Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2004-2009 Thực trạng và giải pháp .doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.83 KB, 70 trang )

Lời mở đầu
Lạng Sơn là tỉnh nằm ở cửa ngõ phía đông bắc của Tổ quốc, điểm đầu của
con đường huyết mạch ( quốc lộ 1A) nối Việt Nam với nước Cộng hoà nhân dân
Trung Hoa. Với vị trí địa lý thuận lợi về kinh tế và vô cùng quan trọng về an ninh -
quốc phòng, Lạng Sơn trở thành đầu mối quan trọng trong giao lưu kinh tế, văn
hoá – xã hội và hợp tác kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, Lạng Sơn tự hào có nhiều
danh lam thắng cảnh nổi tiếng, nhiều địa danh đã đi vào lịch sử dựng nước và giữ
nước của dân tộc, có truyền thống văn hoá mang đậm bản sắc của dân tộc.
Trong mấy năm vừa qua bằng quyết tâm của mình, nhân dân các dân tộc
Lạng Sơn đã vượt qua được những chặng đường khó khăn, thách thức đã tạo được
những chuyển biến vượt bậc đưa nền kinh tế - xã hộ phát triển giữ vững ổn định an
ninh chính trị; từng bước chuyển dịch nền kinh tế theo hướng ưu tiên phát triển lĩnh
vực thương mại dụch vụ, chú trọng đầu tư phát triển các ngành công nghiệp nhất là
công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm.
Để đạt được những thành tựu ấy, có sự đóng góp rất lớn của các hoạt động
đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhằm xem xét và đánh giá các hoạt động
đầu tư đó, em đã nghiên cứu và viết đề tài “ Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Lạng
Sơn giai đoạn 2004-2009: Thực trạng và giải pháp”. Đề tài đã sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp thu thập và phân tích số liệu, phương
pháp xử lý số liệu thứ cấp và phương pháp so sánh
CHƯƠNG I – THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH
TẾ LẠNG SƠN ( 2004 – 2009)
1.1. Điều kiện kinh tế – xã hội và tự nhiên có ảnh hưởng đến đầu tư phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn:
1.1.1Điều kiện tự nhiên:
1.1.1.1.Lợi thế về phát triển kinh tế cửa khẩu, thương mại, du lịch, dịch vụ
Lạng Sơn là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, có đường quốc
lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 279 đi qua và đường sắt liên vận quốc tế nối các nước Đông,
Bắc Âu – Trung Quốc - Việt Nam – các nước ASEAN, là điểm nút của sự giao lưu
kinh tế với các tỉnh phía Tây như Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, phía Đông như
tỉnh Quảng Ninh, phía Nam như Bắc Giang, Bắc Ninh, Thủ đô Hà Nội và phía Bắc


tiếp giáp với khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây của nước Cộng hoà nhân
dân Trung Hoa với 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu Quốc gia và 7 cặp chợ biên giới,
ở các cửa khẩu như Hữu Nghị, cửa khẩu Ga đường sắt Đồng Đăng, Chi Ma, các cặp
chợ như Tân Thanh, Cốc Nam đã được tỉnh đầu tư khang trang, hiện đại rất thuận
lợi cho việc xuất nhập khẩu hàng hoá và xuất nhập cảnh của khách du lịch. Lạng
Sơn có điều kiện rất thuận cho việc giao lưu kinh tế, khoa học, công nghệ với các
tỉnh trong cả nước, với Trung Quốc và qua đó sang các nước vùng Trung Á….
Với vị trí, điểu kiện thuận lợi, tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng môi trường thuận
lợi cho giao lưu phát triển kinh tế, thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp trong nước
và nước ngoài, thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, xuất nhập khẩu hàng
hoá, phát triển du lịch, dịch vụ trên địa bàn.
Ngày 23 tháng 2 năm 2009, với việc hoàn thành cắm cột mốc số 1116 tại cửa
khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn đã ghi dấu ấn tốt đẹp trong những bước phát triển ngoại
giao giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đây là cầu nối hết sức quan trọng trong việc
giao thương, phát triển kinh tế giữa hai nước. Điều này sẽ tạo điều kiện cho hai Bên
hoàn thành việc đấu nối 2 tuyến đường cao tốc Nam Ninh - Bằng Tường và Lạng
Sơn - Hà Nội trong thời gian tới, tuyến đường huyết mạch để đẩy mạnh phát triển
hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội và vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ
giữa hai nước, giúp tăng cường và thúc đẩy phát triển kinh tế cửa khẩu nói riêng
cũng như của cả nước nói chung.
1.1.1.2.Thế mạnh về phát triển vùng nguyên liệu nông – lâm sản
Tiềm năng đất đai của Lạng Sơn còn rất lớn. Toàn tỉnh có trên 277 nghìn ha
đất lâm nghiệp có rừng: 68,9 nghìn ha đất nông nghiệp; 12 nghìn ha đất chuyên
dùng; 4,7 nghìn ha đất ở và trên 467 nghìn ha đất chưa sử dụng, trong đó có khoảng
352 nghìn ha đất có khả năng sử dụng vào mục đích phát triển nông lâm nghiệp.
Rừng Lạng Sơn hiện còn nhiều loại động, thực vật quý hiếm. Lớp thú ở
Lạng Sơn có 8 bộ, 24 họ với 56 loài; lớp chim có 14 bộ, 46 họ với 200 loài; lớp bò
sát lưỡng cư 3 bộ, 17 họ với 50 loài. Các loài động vật không xương sống thuộc bộ
mười chân, bộ thân giáp, bộ hải quỳ…
Hơn nữa, điều kiện thổ nhưỡng của Lạng Sơn rất thích hợp cho phát triển

các loại cây trồng như lúa, ngô, chè, thuốc lá, đậu đỗ, các loại cây công nghiệp và
cây ăn quả có giá trị kinh tế cao và các loại cây lâm sản, cây đặc sản như hồi, cây
nguyên liệu giấy. Vì vậy, hướng phát triển của ngành nông – lâm nghiệp Lạng Sơn
là khai thác thế mạnh, tiềm năng về kinh tế đồi rừng, tạo thành các vùng sản xuất
hàng hoá tập trung về cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, cây công nghiệp ngắn
ngày có thế mạnh, các cây lâm nghiệp cho nguyên liệu giấy.
Đến năm 2009, Lạng Sơn đã quy hoạch và xây dựng được một số vùng sản
xuất hàng hoá tập trung như: vùng hồi ở Văn Quan, Bình Gia, Cao Lộc, Văn Lãng,
Tràng Định ( gần 3 vạn ha); vùng na Chi Lăng, Hữu Lũng ( 2.176 ha); vùng vải
thiều ở Hữu Lũng, Chi Lăng ( trên 4.500 ha); vùng quýt Bắc Sơn ( 1.603 ha); vùng
nguyên liệu thuốc lá Bắc Sơn ( 2.017 ha ); vùng chè Đình Lập ( trên 700 ha ); vùng
thông, bạch đàn Lộc Bình, Đình Lập ( trên 45 nghìn ha ); vùng mía Hữu Lũng,
Tràng Định, Lộc Bình (trên 150ha); vùng vải Hữu Lũng ( 4050ha)…
Sản phẩm Nông – Lâm Nghiệp phong phú trước mắt tạo điều kiện cho việc
buôn bán xuất khẩu hàng hóa nông sản, là cơ sở đẩy mạnh phát triển chế biến Nông
– Lâm sản. Từ đó kích thích khả năng đầu tư từ những dự án đầu tư: cơ sở chế biến
tinh dầu hồi, , trồng và chế biến chè xuất khẩu, trồng thông và xây dựng nhà máy
chế biến nhựa thông…
Bắt đầu đi lên công nghiệp nông nghiệp, dần dần phát triển công nghiệp tiến
tới con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa.
1.1.1.3.Tiềm năng đầu tư phát triển công nghiệp
Tài nguyên khoáng sản khá phong phú, bao gồm 86 điểm mỏ quặng, khoáng
sản thuộc 19 loại khác nhau. Nhóm khoáng sản kim loại, bao gồm: sắt, mangan,
nhôm, đồng, chì, kẽm, vàng… đều là kim loại quý. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên của
Lạng Sơn lại nghèo các kim loại hiếm, mới chỉ có thiếc. môlíp và thuỷ ngân.
Khoáng sản phi kim loại có than nâu ở mỏ Na Dương với diện tích 150 km; than
bùn ở Nà Lò ( Lộc Bình ) và một điểm cách thị trấn Bình Gia 1km về phía Đông
Nam. Nguồn khoáng sản phục vụ cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng, bao gồm:
các loại đá cacbonat, đá sét, cát cuội, sỏi, cát kết dạng quaczic, sét vôi, đá mafic…
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn tài nguyên Lạng Sơn.

Với lợi thế sẵn có của thiên nhiên về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nguyên
liệu dồi dào phong phú đa dạng cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng là một
trong những thế mạnh thúc đẩy nền công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng phát
triển thành ngành công nghiệp đi đầu của Tỉnh. Đến năm 2008, tỉnh có 2 nhà máy xi
măng công suất 8,5 vạn tấn/ năm và 6,5 vạn tấn/năm; hai cơ sở sản xuất gạch nung
quốc doanh công suất 45 triệu viên/năm; một liên doanh sản suất gốm sứ; sản lượng
đá xây dựng khai thác trên 700 nghìn m3/năm. Với tiềm năng hiện có, sản xuất vật
liệu xây dựng đang là hướng ưu tiên đầu tư phát triển của ngành công nghiệp Lạng
Sơn. Dự án xây dựng nhà máy xi măng lò quay công suất 1,4 triệu tấn/năm tại Đồng
Bành – Chi Lăng đang được tích cực triển khai
Về công nghiệp khai khoáng, Lạng Sơn có nhiều tài nguyên khoáng sản chưa
được tập trung khai thác. Toàn tỉnh có 86 điểm mỏ quặng, khoáng thuộc 19 khoáng
sản khác nhau. Đáng chú ý là mỏ than Na Dương, huyện Lộc Bình, trữ lượng
khoảng 98,7 triệu tấn, đang được khai thác phục vụ cho nhà máy Nhiệt điện Na
Dương, công suất 100MW.
1.1.2.Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.2.1.Kinh tế:
Nằm ở biên giới vùng Đông Bắc, địa đầu của tổ quốc với điều kiên địa lý và
giao thông khá thuận lợi Lạng Sơn trở thành nơi hội tụ giao lưu kinh tế của quan
trọng của biên giới phía Bắc.
Nhờ phát huy hiệu quả các tiềm năng sẵn có, tốc độ tăng trưởng GDP bình
quân ước tính trong giai đoạn 2001-2008 tăng trên 10,42%.Cơ cấu kinh tế chuyển
dịch đúng hướng, tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng tăng từ 16% năm 2003
lên 21,4% năm 2008, nông lâm nghiệp giảm từ 45% năm 2003 xuống còn 39,3%
năm 2008, tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 39% năm 2003 lên 39,3% năm 2008. Kim
ngạch xuất nhập qua địa bàn đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm trên 44,2%, trong
đó hàng xuất khẩu địa phương tăng bình quân hàng năm từ 15-16%. Tổng thu ngân
sách trên địa bàn năm 2008 đạt mức 1.917 tỷ đồng, gấp 1,9 lần năm 2001.
Hình 1.1 Tỷ trọng cơ cấu kinh tế Lạng Sơn từ năm 2003 và năm 2009
16

45
39
cn- xd
nn
dv
21,8
38,8
39,4
cn -xd
nn
dv
Kinh tế phát triển đã góp phần nâng cao đời sống của nhân dân. Thu nhập
bình quân đầu người tăng từ 3,44 triệu đồng năm 2001 lên 12,62 triệu đồng năm
2009, tăng gấp 3,66 lần; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện và
từng bước nâng cao, nhất là nhân dân ở các vùng đặc biệt khó khăn.
1.1.2.2.Dân số – Lao động:
Lạng Sơn có 758.991 người (năm 2009), bao gồm 7 dân tộc, trong đó dân tộc
Kinh chiếm 15%, đồng bào các dân tộc thiểu số Nùng, Tày, Dao, Hoa, Sán Chay,
Mông chiếm gần 85%. Tạo nên một nền văn hóa vô cùng đa dạng.
Cơ cấu dân số tỉnh Lạng Sơn trẻ. Nguồn lao động khá dồi dào, với số người
dưới 50 tuổi chiếm 87,4%. Nhưng lực lượng lao động của Lạng Sơn chủ yếu là lao
động nông nghiệp, chiếm gần 80% trong tổng số lao động, mặt khác số lao động
qua đào tạo lại chiếm tỉ trọng rất nhỏ, khoảng 10,82% trong tổng số lao động, số lao
động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao rất ít… đó là cản trở lớn trong việc tiếp
nhận các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
1.1.2.3. Văn hoá – xã hội:
Trong tiến trình lịch sử, Lạng Sơn luôn là vùng đất xung yếu, bảo vệ độc lập,
chủ quyền lãnh thổ quốc gia, cầu nối ngoại giao giữ vững sự hoà hiếu, bình an cho
dân tộc. Không những thế, Lạng Sơn còn là vùng đất sinh ra nhiều người con ưu tú
có công với cách mạng, nhiều tấm gương hy sinh anh dũng bảo vệ quê hương đất

nước.
Lạng Sơn là tỉnh có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống nên có nhiều tập
quán đậm đà bản sác dân tộc, văn hóa đa dạng và nhiều lễ hội nổi tiếng . Ngoài ra
Lạng Sơn còn sở hữu những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, cùng với các điểm du
lịch đẹp. Đó là những điều kiện để có thể phát triển du lịch tỉnh nhà.
Các lĩnh vực văn hóa – xã hội có nhiều tiến bộ; công tác giáo dục và đào tạo
đạt một số kết quả quan trọng về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và thực
hiện mục tiêu quốc gia, đã hoàn thành phổ cập THCS trong năm 2006; các hoạt
động văn hoá – thông tin, thể dục - thể thao được tổ chức với nhiều hình thức đa
dạng, các hội chợ triển lãm địa phương và quốc tế được tổ chức hàng năm góp phần
quảng bá hình ảnh về mảnh đất và con người Lạng Sơn; diện sóng phủ sóng phát
thanh truyền hình ngày càng mở rộng và tăng vể thời lượng. Công tác y tế và chăm
sóc sức khỏe cho nhân dân được chú trọng. Công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết
việc làm và các vấn đề xã hội khác cũng đạt được những kết quả nhất định. An
ninh, quốc phòng được giữ vững, trật tự an toàn xã hội đảm bảo. Đây là những yếu
tố tích cực giúp cho môi trường đầu tư của Lạng Sơn trở nên hấp dẫn và an toàn
hơn.
1.1.2.4. Kết cấu hạ tầng:
a. Hệ thống giao thông:
Trong những năm gần đây, cùng với việc triển khai thi công hàng loạt các
trục đường 4A, 4B, đường 279, đường 1B… tỉnh Lạng Sơn đã huy động nhiều
nguồn vốn tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông ở các vùng động lực
kinh tế, khu công nghiệp, khu du lịch, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới đến cửa
khẩu. Các tuyến đường huyết mạch trong tỉnh được đầu tư thoả đáng mang lại diện
mạo mới cho hệ thống đường giao thông ở 10 huyện và thành phố Lạng Sơn.
Đến năm 2009, Lạng Sơn đã có mạng lưới giao thông phát triển và phân bố
khá hợp lý. Toàn tỉnh hiện có km đường ô tô, trong đó có 7 quốc lộ với chiều dài
614 km đi qua trung tâm các huyện lỵ, 140 km đường đô thị và chuyên dùng, 4.482
km đường giao thông nông thôn, liên thôn, liên bản
Lạng Sơn có nhiều cửa khẩu giao lưu với tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc.

Trong các cửa khẩu Hữu Nghị Quan là cửa khẩu quốc tế và đều tập trung hai tuyến
đường bộ dường sắt mấu chốt nối Việt Nam vơí Trung Quốc. Sau chiến tranh biên
giới, hai nước đã ký kết và đầu tư mở rộng đường, làm mới nhà ga, xuất nhập
cảnh… Đặc biệt hệ thống giao thông phát triển đã giảm thời gian đi lại của nhân
dân trong tỉnh khoảng 30% - 40%. Riêng thời gian đi trên tuyến đường Lạng Sơn –
Hà Nội đã giảm 50%, từ 5 giờ xuống còn 2 giờ 30 phút
Ngành Giao thông – Vận tải tỉnh Lạng Sơn tiếp tục tập trung phát triển đồng
bộ và bền vững mạng lưới giao thông của tỉnh, đổi mới phương thức quản lý đầu tư
xây dựng, tăng nhanh khả năng đầu tư của các nguồn lực vào phát triển giao thông. .
Đồng thời, đây cũng là cơ hội lớn để Lạng Sơn hình thành mội trường hấp dẫn đầu
tư trong và ngoài nước.
b. Hệ thống điện
Lạng Sơn là tỉnh miền núi có nhiều sông, thác và suối nhưng tiềm năng điện
tại chỗ chưa được khai thác. Nguồn cung cấp điện hiện nay của Lạng Sơn hoàn toàn
dựa vào nguồn và hệ thống điện quốc gia, do các nhà máy thủy điện Hòa Bình,
Thác Bà và nhiệt điện Phả Lại sản xuất, tại Lạng Sơn chỉ có nhà máy Nhiệt Điện Na
Dương với công suất 100MW. Hệ thống cung cấp điện hiện có mạng lưới đường
dây tải điện 110KV, 35 KV, 6 KV và 0,4KV. Có các trạm biến thế với nhiều loại
dung lượng khác nhau.
Điện lực Lạng Sơn đã xây dựng và phát triển mạng lưới điện rộng khắp trên
phạm vi toàn tỉnh, đặc biệt các xã vùng sâu, vùng xa, các xã đặc biệt khó khăn. Nếu
như năm 1997 nguồn điện của tỉnh chỉ có hai trạm 110kV với tổng dung lượng là 45
nghìn KVA, thì đến năm 2008 tổng dung lượng đã tăng lên 75 nghìn KVA, được
truyền tải trên 128 km đường dây 110kV, 1.167 km đường dây 35kV và 1.400
đường dây hạ thế. Nhờ đó sản lượng điện thương phẩm liên tục tăng và được đầu tư
từ các nguồn vốn khác nhau qua các năm.
c. Hệ thống cấp thoát nước:
Nước là một yếu tố không thể thiếu được đối với nhu cầu sử dụng của con
người. Ở Lạng Sơn các sông suối, nguồn nước mặt, nguồn nước ngầm khá phong
phú. Trong những năm qua ở các thị xã, thị trấn của Lạng Sơn chủ yếu là dòng nước

ngầm để cung cấp nước sạch.
Thành phố Lạng Sơn có địa hình như một lòng chảo, đó cũng là nguyên nhân
khiến hệ thống cung cấp và tiêu thụ nước sạch còn nhiều hạn chế. Để tương xứng
với vị trí chiến lược của ngàn, tỉnh Lạng Sơn đang đầu tư xây dựng và cải tạo hệ
thống cấp thoát nước tại các khu đô thị và khu dân cư tập trung, nâng cao năng lực
phục vụ người dân địa phương.
Theo thống kê, năm 2009 có 13 nghìn hộ dân và 300 cơ quan nhà nước và cơ
sở sản xuất của thành phố được sử dụng nước sạch, đạt 90% dân số nội thị. Trong
nhiều năm qua, ngành cấp thoát nước Lạng Sơn liên tục đầu tư, cải tạo, nâng cấp
các đường ống dẫn nước nâng công suất nhiều trạm bơm từ 1.100 m3/ngày đêm lên
1.900 m3/ngày đêm, cải tạo lắp đặt 50km chiều dài đường ống các loại, thay thế cải
tạo 3.500 đồng hồ đo nước.
d. Bưu chính - Viễn thông
Gắn liền với các hệ thống giao thông vận tải , điện, nước, bưu chính viễn
thông cũng là lĩnh vực cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với phát triển kinh tế xã hội nói
chung và việc thu hút vốn đầu tư nói riêng.
Năm 2008, Bưu điện tỉnh Lạng Sơn đã đầu tư tăng số điểm phục vụ của
mạng lưới bưu cục tới các nơi tập trung dân cư như thị xã, thị trấn, huyện lỵ,… Hệ
thống mạng lưới dịch vụ bưu điện : 2 bưu điện trung tâm, 22 Bưu điện huyện/thành
phố. Bên cạnh những dịch vụ đang hoạt động tốt như: chuyển tiền nhanh, bưu chính
uỷ thác, bưu kiện, bưu phẩm, điện báo, điện hoa, chuyển phát nhanh EMS…
Số thuê bao điện thoại cố định năm 2005 là 41.474 đến năm 2009 đã tăng lên
83.604 thuê bao. Số thuê bao internet năm 2008 là 12500 đến năm 2009 là 19800
thuê bao. Từ những thông kê cho thấy nhu cầu giao lưu, liên lạc và thông tin ngày
càng tăng. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội và tăng cường thu
hút đầu tư vào các ngành và tỉnh nhà.
1.2. Thực trạng đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Lạng Sơn giai đoạn
2004-2009
1.2.1. Quy mô và xu hướng đầu tư
Quy mô và xu hướng đầu tư được đánh giá thông qua chỉ tiêu tổng vốn đầu

tư toàn xã hội. Vốn đầu tư toàn xã hội bao gồm: vốn đầu tư trong nước và vốn đầu
tư nước ngoài. Ở phần này chúng ta sẽ đi sâu vào đánh giá tình hình đầu tư chung
của toàn tỉnh.
Tại Lạng Sơn vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2004-2009 được thể hiện tại
bảng 1.1 như sau:
Bảng 1.1: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Lạng Sơn 2004 – 2009
Năm/thông số Đơn vị 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Tổng vốn đầu tư Tỷ đồng 2256 1.800 2.218 2.860 3.830 4826
Tốc độ tăng vốn đầu tư liên
hoàn
% -20,21 23,22 28,94 33,92 26
Tốc độ tăng định gốc % -20,21 -1,68 26,77 69,77 113,92
Nguồn: Niên gián thông kê Tỉnh Lạng Sơn 2005-2009
Hình 1.2 Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Lạng Sơn
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
2004 2005 2006 2007 2008 2009
TVDT
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tỉnh Lạng Sơn có biến động qua các năm, nhưng theo
nhưng nhìn chung tổng vốn đầu tư năm sau cao hơn năm trước. Tổng vốn đầu tư
toàn tỉnh từ năm 2004 đến 2009 là 17790 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư qua các năm
không đều năm 2004 là 2256 tỷ nhưng sang năm 2005 và 2006 giảm xuống lần lượt
là 1800 tỷ và 2218 tỷ. Nguyên nhân mà vốn đầu tư sụt giảm nhiều như vậy là tỉnh
tập trung ưu tiên giải quyết nợ xây dựng tồn đọng từ những năm trước do đầu tư
dàn trải. Năm 2005 cũng là năm Chính phủ lựa chọn là năm điểm để đấu tranh khắc

phục thất thoát và đầu tư dàn trải, kiên quyết giải quyết nợ đọng từ xây dựng từ
những năm trước. Trong những năm tiếp theo thì tỉnh giành một phần vốn cho kế
hoạch, những điều chỉnh đã làm nâng cao hiểu quả đầu tư và năng suất của những
dự án trọng điểm. Vì thế mà tình hình tổng vốn đầu tư tiếp tục gia tăng trong các
năm tiếp theo. Năm 2007 tăng gấp 1,29 lần năm 2006 và 2008 tăng gấp 1,34 lần
năm 2007 đến cuối năm 2009 tăng gấp 1,26 lần năm 2008.
Bảng 1.1 còn thể hiện ở tốc độ tăng tổng vốn đầu tư định gốc liên hoàn tốc
độ gia tăng của các năm so với năm gốc có nhiều thay đổi. Những thay đổi đều đã
được giải thích.
1.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn
Vốn đầu tư xã hội trên địa bàn tỉnh có được từ nhiều nguồn khác nhau, bao
gồm 3 nguồn chủ yếu là : nguồn trong tỉnh, nguồn ngoài tỉnh và nguồn nước ngoài.
Trong giai đoạn 2004-2009, tổng vốn đầu tư huy động được trên địa bàn tỉnh Lạng
Sơn là 17790 tỷ đồng ( bình quân mỗi năm huy động được khoảng 2965 tỷ đồng ).
Để xét cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn trong giai đoạn này ta chia vốn đầu tư thành
những nguồn cơ bản sau đây:
- Vốn ngân sách Nhà nước
- Vốn doanh nghiệp Nhà nước
- Vốn doanh nghiệp và của dân
- Vốn nước ngoài
Bảng 1.2 Tổng vốn đầu tư phát triển kinh tế phân theo nguồn tại Tỉnh Lạng Sơn
( đơn vị: tỷ đồng )
Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Vốn ngân sách Nhà nước 608 738
964
902 1119
1292
Vốn tín dụng đầu tư phát
triển NN
820 70

45
365 285
373
Vốn doanh nghiệp Nhà
nước
40 38
24
40 390
428
Vốn doanh nghiệp và của
dân
650 769
980
1326 1669
2259
Vốn nước ngoài 138 185
205
228 367
474
Tổng cộng 2256 1.800 2.218 2.860 3.830 4826
Bảng 1.3 Cơ cấu vốn đầu tư phát triển phân theo nguồn tại Tỉnh Lạng Sơn
giai đoạn 2004 - 2009
(Đơn vị:%)
Năm 2004 2005 2006 2007 2008
2009
Vốn ngân sách Nhà
nước
27 41 43 32 29
26,77
Vốn tín dụng đầu tư

phát triển NN
36 4 2 13 7
7,73
Vốn doanh nghiệp
Nhà nước
2 2 1 1 10
8,87
Vốn doanh nghiệp và
của dân
29 43 44 46 44
46,8
Vốn nước ngoài
6 10 10 8 10
9,83
Tổng cộng 100 100 100 100 100
100
Nguồn: Niên gián thống kê Tỉnh Lạng Sơn
Qua bảng 1.2 và 1.3 ta thấy tỷ trọng vốn Ngân sách Nhà nước đạt cao nhất năm
2006 với 43% ( 964 tỷ đồng ). Và có xu hướng giảm dần đến năm 2009 còn
26,77%. Năm 2004 là năm có vốn Ngân sách Nhà nước thấp nhất trong tổng vốn
đầu tư toàn xã hội. Vốn tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước thì tăng giảm không
đều, năm 2004 là 36% giảm đột ngột vào năm 2005 và 2006 còn 4% và 2%, tăng lại
vào năm 2007 là 13% rồi lại giảm 2008 còn 7%. Vốn Doanh nghiệp Nhà nước hầu
như không có biến động gì trong giai đoạn 2004 – 2007 chỉ dao động khoảng 1- 2%
nhưng lại tăng đột biến vào năm 2008 là 10% và vẫn duy trì đều trong năm 2009 là
8,87%.
Trong giai đoạn này thì vốn của các Doanh nghiệp ngoài Nhà nước và trong
dân cư lại có xu hướng tăng qua các năm về cả tỷ trọng và giá tri tuyệt đối, và có xu
hướng ngày càng chiếm đa số trong tổng vốn đầu tư toàn tỉnh. Từ năm 2004 là 650
tỷ ( 29% ) thì đến năm 2008 là 1669 tỷ ( 44%) và đạt ngưỡng cao nhất năm 2009 là

2259 tỷ ( 46,8%).
Vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng qua các năm 6% năm 2004 tăng lên 10%
năm 2008 với 367 tỷ và 9,83% năm 2009 với 474 tỷ đồng. Điều này cho thấy nguồn
vốn từ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam tăng lên đáng kể sau cuộc suy thoái 1999 –
2004. Nhưng đứng trước cuộc suy thoái toàn cầu thì tình hình vốn đầu tư vào Việt
Nam sẽ giảm đi đáng kể và Lạng Sơn cũng không phải ngoại lệ.
Từ đây chúng ta sẽ phân tích sâu hơn về các nguồn vốn.
1.2.2.1. Vốn ngân sách Nhà nước
Bảng 1.4 Vốn ngân sách Nhà nước phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh
Lạng Sơn giai đoạn 2004-2009
Chỉ tiêu
Đơn
vị
2004 2005 2006 2007 2008
2009
Vốn ngân sách Nhà
nước
Tỷ
đồng
608 738
964
902 1119
1292
Tỷ trọng trong tổng
vốn đầu tư
%
27 41 43 32 29
26,77
Tốc độ gia tăng liên
hoàn

%
21,38 30,62 -6,43 24,06
15,46
Nguồn: Niên gián thông kê Lạng Sơn
Hình 1.3 Vốn Ngân sách Nhà nước phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh
Lạng Sơn
608
738
964
902
1119
1292
0
500
1000
1500
2004 2005 2006 2007 2008 2009
vNS
vNS
Nguồn vốn từ ngân sách có một vai trò rất lớn trong việc phát triển đất nước.
Đặc biệt, đầu tư công có ý nghĩa xã hội rất lớn trong định hướng phát triển chung.
Nguồn vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước ảnh hưởng lớn tới chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu, các chương trình xoá đói giảm nghèo,
phát triển xã hội, an sinh giáo dục, an ninh quốc phòng… Các khoản phí, thuế thu
nhập doanh nghiệp, thuế đất,… đóng góp vào ngân sách Nhà nước và từ đó Nhà
nước tiến hành chi ngân sách cho các địa phương.
Trong những năm qua, vốn đầu tư ngân sách Nhà nước luôn chiếm một tỷ lệ cao
trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh Lạng Sơn, trung bình khoảng 34% mỗi
năm. Tuy nhiên nguồn vốn này có sự biến động qua các năm, tăng dần từ năm 2004
đến năm 2006 có tỷ trọng cao nhất 43%. Và sau thời kỳ này thì nguồn vốn này giảm

dần cho đến năm 2008 tỷ trọng còn 29% và còn 26,77% năm 2009.
Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước được tỉnh tập trung đầu tư kết cấu
hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, các chương trình dự án trọng điểm, các khu vực
kinh tế, các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế động lực để hỗ trợ các khu
vực kinh tế khác cùng phát triển. Tổng vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước từ năm
2004 – 2009 do tỉnh quản lí là 5623 tỷ đồng. Trong đó:
- Đầu tư cho lĩnh vực nông lâm nghiệp chiếm khoảng 5,2%
- Đầu tư cho lĩnh vực công nghiệp xây dựng chiếm khoảng 53,4%
- Đầu tư cho lĩnh vực dịch vụ chiếm khoảng 8,6%
- Đầu tư cho lĩnh vực xã hội chiếm khoảng 32,8%
Trong giai đoạn này số dự án xây dựng thuộc vốn Nhà nước khoảng trên
850 dự án. Và có khoảng 780 công trình được hoàn và đưa vào sử dụng, với giá trị
tăng thêm là 2800 tỷ đồng, kết cấu hạ tầng kỹ thuật từng bước được củng cố và
hoàn thiện, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện và nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
1.2.2.2. Vốn tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước
Tín dụng Nhà nước là một bộ phận quan trọng trong đầu tư Nhà nước,
nguồn vốn cơ bản tạo ra sự phát triển dài hạn của nền kinh tế. Mục đích của tín
dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là hỗ trợ các dự án đầu tư phát triển của các
thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế
lớn có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế bền vững. Bên cạnh đó, nguồn vốn này còn có tác dụng tích cực trong việc giảm
đáng kể sự bao cấp vốn trực tiếp từ Nhà nước.
Bảng 1.5: Vốn tín dụng đầu tư phát triển kinh tế Nhà nước trên địa bàn Lạng
Sơn giai đoạn 2004-2009
Năm/Chỉ tiêu
Đơn
vị
2004 2005 2006 2007 2008
2009

Vốn tín dụng đầu tư
Tỷ
đồng
820 70
45
365 285
373
Tỷ trọng trong tổng vốn
đầu tư
%
36 4 2 13 7
7,73
Tốc độ gia tăng liên
hoàn
%
-91,46 -35,71 711,11 -21,91
30,88
Trong những năm qua, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước có
những tác động nhất định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên
trong số những nguồn vốn mà tỉnh huy động hàng năm thì nguồn vốn này vẫn chưa
thực sự chiếm tỷ trọng lớn và tăng giảm đột biến không đều có cả sự chênh lệch lớn
giữa các năm như năm 2005 tốc độ gia tăng liên hoàn giảm 91,46%. Năm 2004 có
vốn tín dụng đầu tư cao nhất 820 tỷ đồng thấp nhất là năm 2006 chỉ là 45 tỷ đồng.
Có thể giải thích cho thực trạng này là do: khi tỉnh có khả năng cân đối vốn thì tỉnh
tăng huy động vốn từ tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước, nhưng nguồn vốn này là
vốn tín dụng nên khi vay thì phải trả cả lãi lẫn gốc ( tỷ lệ lãi rất thấp, ở mức ưu đãi )
do đó trong những năm tiếp theo ( như năm 2005 ) số vốn đầu tư huy động từ nguồn
này lại giảm sút. Những năm gần đây tình hình huy động vốn tín dụng đầu tư phát
triển Nhà nước dần dần được phục hồi.
1.2.2.3. Vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước

Bảng 1.6: Vốn đầu tư phát triển kinh tế của doanh nghiệp Nhà nước
trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2004-2009
Năm/Chỉ tiêu
Đơn
vị
2004 2005 2006 2007 2008
2009
Vốn đầu tư của
DNNN
Tỷ
đồng
40 38
24
40 390
428
Tỷ trọng trong
tổng vốn đầu tư
%
2 2 1 1 10
8,87
Tốc độ gia tăng
liên hoàn
%
-5 -36,84 66,67 875
9,74
Nguồn: Niên giám thống kê Lạng Sơn
Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn
điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà
nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Doanh nghiệp Nhà nước được
xác định là thành phần kinh tế quan trọng, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 37 doanh nghiệp Nhà nước trong tổng số 832
doanh nghiệp chỉ chiếm 4,4%. Vốn đầu tư của các doanh nghiệp khá thấp từ năm
2004 -2007 ở khoảng 35 tỷ, tỷ trọng cũng ổn định từ 1-2%. Nhưng sang năm 2008
lại tăng đột biến lên 390 tỷ, tốc độ gia tăng là 875% và vẫn được duy trì trong năm
2009 là 428 tỷ. Chúng ta sẽ tìm hiểu vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước trong
giai đoạn 1996- 2000
Bảng 1.7: Vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước phát triển kinh tế
trên địa bàn Lạng Sơn giai đoạn 1996-2000
Năm/Chỉ tiêu
Đơn vị
1996 1997 1998 1999 2000
Vốn đầu tư của
DNNN
Tỷ đồng
133,6 164,8 210,7 265 318
Tỷ trọng trong cơ cấu
vốn
%
33 35 28 29 29
Nguồn: Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 1996-2000 của
UBND tỉnh Lạng Sơn
Như vậy trong giai đoạn trước từ năm 1996 đến 2000, vốn của doanh nghiệp
Nhà nước luôn chiếm một tỷ trọng khá cao trong cơ cấu vốn đầu tư của tỉnh ( trung
bình khoảng 30%/ năm ) và tổng vốn đầu tư năm sau luôn cao hơn năm trước. Điều
này trái ngược với những năm 2004 – 2007 khi mà tỷ trọng này chỉ chiếm một tỷ lệ
thấp trong tổng nguồn vốn đầu tư. Có thể giải thích điều nay do việc tiến hành cổ
phần hóa, sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước như công ty: Công ty cổ phần xi
măng và xây dựng công trình, Công ty cổ phần nông công nghiệp chè Thái Bình,
Công ty cổ phần thương mại tổng hợp… Sự thay đổi này khiến cho nhiều doanh
nghiệp gặp nhiều khó khăn, thiếu kinh nghiệm trong quá trình hoạt động nên không

ít doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả dẫn tới quy mô vốn bị giảm sút, bên cạnh đó
còn có một sô doanh nghiệp có tình hình tài chính không lành mạnh thậm chí mất
hết vốn Nhà nước và không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khiến
việc tiến hành cổ phần hoá và sắp xếp doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, phức tạp.
Sang đến năm 2008 thì vốn đầu tư doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tăng
đột biến so với năm trước là 875% và số vốn là 390 tỷ đồng chiếm 10% tổng vốn
đầu tư toàn xã hội được duy trì đều trong năm 2009 là 428 tỷ chiếm 8,87% tổng vốn
đầu tư. Có thể nói các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bước đầu khắc phục khó
khăn, thích ứng với những điều kiện mới, rút kinh nghiệm hoạt động của những
năm trước để điều hành có hiệu quả hoạt động của mình, bên cạnh đó không thể
không kể đến những hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ hết sức tích cực của tỉnh uỷ, hôi
đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân tỉnh.
1.2.2.4. Vốn đầu tư của khu vực dân cư và các thành phần kinh tế khác
Bảng 1.8: Vốn đầu tư phát triển kinh tế của khu vực dân cư và các
thành phần kinh tế khác trên địa bàn Lạng Sơn giai đoạn 2004-2009
Chỉ tiêu
Đơn
vị
2004 2005 2006 2007 2008
2009
Vốn đầu tư của KVDC
và các TPKT khác

Tỷ
đồng 650 769
980
1326 1669
2259
Tỷ trọng trong tổng vốn
đầu tư

%
29 43 44 46 44
46,8
Tốc độ gia tăng liên
hoàn
%
18,31 27,44 35,31 25.87
35,35
Nguồn: Phòng Tổng hợp - Sở Kế hoạch và Đầu tư Lạng Sơn
Vốn đầu tư của khu vực dân cư và các thành phần kinh tế khác bao gồm
phần tiết kiệm của dân cư, phần tích luỹ của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp
tác xã… Nhìn vào bảng trên có thể thấy đây là một nguồn vốn hết sức quan trọng,
chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn đầu tư của tỉnh. Nguồn vốn này có xu hướng
tăng dần qua các năm và đặc biệt tăng mạnh vào năm 2007, 2008 và 2009. Nếu năm
2004 vốn huy động được là 650 tỷ đồng thì đến năm 2009 đã là 2259 tỷ đồng. Như
ở trên ta đã phân tích thì các nguồn vốn như: vốn Ngân sách Nhà nước, vốn tín
dụng đầu tư phát triển Nhà nước, vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước đều có sự
biến động qua các năm thì nguồn vốn từ dân cư và các thành phần kinh tế khác lại
khá ổn định và tăng kể cả về tỷ trọng và số vốn huy động mỗi năm.
1.2.2.5. Vốn đầu tư nước ngoài
Bảng 1.9: Vốn đầu tư phát triển kinh tế nước ngoài phát triển kinh tế
trên địa bàn Lạng Sơn
giai đoạn 2004-2009
Năm/Chỉ tiêu
Đơn
vị
2004 2005 2006 2007 2008
2009
Vốn đầu tư nước
ngoài

Tỷ
đồng
138 185
205
228 367
474
Tỷ trọng trong
tổng vốn đầu tư
%
6 10 10 8 10
9,83
Tốc độ gia tăng
liên hoàn
%
34,96 10,81 11,22 60.96
29,15
Nguồn: phòng Tổng hợp - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lạng Sơn
Tính đến hết tháng 6 năm 2008, toàn tỉnh có 832 doanh nghiệp, trong đó số
doanh nghiệp nước ngoài là 25 doanh nghiệp với số vốn đăng ký 1.557 tỷ đồng,
tương đương với khoảng 92 triệu USD.
Vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có xu hướng tăng lên về
cả số vốn và tốc độ gia tăng trừ 2 năm 2006 và 2007. Năm 2004 huy động được 138
tỷ thì năm 2008 con số này đã là 367 tỷ và năm 2009 là 474 tỷ đồng. Từ năm 2004
sang năm 2005 số vốn huy động tăng đáng kể năm 2005 là 205 tỷ, nhưng sang năm
2006 chững lại tốc độ gia tăng chỉ còn 10,81% là 205 tỷ. Đến năm 2007 có gia tăng
thêm 11,22% và tăng mạnh vào năm 2008 là 60,96% số vốn huy động là 367 tỷ và
duy trì sự tăng trưởng năm 2009 29,15% số vốn huy động là 474 tỷ.
Năm 2007 đánh dấu sự khởi sắc trong thu hút đầu tư của tỉnh Lạng Sơn.
Các hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại được đẩy mạnh; tỉnh tăng
cường thực hiện trao đổi, hội đàm cấp cao giữa lãnh đạo hai tỉnh Lạng Sơn và

Quảng Tây ( Trung Quốc ), phối hợp với hai tỉnh là Cao Bằng, Bắc Kạn tổ chức
thành công hội nghị xúc tiến đầu tư vào ba tỉnh; đi đôi với đó, tỉnh tích cực cải thiện
môi trường đầu tư thông qua các nỗ lực cải cách hành chính, cụ thể hoá các chính
sách đầu tư, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cac sdự án hạ tầng,và hoàn thành các đề
án, dự án quy hoạch phục vụ cho phát triển kinh tế. Nhờ vậy mà số dự án đầu tư vào
tỉnh đã tăng lên vượt bậc, ví dụ như trong 9 tháng đầu năm 2007 ( tức là ngay trong
năm triển khai các kế hoạch thu hút vốn ở trên ) đã có 95 doanh nghiệp được thành
lập với tổng số vốn đăng ký đạt 175,2 tỷ đồng và cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho
18 dự án, tổng vốn là 2.448 tỷ đồng, trong đó có một số dự án lớn như: 5 dự án
Thuỷ điện; dự án Trung tâm thương mại và Kho vận; dự án Khách sạn 5 sao tại
thành phố Lạng Sơn; dự án tổ hợp thể thao, giải trí; dự án Khai thác và chế biến
quặng Bô xít…
Tuy nhiên vốn nước ngoài còn chiếm một tỷ lệ khá nhỏ trong cơ cấu vốn đầu
tư ở Lạng Sơn, năm cao nhất là năm 2005 chiếm 14% còn năm thấp nhất là năm
2001 với 3%. Trong những năm gần đây, với nỗ lực của tỉnh con số này có xu
hướng tăng lên, như trong năm 2008, 2009 đã tăng cả về tỷ trọng lẫn số tuyệt đối,
đây là một tín hiệu đáng mừng trong việc huy động vốn phục vụ đầu tư phát triển
của tỉnh.
1.2.3. Đầu tư phát triển theo vùng, lãnh thổ
Lãnh thổ Lạng Sơn bao gồm 11 huyện, thành phố: thành phố Lạng Sơn và
10 huyện là Cao Lộc, Văn Quan, Lộc Bình, Chi Lăng, Văn Lãng, Đình Lập, Tràng
Định, Hữu Lũng, Bình Gia, Bắc Sơn. Trong đó có 4 huyện tiếp giáp với Trung
Quốc đó là các huyện Tràng Định, Văn Lãng, Cao Lộc và Lộc Bình. Các huyện còn
lại được tiếp giáp với các tỉnh bạn là: tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên và
Cao Bằng. Điều này cùng với điều kiện kinh tế - xã hội và tài nguyên khoáng sản sẽ
quyết định cơ cấu đầu tư theo lãnh thổ của tỉnh.
Bảng 1.10: Tổng hợp vốn đầu tư của Lạng Sơn theo lãnh thổ giai
đoạn 2004-2009
STT Vùng, lãnh thổ
Vốn đầu tư theo giá

hiện hành
( tỷ đồng )
Cơ cấu vốn
(%)
Toàn tỉnh 17790 100
1
Thành phố Lạng
Sơn
9072,9 51
2 Cao Lộc 1423,2 8
3 Lộc Bình 1423,2 8
4 Hữu Lũng 1067,4 6
5 Chi Lăng 1067,4 6
6 Văn Quan 604,86 3.4
7 Văn Lãng 569,28 3.2
8 Đình Lập 658,23 3.7
9 Tràng Định 622,65 3.5
10 Bình Gia 640,44 3.6
11 Bắc Sơn 640,44 3.6
Nguồn: Báo cáo của UBND các huyện, thành phố về phát triển
kinh tế - xã hội các năm 2004-2009
Bảng trên đã phản ánh phần nào về cơ cấu vốn đầu tư theo lãnh thổ trên
địa bàn tỉnh. Điều dễ thấy là thành phố là nơi ưu tiên nhận được nhiều vốn đầu tư
nhất, tiếp theo là các huyện Cao Lộc, Lộc Bình, Hữu Lũng và Chi Lăng, các huyện
còn lại nhận được tỷ lệ vốn nhỏ hơn rất nhiều và tương đối bằng nhau.
Vốn tập trung nhiều nhất vì lý do sau:
- Cơ sở hạ tầng của thành phố tốt hơn rất nhiều so với các huyện trong tỉnh. Bên cạnh đó,
thành phố lại tập trung phần lớn các cơ quan, tổ chức đầu ngành của tỉnh và là khu vực
tập trung dân cư sinh sống nhất trong tỉnh.
- Mặt khác, ở đây lại có đường quốc lộ 1A đi qua là trục đường chính nối liền giữa thủ

đô Hà Nội và Trung Quốc, là trung tâm thương mại lớn của tỉnh.
- Điều kiện giao thông thuận tiện và lực lượng lao động dồi dào tạo điều kiện thuận lợi
cho việc thành lập các nhà máy ở đây. Đặc biệt các nhà máy thuộc lĩnh vực công
nghiệp nhẹ như: nhà máy bánh kẹo, thuốc lá, chế biến tinh dầu hồi,… các khách sạn,
các công ty xuất nhập khẩu,…
Hai huyện Cao Lộc và Lộc Bình sở dĩ có vị trí thứ hai là vì các huyện này đều có
cửa khẩu nối liền giữa Việt Nam và Trung Quốc: huyện Cao Lộc có tới 3 cửa khẩu qua
biên giới trong đó có 2 cửa khẩu quốc tế và 1 cửa khẩu quốc gia, còn 1 cửa khẩu quốc
gia khác nằm trền địa bàn huyện Lộc Bình. Vì vậy mà khối lượng buôn bán trao đổi
trên địa bàn huyện rất lớn và để tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu buôn bán, hệ thống
giao thông trên địa bàn huyện cũng được đầu tư xây dựng khá nhiều. Hơn nữa, Lộc
Bình và Cao Lộc có nhiều tài nguyên khoáng sản với trữ lượng lớn và đang được tiến
hành khai thác như than, đá vôi… nên tập trung nhiều nhà máy công nghiệp lớn của
tỉnh như: nhà máy khai thác đá, sản xuất gạch ngói, khai thác than, …
Hai huyện Hữu Lũng và Chi Lăng đứng thứ ba về lượng vốn đầu tư trong giai đoạn
này. Đặc biệt trong giai đoạn này hai huyện nhận được khá nhiều vốn đầu tư tập trung
vào cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới nhiều hệ thống thuỷ lợi như: Yên Bình, Quất
Cối, kênh mương Kai Hiển (Hữu Lũng), hệ thống thuỷ lợi Bằng Mạc, Đồng Mỏ ( Chi
Lăng ), vì đây là vùng tập trung trồng cây ăn quả và một số cây công nghiệp ngắn ngày
của tỉnh. Đây cũng là vùng có trữ lượng khoáng sản lớn của tỉnh và nhận được khá
nhiều vốn đầu tư từ các dự án về lĩnh vực này đặc biệt là dự án nhà máy xi măng Đồng
Bành.
Các huyện còn lại, mặc dù cũng tham gia vào lĩnh vực công nghiêp, thương mại, du
lịch nhưng không đáng kể, mà chủ yếu là nông – lâm nghiệp, khai thác thuỷ sản, vì vậy
vốn đầu tư vào đây không cao. Chủ yếu là vốn đầu tư của các chương trình quôc gia
như: chương trình 135, chương trình khắc phục di dân tự do, chương trình trồng 5 triệu
ha rừng, chương trình trung tâm cụm xã, các chương trình về sức khoẻ và vệ sinh nước
sạch nông thôn, các chương trình đầu tư cho cơ sở hạ tầng, … Nguồn vốn đầu tư ở đây
chủ yếu lấy từ Ngân sách Nhà nước và một số dự án ODA, NGOs.
Bên cạnh việc phân chia vốn đầu tư theo lãnh thổ, ta còn xem xét từng vùng của

tỉnh Lạng Sơn được chia thành ba vùng chính như Vùng kinh tế động lực Thành phố -
Đồng Đăng, Các khu vực công nghiệp tập trung và Vùng đặc biệt khó khăn:
- Vùng kinh tế động lực Thành phố Lạng Sơn - Đồng Đăng: đây là vùng
kinh tế động lực của tỉnh, trong đó trung tâm là thành phố Lạng Sơn và
thị trấn Đồng Đăng. Vùng này có vị trí đặc biệt quan trọng cả về kinh tế,
chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh. Hàng năm đóng góp
30-35% GDP, 70% thu ngân sách Nhà nước. Khu vực này nhân được
nhiều vốn đầu tư vào các lĩnh vực như: chế biến thực phẩm, hàng cơ khí,
tiêu dùng, lắp ráp điện tử, vật liệu xây dựng, dịch vụ và du lịch… Hiện
nay trong vùng này đã và đang hinh thành các trung tâm thương mại, các
văn phong đại diện, giao dịch quốc tế, các cơ sở dịch vụ có chất lượng
cao…
- Các khu vực công nghiệp tập trung gồm:
+ Khu công nghiệp tập trung Thành phố Lạng Sơn – Cao Lộc - Đồng
Đăng với các dự án đầu tư tập trung vào những lĩnh vực như: chế biến thực phẩm,
lâm sản, vật liệu xây dựng, thủ công mỹ nghệ, cơ khí và sản xuất hàng tiêu dùng…
+ Khu công nghiệp tập trung Hữu Lũng – Chi Lăng và một số xã dọc
theo tuyến quốc lộ 1A với những dự án tập trung đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi,
kênh mương, các trạm bơm phục vụ sản xuất nông nghiệp, một số dự án tập trung
khai thác và chế biến khoáng sản như đá, xi măng.
+ Khu công nghiệp tập trung Lộc Bình – Na Dương – Đình Lập với lượng
vốn đầu tư tập trung vào các lĩnh vực như: khai thác chế biến than, các nhà máy
nhiệt điện và thuỷ điện, khai thác gỗ, khai thác và chế biến quặng ba rit, sản xuất
gốm, sứ, gạch ngói và một số dự án cải tạo nâng cao hệ thống máy thu hoạch và chê
biến cây chè.
+ Khu công nghiệp tập trung Bình Gia - Bắc Sơn với các dự án đầu tư tập
trung vào xây dựng các nhà máy thuỷ điện nhỏ và vừa, sản xuất bột giấy, ngoài ra là
lượng vốn cho việc cải tạo và xây mới hệ thống tưới tiêu phục vụ cho các vùng
chuyên canh tập trung trồng các loại cây như: hồi, cây ăn quả ( quýt, mơ, mận ), đỗ
tương, thuốc lá…

- Vùng đặc biệt khó khăn bao gồm 106 xã thuộc 10 huyện trên địa bàn tỉnh.
Lượng vốn đầu tư cho vùng này đến từ các chương trình mục tiêu của Nhà nước
như: chương trình xoá đói giảm nghèo, các chương trình nhằm nâng cao chất lượng
cuộc sống người dân nông thôn, các chương trình kế hoạch hoá dân số, …
1.2.4. Đầu tư phát triển theo ngành, lĩnh vực
Cách phân ngành phổ biến nhất hiện nay được áp dụng theo hệ thống tài
sản quốc gia SNA, theo đó nền kinh tế được chia làm ba khu vực:
Khu vực I: gồm các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp
Khu vực II: gồm các ngành công nghiệp và xây dựng
Khu vực III: gồm các ngành dịch vụ trong đó có du lịch
Trong tám năm qua lượng vốn đầu tư của Lạng Sơn vào ba khu vực này
như sau:
Bảng 1.11: Vốn đầu tư toàn xã hội của Lạng Sơn phân theo ngành,
lĩnh vực giai đoạn 2004-2009
( Đơn vị: Tỷ đồng)
Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Nông - lâm ngư nghiệp 89 96 19 69 51 98
Công nghiệp và Xây dựng 685 500 1040 1563 3223 3882
Dịch vụ 1482 1204 1159 1228 556 846
Tổng vốn đầu tư xã hội 2256 1800 2218 2860 3830 4826
Nguồn: Niên giám thống kê Lạng Sơn
Bảng 1.12: Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội của Lạng Sơn phân theo
ngành, lĩnh vực giai đoạn 2004-2009
(Đơn vị: %)
Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Nông - Lâm ngư nghiệp 3,95 5,33 0,86 2,41 1,33 2
Công nghiệp và Xây dựng 30,36 27,78 47 54,65 84,15 80,44
Dịch vụ 65,69 66,89 52,14 42,94 14,52 17,56
Tổng 100 100 100 100 100 100
Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê Lạng Sơn

Nhìn vào hai bảng trên chúng ta có thể thấy nhưng năm 2004 và 2005 vốn
đầu tư tập trung vào ngành Dịch vụ còn khu vực Nông lâm ngư nghiệp là ít nhất.
Sang năm 2006 thì nguồn vốn đầu tư bắt đầu dịch chuyển sang đầu tư cho ngành
công nghiệp và xây dựng tăng lên. Đỉnh điểm là cuối năm 2008,2009 thì đạt 84,15
và 80,44 cơ cấu nguồn vốn đầu tư xã hội tương đương với 3223 tỷ đồng và 3882 tỷ
đồng, còn ngành nông lâm ngư nghiệp thì vẫn ít được chú trọng.
Bảng 1.13: Tốc độ tăng vốn đầu tư liên hoàn từng ngành, lĩnh vực
của Lạng Sơn giai đoạn 2004-2009
(Đơn vị: %)
Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Nông - lâm ngư nghiệp 11,63 -80,2 263,19 -26,08 92,15
Công nghiệp và Xây dựng -27 108 50,28 106,2 20,44
Dịch vụ - du lịch -18,75 -3,74 6 -54,72 52,15
Tổng vốn đầu tư -20,21 23,22 26,77 33.92 26
Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê Lạng Sơn
Điểm nổi bật nhất qua bảng trên đó là sự biến động của vốn đầu tư vào
mỗi ngành qua các năm, và sự biến động đó có liên quan khá chặt chẽ với tốc độ
tăng trưởng liên hoàn của vốn đầu tư toàn xã hội tỉnh Lạng Sơn. Năm 2005 là năm
mà lượng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh sụt giảm rất nhiều so với những năm khác
trong kỳ nghiên cứu, kéo theo sự suy giảm của vốn đầu tư vào hai khu vực Công
nghiệp – xây dựng và Dịch vụ - du lịch. Năm 2007 lượng vốn đầu tư toàn xã hội
tỉnh bắt đầu tăng trở lại đồng thời kéo theo sự gia tăng vốn vào hai ngành trên,
nhưng sang năm 2008 thì ngành dịch vụ bị trững lại và ngành công nghiệp được
tăng vốn đầu tư lên rất nhiều sang năm 2009 vốn đầu tư của các ngành vẫn được
duy trì như năm 2008. Để tìm hiểu thêm chúng ta sẽ đi vào từng ngành để hiểu rõ
hơn về việc thay đổi nguồn vốn.
1.2.4.1. Ngành Nông – lâm – ngư nghiệp
Đối với kinh tế Lạng Sơn, nông nghiệp vẫn là một trong những ngành
chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Với trên 81% dân số sống ở nông thôn, 76% dân
số và hơn 80% lao động làm việc trong ngành nông nghiệp, nông nghiệp quyết định

đời sống dân cư, giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho họ. Nông nghiệp là nguồn
cung cấp lương thực, thực phẩm chủ yếu, đồng thời là nguồn cung cấp nguyên liệu

×