Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn vật lý năm 2019 trường đại học khoa học tự nhiên | Vật lý, Lớp 9 - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.21 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI <b>ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 </b>
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN <b>TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHTN NĂM 2019 </b>


<b>MÔN : VẬT LÝ </b>


<i><b>Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề ) </b></i>
<b>(Đề thi gồm 02 trang) </b>


<b>Câu 1: </b>


Ở một khu du lịch, du khách thăm quan có thể lựa chọn việc hành hương đi bộ từ trạm
soát vé A đến điểm thăm quan B hoặc mua vé xe điện. Một chiếc xe điện bắt đầu khởi hành lúc
7h sáng, liên tục đưa khách từ A đến B rồi đón khách từ B trở về A. Thời gian xe dừng để cho
khách lên xuống tại A và B đều là t0 = 1 phút. Trên đường chạy qua lại giữa A và B xe điện gặp


1 nhóm du khách bộ hành. Vị trí gặp nhóm du khách này lần nhứ nhất, thứ hai, thứ ba và thứ tư
tương ứng cách A những đoạn đường dài: x1 = 300m, x2 = 850m, x3 = 1350m và x4 = 1550m.


Coi tốc độ chuyển động của xe điện lúc xe chạy và tốc độ đi bộ của nhóm du khách là không
đổi, tương ứng bằng v và u.


a) Tìm u, v và quãng đường s từ A tới B.


b) Hỏi trên đường đi từ A tới B thì nhóm bộ hành gặp xe điện bao nhiêu lần và họ đến B
lúc mấy giờ?


<b>Câu 2: </b>


Phịng tắm của nhà Dũng có một vịi hoa sen với nhiều lỗ phun nước nhỏ. Tổng diện tích
các lỗ phun nước là S = 10mm2 <sub>(thơng số này được nhà sản xuất ghi sẵn trên tờ thơng tin kĩ </sub>



thuật). Trước khi phun ra khỏi vịi tắm, nước được chảy qua một bộ phận đun nóng trực tiếp.
Cho công suất tiêu thụ điện của bộ đun nóng nước này là P = 2,8kW; hiệu suất chuyển tải điện
năng thành nhiệt năng cung cấp cho dòng nước phun ra khỏi vòi hoa sen là H = 96%; khối
lượng riêng của nước là D = 1000kg/m3<sub>; nhiệt dung riêng của nước là c = 4200J/(kg.K); nhiệt </sub>


độ của nước trước khi đun là t1 = 200C; khi phun ra khỏi vịi nước có nhiệt độ là t2 = 360C.


1) Tính khối lượng của lượng nước đã được làm nóng theo cách như vậy trong khoảng
thời gian đun là T = 15 phút.


2) Tính tốc độ của các tia nước phun ra từ vòi hoa sen.


3) Vốn đam mê nghiên cứu, Dũng tiến hành kiểm tra lại xem tốc độ của các tia nước
phun ra có đúng với tính tốn nêu trên hay không. Dũng đã dùng một chậu đựng nước, một vỏ
lon nước ngọt loại 330ml và một chiếc điện thoại có các cơng cụ cơ bản như máy tính, đồng hồ
đo thời gian,… Theo em, Dũng đã làm thế nào? Hãy lập biểu thức tính tốc độ của các tia nước
theo các đại lượng đo được.


<b>Câu 3: </b>


Vật sáng AB là một đoạn thẳng nhỏ được đặt trước một thấu kính và vng góc với trục
chính của thấu kính đó. Nếu A nằm tại điểm M thì ảnh của A nằm tại vị trí P. Khi A nằm tại điểm
N thì ảnh của A nằm tại vị trí Q. Biết P và Q nằm trên trục chính của thấu kính, các ảnh của AB
trong 2 trường hợp này đều cùng chiều với AB và chiều cao tương ứng bằng 1/2 lần và 1/4 lần
AB.


a) Trên trang vở của một cựu học sinh chun lí có một hình vẽ minh họa đồng thời thấu
kính, các vị trí đặt vật, các ảnh và đường truyền của các tia sáng để thấy rõ sự tạo ảnh trong
bài toán này. Do để lâu ngày nên các nét vẽ đều bị mờ hết, chỉ còn lại hai điểm P và Q được tô


đậm. Với hiểu biết về đường truyền của các tia sáng qua thấu kính, em hãy trình bày cách vẽ
để khơi phục lại trục chính, vị trí các tiêu điểm và quang tâm O của thấu kính, vị trí của các
điểm M và N. Vẽ hình minh họa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

2
<b>Câu 4: Hằng năm trường THPT Chuyên KHTN tổ chức chương </b>


trình đón Tết Trung thu đặc sắc mang tên Đêm trăng Tự nhiên.
Trong dịp này, một nhóm học sinh đã thiết kế một mạch đèn
trang trí cho trại của lớp mình. Các bạn này mắc nối tiếp các
bóng đèn nhỏ giống nhau và quấn theo 1 khung để tạo hình 1
bơng hoa như hình. Năm viền cánh hoa giống nhau được nối
điện với vòng tròn tại các điểm A, B, C, D, E và chia vòng trịn
thành 5 cung, mỗi cung có n bóng đèn (với n là 1 số tự nhiên).
Trên mỗi viền cánh hoa có các điểm M, N, P, Q, K chia các viền
cánh hoa thành 2 nửa, mỗi nửa có n bóng đèn. Điện trở tương
đương của 1 đoạn dây có n bóng đèn mắc nối tiếp là r. Dùng một
nguồn điện có hiệu điện thế U không đổi để thắp sáng bông hoa này.


a) 2 cực của nguồn được mắc vào các điểm A và C. Hãy tính theo r điện trở tương
đương của mạch điện này.


b) Mắc 2 cực của nguồn vào 2 điểm A và Q. Tìm theo U hiệu điện thế giữa K và E.


c) Mắc 2 cực của nguồn vào 2 điểm M và N. Tính tỉ số cường độ dịng điện qua bóng
đèn sáng nhất và bóng đèn tối nhất.


<b>Câu 5: Học sinh Đức đã thực hiện thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dịng điện </b>
chạy qua một bóng đèn theo hiệu điện thế UĐ cấp cho bóng đèn đó và ghi lại các số liệu đo



được vào bảng sau đây:


UĐ(V) 0 2 4 6 7 8 9 10 11 12


IĐ(A) 0 0,28 0,40 0,49 0,53 0,57 0,60 0,63 0,66 0,69


a) Dựa vào bảng trên, em hãy vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của IĐ theo UĐ (mỗi


centimet trên trục tung tương ứng với 0,1A, trên trục hoành tương ứng với 1V.


b) Đức đã mắc nối tiếp hai bóng đèn cùng loại nêu trên vào một nguồn điện có hiệu điện
thế khơng đổi U = 24V. Tìm cơng suất tiêu thụ trên mỗi bóng đèn.


Vùng hiệu điện thế hoạt động thích hợp nhất của loại đèn này là từ 7,5V đến 10V. Do
vậy, khi mắc các bóng đèn như trên thì lúc sau có 1 bóng đèn bị cháy. Có trong tay 2 chiếc điện
trở giống nhau, cùng loại R = 10Ω, Đức đã dùng các điện trở này nối với bóng đèn còn lại rồi
mắc vào nguồn điện 24V để thắp sáng bóng đèn này.


c) Đức mắc mạch điện như hình. Em hãy tính hiệu điện thế và
cơng suất tiêu thụ trên bóng đèn lúc này.


d) Thấy Đức mắc như vậy, Khang đã kiểm tra lại và nhận xét
rằng: trong số các cách mắc khả dĩ thì cách mắc của Đức là cách mắc
khiến cho đèn hoạt động ở trạng thái phù hợp nhất. Em hãy chứng
minh nhận định đó.


</div>

<!--links-->

×