Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với cồng bằng xã hội tại tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ-LUẬT

TRẦN QUỲNH DAO

QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VỚI
CÔNG BẰNG XÃ HỘI TẠI TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHI MINH NĂM - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ-LUẬT

TRẦN QUỲNH DAO

QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VỚI
CÔNG BẰNG XÃ HỘI TẠI
TỈNH AN GIANG

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CÔNG.
MÃ SỐ: 60 31 01 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐỖ PHÚ TRẦN TÌNH


TP. HỒ CHI MINH NĂM - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ với đề tài “Quan hệ giữa tăng
trƣởng kinh tế với công bằng xã hội tại tỉnh An Giang” là kết quả của quá
trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc của tơi, có sự hướng
dẫn của PGS.TS. Đỗ Phú Trần Tình.
Các số liệu trong luận văn được thu thập từ thực tế có nguồn gốc rõ
ràng, đáng tin cậy.
Tác giả

Trần Quỳnh Dao.


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


CPTPP

Comprehensive and Progressive Agreement for TransPacific Partnership – Hiệp định đối tác toàn diện và tiến
bộ xuyên Thái Bình Dương.

GDP

Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội.

GNI


Gross National Income - Tổng thu nhập quốc gia.

GRDP

Gross Regional Domestic Product – Tổng sản phẩm trên
địa bàn.

GSO

General Statistics Office – Tổng Cục Thống Kê.

GO

Gross Output - Tổng giá trị sản xuất.

NI

National Income - Thu nhập quốc dân.

NSNN

Ngân Sách Nhà Nước.

PCI

Per Capita Income - Thu nhập bình quân đầu người.

SNA

System National Account - Hệ thống tài khoản quốc gia.


WB

World Bank – Ngân hàng thế giới.


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ
Trang
Biểu đồ 1: Đường cong Lorenz.

18

Biểu đồ 2: Mơ hình chữ U ngược.

27

Biểu đồ 3: GRDP tỉnh An Giang thời kỳ 2001-2015.

33

Biểu đồ 4: GRDP bình quân đầu người giai đoạn 2001-2015 tại tỉnh An Giang.

33

Biểu đồ 5: Cơ cấu (%) ngành kinh tế theo giá so sánh của Tỉnh An Giang

34

Biểu đồ 6: Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội so với GRDP theo chỉ tiêu Đại hội
Đảng các cấp thời kỳ 2001-2015.


35

Biểu đồ 7: Tỷ trọng (%) chi cho đầu tư phát triển trong cơ cấu chi NSNN
của tỉnh An Giang thời kỳ 2002-2015.

36

Biểu đồ 8: Số người trong độ tuổi lao động tại tỉnh An Giang thời kỳ 2002-2015. 37
Biểu đồ 9: Tỷ trọng (%) chi cho giáo dục trong cơ cấu chi ngân sách
nhà nước tỉnh An Giang giai đoạn 2002-2015.

38

Biểu đồ 10: Tỷ trọng (%) chi cho y tế trong cơ cấu chi ngân sách nhà nước
tỉnh An Giang giai đoạn 2002-2015.

39

Biểu đồ 11: Hệ số GINI tỉnh An Giang

39

Bảng 2.4.1: Đối tượng tham gia khảo sát điều tra

40

Bảng 2.4.2: Khảo sát đánh giá về cuộc sống hiện nay

41


Bảng 2.4.3: Khảo sát đánh giá về nhà ở trên địa bàn tỉnh An Giang

42

Bảng 2.4.4: Khảo sát đánh giá về dịch vụ điện nước trên địa bàn tỉnh An Giang 43


Bảng 2.4.5: Khảo sát đánh giá về giao thông trên địa bàn tỉnh An Giang

44

Bảng 2.4.6: Khảo sát đánh giá về hệ thống giáo dục trên địa bàn tỉnh An Giang 45
Bảng 2.4.7: Khảo sát đánh giá về hệ thống y tế trên địa bàn tỉnh An Giang

47

Bảng 2.4.8: Khảo sát đánh giá về dịch vụ vui chơi, giải tr ở tỉnh An Giang

48

Bảng 2.4.9: Khảo sát đánh giá về dịch vụ xã hội trên địa bàn tỉnh An Giang

49


MỤC LỤC
Lời cam đoan
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ

Mục lục
Mở đầu

Trang

1.T nh cấp thiết của đề tài.

1

2.Tổng quan tình hình nghiên cứu.

3

3.Mục tiêu nghiên cứu.

5

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

6

4.1 Đối tượng nghiên cứu.

6

4.2 Phạm vi nghiên cứu.

6

5.Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu nghiên cứu.


6

5.1.Phương pháp nghiên cứu.

6

5.2.Nguồn dữ liệu nghiên cứu.

7

6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

7

7. Bố cục dự kiến.

7

Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƢỞNG
KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI

8

1.1.Lý luận chung về tăng trƣởng kinh tế.

8

1.1.1.Khái niệm về Tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế và



phát triển bền vững.

8

1.1.2. Các tiêu chí đo lường tăng trưởng kinh tế

11

1.1.3. Vai trò của tăng trưởng kinh tế

14

1.2. Lý luận về công bằng xã hội

15

1.2.1 Khái niệm bất bình đẳng xã hội và cơng bằng xã hội

15

1.2.2 Các tiêu chí đo lường cơng bằng xã hội.

18

1.3.Các quan điểm về mối quan hệ tăng trƣởng kinh tế và công bằng
xã hội

21


1.3.1. Quan điểm của Karl Marx về phân phối bất bình đẳng trong xã hội
tư bản chủ nghĩa

21

1.3.2. Quan điểm của imon Kuzn ts

21

1.3.3. Quan điểm của ngân hàng thế gi i W

22

1.3.4.Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về mối quan hệ giữa
tăng trưởng inh tế và cơng bằng xã hội.

23

1.4. Các mơ hình tăng trƣởng kinh tế và cơng bằng xã hội

26

1.4.1. Mơ hình cơng bằng trư c – tăng trưởng sau

26

1.4.2. Mơ hình tăng trưởng trư c -công bằng sau của của thur L wis
(1915-1991)

27


1.4.3 Mơ hình tăng trưởng đi đơi v i bình đẳng của Harry T.Oshima

28

Tóm tắt chương 1

29


Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG
XÃ HỘI TẠI TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2001-2015.

30

2.1.Khái quát điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế-xã hội tỉnh An Giang. 30
2.1.1.Khái quát điều kiện tự nhiên

30

2.1.2.Đặc điểm kinh tế - xã hội

31

2.2.Tăng trƣởng kinh tế của tỉnh An Giang giai đoạn 2001-2015.

32

2.2.1.Tốc độ tăng trưởng GRDP và GRDP bình quân đầu người.


32

2.2.2.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

34

2.2.3.Vốn đầu tư.

35

2.3.Tác động của tăng trƣởng kinh tế đến công bằng xã hội ở tỉnh
An Giang (2002-2015).

37

2.3.1.Các tác động tích cực

37

2.3.2.Các tác động tiêu cực

39

2.4. Phân tích mối quan hệ giữa tăng trƣởng và công bằng xã hội ở tỉnh
An Giang thông qua cuộc điều tra khảo sát.

39

2.4.1.Đối tượng và phạm vi điều tra khảo sát.


40

2.4.2.Kết quả của cuộc điều tra khảo sát.

41

2.5.Đánh giá việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế
và công bằng xã hội.
2.5.1.Những thành tựu đạt được

50
50


2.5.2.Những hạn chế

52

2.5.3.Nguyên nhân của những hạn chế

53

Tóm tắt chương 2

55

Chƣơng 3: GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TỐT MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG
TRƢỞNG KINH TẾ VỚI CÔNG BẰNG XÃ HỘI TẠI TỈNH AN GIANG
ĐẾN NĂM 2020.


56

3.1. Những quan điểm, định hƣớng chủ ếu để giải qu ết tốt mối quan hệ
giữa tăng trƣởng inh tế và công bằng xã hội ở tỉnh An Giang

56

3.1.1. Những quan điểm

56

3.1.2. Những định hư ng

58

3.2. Giải pháp giải qu ết mối quan hệ giữa tăng trƣởng inh tế với
công bằng xã hội tại tỉnh An Giang đến năm 2020

60

3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao tốc độ và chất lượng tăng trưởng
kinh tế.

60

3.2.2. Nhóm giải pháp về thực hiện công bằng xã hội trong tăng trưởng
kinh tế.

64


Tóm tắt chương 3

68

KẾT LUẬN.

69

TÀI LIỆU THAM KHẢO.
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Qua 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có
nhiều ý nghĩa lịch sử. Ngày 11/01/2007, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại
thế giới (WTO) đánh dấu một bước ngoặt lịch sử lớn, bên cạnh thời cơ tăng
trưởng kinh tế cũng tồn tại nhiều thách thức trên nhiều lĩnh vực kinh tế và an sinh
xã hội. Trong những năm qua, nước ta đã duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế
tương đối cao so với các nước trong khu vực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thì
đồng thời những địi hỏi về cơng bằng xã hội cũng lớn hơn.
Trong thực tiễn hiện nay đã có nhiều bằng chứng cho thấy sự đối lập giữa
tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. Tăng trưởng thường làm gia tăng tình
trạng bất bình đẳng và khơng cơng bằng vì những người giàu sẽ được hưởng
nhiều lợi ích hơn do tăng trưởng đem lại. Nếu lấy kết quả tăng trưởng để giải
quyết vấn đề công bằng xã hội do chính tăng trưởng gây ra có thể sẽ làm giảm
hoặc triệt tiêu các yếu tố kích thích tăng trưởng. Nhưng ngược lại, nếu không giải
quyết vấn đề cơng bằng xã hội thì xã hội sẽ khơng ổn định và như vậy sẽ khơng

thể có tăng trưởng bền vững. Đó cũng là lý do để có tăng trưởng bền vững thì
cũng nên giải quyết vấn đề cơng bằng xã hội trong tăng trưởng kinh tế. Để tăng
trưởng kinh tế với công bằng xã hội, chúng ta cần giải quyết hai vấn đề cơ bản
sau: (i) làm thế nào để tận dụng cơ hội do tăng trưởng kinh tế mang lại để thực
hiện công bằng xã hội; (ii) thực hiện công bằng xã hội như thế nào sẽ tạo điều
kiện tăng trưởng cao và bền vững.
Từng quốc gia, từng địa phương có những điều kiện kinh tế - xã hội khác
nhau, có kinh nghiệm thực hiện, cách thức sử dụng mơ hình tăng trưởng và thực
tiễn nghiên cứu khoa học khác nhau. Nhận thức phương pháp luận và cơ sở khoa
học để tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội phù hợp với điều kiện kinh tế của
địa phương nhằm ứng dụng hiệu quả tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội
trong công cuộc xây dựng và đổi mới của nước ta nói chung và của địa phương
nói riêng.


2

Tỉnh An Giang là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, là tỉnh có
nhiều mặt thuận lợi về đất đai nông nghiệp với nhiệm vụ trọng tâm là đảm bảo an
ninh lương thực quốc gia, là tỉnh có dân số đông nhất đồng bằng sông Cửu Long,
nhiều dân tộc, tôn giáo. Thành tựu nổi bật về kinh tế là sản xuất nơng nghiệp phát
triển tồn diện cả về năng suất, chất lượng và hiệu quả. Công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp đặc biệt là ngành nghề ở nơng thơn có bước tăng trưởng đáng kể.
Bên cạnh việc phát triển kinh tế, chính quyền tỉnh An Giang ln có những chính
sách chăm lo đời sống cho nhân dân trên nhiều lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục,
đảm bảo an sinh, cơng bằng xã hội. Qua đó, chất lượng cuộc sống của người dân
ngày càng được nâng lên, một số kết quả tiêu biểu đạt được như: đào tạo nghề cho
lao động nông thôn nâng lên về số lượng, từng bước cải thiện về chất lượng, số
lao động được giải quyết việc làm ổn định hằng năm. Cơ cấu lao động của tỉnh
chuyển dịch tích cực. Có thể thấy mặc dù cũng cịn có những hạn chế như việc

đổi mới mơ hình tăng trưởng và tổ chức lại sản xuất nơng nghiệp cịn chậm, các
sản phẩm chủ lực của tỉnh có sức cạnh tranh kém, chưa xây dựng được thương
hiệu, khoa học công nghệ chưa ứng dụng mạnh mẽ vào sản xuất, dịch vụ du lịch
chưa khai thác hết thế mạnh, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ, môi
trường đầu tư kém hấp dẫn, chưa huy động có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư,
chất lượng nguồn nhân lực cịn thấp, cơng tác xã hội hóa, việc đổi mới cơ chế
hoạt động, nhất là cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp cơng, dịch vụ
cơng cịn chậm, thiếu cơ chế, chính sách để nhân rộng những mơ hình có hiệu
quả, nhưng kết quả, thành tích mà tỉnh ta đạt được về phát triển giáo dục, chăm lo
sức khỏe cộng đồng, thực hiện bảo hiểm y tế cho người dân, khám chữa bệnh cho
người nghèo, chăm sóc bà mẹ và trẻ em, cũng như những nỗ lực giải quyết việc
làm, cải thiện mức sống và điều kiện sống cho dân cư, cứu trợ xã hội và thực hiện
phúc lợi xã hội, quan tâm tới các đối tượng yếu thế… là minh chứng về những
tiến bộ đáng kể trong việc thực hiện an sinh xã hội của tỉnh. Để tìm hiểu kỹ hơn
về phát triển kinh tế với công bằng xã hội, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Quan
hệ giữa tăng trƣởng kinh tế với công bằng xã hội tại tỉnh An Giang”.


3

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Về vấn đề tăng trưởng kinh tế và về vấn đề quan hệ giữa tăng trưởng kinh
tế và cơng bằng xã hội đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, nhiều lý thuyết và mơ
hình về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, nhiều bài báo,
hội thảo khoa học .v.v… đề cập đến vấn đề này ở các khía cạnh cũng như cách
tiếp cận khác nhau. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu ở Việt Nam hiện nay
như:
Thứ nhất, vấn đề tăng trưởng kinh tế có những nghiên cứu như Sách
chuyên khảo của Cù Chí Lợi (Chủ biên)“Tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng
kinh tế tại Việt Nam”; là tài liệu tham khảo về tăng trưởng kinh tế, chất lượng

tăng trưởng, nội hàm của tăng trưởng kinh tế, thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt
Nam, tác giả phân tích các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam và
dự báo tăng trưởng.
Sách chuyên khảo của Vũ Văn Phúc (chủ biên)“Đổi mới mơ hình tăng
trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế”, là cuốn sách tập hợp 21 bài viết về đổi mới mơ
hình tăng trưởng kinh tế và cơ cấu lại nền kinh tế. Bao gồm: 1, Tác giả Vũ Văn
Phúc “Đổi mới mơ hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế”; 2, Tác giả Ngơ Dỗn
Vịnh “Một số vấn đề về đổi mới mơ hình tăng trưởng kinh tế ở nước ta”; 3,Tác
giả Phạm Minh Chính “Tái cơ cấu nền kinh tế - Suy nghĩ về hiện tại và hành động
cho tương lai”; 4, Tác giả Bùi Tất Thắng “Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và
những vấn đề đặt ra đối với công tác nghiên cứu lý luận”; 5, Ngơ Dỗn Vịnh và
Nguyễn Hoàng Hà “Tiếp cận và nhận dạng nguồn lực và động lực cho phát triển
quốc gia.”; 6, Tác giả Trần Thọ Đạt “Chuyển đổi mơ hình tăng trưởng: Một số
vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam”; 7, Tác giả Nguyễn Sinh Cúc “Thực trạng
mơ hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kỳ 2001-2010 và định hướng trong
thời kỳ 2011-2010”; 8, Tác giả Nguyễn Đức Thành “Cần chuyển đổi tư duy về
mơ hình kinh tế đến mức độ nào”; 9, Tác giả Trần Thọ Đạt “Chuyển đổi mơ hình
tăng trưởng – một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam”…..kết quả chung
của các nghiên cứu: chuyển đổi mơ hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo


4

chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy
mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững; tăng trưởng kinh
tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.
Thứ hai, vấn đề quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội có
những nghiên cứu như Sách chuyên khảo của Đỗ Phú Trần Tình (Chủ biên):
“Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội – Lý thuyết và thực tiễn ở Thành Phố
Hồ Chí Minh” (2010), là cuốn sách có giá trị tham khảo rất cao về tăng trưởng

kinh tế và công bằng xã hội. Tác giả đã khái quát rõ lý luận chung về tăng trưởng
kinh tế và công bằng xã hội, nêu lên các quan điểm về mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và công bằng xã hội; phân tích thực tiễn tình hình mối quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại Thành Phố Hồ Chí Minh, đưa ra
những định hướng và các nhóm giải pháp cơ bản nhằm giải quyết mối quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Thành Phố Hồ Chí Minh. Từ kết
quả nghiên cứu thực trạng tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại Thành Phố
Hồ Chí Minh giai đoạn 2000- 2006 xác định tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với
tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước đi, trong từng chính sách phát triển,
phải kết hợp mục tiêu phát triển kinh tế với phát triển xã hội.
Luận văn Thạc sĩ kinh tế của Mai Văn Nghĩa: “Tăng trưởng kinh tế với
vấn đề công bằng xã hội tại thị xã Bà Rịa” (năm 2010), Đại Học Kinh tế Luật –
Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh – cơng trình nghiên cứu này đã
nghiên cứu: thứ nhất, cơ sở lý thuyết tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội, các
mơ hình tăng trưởng kinh tế - công bằng xã hội, kinh nghiệm các nước Trung
Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản giải quyết mối quan hệ tăng trưởng kinh tế và công
bằng xã hội; thứ hai, thực tiễn tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại thị xã
Bà Rịa; thứ ba, giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng và công bằng xã hội tại
thị xã Bà Rịa.
Thứ ba, tại tỉnh An Giang có nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế với công bằng xã hội như luận văn thạc sĩ triết học của Nguyễn Thị Kim
Phụng: “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở An Giang


5

hiện nay” (năm 2017), Đại Học Sư phạm Hà Nội - cơng trình nghiên cứu này đã
nghiên cứu: thứ nhất, cơ sở lý thuyết tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội, lý
luận về mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và nghèo khổ; thứ hai,
thực trạng tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở tỉnh An Giang với số liệu

nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2015, số liệu không thể hiện qua biểu đồ, phụ
lục, khơng có khảo sát đánh giá của người dân tỉnh An Giang; thứ ba, tác giả Kim
Phụng đưa 4 nhóm giải pháp chính là nâng cao chất lượng công tác quy hoạch
phát triển kinh tế; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; nâng cao hiệu quả quản lý
tài nguyên, khoáng sản; nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước, tác giả
Kim Phụng cho rằng giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước là
giải pháp quan trọng.
Đề tài “Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại tỉnh An
Giang”, tác giả Trần Quỳnh Dao kế thừa những nội dung về lý luận 3 mơ hình
tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội của luận văn thạc sĩ Mai Văn Nghĩa: mơ
hình cơng bằng trước – tăng trưởng sau, mơ hình tăng trưởng trước – cơng bằng
sau, mơ hình tăng trưởng đi đơi với bình đẳng. Hướng đi của luận văn khác so với
tổng quan là địa bàn nghiên cứu là tỉnh An Giang, tác giả có khảo sát ý kiến đánh
giá của người dân tỉnh An Giang về các vấn đề an sinh xã hội bao gồm 30 câu hỏi
với số mẫu điều tra thu về là 231 mẫu. Dựa trên số liệu thứ cấp từ niên giám
thống kê của Tỉnh An Giang và kết quả điều tra khảo sát, tác giả đề xuất 2 nhóm
giải pháp chính là: (i) nâng cao tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, (ii) thực
hiện công bằng xã hội trong tăng trưởng kinh tế.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu quan hệ giữa tăng trưởng kinh
tế và công bằng xã hội của Tỉnh An Giang từ năm 2001 đến năm 2015, trên cơ sở
đó, đề xuất các giải pháp giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với
công bằng xã hội tại Tỉnh An Giang trong thời gian tới.
Mục tiêu cụ thể gồm:
Thứ nhất, nghiên cứu cơ sở khoa học về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh


6

tế và cơng bằng xã hội.

Thứ hai, phân tích thực trạng tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại
tỉnh An Giang.
Thứ ba, đề xuất những giải pháp cơ bản giải quyết tốt mối quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội tại tỉnh An Giang đến năm 2020.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội tại Tỉnh
An Giang.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Nội dung: Nghiên cứu quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã
hội tại Tỉnh An Giang giai đoạn 2001 – 2015. Trong đó, tập trung chủ yếu vào
nghiên cứu tác động của tăng trưởng kinh tế đến việc thực hiện công bằng xã hội
trên địa bàn tỉnh An Giang.
- Không gian: Tỉnh An Giang.
- Thời gian: nghiên cứu dữ liệu thứ cấp từ năm 2001 đến năm 2015 và đề
xuất giải pháp đến năm 2020.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sẽ vận dụng cách tiếp cận theo phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, vận dụng quan điểm của Đảng ta
về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa về tăng trưởng kinh tế và
các chính sách xã hội.
Luận văn cịn sử dụng các phương pháp tiếp cận khác như phân tích, thống
kê mô tả, tổng hợp, thống kê, so sánh…để làm rõ thực trạng mối quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại tỉnh An Giang. Phương pháp thống kê
mơ tả, so sánh dùng để phân tích số liệu thứ cấp được công bố tại niên giám thống
kê tình hình kinh tế - xã hội tỉnh An Giang.
Ngồi ra phương pháp tổng hợp, thống kê mơ tả, so sánh còn được dùng



7

phân tích số liệu sơ cấp 231 mẫu điều tra đánh giá của người dân tỉnh An Giang
về các vấn đề công bằng xã hội của tỉnh.
5.2. Nguồn dữ liệu nghiên cứu
Nguồn dữ liệu thứ cấp: được tác giả lấy từ báo cáo tình hình thực hiện kế
hoạch của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh An Giang trong các nhiệm kỳ hằng năm;
các số liệu từ Niên giám thống kê tình hình kinh tế - xã hội tỉnh An Giang giai
đoạn 2001-2015 của Cục thống kê tỉnh An Giang.
Nguồn dữ liệu sơ cấp: điều tra đánh giá của người dân về các vấn đề công
bằng xã hội. Khảo sát số mẫu 231 người dân trên địa bàn ở TP Long Xuyên,
huyện Chợ Mới, huyện Phú Tân, huyện Thoại Sơn, TP Châu Đốc, huyện An Phú,
huyện Châu Thành.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Một là, làm rõ mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội
tại thực tế nghiên cứu (tỉnh An Giang).
Hai là, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm giải quyết mối quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội tỉnh An Giang.
Ba là, dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, học tập cho sinh
viên, học viên chuyên ngành kinh tế và quản lý công.
7. Bố cục dự kiến
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo; nội
dung chính của luận văn bao gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở khoa học về mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và
công bằng xã hội.
Chƣơng 2: Thực trạng tăng trƣởng kinh tế với công bằng xã hội tại
tỉnh An Giang giai đoạn 2001-2015.
Chƣơng 3: Giải pháp giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh
tế với công bằng xã hội tại tỉnh An Giang đến năm 2020.



8

Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƢỞNG
KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI
1.1. Lý luận chung về tăng trƣởng kinh tế
1.1.1. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế, Phát triển kinh tế và phát triển
bền vững
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế
Sự tăng trưởng sản lượng thực tế của một nền kinh tế theo thời gian. Sự
tăng trưởng kinh tế thường đo theo sự gia tăng tổng sản lượng quốc gia (GNP)
hoặc tổng sản lượng quốc nội (GDP) theo thời gian hoặc tăng thu nhập theo đầu
người (Per Capita Income, PCI).[ 19, tr.202]
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) là giá trị bằng
tiền của toàn bộ sản phẩm cuối cùng được sản xuất ra trên lãnh thổ của một nước,
tính trong khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.[ 23, tr.112]
Tổng thu nhập quốc dân (Gross National Income, GNI) là chỉ số kinh tế
xác định tổng thu nhập của một quốc gia trong một khoảng thời gian, thường là
một năm.[ 23, tr.113]
Tổng sản phẩm bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội chia cho
dân số. Tổng thu nhập bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc gia chia cho
dân số.[ 1, tr.56]
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình
quân đầu người trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự
thay đổi về lượng của nền kinh tế.
Ở mỗi quốc gia đều yêu cầu tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tính bền
vững hay việc đảm bảo chất lượng tăng trưởng kinh tế ngày càng cao.
Thứ hai, phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế là một nhận thức tồn diện bao gồm các khía cạnh tinh



9

thần và vật chất. Trong khi tăng trưởng kinh tế chỉ thuần túy là sự gia tăng vật
chất thì phát triển kinh tế là sự hoàn thiện của hai vấn đề về kinh tế và xã hội ở
mỗi quốc gia. Phát triển kinh tế có nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế. “Phát
triển kinh tế đề cập đến những cải thiện trong lĩnh vực y tế, giáo dục và những
khía cạnh khác trong phúc lợi con người” [17, tr.29]. Những quốc gia có thu nhập
tăng nhưng tuổi thọ bình quân không tăng, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh khơng giảm,
tỷ lệ người biết chữ khơng tăng thì sẽ thiếu đi những khía cạnh quan trọng của
phát triển.
Đúng như vậy, khi nói tới một xã hội phát triển, chúng ta thường nghĩ tới
một xã hội ở đó người dân được ăn ngon, mặc đẹp, có khả năng chủ động trong
việc tiếp cận các loại tài sản vật chất, có những hoạt động vui chơi giải trí sang
trọng, được sống trong môi trường trong sạch và lành mạnh, một xã hội không
phân biệt đối xử, với các mức độ công bằng cần thiết. Một yêu cầu tối thiểu của
một quốc gia phát triển là chất lượng cuộc sống vật chất của quốc gia đó phải cao
và được phân phối một cách đồng đều thay vì chỉ giới hạn một cách bất hợp lý
cho một bộ phận tối thiểu giàu có trong xã hội. Cao hơn yêu cầu tối thiểu đó, một
quốc gia phát triển còn đề cập đến các quyền và sự tự do của con người về mặt
chính trị, sự phát triển về văn hóa và tri thức, sự bền vững của gia đình….Những
phân tích trên đây cho ta đi đến một khái niệm tổng quát nhất về phát triển kinh
tế, đó là q trình tăng tiến, tồn diện và về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội của
một quốc gia.[17, tr.29]
Nội hàm của quá trình phát triển nền kinh tế bao gồm quá trình tăng trưởng
kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực hiện tiến bộ xã hội cho con người.[17,
tr.36]
Giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế có mối quan hệ biện chứng
với nhau. Tăng trưởng chưa phải là phát triển nhưng khơng thể nói phát triển mà
khơng có tăng trưởng. Tăng trưởng mà không phát triển sẽ dẫn đến thảm họa,

ngược lại phát triển mà không tăng trưởng là không tồn tại trong thực tế.


10

Thứ ba, phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một khái niệm mang nội hàm phản ánh tổng hợp và
toàn diện hơn tất cả các khái niệm về tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế….
Quan niệm về phát triển bền vững dần được hình thành từ thực tiễn đời sống xã
hội và có tính tất yếu. Tư duy về phát triển bền vững manh nha trong cả quá trình
sản xuất xã hội và bắt đầu từ việc nhìn nhận tầm quan trọng của bảo vệ môi
trường và tiếp đó là nhận ra sự cần thiết phải giải quyết những bất ổn trong xã hội.
Chính vì thế, năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển của
Liên hợp quốc được tổ chức ở Rio de Janeiro đề ra Chương trình nghị sự tồn cầu
cho thế kỷ XXI, theo đó, phát triển bền vững được xác định là: “Một sự phát triển
thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm hại đến khả năng đáp
ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai”. Cụ thể hơn, phát triển bền vững được
hiểu là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt
của sự phát triển, gồm có: (1) phát triển kinh tế (nền tảng là tăng trưởng kinh tế),
(2) phát triển xã hội (mục tiêu là thực hiện tiến bộ, cơng bằng xã hội; xóa đói
giảm nghèo và giải quyết việc làm) và (3) bảo vệ môi trường (mục tiêu là xử lý,
khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống
cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên
nhiên).[13]
Trong mục 4, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường, phát triển bền vững được
định nghĩa: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ
hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ
tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm
tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”. Đây là định nghĩa có tính tổng qt, nêu bật
những yêu cầu và mục tiêu trọng yếu nhất của phát triển bền vững, phù hợp với

điều kiện và tình hình ở Việt Nam.[13]
Phát triển bền vững có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nước đang
phát triển. Phát triển bền vững là sự phát triển những giá trị của con người, trong


11

khi tăng trưởng kinh tế chỉ là yếu tố biểu thị năng lực thỏa mãn nhu cầu của con
người, nhưng không phải là tất cả. Sự phát triển những giá trị của con người cần
đặt trong khuôn khổ phát triển bền vững, trong đó, việc xem xét quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và công bằng xã hội giữ vai trị quan trọng. Vì vậy, vấn đề tăng
trưởng - cơng bằng đã được đặt ra: làm thế nào kinh tế không những tăng trưởng
mà công bằng xã hội cũng được thực hiện?.
1.1.2. Các tiêu chí đo lường tăng trưởng kinh tế:
Thước đo tăng trưởng kinh tế được xác định theo hệ thống tài khoản quốc
gia (SNA-System National Account).
1.1.2.1. Các chỉ tiêu lượng hóa quy mơ sản lượng quốc gia:
Một là, tổng giá trị sản xuất (GO – Gross Output) là tổng giá trị sản phẩm
vật chất và dịch vụ được tạo nên trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong
một thời kỳ nhất định thường là một năm. Chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất có thể
được tính theo hai cách. Thứ nhất, đó là tổng doanh thu bán hàng thu được từ các
đơn vị, các ngành trong tồn bộ nền kinh tế quốc dân. Thứ hai, tính trực tiếp từ
sản xuất và dịch vụ chi phí trung gian và giá trị gia tăng của sản phẩm vật chất và
dịch vụ.
Hai là, tổng sản phẩm quốc nội (GDP – Gross Domestic Product) là tổng
giá trị tính của những hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trên phạm
vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định.
Để tính GDP, có ba cách tiếp cận cơ bản là từ sản xuất, tiêu dùng và phân
phối.
Nếu tiếp cận từ sản xuất, GDP là giá trị gia tăng tính cho tồn bộ nền kinh

tế. Nó được đo bằng tổng giá trị gia tăng của tất cả các đơn vị sản xuất thường trú
trên một lãnh thổ.


i


12

Trong đó,
VA là giá trị gia tăng của tồn bộ nền kinh tế.
VAi là giá trị gia tăng ngành i.
VAi= GOi- ICi
Trong đó,
GOi là Tổng giá trị sản xuất ngành i.
ICi là chi phí trung gian ngành i.
Nếu tiếp cận từ chi tiêu, GDP là tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng của các
hộ gia đình (C), chi tiêu của Chính phủ (G), đầu tư tích lũy tài sản (I) và chi tiêu
thông qua thương mại quốc tế (X - M).
GDP = C + G + I + (X - M)
Nếu tiếp cận từ thu nhập, GDP được xác định trên cơ sở các khoản hình
thành thu nhập và phân phối thu nhập lần đầu, bao gồm: Thu nhập của người có
sức lao động dưới hình thức tiền cơng và tiền lương (W); Thu nhập của người có
đất cho thuê (R); Thu nhập của người có tiền cho vay (In); Thu nhập của người có
vốn kinh doanh (Pr); Khấu hao tài sản cố định (Dp); Thuế gián thu (Ti).
GDP = W + R + In+ Dp+ Ti
Ba là, tổng thu nhập quốc dân (GNI –Gross National Income) là tổng giá
trị của những hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi yếu tố sản xuất của
một nước trong một khoảng thời gian nhất định.
Giữa GNI và GNP là như nhau. GNI là tiếp cận thu nhập còn GNP là tiếp

cận ở góc độ sản phẩm.
Bốn là, thu nhập quốc dân (NI – National Income) là phần giá trị hàng hóa


13

và dịch vụ mới sáng tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định. NI chính là tổng
thu nhập quốc dân sau khi trừ đi vốn khấu hao cố định của nền kinh tế.
NI = GNI - Dp
1.1.2.2. Các chỉ tiêu đo lường thu nhập bình quân đầu người :
PCI = Y/P
Trong đó,
PCI : Per Capita Income – Thu nhập bình quân đầu người.
Y : GDP, GNI.
P : Tổng dân số.
Với ý nghĩa phản ánh thu nhập, chỉ tiêu GDP, GNI còn được sử dụng để
đánh giá mức thu nhập bình qn đầu người. Quy mơ và tốc độ tăng thu nhập
bình quân đầu người là những chỉ tiêu quan trọng phản ánh và là tiền đề để nâng
cao mức sống của dân cư.
1.1.2.3. Các chỉ tiêu đo lường tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Trong phân tích kinh tế, để phản ánh mức độ mở rộng quy mô của nền
kinh tế, chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế thường được sử dụng.
Gọi g là tốc độ tăng trưởng kinh tế, có ba cách tính tốc độ tăng trưởng.
Cách thứ nhất, tính tốc độ tăng trưởng định gốc.


=

(%)


Trong đó :
Yt : là GDP hay GNI của năm t
Y0: là GDP hay GNI của năm làm gốc.
Cách thứ 2 : Tính tốc độ tăng trưởng liên hoàn :


14

(Yt -Yt-1)/Yt-1 (%)
Trong đó :
Yt : là GDP hay GNI của năm t
Yt-1 : là GDP hay GNI của năm t-1
Cách thứ 3 : Tính tốc độ tăng trưởng bình quân năm
g= √

-1

Trong đó :
Yt : là GDP hay GNI của năm t
Y0: là GDP hay GNI của năm làm gốc.
n : Tổng số năm trong giai đoạn tính tốn, tính từ năm thứ nhất.
1.1.3. Vai trị của tăng trưởng kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần trước tiên để khắc phục tình trạng đói
nghèo của quốc gia, khắc phục lạc hậu, làm cho đời sống vật chất tinh thần của
người dân càng ngày càng cải thiện, xóa bỏ dần các phong tục, tập quán lạc
hậu. 27, tr.12]
Tăng trưởng kinh tế là cơ sở để thực hiện các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như
giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp, nâng cao mức sống của nhân dân, cải thiện
các mặt an sinh xã hội như giáo dục, y tế, nhà ở …
Tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề vật chất cho việc củng cố an ninh, quốc

phòng, củng cố chính trị, tăng uy tín của nhà nước, làm tăng sự đồng thuận trong
xã hội.
Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế cũng có những mặt trái của nó. Nếu trong
quá trình tăng trưởng kinh tế quá chú trọng đến tốc độ tăng trưởng mà xem
thường các vấn đề khác, thì dễ dẫn đến tình trạng tàn phá tài nguyên mơi trường,
phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng, văn hóa xã hội không theo kịp phát triển


15

kinh tế… 27, tr.12]
Chính vì vậy, chương trình phát triển của liên hiệp quốc (1996) UNDP đã
liệt kê năm loại tăng trưởng kinh tế xấu, bao gồm:
- ăng trưởng inh tế hơng lương tâm. Đó là tăng trưởng kinh tế mà thành
quả của nó chủ yếu đem lại lợi ích cho người giàu, cịn người nghèo ít được
hưởng, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng.
- ăng trưởng inh tế hơng việc làm Đó là tăng trưởng kinh tế nhưng
khơng mở rộng cơ hội tạo thêm việc làm, hoặc phải làm việc nhiều giờ và có thu
nhập thấp với những cơng việc có năng suất thấp, trong khu vực nơng nghiệp và
khu vực khơng chính thức.
- ăng trưởng inh tế hơng có tiếng nói Tức là tăng trưởng kinh tế không
đi kèm với việc mở rộng nền dân chủ hay là việc trao đổi thêm quyền lực cho dân,
dập tắt những đòi hỏi được tham gia nhiều hơn của cộng đồng vào các quyết sách
liên quan đến đời sống xã hội.
- ăng trưởng inh tế hơng gốc r

Đó là tăng trưởng kinh tế khiến cho

nền văn hóa , đời sống tinh thần của con người ngày càng khô héo.
- ăng trưởng inh tế hơng có tương lai Tức là tăng trưởng kinh tế trong

đó thế hệ hiện nay phung phí những nguồn lực mà các thế hệ trong tương lai cần
đến. 27, tr.13]
1.2. Lý luận về công bằng xã hội:
1.2.1. Khái niệm bất bình đẳng xã hội và cơng bằng xã hội
Thứ nhất, bất bình đẳng xã hội.
Bất bình đẳng xã hội là những khác biệt về địa vị xã hội, chủ yếu dựa trên
sự khác biệt về nguồn gốc, gia đình, giai cấp xã hội, lợi ích kinh tế, ảnh hưởng
chính trị, tài sản, giáo dục, tập quán và đạo đức trong một xã hội. Những tầng lớp
giai cấp xã hội khác nhau trong xã hội nắm được quyền lực, chính trị và kinh tế đã


×