Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Đánh giá "dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non "

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.77 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỤC LỤC </b>


<b>LỜI CAM ĐOAN</b>


<b>LỜI CẢM ƠN</b>
<b>MỤC LỤC</b>


<b>DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT</b>


<b>DANH MỤC BẢNG BIỂU</b>


<b>TÓM TẮT LUẬN VĂN ... 2</b>
<b>LỜI MỞ ĐẦU ... Error! Bookmark not defined.</b>


<b>CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN ĐẦU TƢ </b>
<b>SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC ... Error! </b>


Bookmark not defined.


<b>1.1. Khái niệm, sự cần thiết, các hình thức đánh giá dự ánError! Bookmark </b>


not defined.


<b>1.1.1.Khái niệm chung về Đánh giá Chương trình, Dự án.Error! Bookmark </b>


<b>not defined.</b>


<b>1.1.2. Sự cần thiết của việc đánh giá Chương trình, dự ánError! Bookmark </b>


<b>not defined.</b>



<b>1.1.3. Các hình thức đánh giá dự án đầu tưError! Bookmark not defined.</b>


<b>1.2. Phƣơng pháp đánh giá dự án ... Error! Bookmark not defined.</b>


<b>1.2.1. Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (CBA)Error! Bookmark not </b>


<b>defined.</b>


1.2.2. Phương pháp đánh giá dự án dựa trên phân tích hệ thống đa tiêu chí
<b> ... Error! Bookmark not defined.</b>


<b>1.3. Nội dung đánh giá cuối kỳ dự án... Error! Bookmark not defined.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>1.3.3. Tính hiệu quả (40 điểm) ... Error! Bookmark not defined.</b>
<b>1.3.4. Tính hiệu suất (25 điểm) ... Error! Bookmark not defined.</b>
<b>1.3.5.Tính bền vững (25 điểm) ... Error! Bookmark not defined.</b>
<b>1.3.6. Phân bổ trọng số cho các tiêu chí trong đánh giá dự án... Error! </b>


<b>Bookmark not defined.</b>


1.3.7. Đánh giá tiêu chí chính dựa trên việc cho điểm các tiêu chí thành phần
<b> ... Error! Bookmark not defined.</b>
<b>1.3.8. Tổng hợp và xếp hạng Tiêu chí chínhError! Bookmark not defined.</b>
<b>1.3.9. Kết luận và xếp hạng kết quả đánh giá cuối kỳ dự ánError! Bookmark </b>


<b>not defined.</b>


<b>CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ “DỰ ÁN TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG </b>
<b>SẴN SÀNG ĐI HỌC CHO TRẺ MẦM NON” .. Error! Bookmark not defined.</b>



<b>2.1.Giới thiệu chung về dự án Tăng cƣờng khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ </b>
<b>mầm non. ... Error! Bookmark not defined.</b>


<b>2.1.1. Thông tin cơ bản về dự án ... Error! Bookmark not defined.</b>


<b>2.1.2. Khái quát chung về dự án SRPP ... Error! Bookmark not defined.</b>


<b>2.2. Đánh giá cuối kỳ dự án “Tăng cƣờng khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ </b>
<b>mầm non” ... Error! Bookmark not defined.</b>


<b>2.2.1.Tính phù hợp ... Error! Bookmark not defined.</b>
<b>2.2.2. Tính hiệu quả trong sử dụng nguồn lực (tối đa 40 điểm)... Error! </b>


<b>Bookmark not defined.</b>


2.2.3.Tính hiệu suất về mức độ đạt được kết quả trực tiếp (tối đa 25điểm)
<b> ... Error! Bookmark not defined.</b>
<b>2.2.4. Tính bền vững ... Error! Bookmark not defined.</b>
<b>2.2.5. Thống kê điểm tiêu chí chính và tiêu chí thành phầnError! Bookmark </b>


<b>not defined.</b>


<b>CHƢƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... Error! Bookmark not defined.</b>
<b>3.1. Những kết quả và tồn tại ... Error! Bookmark not defined.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>3.1.2. Những tồn tại của Dự án SRPP .... Error! Bookmark not defined.</b>


<b>3.2. Kiến nghị ... Error! Bookmark not defined.</b>


<b>3.2.1. Kiến nghị liên quan đến công tác quản lý và thực hiện dự ánError! </b>



<b>Bookmark not defined.</b>


<b>3.2.2. Kiến nghị nhằm nâng cao tính bền vững của Dự ánError! Bookmark </b>


<b>not defined.</b>


<b>Kết luận ... Error! Bookmark not defined.</b>
<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Error! Bookmark not defined.</b>


<b>TĨM TẮT LUẬN VĂN </b>
<b>1.Tính cấp thiết của đề tài </b>


Nâng cao dân trí là một phần quan trọng trong chương trình phát triển kinh tế
xã hội của Việt Nam và được coi là 1 trong 3 lĩnh vực đột phá trong Chiến lược Phát
triển Kinh tế Xã hội trong giai đoạn 2011 – 2020. Đầu tư cho Giáo dục mầm non là
một bước cơbản hướng tới xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao trong lúc Việt
Nam nỗ lực để trở thành nền kinh tế thị trường cơng nghiệp hóa hiện đại.


Ông Xiaoqing Yu, Giám đốc Ban phát triển nguồn nhân lực của Ngân hàng
Thế giới tại khu vực Đơng Á và Thái Bình Dương cho rằng: “Rất nhiều bằng chứng
trên thế giới cho thấy nhiều kỹ năng tư duy, kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng xã hội và kỹ
năng ứng xử được hình thành trong những năm đầu đời của trẻ. Nếu bạn muốn có một
nền giáo dục cơng bằng, nếu bạn muốn mọi người đều tận dụng lợi thế từ nền kinh tế
phát triển, nếu bạn muốn chống lại đói nghèo – phát triển Giáo dục mầm non là một
trong những công cụ hứa hẹn nhất."


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

trường cao nhất ở nhóm trẻ dân tộc thiểu số và trẻ có hồn cảnh khó khăn.
Dự án Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học của trẻ mầm non sử dụng nguồn
vốn vay Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) từ World Bank được thiết kế để giải


quyết vần đề này bằng cách nâng cao khả năng sẵn sàng cho trẻ đi học tiểu học, thông
qua việc hỗ trợ các cấu phần đã được lựa chọn trong chương trình Quốc gia của Việt
Nam “Phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi trong giai đoạn 2010 – 2020” (Nghị định 239).
Dự án hỗ trợ các nỗ lực mở rộng ghi danh bán trú ở cấp mầm non, nâng cao năng lực
đảm bảo chất lượng cho trường mầm non và tăng khả năng chuyên môn cho giáo viên
và hiệu trưởng.


Dự án đã kết thúc vào 6/2017, tuy nhiên với những kết quả mà dự án mang lại
cho giáo dục mầm non nước nhà, Chính Phủ và Ngân hàng Thế Giới đã có kế hoạch
để dự án tiếp tục hoạt động giai đoạn 2 trong 5 năm tới. Hiện nay, dự án đang thực
hiện các thủ tục đóng và hồn thiện các báo cáo liên quan bao gồm cả báo cáo đánh
giá cuối kỳ. Tuy nhiên, báo cáo đánh giá giữa kỳ và đề cương báo cáo đánh giá cuối
kỳ đang thực hiện đều chỉ dừng lại ở việc nêu ra những kết quả mà dự án đạt được, so
sánh kết quả đã đạt được với chỉ tiêu đặt ra ban đầu. Trong bối cảnh dự án sẽ còn tiếp
tục thực hiện pha 2 thì việc đánh giá dự án theo cách trên không thể mang lại cho ban
quản lý trung ương cách nhìn tổng quan dưới nhiều góc độ nhằm phát huy hơn nữa
những thuận lợi, rút ra bài học kinh nghiệm từ những khó khăn vướng mắc để có thể
thực hiện tốt hơn trong giai đoạn tới. Chính vì vậy, luận văn này hướng tới đánh giá
cuối kỳ dự án một cách hệ thống trên các tiêu chí được nhiều nước trên thế giới sử
dụng nhằm có cái nhìn sát thực hơn đối với quá trình thực hiện hoạt động và kết quả
đạt được của dự án trên nhiều khía cạnh. Luận văn cũng sẽ đưa ra những kiến nghị


nhằm mục tiêu cuối cùng là giúp ban quản lý trung ương cùng các Tỉnh thụ hưởng
nguồn tài trợ có thể thực hiện hoạt động của dự án ở giai đoạn 2 tốt hơn và sử dụng
hiệu quả nguồn vốn ODA trong giai đoạn tới.


<b>Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết về đánh giá cuối kỳ dự án đầu tƣ sử dụng </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>nguồn vốn ODA trong lĩnh vực giáo dục </b>



Theo Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 04 năm 2013 của Chính
phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA và nguồn vốn
vay ưu đãi của các nhà tài trợ thì Đánh giá chương trình, dự án được định nghĩa là
các hoạt động định kỳ xem xét tồn diện, có hệ thống và khách quan về tính phù
hợp, hiệu quả, hiệu suất, tác động và mức độ bền vững của chương trình, dự án để
có những điều chỉnh cần thiết và rút ra những bài học kinh nghiệm áp dụng cho
giai đoạn thực hiện tiếp theo và các chương trình, dự án khác.


<i>Theo ”guideline for project evaluation” - 2009 xuất bản bởi OECD thì Đánh </i>


giá là hoạt động định kỳ có hệ thống và khách quan đối với hoạt động đang thực
hiện hoặc dự án đã hoàn thành hoặc thiết kế chương trình, thực hiện và kết quả của
dự án. Mục đích là để xác định sự liên quan và mức độ hoàn thành các mục tiêu,
hiệu quả, hiệu suất, tác động và tính bền vững. Đánh giá thường được thực hiện
bởi các chun gia độc lập, bên ngồi. Nói chung, một đánh giá phân tích các vấn
đề phức tạp và nắm bắt các tác động dự định và không mong muốn. Đánh giá điều
tra lý do tại sao các khía cạnh nhất định của một dự án chương trình đã hoặc chưa
được thực hiện theo kế hoạch.


<b>Phƣơng pháp đánh giá dự án </b>


Đánh giá dự án có 2 phương pháp: phương pháp phân tích chi phí lợi ích và
phương pháp đánh giá dự án dựa trên việc phân tích hệ thống các tiêu chí.


<b>Phƣơng pháp phân tích chi phí - lợi ích (CBA) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

lớn hơn bao nhiêu.


Trong CBA, lợi ích và chi phí được thể hiện về tiền bạc, và được điều chỉnh
cho các giá trị thời gian của tiền, để tất cả các dòng chảy của lợi ích và dịng chảy


của chi phí dự án theo thời gian được thể hiện trên một cơ sở chung là giá trị hiện
tại ròng của chúng.


Phân tích Chi phí - Lợi ích (CBA) ước lượng và tính tổng giá trị bằng tiền
tương đương đối với những lợi ích và chi phí của cộng đồng từ các dự án nhằm xác
định xem chúng có đáng để đầu tư hay không hay đánh giá dự án hoạt động có
hiệu quả hay khơng.


Phương pháp CBA được dùng khi mà các chi phí cũng như lợi ích của dự án
có thể đo đếm được bằng tiền hoặc dễ dàng ước tính bằng tiền. Các dự án kinh tế
trong khu vực tư nhân cũng như các dự án chủ đầu tư chú trọng đến lợi ích mà cụ
thể là lợi nhuận dự án mang lại thì sẽ dùng phương pháp chi phí – lợi ích để đánh
giá dự án đầu tư. Bên cạnh đó, một số dự án đầu tư công trong lĩnh vực xã hội
nhưng dễ dàng ước tính chi phí, lợi ích bằng tiền thì cũng có thể dùng phương
pháp chi phí – lợi ích để đánh giá dự án đầu tư.


<b>Phƣơng pháp đánh giá dự án dựa trên phân tích hệ thống đa tiêu chí </b>


Phương pháp này dựa trên việc hệ thống lại các tiêu chí liên quan tới tình
hình hoạt động, kết quả đầu ra trực tiếp cũng như tác động xã hội mà dự án mang
lại. Trên cơ sở mức độ đạt được của dự án sẽ phân tích, đánh giá và cho điểm các
tiêu chí dựa trên thang điểm đã cho trước. Phương pháp đánh giá này được OECD
sử dụng phổ biến trong công tác đánh giá các dự án đầu tư công và nhất là các dự


án nguồn vốn ODA với mục đích an sinh xã hội.


Ưu điểm của phương pháp này là dựa trên việc đánh giá đa tiêu chí có thể
phân tích đầy đủ các lợi ích mà dự án mang lại đối với các dự án khơng có doanh
thu và lợi ích chi phí khó quy đổi thành tiền.



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

một dự án trong lĩnh vực an sinh xã hội về phát triển giáo dục mầm non. Dự án
khơng có doanh thu và đối tượng hưởng lợi chủ yếu của dự án là trẻ trong độ tuổi
mầm non ở vùng đặc biệt khó khăn, trẻ dân tộc thiểu số, trẻ có hồn cảnh gia đình
khó khăn.


<i><b>Trọng tâm đánh giá cuối kỳ dự án </b></i>


Có 4 tiêu chí chính cần được đánh giá đó là tính phù hợp, tính hiệu quả, tính
hiệu suất và tính bền vững. Trọng tâm đánh giá cuối kỳ của dự án được thể hiện
thông qua bảng dưới đây:


<b>Bảng: Trọng tâm đánh giá cuối kỳ dự án </b>


<b>Tiêu chí chính </b> <b>Tiêu chí thành phần </b>


Tính phù hợp


Kết quả thực hiện dự án


Mức độ tuân thủ luật pháp và các điều khoản, điều kiện đã
được phê duyệt


Tính hiệu quả Tính hiệu quả chung và tính khả thi (vững chắc) của dự án
về tài chính khi hồn thành


Tính hiệu suất Việc đạt được đầy đủ kết quả trực tiếp so sánh với kỳ gốc


Tính bền vững


Triển khai các biện pháp đảm bảo tính bền vững của các


kết quả trực tiếp bằng việc giảm thiểu những rủi ro đã
được xác định. Có những kỹ năng chuyên môn thỏa đáng


<b>Chƣơng 2: Đánh giá cuối kỳ dự án ”Tăng cƣờng khả năng sẵn sàng </b>
<b>đi học cho trẻ mầm non”</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Dự án Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non (SRPP) là một dự án
vay vốn đầu tư đặc biệt dựa vào việc thực hiện theo hình thức giải ngân dựa trên
các kết quả đạt được cụ thể. Dự án nhằm mục tiêu hỗ trợ việc thực hiện Quyết định
số 239/QĐ-TTg và Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg bằng cách tăng cường khả
năng đến trường cho trẻ em có hồn cảnh khó khăn, thơng qua hỗ trợ ngân sách có
mục tiêu theo phương thức bồi hoàn cho một số hạng mục chi hợp lệ giai đoạn
2011-2015.


Dự án Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non được cấu trúc
thành 2 hợp phần. Phần đầu tư chính sẽ dành cho Hợp phần 1, cung cấp tài chính
theo ngân sách, dựa trên kết quả để hỗ trợ triển khai các chương trình của Chính
phủ nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng đi học của trẻ mầm non. Hợp phần 2 cung
cấp xây dựng năng lực để triển khai và giám sát dự án và phát triển chính sách


GDMN.


<b>Dự án đƣợc chia thành 2 hợp phần: </b>


Hợp phần 1: Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ có hồn cảnh khó
khăn (95 triệu USD)


Hợp phần 2: Xây dựng năng lực và thực hiện chính sách giáo dục mầm non
quốc gia (5 triệu USD)



<b>Kết luận về đánh giá dự án qua bảng tổng hợp sau </b>
<b>Bảng: Biểu tổng hợp điểm đánh giá kết thúc dự án SRPP </b>


<b>Tiêu chí đánh giá Điểm tối <sub>đa (A) </sub></b>
<b>Điểm </b>
<b>đánh giá </b>


<b>(B) </b>
<b>Điểm </b>
<b>trung </b>
<b>bình(%) </b>


<b>Xếp hạng theo kết </b>
<b>quả đánh giá </b>


Tính phù hợp <b>8 </b> <b>7.5 </b> <b>93.75 </b> <b>A(Tốt) </b>


Tính hiệu quả <b>33 </b> <b>32 </b> <b>96.97 </b> <b>A(Tốt) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Tính bền vững <b>16 </b> <b>4 </b> <b>25 </b> <b>D (Kém) </b>


<b>Điểm trung bình </b> <b>77 </b> <b>63.5 </b> <b>82.47 </b>


<b>Biên độ xếp hạng </b>


<b>kết quả dự án </b> <b>A(Tốt) </b>


Qua các tiêu chí trên cho thấy Dự án được xếp hạng A (Tốt) trong đánh giá
kết thúc dự án.



Đánh giá tồn diện cho thấy tính phù hợp, tính hiệu quả, tính hiệu suất tại
thời điểm kết thúc của dự án rất tốt. Tuy nhiên, tính bền vững của dự án khi dự án
kết thúc là rất kém. Dự án chưa nhận diện các rủi ro liên quan đến tính bền vững và
cũng không đưa ra giải pháp nhằm nâng cao tính bền vững khi dự án kết thúc.
Chính vì vậy, Dự án SRPP cùng đơn vị chủ quản là Bộ Giáo dục và Đào tạo nên
xem xét nhận diện và đưa ra giải pháp nhằm phát huy các kết quả đạt được và nâng
cao tính bền vững cho dự án.


<b>Chƣơng 3: Kết luận và kiến nghị </b>
<i><b>Các kết quả mà Dự án đạt được </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

làm cho nữ giáo viên mầm non và đảm bảo nguồn lương cho đối tượng giáo viên
mầm non ngoài biên chế. Dự án hỗ trợ ăn trưa cho trẻ từ 3-5 tuổi nhằm khuyết
khích trẻ đến trường. Đối tượng con em dân tộc thiểu số, trẻ trong độ tuổi mầm
non ở khu vực đặc biệt khó khăn trên cả nước đều được hỗ trợ ăn trưa và học bán
trú lại trường. Đóng góp và tính lan tỏa của dự án rất mạnh mẽ trên toàn quốc.
Ngồi ra dự án cịn tập huấn cho cán bộ mầm non trên toàn quốc qua kênh trực tiếp
và qua việc học online trên phần mềm trực tuyến của Dự án nhằm nâng cao chuyên
môn cho cán bộ quản lý vào giáo viên mầm non trong việc dạy và học.


<b>Những tồn tại của Dự án SRPP </b>


Việc ký kết hợp đồng và kéo theo giải ngân chậm so với kế hoạch. Công
tác quản lý dự án còn gặp một vài vấn đề trong đấu thầu, tuyển chọn Tư vấn, nhà
thầu trong nước và nước ngồi. Cơng tác đấu thầu của Dự án thực tế khi thực hiện
đã gặp nhiều khó khăn dẫn tới giải ngân khơng theo kế hoạch. Ngun nhân chính
của việc chậm ký kết hợp đồng là: (i)Dự án chưa được trao quyền hồn tồn, theo
đó việc xét duyệt hồ sơ và ra quyết định phải thông qua Bộ Giáo dục và Đào tạo
cùng Ngân hàng Thế giới. Quy trình xét duyệt này nhanh nhất cũng sẽ mất 3 tháng
để có thể được thơng qua tất cả các bên liên quan. (ii)Tuyển chọn Tư vấn cá nhân


và nhà thầu trong lĩnh vực Giáo dục Mần non theo các điều khoản tham chiếu đã
được thiết kế sẵn có rất ít lựa chọn và thậm chí là số lượng hồ sơ ứng tuyển không
đủ cho nhu cầu tuyển dụng của Dự án.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>Kiến nghị </b>


<b>Kiến nghị liên quan đến công tác quản lý và thực hiện dự án </b>


Kiến nghị tới Cơ quan chủ quản là Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Nhà tài trợ
là Ngân hàng thế giới xem xét ủy quyền/trao quyền cho Dự án trong quy trình xét
duyệt hồ sơ thầu nhằm rút gọn thời gian tuyển chọn Tư vấn và Nhà Thầu, đảm bảo
tiến độ ký kết và giải ngân hợp đồng kịp thời, đúng kế hoạch.


Đối với những dự án giải ngân theo phương pháp hịa hồn toàn vào ngân
sách Nhà nước như SRPP, cần hoàn thiện hơn về cơ chế, trách nhiệm các Bộ,
ngành liên quan để bảo đảm phân bổ và sử dụng kinh phí đúng và có thể theo dõi
được theo yêu cầu của Nhà tài trợ. Qua thực tế hoạt động của dự án SRPP cho
thấy, việc giải ngân nguồn vốn vào kênh ngân sách nhà nước theo hệ thống Kho
bạc Nhà Nước gặp một số khó khăn nhất định cho cơng tác lập báo cáo, thanh tra,
kiểm toán Hợp phần 1. Khi Dự án đổ tiền giải ngân từ nhà tài trợ sang hệ thống
ngân sách. Do dự án khơng có các Mã nội dung kinh tế riêng nên sẽ hòa vào cùng
dòng ngân sách với cùng 1 mã nội dung tương ứng theo hệ thống kho bạc Nhà
nước. Khi địa phương rút tiền chi tiêu từ ngân sách thì cùng một mã nội dung kinh
tế sẽ ngầm hiểu là có 2 nguồn(nguồn chi thường xuyên và nguồn dự án). Chúng ta
khơng thể phân định 2 nguồn trên vì nó cùng 1 mã nội dung kinh tế. Rõ ràng là
công tác thanh tra, kiểm tốn sẽ khơng thể xem xét được số liệu chính xác là các
đơn vị thụ hưởng được từ dự án là bao nhiêu và số liệu lấy được từ mã nội dung
kinh tế mà đơn vị thụ hưởng nhận sẽ hơn nhiều lần thực tế thụ hưởng từ dự án (vì
bao gồm 2 nguồn: chi từ dự án và chi thường xuyên cho giáo dục của chính phủ).



</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

những dự án hoạt động theo cơ chế trên sẽ mở cho dự án các Mã nội kinh tế riêng.
Nếu có các Mã nội dung kinh tế riêng này, đơn chị thụ hưởng sẽ dễ dàng theo dõi
và rút tiền từ dòng tiền của Dự án, cơng tác kiểm tra, kiểm tốn của Dự án, Nhà tài
trợ và cơ quan chủ quản sẽ dễ dàng và có con số hồn tồn chính xác để có thể
đánh giá được mức độ giải ngân của Dự án tới đơn vị thụ hưởng.


Chính phủ và các nhà tài trợ cần xem xét áp dụng cơ chế giải ngân phù hợp
với tính chất và đối tượng thụ hưởng của từng dự án. Cơ chế giải ngân mới lộ rõ
những bất cập ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người thụ hưởng và gây khó
khăn trong cơng tác giải ngân đến địa phương cũng như công tác kiểm toàn cho
các bên liên quan. Kiến nghị cần thận trọng hơn trong áp dụng cơ chế giải ngân
cho dự án ở giai đoạn 2 và các dự án có tính chất tương tự.


Cần xem xét lại khi áp dụng cơ chế giải ngân mới của Ngân hàng thế giới
vào các dự án đầu tư công tại Việt Nam và nhất là dự án trong lĩnh vực giáo dục.
Đối tượng thụ hưởng nằm ở vùng sâu vùng xa, các vùng đặc biệt khó khăn, điều
kiện thực hiện vô cùng thiếu thốn. Với mục tiêu của dự án, các địa phương rất cần
nguồn vốn từ dự án để thực hiện được yêu cầu đề ra. Liệu rằng có phù hợp khơng
khi áp dụng cơ chế giải ngân sau khi có kết quả, liệu đó có phải là phương pháp tối
ưu được áp dụng với dự án có tính chất như dự án SRPP. Rõ ràng cơ chế giải ngân
mới đang có những mặt trái của nó và cần được xem xét điều chỉnh để phù hợp
hơn khi mà giai đoạn 2 của dự án đang dần hình thành. Bởi mục đích cuối cùng
của dự án chính là hỗ trợ một cách tích cực nhất, phù hợp nhất nhằm đảm bảo
nguồn lợi của dự án được đến sớm nhất và đúng đích.


<b>Kết luận </b>


Dự án “Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non” hỗ trợ thực
hiện chương trình của Chính phủ về phổ cập Giáo dục Mầm non (GDMN) cho trẻ
5 tuổi (Quyết định số 239/2010/QĐ-TTg và Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg của



</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

qua việc tập trung cụ thể vào nhu cầu của những trẻ em thiệt thòi nhất và cải thiện
mức độ sẵn sàng đi học của trẻ, trong đó đặc biệt chú trọng trẻ em dân tộc thiểu số.
Qua đánh giá dự án cho thấy, Dự án Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho
trẻ mầm non đã hoàn thành tất cả các mục tiêu đạt ra và cải thiện đáng kể tình trạng
giáo dục mầm non nước nhà. Những đóng góp to lớn mà dự án đạt được tin tưởng sẽ
thúc đầy giáo dục mầm non và là tiếng nói lớn giúp xã hội, cộng đồng quan tâm hơn
tới thế hệ mầm non tương lai của đất nước.


Với những tồn tại trong công tác quản lý dự án như công tác đấu thầu, các hoạt
động đảm bảo tính bền vững của dự án chưa được triển khai, thực hiện dự án với cơ
chế giải ngân mới gặp nhiều khó khăn ở địa phương thụ hưởng. Cần áp dụng cơ chế
giải ngân phù hợp với tính chất dự án và đối tượng thụ hưởng. Đề xuất chính phủ tiếp
tục đầu tư và quan tâm tới giáo dục mầm non trong giai đoạn mới nhằm đảm bảo an


</div>

<!--links-->

×