Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007-2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.36 KB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TÓM TẮT LUẬN VĂN </b>



<b>CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT </b>
<i><b>TRIỂN NÔNG NGHIỆP </b></i>


<i><b>2.1. Khái niệm đầu tư phát triển nơng nghiệp </b></i>


Dưới góc độ là một môn khoa học nghiên cứu những quy luật kinh tế vận
động trng lĩnh vực đầu tư thì hoạt động đầu tư được hiểu như sau: Đầu tư là quá
trình sử dụng phối hợp các nguồn lực trong một khoảng thời gian xác định nhằm đạt
được kết quả hoặc một tập hợp các mục tiêu xác định trong điều kiện kinh tế - xã
hội nhất định.


Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là hoạt động sử dụng vốn trong
hiện tại, nhằm tạo ra những tài sản vật chất và trí tuệ mới, năng lực sản xuất mới và
duy trì những tài sản hiện có, nhằm tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển.


Nguồn lực cho đầu tư phát triển được hiểu theo nghĩa hẹp đó là tiền vốn. Theo
nghĩa rộng, nguồn lực đầu tư phát triển là bao gồm cả tiền vốn, đất đai, lao động,
máy móc, thiết bị, tài nguyên.


Nguồn lực phải hy sinh đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao
động và trí tuệ.


Những kết quả đạt được có thể tăng thêm về mặt giá trị các tài sản tài chính
(tiền vốn), hoặc tăng thêm năng lực sản xuất, năng lực phục vụ của tài sản vật chất
(nhà máy, đường sá, bệnh viện, trường học…), tài sản trí tuệ (trình độ văn hóa,
chun mơn, quản lý, khoa học…) và nguồn nhân lực có đủ điều kiện làm việc với
năng suất lao động cao hơn trong nền sản xuất xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

thổ hoặc một quốc gia nhằm đem lại lợi ích về kinh tế, chính trị văn hóa và xã hội


phù hợp với chiến lược phát triển chung của nền kinh tế.


<b>2.2. Nội dung đầu tư phát triển nông nghiệp </b>


<i><b>2.2.1. Đầu tư theo ngành </b></i>


<i>2.2.1.1. Đầu tư phát triển nông nghiệp thuần túy </i>


Trong sản xuất nông nghiệp thuần thúy, thì nơng nghiệp được chia ra làm hai
bộ phận chính đó là trồng trọt và chăn ni.


Trồng trọt là ngành mà giải quyết trực tiếp đến vấn đề an ninh lương thực của
đất nước, cũng là đầu vào cửa cho những ngành chế biến lương thực – thực phẩm,
chế biến xuất khẩu. Đây là ngành mà chụi nhiều tác động của yếu tố tự nhiên như
đất, nước, khí hậu. Đối tượng của ngành này là cây lương thực, cây công nghiệp,
cây ăn quả. Do đó, đầu tư cho ngành trồng trọt là đầu tư thủy lợi, đầu tư nghiên cứu
giống mới, đầu tư phân bón… Nhằm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng các
sản phẩm của ngành trồng trọt.


Chăn nuôi là ngành cung cấp thực phẩm cho đất nước. Đối tượng của ngành
chăn nuôi là gia súc và gia cầm. Đầu tư phát triển chăn nuôi là đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng, mua giống tốt… Làm gia tăng cả chất và lượng đàn gia cầm, gia súc
theo hướng sản xuất hàng hóa..


<i>2.2.1.2. Đầu tư phát triển lâm nghiệp </i>


Theo định nghĩa và phân loại của Liên hiệp quốc “ Lâm nghiệp là một ngành
kinh tế bao gồm tất cả các hoạt động chủ yếu gắn với sản xuất hàng hóa có liên
quan đến gỗ ( gỗ trịn cho cơng nghiệp, củi, than củi. gỗ xẻ, ván nhân tạo, bột giấy,
giấy và đồ mộc), sản xuất, chế biến lâm sản ngoài gỗ và các dịch vụ rừng”



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

của thiên nhiên và con người dẫn đến những rủi ro trong đầu tư. Mặt khác chi phí
đầu tư cao, và bao gồm nhiều loại chi phí:


- Chi phí cho trồng và chăm sóc cây con đến khi rừng đạt chu kỳ kinhdoanh.
-Xây dựng cơ sở vật chất, bao gồm xây dựng hệ thống đường lâm nghiệp, đầu
tư pḥng chống cháy rừng hệ thống vườn rừng được bảovệ.


-Chi phí những rủi ro ngồi ý muốn của người trồng rừng như sâu bệnh, lửa
rừng, mưa băo, hạn hán, chặt trộm, thủ tục vay vốn, cấp giấy phép khai thác, vận
chuyển, tiêu thụ quá phức tạp…


<i>2.2.1.3. Đầu tư phát triển thủy sản </i>


Thủy sản là một trong những ngành quan trọng cho con người và cho nền kinh
tế. Nó được thể hiện qua vai trò của ngành thủy sản như sau:


Bảo đảm anh ninh lương thực, thực phẩm: Ngành Thủy sản là một trong
những ngành tạo ra lương thực, thực phẩm, cung cấp các sản phẩm tiêu dùng trực
tiếp. Ở tầm vĩ mơ, dưới góc độ ngành kinh tế quốc dân, ngành Thủy sản đã góp
phần đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, đáp ứng được nhu cầu cụ thể là tăng
nhiều đạm và vitamin cho thức ăn.


Góp phần xóa đói giảm nghèo: Khơng chỉ cung cấp lương thực thực phẩm cho
người dân, ngành cịn tạo cơ hội cơng ăn việc làm cho nhiều người dân, đặc biệt ở
những vùng nông thôn ven biển. Nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo bằng việc
phát triển các mơ hình ni trồng thủy sản cả vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện phát
triển cuộc sống người dân.


Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn, tăng hiệu quả dùng đất: Đối với


những vùng đất bị ngập mặn, thì việc canh tác lúa nước là một thảm họa, nhưng với
việc nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ thì lại đem lại giá trị cao cho người
nông dân. Với những ao hồ nhỏ của những vùng nông thôn. Người nông dân sử
dụng ao hồ nhỏ như cách tận dụng đất đai và lao động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

trên một tỷ USD.


Đảm bảo chủ quyền quốc gia: Đảm bảo an ninh quốc phòng vùng sâu, vùng xa
nhất là ở vùng biển và hải đảo. Ngành Thủy sản đảm bảo ổn định xã hội và phát
triển kinh tế các vùng ven biển, hải đảo, góp phần thực hiện chiến lược quốc phịng
tồn dân và an ninh nhân dân.


<i><b>2.2.2. Đầu tư theo lĩnh vực </b></i>


<i>2.2.2.1. Đầu tư phát triển thủy lợi </i>


Thủy lợi có vai trị vơ cùng quan trong trong việc phát triển sản xuất nơng
nghiệp, nó góp phần vào việc khắc phục tự nhiên chủ động phát triển. Đầu tư phát
triển thủy lợi là đầu tư vào các cơng trình như: đập nước, trạm máy bơm, hệ thống
đê điều, hệ thống kênh mương, các hố chứa nước… Nhằm cung cấp đủ nước tưới
tiêu, phục vụ hoạt động sản xuất nơng nghiệp, khắc phục tình trạng hoang hóa, tăng
diện tích canh tác và đặc biệt là hạ chế úng lụt, giảm nhẹ thiên tai.


<i>2.2.2.2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho nông nghiệp </i>


Lao động là đầu vào quan trọng của tất cả các ngành kinh tế, chính vì vậy chất
lượng nguồn lao động ảnh hương rất lớn đến kết quả của ngành.


Trong lĩnh vực nông nghiệp, lao động vẫn chủ yếu là lao động giản đơn, đa số
tập trung chủ yếu vùng nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa ít có cơ hội được


tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại. Bởi vậy, đầu tư phát triển nguồn nhân lực
nơng nghiệp đó là nâng cao trình độ khoa học cho người nơng dân, giúp họ tiếp cận
với những thành tựu khoa học mới, làm tăng năng suất lao động trong nông nghiệp.


Đào tạo đội ngũ cán bộ khuyến nơng có trình độ cao luôn theo sát người
dân,giúp người nơng dân có thêm cơ hội tiếp cận với khoa học kỹ thuật, tránh được
những rủi ro không đáng có. Đây cũng chính là lực lượng tiên phong giúp nâng cao
chất lượng nông sản, sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i>2.2.2.3. Đầu tư phát triển hệ thống khuyến nông </i>


Theo nghĩa hẹp: khuyến nông là sử dụng các cơ quan nông – lâm- ngư nghiệp,
các trung tâm khoa học nông – lâm – ngư nghiệp để phổ biến, mở rộng các kết quả
nghiên cứu khoa học tới người nơng dân bằng các biện pháp thích hợp để họ có thể
áp dụng nhằm thu được nhiều nơng sản hơn.


Theo nghĩa rộng: ngồi việc hướng dẫn cho nông dân tiến bộ khoa học mới,
còn giúp người nông dân gắn kết nhau hơn để chống lại thiên tai, tiêu thụ sản phẩm,
hiểu biết các chính sách của Nhà nước về nơng nghiệp, giúp người nơng dân trong
q trình sản xuất như quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất để có kết quả cao hơn.


Đầu tư vào khuyến nông bao gồm các loại như sau: đầu tư vào cơ sở hạ tầng,
công tác tuyên truyền, huấn luyện, công tác xây dựng mơ hình trình diễn và thực
hiện các chương trình nơng nghiệp- nơng thơn.


<i>2.2.2.4. Đầu tư phát triển khoa học công nghệ nông nghiệp </i>


Trong thời đại ngày nay, khoa học công nghệ có vai trị rất lớn đối với sự phát
triển của mỗi quốc gia. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, đẩy mạnh khoa học kỹ thuật
là một trong nhưng giải pháp nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy nhanh q trình


cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa nơng nghiệp. Do đó, vốn đầu tư phát triển khoa học
công nghệ chiểm tỷ trọng ngày càng cao đây là xu thế chung của tất cả các nước
đang phát triển.


Đầu tư nghiên cứu khoa học: chính là đầu tư cơng tác nghiên cứu khoa học
công nghệ, nghiên cứu các loại giống mới cho năng suất cao và phù hợp với đặc
điểm khí hậu của địa phương, đầu tư máy móc trang thiết bị nhằm phục vụ cho công
tác nghiên cứu, đầu tư cho các đề tài và dự án khoa học có tính khả thi cao để áp
dụng vào thực tiễn


<i>2.2.2.5. Đầu tư phát triển cơ giới hóa nơng nghiệp </i>


Cơ giới hóa nơng nghiệp: là q trình sử dụng máy mọc để thay sức lao động
của con người, gia súc, thay thế phương thức lao động truyền thống bằng lao động
địi hỏi cơng nghệ cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

ngành nơng nghiệp. Cơ giới hóa trong sản xuất như máy cày, múa tuốt, máy tưới
tiêu nước, máy chế biến thức ăn gia súc… Trong chế biến nông sản như: máy xay
sát, xe tải nông nghiệp, máy hút chân không… Trong việc đánh bắt thủy sản thì
phải đầu tư các đánh bắt cá công suất lớn, các ngư cụ hiện đại tiên tiến, thiết bị
thông tin để cập nhật thời tiết, đặc biệt phải có kho chứa cá trên tầu hiện đại để bảo
quản được lâu. Với đặc thù của ngành nông nghiệp là những lao động thuần túy, ít
được tiếp cận với các máy móc hiện đại. Bởi vậy, trước hết là phải đầu tư cho người
nông dân làm quen với các máy móc thiết bị hiện đại, sau đó làm chủ được công
nghệ sản xuất.


<i><b>2.2.3. Đầu tư theo vùng </b></i>


Trong điều kiện hiện nay, cần đầu tư phát triển có trọng tâm, trọng điểm và
tìm cách đầu tư phát triển nơng nghiệp có hiệu quả và bền vững. Vì vậy, đầu tư phát


triển nông theo vùng là quan trọng để tập trung nguồn lực vào những nơi cần thiết,
tránh đâì tư dàn trải và phát huy được lợi thế của từng vùng, từng địa phương có
những lợi thế trong sản xuất nơng nghiệp.


<i>2.2.3.1. Vùng sản xuất lương thực </i>


Cây lương thực có diện tích và quy mơ sản xuất là rất lớn, nó có ảnh hưởng rất
đến nền nơng nghiệp của tỉnh, đặc biệt là đảm bảo an ninh lương thực trong tỉnh để
ổn định kinh tế - chính trị - xã hội trong tỉnh và đây cũng là nền tảng để thúc đẩy
các ngành kinh tế khác phát triển.


<i>2.2.3.2. Vùng cây công nghiệp </i>


Cây công nghiệp được chia 2 loai:


Cây hằng năm: mía, lạc, đậu tương, thuốc là…vùng trồng cây này chủ yếu là
vùng đan xen với cây lúa.


Cây lâu năm: chè, cà phê, cao su… được phân bổ ở những vùng đồi cao,
không bị trũng nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

và giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo cho người nơng dân.


<i>2.2.3.3. Vùng cây ăn quả </i>


Tùy theo từng loại đất khác nhau mà xác định được cây ăn quả đặc sản gắn với
từng địa phương và phát huy thế mạnh cho từng vùng. Đây là việc rất cần thiết để
địa phương khoanh vùng và có chiến lược phát triển cũng như tiêu thụ sản phẩm.


<i>2.2.3.4. Vùng chăn nuôi gia súc gia cầm </i>



Vùng nuôi gia súc như trâu bò: được phân bổ chủ yếu ở những vùng cao,
những vùng có diện tích chăn nuôi rộng.


Vùng chăn nuôi lợn, gia cầm: thì lại phân bổ chủ yếu ở những vùng có sản
lượng lương thực cao, nên chủ yếu tập trung tại những vùng đồng bằng, và có nhiều
điều kiện tiêu thụ sản phẩm dễ dàng.


<i>2.2.3.5. Vùng nuôi trổng thủy sản </i>


Do đặc điểm của ngành là đòi hỏi những vùng trũng và nhiều nước nên ngành
thủy sản chủ yếu ở vùng đầu bằng, vùng ven biển những nơi mà có điều kiện phát
triển cho ngành này. Ngành Để phát triển mạnh được ngành này cần nhiều vốn,
người nông dân phải am hiểu về kỹ thuật và phân bổ gần các nhà máy chế biến để
thuận tiện cho việc tiêu thụ.


<i>2.3.3.6. Vùng lâm nghiệp </i>


Rừng sản xuất: đây là vùng mà được nhà nước giao đất rừng cho các hộ giai
đình hay tổ chức để sản xuất kinh doanh, vùng rừng này chủ yếu là đã bị tàn phá
nhiều nên cần lượng vốn đầu tư lớn, nhiều công chăn sóc, đặc biệt là phải xác định
cơ cấu giống cây trồng phù hợp cho từng loại đất.


Rừng tự nhiên: đây là vùng mang tính bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, những
loài động thực vât q hiếm, tránh sói mịn và sạt lở đất. Do đo, vùng rừng này chủ
yêu là đầu tư thêm và ít khai thác.


<i><b>2.3.4. Đầu tư phát triển nông nghiệp theo thành phần kinh tế </b></i>


<i>2.3.4.1. Thành phần kinh tế nhà nước </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

đem lại lợi ích kinh tế, thì đầu tư này còn mang tính xã hội; xóa đói giảm nghèo
vùng nông thông, kích thích các nguồn vốn khác đầu tư vào nông nghiệp, đầu tư
những lĩnh vực mà tư nhân ít đầu tư…


Đầu tư phát triển nông nghiệp khu vực kinh tế nhà nước bao gồm: đầu tư
nghiên cứu khoa học nông nghiệp, đầu tư khuyến nông, đầu tư cơ sở hạ tầng nông
thôn, cơ sở hạ tầng giúp tiêu thụ nơng sản.


<i>2.3.4.2. Thành phần kinh tế ngồi nhà nước </i>


Thành phần kinh tế này đầu tư với mục đích là lợi nhuận, chính vi vây, thành
phần này chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ và sản xuất như chăn nuôi, cây trồng,
lâm nghiệp và thủy sản đem lại kinh tế cao. Do tư hoạch toán tự kinh doanh, nguồn
vốn này được sử dụng khá hiệu quả giải quyết được một lượng lớn lao động trong
nơng thơn, góp phần vào cơng cuộc xóa đói giảm nghèo. Hình thức đầu tư của
thành phần này chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã và kinh tế hộ gia đình.


<i>2.3.4.3. Thành phần kinh tế nước ngồi. </i>


Ngồi nguồn vốn trong nước, nguồn vốn nước ngồi đã góp phần vào bổ xung
nguồn cho nông nghiệp, với đầu tư của nước ngồi vào có ý nghĩa rất lớn cho q
trình phát triển; chuyển giao cơng nghệ sản xuất nông nghiệp các nước tiên tiến vào
nước ta, có thể mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản sang thị trường nước ngoài
nhất là các thị trường khó tính, nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm trong
nước, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế địa phương, tăng thu nhập cho người
nông dân và xóa địi giảm nghèo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP </b>
<b>THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2007- 2012 </b>



<b>3.1. Một số kết quả đầu tư phát triển nông nghiệp Thái Nguyên </b>


<i><b>3.1.1. Khối lượng vốn thực hiện </b></i>


Trong giai đoạn vừa qua, vốn đầu tư vào nông nghiệp liên tục tăng lên, việc sử
dụng và quản lý nguồn vốn này ngày hợp lý hơn, hạn chế dần tình trạng thất thốt vốn,
lượng vốn thực hiện cũng dần theo kế hoạch mà tỉnh đưa ra. Nhưng lượng vốn nước
ngoài, vốn đăng ký lớn nhưng vốn thực hiện còn nhiều hạn chế chỉ đạt 45,86%.


Trong những năm qua, tình hình khối lượng vốn thực hiện của Thái Nguyên là
tương đối cao, trung bình lượng vốn thực hiện thường trên 97% đối với nguồn vốn
trong nước, và trên 60% đối với nguồn vốn nước ngoài. Để đạt được kết quả này là
do tỉnh đã phối hợp các ban ngành cùng với nhân dân giám sát việc thực hiện các
cơng trình thi cơng. Thường xun kiểm tra và đơn đốc, tránh tình trạng đầu tư kéo
dài gây thất thốt lãng phí.


Tình hình thực hiện vốn đầu tư trong nước vẫn chậm, chủ yếu tập trung trong
khâu xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là trong thủy lợi vì địi hỏi lượng vốn lớn, thời
gian đầu tư kéo dài, và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và thường xây dựng
tại các vùng khó khăn nên lượng vốn này được thực hiện theo chỉ tiêu chưa cao.


Nguồn vốn nước ngoài giải ngân chậm vẫn chủ yếu tập trung ở các nguồn vốn
ODA và NGO vì nguồn vốn này thực hiện theo dự án, tỉnh còn lúng túng giải ngân và
xác định những đối tượng được nhận nguồn vốn này, thủ tục hành chính cịn phức tạp,
kế hoạch sử dụng vốn chưa rõ ràng và cụ thể, khi triển khai thực hiện dự án gặp phải
khó khăn như; yêu cầu kỹ thuật, giải phóng mặt bằng, sự hợp tác của người dân…


<i><b>3.1.2. Tài sản cố định huy động </b></i>



Trong những năm gần đây, vốn đầu tư và tài sản cố định được huy động trong
nông nghiệp của Thái Nguyên liên tục tăng cao, làm tăng khả năng sản xuất cho
nông nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

nghiệp thuần thúy thường trên 97% . Các loại tài sản được huy động trong ngành
nông nghiệp thuần thúy như là; hệ thống trang trại, máy móc dùng trong chăn nuôi,
máy cầy, máy kéo, máy gặt, máy làm đất đa năng, hệ thống tưới tiêu nước…


Với việc áp dụng khoa học kỹ thuật đặc biệt là máy móc đã giảm bớt chi phí
sản xuất, tăng năng suất lao động, qua đó tăng thu nhập cho người nơng dân. Nhưng
bên cạnh đó, việc huy động tài sản cố định vào nơng nghiệp có ảnh hưởng diện tích
và sản lượng của cây trồng vật ni trong nông nghiệp.


Hệ số tài huy động tài sản cố định ngành nông nghiệp, chỉ tiêu này càng cao
càng tốt. Nó phản ánh việc huy động vào sử dụng trong ngành làm tăng năng lực
sản xuất kinh doanh, dịch vụ của ngành. Từ bảng số liệu trên, hệ số của Thái
Nguyên các năm đều trên 0,7 thấp nhất là năm 2007 và cao nhất năm 2009 là 0,827.
Trong 3 năm trở lại đây 2010, 2011, 2012 hệ số này đang có xu hướng tăng dần
0,753, 0,785 và 0,798. Điều này chứng tỏ Thái Nguyên đang có những chú ý nhiều
đến tình hình tài sản cố định trong ngành. Bằng các biện pháp như; khơng duyệt
những dự án mà tính khả thi cao, các cấp lãnh đạo cũng tích cực quản lý giám sát,
tránh việc thất thoát vốn, nâng cao hiệu quả việc sử dụng vốn đầu tư.


<i><b>3.1.3 Tổng sản phẩm của các ngành kinh tế trong nông nghiệp </b></i>


Từ những số liệu trên ta thấy, tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên trong
giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2012 tăng khá mạnh, năm 2007 GDP của tỉnh chỉ là
10523,89 tỷ đồng nhưng đến năm 2012 GDP của tỉnh đã đạt tới 28909,49 tỷ đồng,
tức là đã tăng lên 2,747 lần so với năm 2007.



Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là nông nghiệp thuần
túy, thường chiếm trên 96%GDP của nông nghiệp. Tuy rằng tỷ trọng ít thay đổi
nhưng GDP liên tục tăng cao, năm 2007 GDP chỉ đạt là 2772,62 tỷ đồng nhưng đến
năm 2012 đã đạt đến 5462,21 tỷ đồng tức là đã tăng đến 1,97 lần trong vòng 6 năm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

chứng tỏ rằng. Nông nghiệp của tỉnh đang tạp trung vào lĩnh vực thế mạnh mình đó
là cây cơng nghiệp và chăn nuôi đem lại nguồn thu lớn cho người nông dân.


Tóm lại, trong cơ cấu của lĩnh vực nơng nghiệp cũng có nhiều thay đổi theo
hướng tích cực và khá ổn định. GDP của các ngành cũng liên tục tăng cao


<i><b>3.1.4. Kết quả gián tiếp của đầu tư phát triển nông nghiệp </b></i>


<i>a. Chuyển dịch cơ cấu trong nền kinh tế Thái Nguyên </i>


Trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và
khá ổn định điều này làm cho cơ cấu ngành của tỉnh Thái Nguyên có sự thay đổi
theo hướng tích cực. Tỷ trọng GDP của ngành nơng nghiệp đã giảm so với các năm
2007; 24% năm 2008; 23,82% năm 2009; 22,60% năm 2010; 21,76% năm 2011;
21,28% năm 2012; 20,9%. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP đã tăng so với các
năm, năm 2007 ; 39,54% năm 2008; 39,86% năm 2009; 40,71% năm 2010; 41,32%
năm 2011; 41,77% năm 2012; 41,21% Tỷ trọng dịch vụ trong GDP khơng có biến
động nhiều năm 2007; 36,46% năm 2008; 36,32% năm 2009; 36,69% năm 2010;
36,92% năm 2011; 36,95% năm 2012; 37,89%.


<i>b. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ trong nông nghiệp </i>


Bên cạnh sự thay đổi cớ cấu trong các ngành của kinh tế của tỉnh. Ngành
Nơng nghiệp có những thay đổi tích cực, đưa nền nơng nghiệp của tỉnh phát triển
dần theo hướng nền nơng nghiệp hàng hóa. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy


sản ( theo giá cố định năm 1994) năm 2010 là 2453,7 tỷ đồng tăng 5,24% , năm
2011 là 2581,3 tăng 5,2%. Cơ cấu giá trị sản xuất giữa nông nghiệp – lâm nghiệp
nghiệp – thủy sản cũng có những thay đổi đáng kể, năm 2011 96,07% - 2,09 – 1,84,
năm 2012 là 94,7%-3,2%-2,1%.


<i><b>3.1.5. Nâng cao đời sống khu vực nông thôn </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

cao như Võ Nhai là 25,20, Định Hóa 23,21%, Phú Lương là 19,60%. Như vậy, Thái
Nguyên cần phải đẩy mạnh hơn nữa cơng tác xóa đói, giảm nghèo.


<i><b>3.1.6. Tăng nguồn thu ngoại tệ tỉnh Thái Nguyên </b></i>


Xuất khẩu chè trên địa bàn tỉnh vẫn chủ yếu là các thị trường chuyền thống
như Nga, Trung Quốc, các nước Trung Đông, Nhât…trong những năm tới, tỉnh đã
có chủ trương mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng chè xuất khẩu để tăng cường
tính cạnh tranh.


Tỷ lệ xuất khẩu mặt hàng nông sản/ GDPchưa cao. Điều này chúng tỏ nông
nghiệp Thái Nguyên vẫn đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thị trường
thế giới, chưachú trọng nhiều đến việc sản xuất các mặt hàng xuất khẩu nông
nghiệp của tỉnh. Các mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu của tỉnh vẫn chủ yếu là chè (
năm 2010 xuất khẩu chè là 10.501 nghìn UDS, năm 2011 xuất khẩu chè là 11.164
nghìn USD), trong khi tỉnh vẫn cịn nhiều mặt hàng có thế mạnh như gỗ và các sản
phẩm chăn nuôi.


<i><b>3.1.7. Một số kết quả khác </b></i>


<b>3.2. Một số kết quả đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên </b>


<i><b>3.2.1. Hiệu quả kinh tế đầu tư phát triển nông nghiêp thông qua các chỉ số </b></i>



Qua bảng số liệu trên ta thấy: sự đóng góp của vốn đầu tư vào sự tăng lên của
giá trị sản xuất nông nghiệp và của vốn đầu tư vào sự tăng lên của GDP nông
nghiệp khác nhau giữa các năm. Chỉ số này cao nhất là năm 2008 đạt lần lượt 2,12
và 00,519 đây là do giá cả nông sản năm 2008 tăng cao nhưng đến năm 2009 lại là
thấp nhất chỉ đạt 0,455 và 0,371 đây là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, các năm
trở lại gần đây các chỉ số này cũng bắt đầu đi vào ổn định. Nhưng nhìn chung việc
sử dụng tài sản cố định và vốn đầu tư vào nông nghiệp của Thái Nguyên chưa đạt
hiệu quả cao, đây chính là điểm cần lưu ý để Thái Nguyên cần khắc phục tình trạng
này trong những năm tới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<i><b>3.2.2. Hệ số ICOR </b></i>


Theo đó, để tạo ra một đơn vị tổng sản phẩm ngành nông nghiệp Thái Nguyên
cần 1,92 đơn vị vốn đầu tư năm 2008 đây là do những năm này đầu tư vào nông
nghiệp rất ít và chủ yếu lao động theo phương thức quảng canh, làm theo truyền
thống, năm 2009 là 2,69 đơn vị vốn, năm 2011 và năm 2012 tương ứng là 1,924 và
1,981 đơn vị vốn; đây là do Thái Nguyên bắt đầu áp dụng khoa học kỹ thuật vào
nơng nghiệp, cũng đã đầu tư nhiều máy móc vào q trình sản xuất. Chính vì vây,
hệ số ICOR của nông nghiệp Thái Nguyên tăng mạnh trong những năm gần đây.
Song chỉ tiêu này không phản ánh đúng hiệu quả đầu tư vì có những hạn chế như
chưa tính đến độ trễ của thời gian trong đầu tư, chưa xem xét đến ảnh hưởng của
các yếu tố đầu vào khác như đất đai, công nghệ, đặc biệt là yếu tố lao động ở tỉnh
Thái Nguyên… và ảnh hưởng của các yếu tố ngoại ứng.


<b>CHƯƠNG IV: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ </b>
<b>PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP THÁI NGUN </b>
<b>4.1. Phân tích mơ hình SWOT </b>


<b>ĐIỂM MẠNH </b> <b>ĐIỂM YẾU </b>



- Thái Nguyên có vị trí địa lý thuận lợi,
vị trí trung tâm xã hội của vùng.


- Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong
phú đặc biệt là các loại đất.


- Khí hậu ơn hịa, phù hợp cho nhiều loại
cây trồng vật nuôi.


- Tỉnh đang có chủ trương cải thiện mơi
trường đầu tư.


- Thủ tục hành chính được rút ngắn, tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp.


- Thành lập Ban giải phóng mặt bằng,
tháo gỡ các vướng mắc về đất đai cho
doanh nghiệp.


- Quy hoạch phát triển ngành công khai,


<b>- Sản xuất trong nông nghiệp vẫn mang </b>
tính thủ cơng, chưa áp dụng nhiều máy
móc.


- Quy mơ sản xuất nhỏ lẻ vẫn mang nhiều
hình thức tự cung tự cấp.


- Quá trình chuyển dịch cây trồng vật ni


cịn nhiều lúng túng.


- Sản xuất chưa coi trọng chất lượng, giá
nông sản thấp.


- Thị trường nhỏ, truyền thống và dễ tính.
- Chưa gắn kết giữa nhà sản xuất và người
tiêu dùng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

nhà đầu tư dễ dàng lựa chọn cơ hội.
- Tỉnh cung cấp các dịch vụ và hỗ trợ
các doanh nghiệp mới hình thành


người dân.


- Cơng tác quy hoạch chưa phù hợp với
tình hình hiện tại; dàn trải, thiếu đồng
bộ…


- Công tác tư vấn, cung cấp thông
tin…chưa đáp ứng được yêu cầu.


- Kết cấu hạ tầng nơng thơn cịn yếu kém.
- Giao thơng liên lạc, đường xá, chợ…cịn
lạc hậu.


- Lao động qua đào tạo ít, chất lượng lao
động không cao.


- Vốn đầu tư cho nông nghiệp cịn rất ít so


với ngành khác.


- Giải ngân vốn tài trợ thấp và kém hiệu
quả.


- Chưa hấp dẫn nhà đầu tư nước ngồi đầu
tư vào nơng nghiệp.


<b>CƠ HỘI </b> <b>THÁCH THỨC </b>


-Thái Nguyên có nhiều trường đại học,
đây là cầu nối giúp người nông dân tiếp
cận khoa học.


- Thái Nguyên đang hội nhập, giúp mởi
rộng thị trường nông sản.


- Có nhiều chủ trương, chính sách nâng
cao hiệu quả cải cách hành chính.


- Quy hoach cũng được chú trọng, do đó
chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp hơn
và vùng nguyên liệu cho công nghiệp
chế biến.


- Tăng cường mối liên kết người dân và
lãnh đạo để cùng nhau giải quyết khó
khăn.


<b>- Giá cả vật tư nơng nghiệp tăng, khó khăn </b>


cho sản xuất, kinh doanh.


- Cạnh tranh gay gắt với các hàng hóa
nơng sản của tỉnh khác.


- Trình độ phát triển nơng nghiệp của Thái
Ngun cịn thấp.


- Trạng biến đổi khí hậu, ôi nhiễm nước
gây khó khăn trong sản xuất của người
nông dân.


- Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp và tỷ lệ
hộ nghèo còn cao.


- Chưa có văn bản cụ thể khuyến khích
đầu tư vào nơng nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>4.2. Đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Thái </b>
<b>Nguyên </b>


<i><b>4.2.1. Giải pháp về vốn đầu tư trong nông nghiệp </b></i>


<i>4.2.1.1. Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp </i>


<i>4.2.1.2. Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước </i>


<i>4.2.1.3. Nguồn vốn tín dụng </i>


<i>4.2.1.4.Với đầu tư trực tiếp nước ngoài </i>



<i>4.2.1.5. Với nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngồi: </i>


<i><b>4.2.2. Giải pháp chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp </b></i>


<i><b>4.2.3. Giải pháp về đầu tư phát triển nguồn lao động trong nông nghiêp </b></i>
<i><b>4.2.4. Giải pháp về khoa học kỹ thuật </b></i>


<i><b>4.2.5. Giải pháp đầu tư phát triển thị trường tiêu thụ nông sản </b></i>


<i><b>4.2.6. Giải pháp cho những nội dung đầu tư phát triển nông nghiệp Thái </b></i>
<i><b>Nguyên </b></i>


<i> 4.2.6.1. Giải pháp đầu tư phát triển nông nghiệp theo vùng </i>


<i>4.2.6.2. Giải pháp đầu tư phát triển nông nghiệp theo ngành </i>


<i>4.2.6.3. Giải pháp về đầu tư phát triển nông nghiệp theo lĩnh vực </i>


<i><b>4.2.7. Giải pháp đầu tư phát triển nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường </b></i>
<i><b>4.2.8. Giải pháp về đầu tư phát triển dịch vụ nông nghiệp </b></i>


</div>

<!--links-->

×