250


Tầng 1 Tầng 2 Tầng 3


ppm


Hàm lượng Zn mẫu thổ nhưỡng MH1



TR2 (sau 2 tháng)


TR2a (sau 7 tháng)


TR4 (nền)


TR5 (MH 2015)


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

hàm lượng Zn đã giảm được 41%, cao hơn 1,3 lần mẫu nền và tương đương với
mẫu của mơ hình năm 2015.


- Mẫu tầng 3: Sau khi triển khai mơ hình 2 tháng hàm lượng Zn vẫn còn rất
cao, gấp 3 lần mẫu nền và 2,5 lần so với mẫu mơ hình 2015. Sau khi triển khai
mơ hình 7 tháng hàm lượng Zn giảm 29%, vẫn cao hơn 2,2 lần mẫu nền và 1,8
lần mẫu của mơ hình năm 2015.


Mẫu trên mơ hình có hàm lượng Zn tăng dần theo độ sâu. Nguyên nhân
hàm lượng Zn tại tầng 3 cao là do tầng đất nền cũ sau khi khai thác quặng, tầng
này là tầng có quặng bauxite nên hàm lượng kim loại nặng thường cao hơn do đó
có sự khác biệt với tầng đất mặt hồn thổ phía trên.


<i><b>3.2.2. Đánh giá các chỉ tiêu hóa học trong mẫu thổ nhưỡng MH1 </b></i>



Kết quả xác định các chỉ tiêu hóa học trong mẫu thổ nhưỡng mơ hình 1 và
mẫu đất nền được thể hiện qua Bảng 3.4a và Bảng 3.4b.


Bảng 3.4a. Hàm lượng các chỉ tiêu hóa học trong mẫu thổ nhưỡng mơ hình 1


<b>Tầng </b>
<b>lấy </b>
<b>mẫu </b>


<b>Ký hiệu </b>
<b>mẫu </b>


<b>pH<sub>H2O</sub></b> <b>pH<sub>KCl</sub></b> <b>OC </b> <b>Tổng </b>


<b>N </b> <b>Tổng P P dễ tiêu </b>


<i>- </i> <i>- </i> <i>% </i> <i>% </i> <i>%P<sub>2</sub>O<sub>5 </sub></i> <i>mgP2O5/ </i>


<i>100g </i>


Tầng 1


TR4 (nền) 4,70 4,05 7,28 0,248 0,190 4,87


TR2 5,40 4,46 5,10 0,138 0,080 1,72


TR2a 6,57 5,13 4,49 0,256 0,080 6,87


TR5 6,37 4,81 2,42 0,162 0,130 9,73



Tầng 2


TR4 (nền) 4,77 4,26 5,53 0,166 0,140 2,86


TR2 5,25 4,30 6,62 0,191 0,100 2,86


TR2a 6,17 4,57 4,03 0,229 0,090 5,73


TR5 6,27 5,03 2,06 0,144 0,120 7,16


Tầng 3


TR4 (nền) 4,78 4,44 2,21 0,079 0,110 3,15


TR2 5,49 5,94 0,78 0,020 0,160 5,44


TR2a 6,01 4,74 0,34 0,074 0,110 7,16


TR5 6,06 5,55 1,43 0,123 0,150 6,01


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

dụng mơ hình. Sau khi triển khai mơ hình 7 tháng các chỉ tiêu đã vượt trội so với
mẫu nền và gần tương đương với mẫu tại mơ hình hồn thành năm 2015, cụ thể:


- pHH2O và pHKCl tại 3 tầng của mẫu nền đều có chất lượng kém, vị trí đất


nền trên đất quặng canh tác cà phê có độ chua tương đối lớn. Mẫu đất tại mơ hình
sau khi triển khai 2 tháng chỉ tốt hơn không đáng kể so với mẫu nền, vẫn cịn
kém hơn rất nhiều so với mẫu mơ hình năm 2015. Sau khi triển khai mơ hình 7
tháng pH đã được cải thiện rõ rệt, pH<sub>H2O</sub> đều đạt mức rất tốt và pH<sub>KCl</sub> được cải


thiện lên mức trung bình, hơn hẳn mẫu nền và mẫu tại mơ hình trước đó và tương
đương với mẫu mơ hình năm 2015.


- Hàm lượng %OC tại các vị trí tầng 1, tầng 2 đều đạt tốt và rất tốt, đặc
điểm của hàm lượng cacbon trong đất là giảm theo độ sâu nên hàm lượng %OC
không cao và chỉ đạt mức kém đến trung bình. Để xét độ phì của đất thường chỉ
áp dụng %OC cho tầng mặt, nhưng cây trồng trên mơ hình có nhiều lồi cây lớn
nên ta sẽ đánh giá tập trung vào %OC tại tầng 1 và tầng 2. Mẫu đất tại mơ hình
sau khi triển khai 2 tháng có hàm lượng %OC rất tốt, tương đương với mẫu nền
và cao hơn mẫu mơ hình năm 2015. Mẫu đất tại mô hình sau khi triển khai 7
tháng hàm lượng %OC bị giảm nhẹ, thấp hơn mẫu nền nhưng vẫn cao gấp đôi so
với mẫu mơ hình 2015 và vẫn đạt mức tốt.


- Hàm lượng tổng N giảm dần theo tầng đất, tầng 3 phần lớn ở mức kém.
Mẫu đất tại mơ hình sau khi triển khai 2 tháng có hàm lượng tổng N ở mức trung
bình, kém hơn mẫu nền và tương đương với mẫu mơ hình năm 2015. Mẫu đất tại
mơ hình sau khi triển khai 7 tháng đã cải thiện rõ rệt, hàm lượng tổng N ở tầng 1
và tầng 2 đều rất tốt, tốt hơn một chút so với mẫu nền và cao hơn nhiều mẫu mơ
hình năm 2015.


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

nền và tương đương với mẫu mơ hình 2015, nhưng nhìn chung hàm lượng P dễ
tiêu vẫn cịn thấp.


Bảng 3.4b. Hàm lượng các chỉ tiêu hóa học trong mẫu thổ nhưỡng mơ hình 1


<b>Tầng </b>
<b>lấy </b>
<b>mẫu </b>
<b>Ký hiệu </b>
<b>mẫu </b>


<b>Tổng </b>
<b>K </b>
<b>K dễ </b>
<b>tiêu </b>
<b>CEC </b>
<b>đất </b>
<b>Độ bão </b>


<b>hòa bazơ </b> <b>Ca2+</b> <b>Cl</b>


<i>-%K2O </i>


<i>mgK<sub>2</sub>O/ </i>


<i>100g </i>


<i>meq/ </i>


<i>100g </i> <i>% </i> <i>meq/100g </i> <i>% </i>


Tầng 1


TR4


(nền) 0,017 4,83 16,40 53,60 0,79 0,190


TR2 0,011 2,00 7,80 69,12 0,95 0,170


TR2a 0,133 88,89 13,00 78,53 0,74 0,213



TR5 0,033 2,10 8,30 74,63 0,57 0,053


Tầng 2


TR4


(nền) 0,011 3,98 12,90 62,37 0,60 0,230


TR2 0,014 4,39 9,10 60,64 0,63 0,200


TR2a 0,062 18,14 11,70 68,94 0,57 0,053


TR5 0,052 2,17 8,80 83,27 0,53 0,003


Tầng 3


TR4


(nền) 0,004 1,80 6,10 76,98 0,52 0,240


TR2 0,007 1,82 9,00 93,39 0,74 0,130


TR2a 0,026 2,41 11,90 77,55 0,45 0,005


TR5 0,032 2,02 8,50 86,47 0,43 0,004


Qua bảng 3.4b ta thấy một số chỉ tiêu được cải thiện sau khi triển khai mơ
hình được 7 tháng như tổng K, K dễ tiêu hay CEC, cụ thể:


- Hàm lượng tổng K và K đễ tiêu hầu hết đều ở mức rất kém. Đây cũng là


tình hình chung của đất bazan khi giàu sét nhưng hàm lượng kali thì lại rất thấp.
Ở tầng 1 mẫu mơ hình sau khi triển khai 7 tháng đã tăng hàm lượng tổng K lên
mức khá và đặc biệt tăng mạnh hàm lượng K dễ tiêu đạt mức rất tốt, tầng 2 cũng
đã cải thiện được hàm lượng K dễ tiêu lên mức khá. Những thay đổi tích cực của
mẫu TR2a so với những mẫu cịn lại là do q trình cải tạo đất, bổ sung phân bón
và các chất hữu cơ khi xây dựng và chăm sóc mơ hình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

- Độ bão hòa bazơ trong các mẫu đều ở mức tốt và rất tốt, phần nào giúp cải
thiện khả năng hấp thụ cation khi lượng CEC chỉ đạt ở mức kém.


- Hàm lượng Ca2+ ở mức rất kém. Có thể lý giải do địa hình trong khu vực
là địa hình đồi núi, nhiều dốc nên Ca2+ <sub>không thể tồn tại nhiều trong đất. </sub>


- Đất tại mơ hình nghiên cứu là đất bazan, lượng nước trong vùng cũng chỉ
là nước mưa nên độ mặn Cl-


duy trì ở mức rất thấp, tốt cho cây trồng.


<i><b>3.2.3. Đánh giá hàm lượng KLN trong mẫu nơng hóa MH1 </b></i>


Các kết quả phân tích chỉ tiêu KLN của mẫu thổ nhưỡng MH3 được thống
kê trong đầy đủ trong bảng 3.5


Bảng 3.5. Bảng tổng hợp hàm lượng KLN mẫu nơng hóa MH1


<b>Phấu diện </b> <b>Tầng </b>


<b>Các chỉ tiêu phân tích </b>
<i><b>Cu </b></i>



<i><b>(ppm) </b></i>


<i><b>Pb </b></i>
<i><b>(ppm) </b></i>


<i><b>Zn </b></i>
<i><b>(ppm) </b></i>


<b>2018 </b>


TR2-1M Tầng 1 20,89 4,29 33,60


TR2-2M Tầng 1 24,76 4,16 30,46


TR2-3M Tầng 1 16,10 4,17 27,30


TR2-4M Tầng 1 16,88 3,44 23,11


<b>2019 </b>


TR2a-1M Tầng 1 13,86 3,83 27,34


TR2a-2M Tầng 1 15,24 3,76 24,66


TR2a-3M Tầng 1 9,61 3,65 27,14


TR2a-4M Tầng 1 9,13 2,91 17,07


<i>a) Hàm lượng Cu </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

Hình 3.4. Biểu đồ hàm lượng Cu trong mẫu nơng hóa mơ hình 1


Qua biểu đồ thể hiện hàm lượng Cu trong mẫu nơng hóa mơ hình 1 ta thấy
sự chênh lệch không đáng kể trên tồn mơ hình, hàm lượng Cu ở mức thấp và
khơng có giá trị nào vượt q tiêu chuẩn cho phép.


Tại 4 vị trí góc của mơ hình, hàm lượng Cu giảm đáng kể theo thời gian, cụ
thể:


- Tại vị trí 1M, hàm lượng Cu trong mẫu TR2a-1M đã giảm 34% so với
mẫu TR2-1M


- Tại vị trí 2M, hàm lượng Cu trong mẫu TR2a-2M đã giảm 38% so với
mẫu TR2-2M


- Tại vị trí 3M, hàm lượng Cu trong mẫu TR2a-3M đã giảm 40% so với
mẫu TR2-3M


- Tại vị trí 4M, hàm lượng Cu trong mẫu TR2a-4M đã giảm 46% so với
mẫu TR2-4M


<i>b) Hàm lượng Pb </i>


Kết quả xác định hàm lượng Pb trong mẫu nơng hóa mơ hình 1 được thể
hiện qua Hình 3.5.


0
20
40
60


80
100
120


1M 2M 3M 4M


ppm


Hàm lượng Cu mẫu nơng hóa MH1



TR2 (sau 2 tháng)


TR2a (sau 7 tháng)


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

Hình 3.5. Biểu đồ hàm lượng Pb trong mẫu nơng hóa mơ hình 1


Qua biểu đồ thể hiện hàm lượng Pb trong mẫu nơng hóa mơ hình 1 ta thấy
sự chênh lệch khơng đáng kể trên cả bốn góc của mơ hình, hàm lượng Pb ở mức
thấp và khơng có giá trị nào vượt quá tiêu chuẩn cho phép.


Tại 4 vị trí góc của mơ hình, hàm lượng Pb giảm nhẹ theo thời gian, cụ thể:
- Tại vị trí 1M, hàm lượng Pb trong mẫu TR2a-1M đã giảm 11% so với
mẫu TR2-1M


- Tại vị trí 2M, hàm lượng Pb trong mẫu TR2a-2M đã giảm 10% so với
mẫu TR2-2M


- Tại vị trí 3M, hàm lượng Pb trong mẫu TR2a-3M đã giảm 12% so với
mẫu TR2-3M



- Tại vị trí 4M, hàm lượng Pb trong mẫu TR2a-4M đã giảm 15% so với
mẫu TR2-4M


<i>c) Hàm lượng Zn </i>


Kết quả xác định hàm lượng Zn trong mẫu nông hóa mơ hình 1 được thể
hiện qua Hình 3.6.


0
10
20
30
40
50
60
70
80


1 2 3 4


ppm


Hàm lượng Pb mẫu nơng hóa MH1



TR2 (sau 2 tháng)


TR2a (sau 7 tháng)


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

Hình 3.6. Biểu đồ hàm lượng Zn trong mẫu nơng hóa mơ hình 1



Qua biểu đồ thể hiện hàm lượng Zn trong mẫu nông hóa mơ hình 1 ta thấy
sự chênh lệch khơng đáng kể trên cả bốn góc của mơ hình, hàm lượng Zn ở mức
thấp và khơng có giá trị nào vượt quá tiêu chuẩn cho phép.


Tại 4 vị trí góc của mơ hình, hàm lượng Zn giảm nhẹ theo thời gian, cụ thể:
- Tại vị trí 1M, hàm lượng Zn trong mẫu TR2a-1M đã giảm 19% so với
mẫu TR2-1M


- Tại vị trí 2M, hàm lượng Zn trong mẫu TR2a-2M đã giảm 19% so với
mẫu TR2-2M


- Tại vị trí 3M, hàm lượng Zn trong mẫu TR2a-3M đã giảm 1% so với mẫu
TR2-3M


- Tại vị trí 4M, hàm lượng Zn trong mẫu TR2a-4M đã giảm 26% so với
mẫu TR2-4M


<i><b>3.2.4. Đánh giá các chỉ tiêu hóa học trong mẫu thổ nhưỡng MH1 </b></i>


Kết quả xác định các chỉ tiêu hóa học trong mẫu nơng hóa mơ hình 1 và
mẫu đất nền được thể hiện qua Bảng 3.6a và Bảng 3.6b.


0
50
100
150
200
250


1M 2M 3M 4M



ppm


Hàm lượng Zn mẫu nơng hóa MH1



TR2 (sau 2 tháng)


TR2a (sau 7 tháng)


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

Bảng 3.6a. Hàm lượng các chỉ tiêu hóa học trong mẫu nơng hóa mơ hình 1


<b>Năm lấy </b>


<b>mẫu </b> <b>Ký hiệu mẫu </b>


<b>pHH2O</b> <b>pHKCl</b> <b>OC </b> <b>Tổng N </b>


<i>- </i> <i>- </i> <i>% </i> <i>% </i>


2018


TR2-1M 5,59 5,28 2,14 0,074


TR2-2M 5,64 5,05 2,67 0,078


TR2-3M 5,57 4,25 8,57 0,217


TR2-4M 5,65 6,17 1,11 0,035


2019



TR2a-1M 5,82 4,25 5,67 0,248


TR2a-2M 5,63 4,67 3,69 0,176


TR2a-3M 6,05 5,22 1,95 0,138


TR2a-4M 6,41 6,29 0,53 0,092


- pH<sub>H2O</sub> dần được cải thiện theo thời gian. Vị trí 3M và 4M đã trở về mơi
trường trung tính. pHKCl có biến động khơng đều, vị trí 1M và 2M giảm nhẹ, vị


trí 3M và 4M được cải thiện tăng dần về mơi trường trung tính.


- Hàm lượng %OC tăng ở vị trí M1 và M2, giảm mạnh ở vị trí 3M và
giảm nhẹ ở vị trí 4M. Sự thay đổi hàm lượng cacbon trong đất tại các vị trí phần
lớn do bề mặt mơ hình dốc từ phía sau ra phía trước nên các vị trí 3M, 4M
thường bị nước mưa xói mịn và rửa trôi các chất dinh dưỡng trên bề mặt vào
giữa hoặc phía trước mơ hình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

Bảng 3.6b. Hàm lượng các chỉ tiêu hóa học trong mẫu nơng hóa mơ hình 1


<b>Năm lấy </b>
<b>mẫu </b>


<b>Ký hiệu </b>
<b>mẫu </b>


<b>Tổng P P dễ tiêu Tổng K K dễ tiêu CEC đất </b>



<i>%P2O5 </i>


<i>mgP2O5/ </i>


<i>100g </i> <i>%K2O </i>


<i>mgK2O/ </i>


<i>100g </i>


<i>meq/ </i>


<i>100g </i>


2018


TR2-1M 0,110 2,58 0,026 2,98 7,60


TR2-2M 0,120 2,86 0,008 4,19 6,40


TR2-3M 0,090 2,86 0,019 4,11 13,30


TR2-4M 0,090 2,58 0,015 1,27 4,60


2019


TR2a-1M 0,110 7,73 0,035 4,43 8,80


TR2a-2M 0,110 10,02 0,046 4,59 12,80



TR2a-3M 0,070 5,15 0,031 4,38 12,10


TR2a-4M 0,090 7,44 0,051 1,38 3,90


- Hàm lượng tổng P tại các vị trí có thể đánh giá ở mức tốt. Vị trí 3M và 4M
đạt ở mức khá nhưng tiệm cận mức tốt. Hàm lượng tổng P giữa mẫu mơ hình sau
triển khai 2 tháng và 7 tháng chênh lệch không đáng kể.


- Tuy vậy hàm lượng P dễ tiêu sau khi triển khai mơ hình 2 tháng lại ở mức
rất kém. Hiện tượng này là do môi trường đất quặng có nhiều sắt và nhơm, độ
chua lớn nên lượng P dễ tiêu bị cố định thành các phốt phát sắt, nhôm. Sau khi
triển khai mô hình 7 tháng có nhiều thay đổi, tại vị trí 1M, 2M, 4M hàm lượng P
dễ tiêu tăng lên mức khá, đặc biệt vị trí 3M tăng mạnh và đạt mức rất tốt.


- Hàm lượng tổng K và K đễ tiêu đều ở mức rất kém, kết quả của mơ hình
sau triển khai 2 tháng và 7 tháng chênh lệch không đáng kể. Đây cũng là tình
hình chung của đất bazan khi giàu sét nhưng hàm lượng kali thì lại rất thấp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

<i><b>3.2.5. Đánh giá chất lượng đất tại MH1 bằng chỉ số S</b><b>CLĐ</b></i>


Dựa vào thang điểm đánh giá chất lượng đất, tính điểm cho từng chỉ tiêu
trong mẫu nơng hóa, thổ nhưỡng MH1 được tổng hợp trong bảng 3.7


Bảng 3.7. Bảng đánh giá chất lượng đất theo thang điểm của MH1


<b>KHM </b> <b>Tầng </b>


<b>pHH2O </b> <b>pHKCl</b> <b>OC </b>


<b>Tổng </b>


<b>N </b>
<b>Tổng </b>
<b>P </b>
<b>P dễ </b>
<b>tiêu </b>
<b>Tổng </b>
<b>K </b>
<b>K dễ </b>
<b>tiêu </b>
<b>CEC </b>
<b>đất </b>
<b>Độ </b>
<b>bão </b>
<b>hòa </b>
<b>bazơ </b>


<b>Ca2+ </b> <b><sub>Cl</sub>-</b> <b><sub>Cu </sub></b> <b><sub>Pb </sub></b> <b><sub>Zn </sub></b>


<b>Chỉ </b>
<b>số </b>


<b>SCLĐ</b>


- - % % %P2O5


mgP2O5/


100g %K2O
mgK2O/



100g
meq/
100g %


meq


/100g % ppm ppm ppm


TR2 0-15 0,5 0 2 1 0,5 0 0 0 0 2 0 1 0 0 0 <b>7 </b>


TR2 15-50 0,5 0 2 1 0,5 0 0 0 0 2 0 1 0 0 0 <b>7 </b>


TR2 >50 1 1 0 0 1 1 0 0 0 2 0 1 0 0 0 <b>7 </b>




TR2-1M Tầng 1 1 0,5 2 0 1 0 0 0 0 - - - 0 0 0 <b>4,5 </b>


TR2-2M Tầng 1 1 0 2 0 1 0 0 0 0 - - - 0 0 0 <b>4 </b>


TR2-3M Tầng 1 1 0 2 2 0,5 0 0 0 1 - - - 0 0 0 <b>6,5 </b>


TR2-4M Tầng 1 1 1 1 0 0,5 0 0 0 0 - - - 0 0 0 <b>3,5 </b>
TR4 0-15 0 0 2 2 1 0 0 0 1 2 0 1 0 0 0 <b>9 </b>


TR4 15-30 1 0 2 1 1 1 0 0 0 2 0 1 0 0 0 <b>9 </b>



TR4 >30 0,5 0 2 1 0,5 0 0 0 0 2 0 1 0 0 0 <b>7 </b>


TR2a 0-15 1 0,5 2 2 0,5 1 0,5 2 1 2 0 1 0 0 0 <b>13,5 </b>


TR2a 15-50 1 0 2 2 0,5 1 0 1 1 2 0 1 0 0 0 <b>11,5 </b>


TR2a >50 1 0 0 0 1 1 0 0 1 2 0 1 0 0 0 <b>7 </b>


TR2a


-1M Tầng 1 1 0 2 2 1 1 0 0 0 - - - 0 0 0 <b>7 </b>
TR2a


-2M Tầng 1 1 0 2 1 1 2 0 0 1 - - - 0 0 0 <b>8 </b>
TR2a


-3M Tầng 1 1 0,5 2 1 0,5 1 0 0 1 - - - 0 0 0 <b>7 </b>
TR2a


-4M Tầng 1 1 1 0 0 0,5 1 0 0 0 - - - 0 0 0 <b>3,5 </b>
TR5 0-10 1 0 2 1 1 1 0 0 0 2 0 1 0 0 0 <b>9 </b>


TR5 10-40 1 0 2 1 1 1 0 0 0 2 0 1 0 0 0 <b>9 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

Hình 3.7. Biểu đồ chỉ số SCLĐ của mơ hình 1


Dựa vào kết quả chỉ số SCLĐ thấy rằng chất lượng đất nền và mơ hình đã


hồn thành năm 2015 đầu đạt mức trung bình. Mơ hình 1 sau khi xây dựng 2
tháng có chất lượng đất ở mức trung bình kém do mơ hình mới hoạt động nên


chưa có nhiều tác động tới chất lượng đất. Sau 7 tháng mơ hình đã có tác động
tích cực tới chất lượng đất, chỉ số SCLĐ tại tầng 1 trung tâm mơ hình đã cao gấp


đơi so với trước, hiệu quả giảm dần ở tầng 2 và tầng 3. Chỉ số SCLĐ tại các vị trí


tầng mặt 1M, 2M, 4M cũng tăng 1,5 đến 2 lần so với trước, vị trí 3M có chất
lượng đất tốt từ trước cũng được cải thiện nhẹ. Ta có thể thấy sau khi triển khai
mơ hình được 7 tháng, chất lượng đất đã cải thiện rõ rệt so với mơ hình 2 tháng,
đặc biệt đất tầng mặt đã có chất lượng tốt hơn mẫu đất nền và mơ hình năm 2015.


<b>3.3. Đánh giá hiệu quả mơ hình hồn phục môi trƣờng đất hồ bùn thải sau </b>


<b>tuyển quặng (MH3) </b>


<i><b>3.3.1. Đánh giá hàm lượng KLN trong mẫu thổ nhưỡng MH3 </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

Bảng 3.8. Bảng tổng hợp hàm lượng KLN mẫu thổ nhưỡng MH3


<b>Phấu diện </b> <b>Tầng </b>


<b>Các chỉ tiêu phân tích </b>
<i><b>Cu </b></i>


<i><b>(ppm) </b></i>


<i><b>Pb </b></i>
<i><b>(ppm) </b></i>


<i><b>Zn </b></i>
<i><b>(ppm) </b></i>


<b>2017 </b>


TR3 (Nền) 0-25 29,46 8,34 50,84


TR3 (Nền) 25-70 25,50 8,06 37,42


TR3 (Nền) 70-150 33,77 6,94 27,81


TR10 Tầng 1 49,35 11,07 68,77


<b>2018 </b>


TR1 0-15 31,44 4,05 31,42


TR1 15-45 33,84 3,31 31,97


TR1 45-125 35,25 4,80 29,73


<b>2019 </b>


TR1a 0-15 21,48 4,07 20,75


TR1a 15-45 21,42 4,58 22,75


TR1a >45 23,21 3,89 25,29


<i>a) Hàm lượng Cu </i>


Kết quả xác định hàm lượng Cu trong mẫu thổ nhưỡng mơ hình 3 và mẫu
đất nền TR3 được thể hiện qua Hình 3.8



Hình 3.8. Biểu đồ hàm lượng Cu trong mẫu thổ nhưỡng mơ hình 3


0.00
20.00
40.00
60.00
80.00
100.00
120.00


Tầng 1 Tầng 2 Tầng 3


ppm


Hàm lượng Cu mẫu thổ nhưỡng MH3



TR3 (nền)


TR1* (trước 8 tháng)


TR1 (sau 2 tháng)


TR1a (sau 7 tháng)


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

Qua biểu đồ thể hiện hàm lượng Cu trong mẫu thổ nhưỡng mơ hình 3 ta
thấy khơng có giá trị nào vượt q tiêu chuẩn cho phép.


- Mẫu tầng 1: Trước khi triển khai mơ hình 8 tháng hàm lượng Cu khá cao,
cao hơn mẫu nền 1,7 lần. Sau khi triển khai mơ hình 2 tháng hàm lượng Cu đã


giảm được 36%, cao hơn mẫu nền 1,1 lần. Sau khi triển khai mơ hình 7 tháng
hàm lượng Cu tiếp tục giảm thêm 32%, chỉ bằng 0,7 lần mẫu nền.


- Mẫu tầng 2: Sau khi triển khai mơ hình 2 tháng hàm lượng Cu tại mơ hình
cao hơn mẫu nền 1,3 lần. Sau khi triển khai mơ hình 7 tháng hàm lượng Cu giảm
37%, chỉ bằng 0,8 lần mẫu nền.


- Mẫu tầng 3: Sau khi triển khai mơ hình 2 tháng hàm lượng Cu tại mơ hình
tương đương với mẫu nền. Sau khi triển khai mơ hình 7 tháng hàm lượng Cu
giảm 34% và bằng 0,7 lần mẫu nền.


<i>b) Hàm lượng Pb </i>


Kết quả xác định hàm lượng Pb trong mẫu thổ nhưỡng mơ hình 3 và mẫu
đất nền được thể hiện qua Hình 3.9


Hình 3.9. Biểu đồ hàm lượng Pb trong mẫu thổ nhưỡng mơ hình 3


Qua biểu đồ thể hiện hàm lượng Pb trong mẫu thổ nhưỡng mơ hình 3 ta
thấy khơng có giá trị nào vượt quá tiêu chuẩn cho phép và ở mức thấp. Hàm


0.00
10.00
20.00
30.00
40.00
50.00
60.00
70.00
80.00



Tầng 1 Tầng 2 Tầng 3


ppm


Hàm lượng Pb mẫu thổ nhưỡng MH3



TR3 (nền)


TR1* (trước 8 tháng)


TR1 (sau 2 tháng)


TR1a (sau 7 tháng)


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

lượng Pb trong mẫu ngay sau khi triển khai mô hình đã thấp hơn so với mẫu
nền.


- Mẫu tầng 1: Trước khi triển khai mô hình 8 tháng hàm lượng Pb cao hơn
mẫu nền 1,3 lần. Sau khi triển khai mơ hình 2 tháng hàm lượng Pb giảm mạnh tới
63%, thấp hơn một nửa so với mẫu nền. Sau khi triển khai mô hình 7 tháng hàm
lượng Pb khơng thay đổi.


- Mẫu tầng 2: Sau khi triển khai mơ hình 2 tháng hàm lượng Pb tại mơ hình
chỉ bằng 0,4 lần mẫu nền. Sau khi triển khai mô hình 7 tháng hàm lượng Pb bị
tăng thêm 38%, bằng 0,6 lần mẫu nền, tuy nhiên hàm lượng Pb vẫn ở mức thấp.


- Mẫu tầng 3: Sau khi triển khai mơ hình 2 tháng hàm lượng Pb chỉ bằng
0,7 lần mẫu nền. Sau khi triển khai mơ hình 7 tháng hàm lượng Pb giảm nhẹ
19%, bằng 0,6 lần mẫu nền.



<i>c) Hàm lượng Zn </i>


Kết quả xác định hàm lượng Zn trong mẫu thổ nhưỡng mơ hình 3 và mẫu
đất nền được thể hiện qua Hình 3.10


Hình 3.10. Biểu đồ hàm lượng Zn trong mẫu thổ nhưỡng mơ hình 3


Qua biểu đồ thể hiện hàm lượng Zn trong mẫu thổ nhưỡng mơ hình 3 ta


0.00
50.00
100.00
150.00
200.00
250.00


Tầng 1 Tầng 2 Tầng 3


ppm


Hàm lượng Zn mẫu thổ nhưỡng MH3



TR3 (nền)


TR1* (trước 8 tháng)


TR1 (sau 2 tháng)


TR1a (sau 7 tháng)



</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

thấy khơng có giá trị nào vượt q tiêu chuẩn cho phép và tương đối thấp.


- Mẫu tầng 1: Trước khi triển khai mơ hình 8 tháng hàm lượng Zn cao hơn
mẫu nền 1,4 lần. Sau khi triển khai mơ hình 2 tháng hàm lượng Zn giảm mạnh
tới 54%, bằng 0,6 lần mẫu nền. Sau khi triển khai mơ hình 7 tháng hàm lượng Zn
tiếp tục giảm 34%, chỉ bằng 0,4 lần mẫu nền.


- Mẫu tầng 2: Sau khi triển khai mơ hình 2 tháng hàm lượng Zn tại mơ hình
bằng 0,9 lần mẫu nền. Sau khi triển khai mô hình 7 tháng hàm lượng Zn giảm
29%, bằng 0,6 lần mẫu nền.


- Mẫu tầng 3: Sau khi triển khai mơ hình 2 tháng hàm lượng Zn cao hơn
mẫu nền 1,1 lần. Sau khi triển khai mô hình 7 tháng hàm lượng Zn giảm nhẹ
15%, bằng 0,9 lần mẫu nền.


<i><b>3.3.2. Đánh giá các chỉ tiêu hóa học trong mẫu thổ nhưỡng MH3 </b></i>


Kết quả xác định các chỉ tiêu hóa học trong mẫu thổ nhưỡng mơ hình 3 và
mẫu đất nền được thể hiện qua Bảng 3.9a và Bảng 3.9b.


Bảng 3.9a. Hàm lượng các chỉ tiêu hóa học trong mẫu thổ nhưỡng mơ hình 3


<b>Tầng </b>
<b>lấy </b>
<b>mẫu </b>


<b>Ký hiệu </b>
<b>mẫu </b>



<b>pHH2O</b> <b>pHKCl</b> <b>OC </b> <b>Tổng N Tổng P P dễ tiêu </b>


<i>- </i> <i>- </i> <i>% </i> <i>% </i> <i>%P2O5 </i>


<i>mgP2O5/ </i>


<i>100g </i>


Tầng
1


TR3 (nền) 5,14 4,19 6,72 0,229 0,097 4,58


TR10 6,31 5,73 0,28 0,014 0,061 2,58


TR1 5,59 6,15 0,28 0,013 0,080 2,86


TR1a 6,50 6,19 0,41 0,070 0,100 7,44


Tầng
2


TR3 (nền) 5,49 5,04 1,87 0,086 0,085 3,15


TR1 5,78 6,08 0,97 0,029 0,120 2,29


TR1a 6,57 6,16 0,39 0,075 0,080 6,01


Tầng
3



TR3 (nền) 5,29 5,58 0,57 0,046 0,114 3,72


TR1 5,89 6,22 0,32 0,015 0,100 5,73


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

- pH<sub>H2O </sub>và pH<sub>KCl</sub> trong mẫu nền TR3 có chất lượng trung bình, đặc biệt ở tầng 1
pH<sub>H2O </sub>đạt mức trung bình và pH<sub>KCl</sub> đạt mức kém tức tầng đất mặt bị chua, ở tầng 2 có
cải thiện hơn khi pHH2O đạt mức tốt, pHKCl được cải thiện theo độ sâu tầng đất. Các


mẫu trên mơ hình đều có pHH2O và pHKCl tốt hơn mẫu nền và được cải thiện theo thời


gian. Đến thời điểm sau khi mô hình triển khai 7 tháng, các chỉ tiêu pH đều đạt mức
rất tốt.


- Với mẫu TR1 tại trung tâm mô hình bùn thải quặng đi, đất lẫn trong
quặng bauxite có thể có độ chua cao nhưng qua q trình sục rửa với nước nên
môi trường pH đã trở về gần trung tính nên các số liệu về pHH2O và pHKCl trong


các mẫu TR1 đều đạt mức tốt đến rất tốt.


- Hàm lượng %OC trong các mẫu tại mô hình đều thấp hơn mẫu nền TR3,
đặc biệt là tầng mặt. Mẫu trước khi xây dựng mơ hình và sau khi triển khai 2
tháng đều ở mức rất kém, sau khi triển khai mơ hình 7 tháng có cải thiện được
hàm lượng cacbon trong đất lên mức kém. Lý do vì đất tại mơ hình là lớp đất
bám trên quặng bị nước rửa trôi thành bùn và tầng đất không ổn định do quy
trình xả bùn thải của nhà máy theo từng đợt làm các tầng bị xáo trộn. Cần thêm
thời gian để cây trồng phát triển ổn định và bổ sung sinh khối vào đất mới thực
sự cải thiện được vấn đề này.


- Duy nhất tầng 1 của mẫu nền có hàm lượng tổng N đạt mức tốt, các vị trí


cịn lại đều ở mức rất kém. Mẫu trên mơ hình có hàm lượng tổng N rất kém do
bùn thải được sinh ra từ quá trình sục rửa đất lẫn trong quặng nên lượng đạm
trong đất rất khó duy trì.


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

Bảng 3.9b. Hàm lượng các chỉ tiêu hóa học trong mẫu thổ nhưỡng mơ hình 3
<b>Tầng </b>
<b>lấy </b>
<b>mẫu </b>
<b>Ký hiệu </b>
<b>mẫu </b>
<b>Tổng </b>
<b>K </b>
<b>K dễ </b>
<b>tiêu </b>
<b>CEC </b>
<b>đất </b>
<b>Độ bão </b>


<b>hòa bazơ </b> <b>Ca2+</b> <b>Cl</b>


<i>-%K2O </i>


<i>mgK<sub>2</sub>O/ </i>


<i>100g </i>


<i>meq/ </i>


<i>100g </i> <i>% </i> <i>meq/100g </i> <i>% </i>



Tầng
1


TR3 (nền) 0,010 4,46 13,30 96,76 0,47 0,002


TR10 0,010 1,07 5,90 - - -


TR1 0,010 0,83 3,80 96,09 0,66 0,140


TR1a 0,044 1,58 4,60 95,91 0,75 0,004


Tầng
2


TR3 (nền) 0,010 1,63 7,70 99,42 0,48 0,004


TR1 0,010 1,07 3,30 95,05 0,67 0,170


TR1a 0,035 1,35 5,20 96,47 0,68 0,003


Tầng
3


TR3 (nền) 0,020 2,21 7,30 99,79 0,48 0,001


TR1 0,006 1,28 3,20 95,40 0,56 0,130


TR1a 0,020 1,63 4,50 92,78 0,80 0,004


- Hàm lượng tổng K và K dễ tiêu đều ở mức rất kém. Đây cũng là tình


hình chung của đất bazan khi giàu sét nhưng hàm lượng kali thì lại rất thấp.


- Hàm lượng CEC sau khi triển khai mơ hình 2 tháng vẫn còn rất kém,
thấp hơn 2 đến 3 lần so với mẫu nền. Sau khi triển khai mơ hình 7 tháng hàm
lượng CEC được cải thiện lên mức kém, vẫn còn thấp hơn so với mẫu nền.


- Hàm lượng CEC trong mẫu đất nền TR3 giảm dần theo tầng đất từ mức
trung bình ở tầng 1 đến mức kém ở tầng 2 và 3, trong mẫu đất bùn thải TR1
khơng có sự khác biệt nhiều và duy trì ở mức kém đến rất kém.


- Độ bão hòa bazơ trong các mẫu đều ở mức tốt và rất tốt, phần nào giúp
cải thiện khả năng hấp thụ cation khi lượng CEC chỉ đạt ở mức kém.


- Hàm lượng Ca2+ đều ở mức rất kém. Có thể lý giải do địa hình trong khu
vực là địa hình đồi núi, nhiều dốc nên Ca2+ <sub>khơng thể tồn tại nhiều trong đất. </sub>


- Đất trong khu vực nghiên cứu là đất bazan, lượng nước trong vùng cũng
chỉ là nước mưa và nước rửa quặng nên độ mặn Cl-


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

<i><b>3.3.3. Đánh giá hàm lượng KLN trong mẫu nơng hóa MH3 </b></i>


Các kết quả phân tích chỉ tiêu KLN của mẫu nơng hóa MH3 được thống kê
trong đầy đủ trong bảng 3.10


Bảng 3.10. Bảng tổng hợp hàm lượng KLN mẫu nơng hóa MH3


<b>Phấu diện </b> <b>Tầng </b>


<b>Các chỉ tiêu phân tích </b>
<i><b>Cu </b></i>



<i><b>(ppm) </b></i>


<i><b>Pb </b></i>
<i><b>(ppm) </b></i>


<i><b>Zn </b></i>
<i><b>(ppm) </b></i>
<b>2017 </b>


TR3-1M (Nền) Tầng 1 31,62 18,67 20,28


TR3-2M (Nền) Tầng 1 24,10 7,35 43,44


TR10-2M Tầng 1 26,57 5,96 33,59


<b>2018 </b>


TR1-1M Tầng 1 29,44 3,31 32,32


TR1-2M Tầng 1 49,59 6,97 56,15


TR1-3M Tầng 1 46,20 9,73 41,57


TR1-4M Tầng 1 44,94 6,16 39,41


<b>2019 </b>


TR1a-1M Tầng 1 14,70 3,03 20,86



TR1a-2M Tầng 1 25,84 5,18 30,27


TR1a-3M Tầng 1 28,59 6,39 27,23


TR1a-4M Tầng 1 24,17 5,21 23,16


<i>a) Hàm lượng Cu </i>


Kết quả xác định hàm lượng Cu trong mẫu nơng hóa mơ hình 3 và mẫu đất
nền được thể hiện qua Hình 3.11


Hình 3.11. Biểu đồ hàm lượng Cu trong mẫu nơng hóa mơ hình 3


0
20
40
60
80
100
120


1M 2M 3M 4M


ppm


Hàm lượng Cu mẫu nơng hóa MH3



TR3-1M (nền)


TR3-2M (nền)



TR1*-2M (trước 8 tháng)


TR1 (sau 2 tháng)


TR1a (sau 7 tháng)


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

Qua biểu đồ thể hiện hàm lượng Cu trong mẫu nơng hóa mơ hình 1 ta thấy
vị trí 1M trên mơ hình 3 thấp hơn so với các vị trí cịn lại, các mẫu 2M, 3M, 4M
hiện còn hơi cao nhưng nhìn chung hàm lượng Cu ở các mẫu nơng hóa mơ hình 3
vẫn hồn tồn nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép.


Tại 4 vị trí góc của mơ hình, hàm lượng Cu được giảm dần theo thời gian
và gần tương đương mẫu nền, cụ thể:


- Tại vị trí 1M, sau khi triển khai mơ hình 2 tháng hàm lượng Cu ở mức tốt,
chỉ bằng 0,8 lần mẫu nền TR3-1M và 1,1 lần mẫu nền TR3-2M. Sau khi triển
khai mơ hình 7 tháng hàm lượng Cu giảm 50%, bằng một nửa mẫu nền TR3-1M
và 0,6 lần mẫu nền TR3-2M.


- Tại vị trí 2M, trước khi triển khai mơ hình 8 tháng hàm lượng Cu ổn định
và bằng 0,8 lần mẫu nền TR3-1M, 1,1 lần mẫu nền TR3-2M. Sau khi triển khai
mơ hình 2 tháng hàm lượng Cu đột ngột tăng tới 87% nhưng vẫn nằm trong giới
hạn cho phép, cao hơn 1,6 lần mẫu nền TR3-1M và 2,1 lần mẫu nền TR3-2M.
Sau khi triển khai mơ hình 7 tháng hàm lượng Cu giảm được 48%, bằng 0,8 lần
mẫu nền TR3-1M và 1,1 lần mẫu nền TR3-2M. Sự thay đổi bất thường của Cu
tại vị trí 2M ở thời điểm trước 8 tháng và sau 2 tháng xây dựng mơ hình, nhưng
các giá trị vẫn đều nằm trong giới hạn cho phép nên chưa cần áp dụng thêm giải
pháp xử lý khác.



- Tại vị trí 3M, sau khi triển khai mô hình 2 tháng hàm lượng Cu ở mức
cao, gấp 1,5 lần mẫu nền TR3-1M và 1,9 lần mẫu nền TR3-2M. Sau khi triển
khai mơ hình 7 tháng hàm lượng Cu giảm 38%, chỉ bằng 0,9 lần mẫu nền
TR3-1M và 1,2 lần mẫu nền TR3-2M.


- Tại vị trí 4M, sau khi triển khai mô hình 2 tháng hàm lượng Cu ở mức
cao, gấp 1,4 lần mẫu nền TR3-1M và 1,9 lần mẫu nền TR3-2M. Sau khi triển
khai mơ hình 7 tháng hàm lượng Cu giảm 46%, chỉ bằng 0,8 lần mẫu nền
TR3-1M và bằng hàm lượng Cu của mẫu nền TR3-2M.


<i>b) Hàm lượng Pb </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

nền TR3 được thể hiện qua Hình 3.12


Hình 3.12. Biểu đồ hàm lượng Pb trong mẫu nơng hóa mơ hình 3


Qua biểu đồ thể hiện hàm lượng Pb tại các vị trí đều rất thấp so với giới hạn
của QCVN 03-MT:2015/BTNMT. Duy nhất vị trí mẫu nền TR3-1M cao hơn các
vị trí cịn lại, ngun nhân do vị trí này nằm cạnh và thấp hơn đường giao thông
nên chịu nhiều tác động của xe cộ, máy móc và nước mưa chảy từ trên mặt
đường xuống đem theo nhiều vật chất khác lẫn vào đất.


Tại 4 vị trí góc của mơ hình, hàm lượng Pb được giảm dần theo thời gian và
gần tương đương mẫu nền TR3-2M, cụ thể:


- Tại vị trí 1M, sau khi triển khai mơ hình 2 tháng hàm lượng Pb ở mức tốt,
chỉ bằng 0,2 lần mẫu nền TR3-1M và bằng một nửa mẫu nền TR3-2M. Sau khi
triển khai mơ hình 7 tháng hàm lượng Pb giảm 8%, bằng 0,2 lần mẫu nền
TR3-1M và 0,64 lần mẫu nền TR3-2M.



- Tại vị trí 2M, trước khi triển khai mơ hình 8 tháng hàm lượng Pb ở mức
tốt và bằng 0,3 lần mẫu nền TR3-1M, 0,8 lần mẫu nền TR3-2M. Sau khi triển
khai mô hình 2 tháng hàm lượng Pb tăng nhẹ 26% nhưng vẫn nằm trong giới hạn
cho phép, bằng 0,4 lần mẫu nền TR3-1M và 0,9 lần mẫu nền TR3-2M. Sau khi
triển khai mơ hình 7 tháng hàm lượng Pb giảm được 34%, bằng 0,3 lần mẫu nền
TR3-1M và 0,7 lần mẫu nền TR3-2M. Sự thay đổi bất thường của Pb tại vị trí
2M ở thời điểm trước 8 tháng và sau 2 tháng xây dựng mơ hình, nhưng các giá trị
vẫn đều nằm trong giới hạn cho phép.


0
10
20
30
40
50
60
70
80


1M 2M 3M 4M


ppm


Hàm lượng Pb mẫu nơng hóa MH3



TR3-1M (nền)


TR3-2M (nền)


TR1*-2M (trước 8 tháng)



TR1 (sau 2 tháng)


TR1a (sau 7 tháng)


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

- Tại vị trí 3M, sau khi triển khai mơ hình 2 tháng hàm lượng Pb chỉ bằng
một nửa so với mẫu nền TR3-1M và cao hơn 1,3 lần mẫu nền TR3-2M. Sau khi
triển khai mơ hình 7 tháng hàm lượng Pb giảm 34%, chỉ bằng 0,3 lần mẫu nền
TR3-1M và 0,9 lần mẫu nền TR3-2M.


- Tại vị trí 4M, sau khi triển khai mơ hình 2 tháng hàm lượng Pb chỉ bằng
0,3 lần mẫu nền TR3-1M và 0,8 lần mẫu nền TR3-2M. Sau khi triển khai mô
hình 7 tháng hàm lượng Pb giảm nhẹ 15%, chỉ bằng 0,3 lần mẫu nền TR3-1M và
0,7 lần mẫu nền TR3-2M.


<i>c) Hàm lượng Zn </i>


Kết quả xác định hàm lượng Zn trong mẫu nơng hóa mơ hình 3 và mẫu đất
nền TR3 được thể hiện qua Hình 3.13


Hình 3.13. Biểu đồ hàm lượng Zn trong mẫu nơng hóa mơ hình 3


Qua biểu đồ ta có thể thấy hàm lượng Zn tại các vị trí đều nằm trong giới
hạn cho phép và tương đối thấp.


Tại 4 vị trí góc của mơ hình, hàm lượng Zn được giảm dần theo thời gian và
gần tương đương mẫu nền, cụ thể:


- Tại vị trí 1M, sau khi triển khai mơ hình 2 tháng hàm lượng Zn cao hơn
1,6 lần mẫu nền TR3-1M và bằng 0,7 lần mẫu nền TR3-2M. Sau khi triển khai


mơ hình 7 tháng hàm lượng Zn giảm 35%, bằng hàm lượng Zn trong mẫu nền
TR3-1M và bằng một nửa mẫu nền TR3-2M.


- Tại vị trí 2M, trước khi triển khai mơ hình 8 tháng hàm lượng Zn hơi cao


0
50
100
150
200
250


1M 2M 3M 4M


ppm


Hàm lượng Zn mẫu nơng hóa MH3



TR3-1M (nền)


TR3-2M (nền)


TR1*-2M(trước 8 tháng)


TR1 (sau 2 tháng)


TR1a (sau 7 tháng)


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

và bằng 1,7 lần mẫu nền TR3-1M, 0,8 lần mẫu nền TR3-2M. Sau khi triển khai
mơ hình 2 tháng hàm lượng Zn tăng mạnh tới 67% nhưng vẫn nằm trong giới hạn


cho phép, gấp 2,8 lần mẫu nền TR3-1M và 1,3 lần mẫu nền TR3-2M. Sau khi
triển khai mơ hình 7 tháng hàm lượng Zn giảm được 34%, gấp 1,5 lần mẫu nền
TR3-1M và bằng 0,7 lần mẫu nền TR3-2M. Sự thay đổi bất thường của Zn tại vị
trí 2M ở thời điểm trước 8 tháng và sau 2 tháng xây dựng mơ hình. Tuy vậy các
giá trị vẫn đều nằm trong giới hạn cho phép nên chưa cần áp dụng thêm giải pháp
xử lý khác.


- Tại vị trí 3M, sau khi triển khai mơ hình 2 tháng hàm lượng Zn vẫn tương
đối cao, gấp đôi mẫu nền TR3-1M và bằng mẫu nền TR3-2M. Sau khi triển khai
mơ hình 7 tháng hàm lượng Zn giảm 41%, bằng 1,3 lần mẫu nền TR3-1M và 0,6
lần mẫu nền TR3-2M.


- Tại vị trí 4M, sau khi triển khai mơ hình 2 tháng hàm lượng Zn bằng 1,9
lần mẫu nền TR3-1M và 0,9 lần mẫu nền TR3-2M. Sau khi triển khai mơ hình 7
tháng hàm lượng Zn giảm được 41%, bằng 1,1 lần mẫu nền TR3-1M và bằng
một nửa hàm lượng Zn trong mẫu nền TR3-2M.


<i><b>3.3.4. Đánh giá các chỉ tiêu hóa học trong mẫu nơng hóa MH3 </b></i>


Kết quả xác định các chỉ tiêu hóa học trong mẫu thổ nhưỡng mơ hình 3 và
mẫu đất nền được thể hiện qua Bảng 3.11a và Bảng 3.11b.


Bảng 3.11a. Hàm lượng các chỉ tiêu hóa học trong mẫu nơng hóa mơ hình 3


<b>Năm lấy </b>


<b>mẫu </b> <b>Ký hiệu mẫu </b>


<b>pHH2O</b> <b>pHKCl</b> <b>OC </b> <b>Tổng N </b>



<i>- </i> <i>- </i> <i>% </i> <i>% </i>


2017


TR3-1M (nền) 5,27 4,07 1,49 0,084


TR3-2M (nền) 4,17 3,88 7,01 0,301


TR10-2M 4,82 4,41 1,80 0,157


2018


TR1-1M 5,69 6,02 0,90 0,023


TR1-2M 5,88 6,43 0,83 0,021


TR1-3M 5,66 6,14 0,37 0,020


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

2019


TR1a-1M 6,22 6,14 0,24 0,075


TR1a-2M 6,46 6,29 0,21 0,074


TR1a-3M 6,38 6,16 0,21 0,073


TR1a-4M 6,47 6,31 0,18 0,068


- pHH2O tại mẫu nền chỉ đạt mức trung bình kém, mẫu tại vị trí 2M trước khi



xây dựng mơ hình cũng đạt mức kém. Sau khi triển khai mơ hình có những hiệu
quả rõ rệt, sau triển khai mơ hình 2 tháng pHH2O đạt mức tốt, sau triển khai moo


hình 7 tháng đạt mức rất tốt, đất trở về mơi trường trung tính.


- pH<sub>KCl</sub> tại mẫu nền và mẫu tại vị trí 2M trước khi xây dựng mơ hình ở mức
rất kém. Sau khi triển khai mơ hình đã hồn phục đất trở về mơi trường trung
tính và giữ ổn định trong các đợt lấy mẫu sau.


- Hàm lượng %OC tại vị trí mẫu nền TR3-2M rất tốt do người dân địa
phương đang canh tác cà phê và chè tại đây. Vị trí mẫu nền TR3-1M nằm thấp
hơn đường giao thơng khoảng 1m nên thường xuyên bị nước mưa trên đường xối
xuống gây xói mịn nên độ phì của đất kém, hàm lượng %OC chỉ đạt mức trung
bình. Mẫu TR10-2M năm 2017 đạt mức khá do thời điểm lấy mẫu nước vẫn còn
trong hồ khiến các chất hữu cơ lắng xuống và tích trữ lại. Các mẫu sau khi triển
khai mơ hình 2 tháng phần lớn ở mức kém, sau khi triển khai mơ hình 7 tháng
hàm lượng cacbon trong đất tiếp tục giảm xuống mức rất kém. Lý do vì sau khi
xây dựng mơ hình vào mùa mưa nên lượng cacbon trong đất đã bị rửa trôi nhiều,
cây trồng chưa phát triển đủ để ngăn tình trạng xói mịn rửa trơi này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

Bảng 3.11b. Hàm lượng các chỉ tiêu hóa học trong mẫu nơng hóa mơ hình 3


<b>Năm </b>
<b>lấy </b>
<b>mẫu </b>


<b>Ký hiệu mẫu </b>


<b>Tổng P P dễ tiêu Tổng K K dễ tiêu CEC đất </b>



<i>%P2O5 </i>


<i>mgP<sub>2</sub>O<sub>5</sub>/ </i>


<i>100g </i> <i>%K2O </i>


<i>mgK<sub>2</sub>O/ </i>


<i>100g </i>


<i>meq/ </i>
<i>100g </i>


2017


TR3-1M


(nền) 0,053 3,44 0,530 2,77 8,30


TR3-2M


(nền) 0,159 3,15 0,010 3,64 26,10


TR10-2M 0,086 3,15 0,020 3,66 10,50


2018


TR1-1M 0,130 3,72 0,005 1,74 4,30


TR1-2M 0,040 2,58 0,007 1,42 3,80



TR1-3M 0,100 2,58 0,005 1,37 4,10


TR1-4M 0,110 2,58 0,006 1,21 3,60


2019


TR1a-1M 0,100 7,44 0,051 1,38 3,90


TR1a-2M 0,180 7,44 0,026 1,34 3,60


TR1a-3M 0,130 7,56 0,018 1,77 4,90


TR1a-4M 13,360 6,01 0,020 1,80 5,10


- Hàm lượng tổng P tại các vị trí trên mơ hình hầu hết đạt ở mức tốt hoặc
tiệm cận mức tốt. Có vị trí 2M trước triển khai mơ hình và sau triển khai mơ hình
2 tháng ở mức khá và kém, vị trí mẫu nền TR3-1M ở mức kém do thường xuyên
bị nước mưa rửa trôi.


- Hàm lượng tổng P tốt nhưng hàm lượng P dễ tiêu lại ở mức rất kém. Hiện
tượng này là do môi trường đất quặng có nhiều sắt và nhơm, độ chua lớn nên
lượng P dễ tiêu bị cố định thành các phốt phát sắt, nhôm. Ở các mẫu nơng hóa
sau triển khai mơ hình 7 tháng có nhiều cải thiện, hàm lượng P dễ tiêu đã tăng lên
gấp đôi.


- Hàm lượng tổng K và K đễ tiêu đều ở mức rất kém. Đây cũng là tình hình
chung của đất bazan khi giàu sét nhưng hàm lượng kali thì lại rất thấp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

<i><b>3.3.5. Đánh giá chất lượng dất tại MH3 bằng chỉ số S</b><b>CLĐ </b></i>



Dựa vào thang điểm đánh giá chất lượng đất, tính điểm cho từng chỉ tiêu
trong mẫu nơng hóa, thổ nhưỡng MH3 được tổng hợp trong bảng 3.12


Bảng 3.12. Bảng đánh giá chất lượng đất theo thang điểm của MH3


<b>Phẫu </b>


<b>diện </b> <b>Tầng </b>


<b>pHH2O </b> <b>pHKCl</b> <b>OC </b>


<b>Tổng </b>
<b>N </b>
<b>Tổng </b>
<b>P </b>
<b>P dễ </b>
<b>tiêu </b>
<b>Tổng </b>
<b>K </b>
<b>K dễ </b>
<b>tiêu </b>
<b>CEC </b>
<b>đất </b>
<b>Độ </b>
<b>bão </b>
<b>hòa </b>
<b>bazơ </b>


<b>Ca2+ </b> <b><sub>Cl</sub>-</b> <b><sub>Cu </sub></b> <b><sub>Pb </sub></b> <b><sub>Zn </sub></b>



<b>Chỉ </b>
<b>số </b>


<b>SCLĐ</b>


- - % % %P2O5


mgP2O5/


100g %K2O
mgK2O


/100g
meq/
100g %


meq


/100g % ppm ppm ppm
TR3 0-25 0,5 0 2 2 0,5 0 0 0 1 2 0 2 0 0 0 <b>10 </b>


TR3 25-70 1 0 1 0 0,5 0 0 0 0 2 0 2 0 0 0 <b>6,5 </b>


TR3 70-150 0,5 1 0 0 1 0 0 0 0 2 0 2 0 0 0 <b>6,5 </b>




TR3-1M Tầng 1 0,5 0 1 0 0 0 0 0 0 - - - 0 0 0 <b>1,5 </b>



TR3-2M Tầng 1 0 0 2 2 1 0 0 0 2 - - - 0 0 0 <b>7 </b>
TR10<sub></sub>


-2M Tầng 1 0 0 1 1 0,5 0 0 0 1 - - - 0 0 0 <b>3,5 </b>
TR10 <sub>Tầng 1 </sub> <sub>1 </sub> <sub>1 </sub> <sub>0 </sub> <sub>0 </sub> <sub>0,5 </sub> <sub>0 </sub> <sub>0 </sub> <sub>0 </sub> <sub>0 </sub> <sub>- </sub> <sub>- </sub> <sub>- </sub> <sub>0 </sub> <sub>0 </sub> <sub>0 </sub> <b><sub>2,5 </sub></b>


TR1 0-15 1 1 0 0 0,5 0 0 0 0 2 0 2 0 0 0 <b>6,5 </b>


TR1 15-45 1 1 1 0 1 0 0 0 0 2 0 2 0 0 0 <b>8 </b>


TR1 45-125 1 1 0 0 0,5 1 0 0 0 2 0 2 0 0 0 <b>7,5 </b>




TR1-1M Tầng 1 1 1 0 0 1 0 0 0 0 - - - 0 0 0 <b>3 </b>


TR1-2M Tầng 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 - - - 0 0 0 <b>2 </b>


TR1-3M Tầng 1 1 1 0 0 0,5 0 0 0 0 - - - 0 0 0 <b>2,5 </b>


TR1-4M Tầng 1 1 1 0 0 1 0 0 0 0 - - - 0 0 0 <b>3 </b>
TR1a 0-15 1 1 0 0 0,5 1 0 0 0 2 0 2 0 0 0 <b>7,5 </b>


TR1a 15-45 1 1 0 0 0,5 1 0 0 0 2 0 2 0 0 0 <b>7,5 </b>


TR1a >45 1 1 0 0 1 1 0 0 0 2 0 2 0 0 0 <b>8 </b>





TR1a-1M Tầng 1 1 1 0 0 0,5 1 0 0 0 - - - 0 0 0 <b>3,5 </b>


TR1a-2M Tầng 1 1 1 0 0 1 1 0 0 0 - - - 0 0 0 <b>4 </b>


TR1a-3M Tầng 1 1 1 0 0 1 1 0 0 0 - - - 0 0 0 <b>4 </b>


TR1a-4M Tầng 1 1 1 0 0 1 1 0 0 0 - - - 0 0 0 <b>4 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

Hình 3.14. Biểu đồ chỉ số SCLĐ của mơ hình 3


Dựa vào kết quả chỉ số SCLĐ thấy rằng chất lượng đất nền tầng 1 và tầng


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

<b>3.4. Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất hợp lý </b>


<i><b>3.4.1. Giải pháp chính sách quản lý nhà nước </b></i>


<i>a) Quản lý chặt chẽ cơng tác hồn phục sau khai thác theo quy định hiện hành </i>


Hiện nay đã có quy định về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động
khai thác khoáng sản đã được nêu rõ trong thông tư 38/2015/TT-BTNMT. Tuy
nhiên vẫn còn nhiều đơn vị không chấp hành đúng quy định, cố ý vi phạm. Cần
thắt chặt cơng tác quản lý, có biện pháp xử lý nghiêm với các đơn vị sai phạm.
<i>b) Bổ sung mức phạt đối với đơn vị khai thác cố ý khơng hồn phục </i>



Những đơn vị khai thác lớn đã thành lập quy trình hồn phục trước khi đi
vào hoạt động và chấp hành theo quy định. Tuy nhiên, các đơn vị khai thác nhỏ
lẻ có nguồn kinh phí hạn hẹp chỉ tập trung vào khai thác kiếm lợi nhuận luôn sẵn
sàng nộp phạt khi vi phạm vì số tiền phạt vẫn còn thấp so với chi phí cải tạo,
phục hồi sau khai thác.


Để mức phạt có tính răn đe cao, ngăn chặn các hành vi sai phạm cần nâng
cao mức phạt đủ để các đơn vị có ý thức thực hiện nghiêm túc công tác cải tạo,
phục hồi môi trường đất sau khai thác.


<i>c) Tăng cường điều tra, giám sát các đơn vị khai thác khoáng sản </i>


Qua điều tra khảo sát thực địa và thu thập ý kiến của đơn vị khai thác cho
thấy hoạt động điều tra giám sát còn chưa thường xuyên đối với các đơn vị khai
thác nhỏ lẻ và khu mỏ tự phát khơng có giấy phép. Đặc biệt các mỏ khơng có
giấy phép chỉ khai thác manh mún, không thường xuyên nên rất khó giám sát.
Cần cập nhật thường xuyên các thông tin để xây dựng biện pháp điều tra hiệu
quả, chính xác.


<i>d) Sử dụng quỹ cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản hợp lý, kịp </i>


<i>thời </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

công tác cải tạo sẽ được nhận lại số tiền đã nộp vào quỹ. Theo đúng quy định các
đơn vị khai thác phải thực hiện ký quỹ đầy đủ, tuy nhiên đến nay vẫn cịn số ít
đơn vị chưa thực hiện.


Hiện nay vẫn còn nhiều bãi thải vẫn đang bỏ hoang không được cải tạo, bề
mặt bãi thải kém và rất ít hoặc khơng có thảm thực vật phát triển. Nếu khơng có
cơng tác cải tạo kịp thời, đặc biệt từ nguồn ngân sách trong quỹ, bãi thải sẽ càng


trầm trọng hơn và trong tương lai khó có thể hồn phục trở lại.


<i>e) Hỗ trợ chi phí cải tạo, hồn phục sau khai thác </i>


Đối với các khu mỏ khai lớn, chi phí để cải tạo sau khai thác khơng phải là
vấn đề lớn. Nhưng đối với các đơn vị khai thác nhỏ lẻ có nguồn vốn thấp, để chi
phí cho cải tạo đúng quy trình thường khơng đáp ứng đủ, do vậy thường thực
hiện cải tạo kiểu chống đối. Để giải quyết vấn đề cũng cần có thêm các nguồn hỗ
trợ từ ngân sách nhà nước hoặc các dự án, tổ chức khác nhằm hỗ trợ chi phí cải
tạo, hồn phục cho các đơn vị gặp khó khăn.


<i><b>3.4.2. Giải pháp quy hoạch, xây dựng cơng trình </b></i>


Đối với các mỏ khai thác lộ thiên như mỏ khai thác bauxite Tân Rai, các
giải pháp hồn phục mơi trường và cải tạo HST đất nên thực hiện song song với
quá trình khai thác bằng một số hình thức như: san gạt trả lại bề mặt tự nhiên ban
đầu, tiến hành trồng cây hay xây dựng thành các cơng trình phúc lợi, xây dựng
trường học, khu dân cư mới, xây dựng hồ nuôi thuỷ sản, các trại chăn ni...
<i>a) Giải pháp hồn thổ kết hợp trồng rừng </i>


Các bãi thải, hồ bùn thải sau khi ngừng sử dụng rất phù hợp để cải tạo
thành rừng sản xuất. Giải pháp này rất phù hợp với quy định và có thể giảm thiểu
nhiều tai biến môi trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

Đối với hồ bùn thải đã đầy và ngưng sử dụng cần ổn định bề mặt đất bằng
một số lồi cây có bộ rễ nơng, bám bề mặt như tràm úc hay các loại cây phủ đất
như sục sạc, cúc đồng. Sau khi bề mặt đất ổn định có thể tiến hành trồng các lồi
cây khác tùy theo mục đích sử dụng.


<i>b) Giải pháp hồn thổ trồng cây nông nghiệp và công nghiệp </i>



Để trồng các lồi cây nơng nghiệp, cơng nghiệp cần có mơi trường đất phù
hợp và ổn định. Đất bazan là loại đất giàu dinh dưỡng và phù hợp để trồng nhiều
loại cây, nổi bật có thể kể đến như cà phê, hồ tiêu, cao su, điều, macca, chè, dâu
tằm, điều nhuộm... Tuy nhiên qua quá trình khai thác đã khiến môi trường đất tại
các bãi thải và hồ bùn thải bị thay đổi xuống cấp nghiêm trọng.


Trước khi quy hoạch thành đất trồng cây nơng nghiệp, cơng nghiệp cần
phải hồn thổ và cải tạo đúng quy trình. Lớp đất mặt để hồn thổ phải là lớp đất
cũ được bóc tách trước khi khai thác không lẫn đá quặng, được phủ lên bề mặt
dày tối thiểu 1m, bề mặt đất bằng phẳng, khơi rãnh thốt nước để tránh ngập úng,
bón phân và các chất dinh dưỡng bổ sung cho đất. Khi hồn thành cải tạo đất có
thể trồng các lồi cây thích hợp, đặc biệt là cây cà phê và chè phù hợp với điều
kiện khu mỏ nên được người dân địa phương áp dụng rất nhiều.


<i>c) Giải pháp xây dựng cơng trình phúc lợi và khu tái định cư </i>


Mỗi khu khai thác có diện tích rất lớn, từ vài hecta đến vài chục hecta. Khi
kết thúc khai thác, bãi thải là một vùng đất bằng phẳng, rộng rất phù hợp để xây
dựng cơng trình lớn như trường học, bệnh viện, công viên... hoặc khu tái định cư
cho các hộ dân bị di dời trong quá trình khai thác.


Quy hoạch khu mỏ sau khi kết thúc khai thác thành một khu tái định cư có
trường học, bệnh viện, chợ, cơng viên sẽ giúp nâng cao dân trí, giảm thiểu đói
nghèo và hỗ trợ công việc cho rất nhiều dân cư trong khu vực. Tuy nhiên cần có
định hướng, quy hoạch của các cơ quan chính quyền, sự hỗ trợ từ các nguồn vốn
đầu tư để thực hiện.


<i>d) Giải pháp xây dựng bãi thải thành công viên, khu du lịch </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

rác có quy mơ lớn và tương đối bằng phẳng không thể cải tạo trở về nguyên trạng
như ban đầu, nhiều giải pháp cải tạo được đưa ra nhưng phù hợp nhất là xây
dựng các khu vực này thành công viên, khu du lịch. Giải pháp này sẽ tối ưu được
cả về kinh tế vì có thể thu lại nguồn vốn đầu tư cải tạo bằng hình thức bán vé khi
đưa vào sử dụng. Trên đường giao thông trong khu mỏ khai thác cũng được trồng
hoa và cây cảnh để tăng mỹ quan cho khu vực. Tập trung cải thiện đất trên khu
vực bãi thải để trồng cỏ, hoa và các loài cây cảnh khác. Các hồ hoặc hố sâu sinh
ra trong quá trình khai thác nên cải thiện để thành hồ chứa nước có độ sâu vừa
phải và tận dụng làm hồ điều hịa của cơng viên, khu du lịch. Tuy nhiên cần có
những quy hoạch và đầu tư từ sớm để có thể biến những bãi thải sau khai thác trở
thành những công viên, khu du lịch thực sự hấp dẫn du khách.


<i>e) Giải pháp xây dựng trang trại chăn nuôi </i>


Khu vực mỏ khai thác bauxite Tân Rai nằm trên một vùng đồi thấp thoải,
rộng lớn nên hoàn toàn tách biệt với khu dân cư. Những khu đất bằng phẳng có
thể xây dựng những trang trại chăn nuôi với quy mô lớn, cạnh khu chăn ni có
thể xây dựng hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi riêng biệt. Đường giao thông
cũng được khu mỏ xây dựng rất tiện lợi cùng lợi thế xa khu dân cư, giải pháp xây
dựng trang trại chăn nuôi trên các bãi thải là hợp lý.


<i>f) Giải pháp xây dựng hồ ni trồng thủy sản </i>


Hồ bùn thải có diện tích rất lớn đến vài chục hecta, sau khi chứa đầy bùn
thải hồ sẽ ngừng sử dụng. Độ sâu của hồ sau khi ngừng sử dụng trung bình trên
1,5m, môi trường nước tại hồ chủ yếu là nước mưa và nước sạch dùng để rửa
quặng nên khơng có hóa chất độc hại. Những yếu tố này hoàn toàn phù hợp để
cải tạo thành hồ nuôi trồng thủy sản trên quy mô lớn.


<i><b>3.4.3. Giải pháp khuyến khích, tuyên truyền, hỗ trợ </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

<i>a) Giải pháp tuyên truyền nâng cao ý thức người dân về tài nguyên đất </i>


Tuyên truyền cho người dân địa phương về ảnh hưởng của khai thác
khống sản đến tài ngun mơi trường đất. Giúp người dân hiểu được tầm quan
trọng của công tác cải tạo, bảo vệ nguồn tài nguyên đất, giảm thiểu mất đất.


Tổ chức các buổi tọa đàm nâng cao kiến thức về khai thác khoáng sản và
môi trường đất. Tuyên truyền, tổ chức sự kiện cộng đồng cùng góp sức với các
đơn vị khai thác cải tạo bãi thải. Khảo sát ý kiến người dân về sự sẵn sàng tham
gia cải tạo môi trường đất các mỏ khai thác gần nơi sinh sống.


<i>b) Giải pháp khuyến khích canh tác trên nền đất bãi thải đã hồn thổ </i>


Khuyến khích, hỗ trợ người dân địa phương canh tác trên nền đất bãi thải.
Cung cấp các quy trình, phương pháp canh tác mới, phù hợp với nền đất bãi thải.
Trợ giá và đề xuất sử dụng thêm các vật liệu và chế phẩm cải tạo đất.


<i>c) Giải pháp hỗ trợ cấp đất cho người dân địa phương </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

<b>KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ </b>


<b>Kết luận: </b>


Sau quá trình thực hiện đề tài, các kết quả đã thu được như sau:


1. Qua điều tra thực tế, đơn vị khai thác mỏ bauxite Tân Rai đã chấp hành
quy định về hồn phục mơi trường sau khai thác, tuy nhiên phương pháp hoàn
phục chưa đạt hiệu quả cao, chủ yếu trồng keo lai và bạch đàn là các lồi cây tuổi
thọ thấp, ít giá trị trên vùng đất đã hồn thổ. Tại mơ hình nghiên cứu, cơng tác


hồn thổ theo đúng quy định, cải tạo được địa hình bằng phương pháp bồi lấp,
san gạt và lựa chọn các loài cây trồng dựa trên nghiên cứu của đề tài
ĐTĐL.2011/T03 phù hợp với từng kiểu hình bãi thải.


2. Tại 02 mơ hình nghiên cứu, hàm lượng kim loại nặng Cu, Pb, Zn trong
đất đều tương đối thấp và nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN
03-MT:2015/BTNMT. Sau khi mơ hình triển khai 7 tháng, hàm lượng kim loại nặng
đều giảm từ 20-60% so với trước khi triển khai mơ hình và sau khi triển khai mơ
hình 2 tháng. Hàm lượng kim loại nặng trong một số mẫu của mơ hình cịn thấp
hơn trong mẫu nền.


- Các chỉ tiêu hóa học cơ bản tại mơ hình MH1 trên bãi thải hồn thổ sau
khai thác đạt mức khá khi so sánh với mẫu nền. Sau thời gian 2 tháng đầu áp
dụng mơ hình cũng đã cho thấy hiệu quả phục hồi đất, đặc biệt là một số chỉ tiêu
liên quan đến độ phì của đất. Sau 7 tháng áp dụng mơ hình đã có những hiệu quả
rõ rệt, hầu hết các chỉ tiêu đều được cải thiện.


- Các chỉ số hóa học cơ bản tại mơ hình MH3 trên bùn thải quặng đi vẫn
cịn kém. Sau 2 tháng đầu áp dụng mô hình cũng đã có một số những thay đổi
tích cực về chất lượng đất, sau 7 tháng áp dụng mô hình đã có nhiều thay đổi rõ
rệt, các chỉ tiêu quan trọng đều được cải thiện đáng kể.


3. Đánh giá khả năng hồn phục mơi trường đất tại 02 mơ hình qua chỉ số
đánh giá chất lượng đất SCLĐ cho thấy: Chất lượng đất tại mơ hình MH1 đã cải


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

tăng gấp đôi so với ban đầu. Có thể đánh giá mơ hình MH1 thực sự có hiệu quả.
Tuy nhiên tại mơ hình MH33 kết quả SCLĐcho thấy chất lượng đất vẫn chưa có


những thay đổi tích cực, đã có thay đổi về một số chỉ tiêu nhưng trên tổng thể
vẫn cần thêm thời gian để mơ hình ổn định và thực sự mang lại hiệu quả.



4. Đề xuất các nhóm giải pháp sử dụng đất hợp lý. Trong đó, chú trọng các
giải pháp về: Sử dụng bãi thải hoàn thổ để trồng rừng, trồng cây công nghiệp, cây
nông nghiệp; Cải tạo bãi thải thành trang trại chăn nuôi, hồ bùn thải thành hồ
nuôi thủy sản; Xây dựng cơng trình phúc lợi; Xây dựng cơng viên, khu du lịch;
Khuyến khích canh tác trên nền đất bãi thải đã hồn thổ.


<b>Kiến nghị: </b>


Mơ hình có thể ứng dụng thí điểm nhằm cải tạo, phục hồi hệ sinh thái đất
cho một số bãi thải khu khai thác khoáng sản khác trên vùng đất đỏ bazan vì sự
tương đồng về đặc tính của đất và điều kiện tự nhiên, tuy nhiên cần có thêm các
nghiên cứu để lựa chọn ra những phương pháp phù hợp nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>
<b>Trong nƣớc: </b>


[1] Nguyễn Mạnh Hà, Nghiên cứu ứng dụng tổ hợp các giải pháp cải tạo, phục
hồi hệ sinh thái khu vực bãi thải và khu khai thác khoáng sản nhằm ngăn
ngừa hoang mạc hóa, sử dụng đất hiệu quả, bền vững vùng Tây Nguyên, Đề
tài KHCN cấp Quốc gia thuộc Chương trình Tây Nguyên 4, mã số:
TN17/T04, Viện Hàn lâm KHCNVN, Hà Nội, 2020.


[2] Nguyễn Thành Mến, Nghiên cứu tuyển chọn tập đoàn cây trồng phù hợp và
biện pháp kỹ thuật gây trồng góp phần phục hồn mơi trường sau khai thác
bauxite ở Tây Nguyên, Đề tài độc lập thuộc Chương trình Tây Nguyên 3,
mã số ĐTĐL.2011/T03, Bộ Khoa học và Công nghệ, Lâm Đồng, 2015.
[3] UNESCO, Tuyên ngôn của UNESCO về môi trường, 1981.


[4] Ban quản lý dự án tổ hợp bauxite nhôm Lâm Đồng, Phụ lục Quy trình sản


xuất của cơng ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng - TKV về khai thác, tuyển
quặng bauxite và sản xuất alumin, Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng
sản Việt Nam, Lâm Đồng, 2008, pp. 5-18.


[7] Lưu Thế Anh, Nguyễn Mạnh Hà, Tài nguyên đất Tây Nguyên: Hiện trạng và
thách thức, Bộ sách chuyên khảo Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường Việt
Nam, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Viện Hàn lâm KHCNVN, Hà
Nội, 2016.


[13] Đỗ Thị Lâm, Nghiên cứu tuyển chọn một số loài cây và xây dựng kỹ thuật
gây trồng để cố định bãi thải tại các mỏ than vùng Đơng Bắc, Báo cáo tóm
tắt tổng kết dự án, 2006.


[14] Lê Tuấn Lộc, Sử dụng một số cây phủ đất để tạo thảm thực vật cải tạo môi
trường đất đá trên sườn dốc và bãi thải sau khai thác cho mỏ thiếc Sơn
Dương, Tuyên Quang, Báo cáo tóm tắt tổng kết Dự án, 2008.


[15] Đặng Đình Kim, Báo cáo tổng hợp kết quả Khoa học công nghệ đề tài:
Nghiên cứu sử dụng thực vật để cải tạo đất bị ô nhiêm kim loại nặng tại các
vùng khai thác khoảng sản, mã số KC 08.04/06-10, Viện Công nghệ môi
trường, Viện Hàn lâm KHCNVN, 2010.


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

[17] Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên, Đất đồi núi Việt Nam thối hóa và phục hồi,
Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1999.


[18] Bùi Văn Năng, Nghiên cứu sử dụng cây muống Nhật để loại bỏ ô nhiễm
asen trong đất, tập 2, Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ Lâm nghiệp, 2013,
pp. 82-87.


[19] Trần Minh Đản, Phục hồi thảm thực vật bảo vệ môi trường vùng khai thác


than Quảng Ninh, 1996.


[20] Lê Thị Nguyên, Nghiên cứu sử dụng một số loài thực vật để cải tạo, phục
hồi bãi thải sau khai thác than, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học
Tự nhiên, 2013.


[21] Lại Hồng Thanh, Quy định về đóng cửa mỏ và cải tạo phục hồi môi trường
trong khai thác khoáng sản, Website Tạp Chí Tài ngun và Mơi trường,
2015.


[22] Lê Đình Thành, Nguyễn Thế Báu, Nghiên cứu đề xuất giải pháp cải tạo,
phục hồi môi trường mỏ than Lộ Trí, Quảng Ninh, tập 39, 2012.


[23] Mai Văn Định, Nghiên cứu xây dựng quy trình hồn thổ phục hồi môi
trường tại một số mỏ khai thác khoáng sản lộ thiên, Luận văn thạc sĩ khoa
học. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 2015.


[24] Phạm Tích Xuân, Trần Tuấn Anh, Đoàn Thị Thu Trà, Hoàng Thị Tuyết Nga,
Phạm Thanh Đăng, Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Văn Phổ, Những vấn đề mơi
trường khai thác khống sản ở Tây Ngun, tập 37, Tạp chí Các Khoa học
về Trái Đất, 2005, pp. 139-147.


[25] Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình, Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm
nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2001.


[26] Ban quản lý dự án tổ hợp bauxite nhôm Lâm Đồng, Đề án Cải tạo phục hồi
mơi trường, Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam, Lâm
Đồng, pp. 11-17.


[27] Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng, Niên giám thống kê năm 2016, Tổng cục


Thống kê, Lâm Đồng, 2016.


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

<b>Nƣớc ngoài:</b>


[5] G. Bardossy, Karst Bauxites. Bauxite deposits on carbonate rocks, Elsevier
Sci. Publ., 1982, p. 441.


[6] Raj K. Shrestha, Rattan Lai, Changes in physical and chemical properties of
soil after surface mining and reclamation, tập 161, Geoderma, 2011, pp.
168-176.


[8] Li Zhanbin, Zhang Qinling, Li Peng, Distribution characteristics of
available trace elements in soil from a reclaimed land in a mining area of
north Shaanxi, China, tập 1, International Soil and Water Conservation
Research, 2013, p. 6.


[9] S. M. R. M. S. Mukhopadhyay, Use of reclaimed mine soil index (RMSI)
for screening of tree species for reclamation of coal mine degraded land, tập
57, Ecological Engineering, 2013, pp. 133-142.


[10] S. M. R. M. S. Mukhopadhyay, Development of mine soil quality index
(MSQI) for evaluation of reclamation success: A chronosequence study, tập
71, Ecological Engineering, 2014, pp. 10-20.


[11] Lubomír Bodlák, Kate ina K ováková ,Martina Kobesová , Jakub Brom,
Jakub astný, Emilie Pecharová, SOC content—An appropriate tool for
evaluating the soil quality in a reclaimed post-mining landscape, tập 43,
Ecological Engineering, 2012, pp. 53-59.


[12] C.A. Michael, P.O. Katherine, H.P. Charles, Soil vital signs: A new soil


quality index (SQI) for assessing forest soil health, 2007: United
Department of Agriculture.


</div>

<!--links-->

×