Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường khối liên minh kinh tế Á Âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.02 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TÓM TẮT LUẬN VĂN </b>



<b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA </b>


<b>MỘT QUỐC GIA VÀ ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU </b>
<b>1.1. Những vấn đề chung về đẩy mạnh hàng hóa của một quốc gia </b>


Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia gồm những nội dung chính sau:
Nghiên cứu thị trường xuất khẩu; Xây dựng mặt hàng chủ lực và quy hoạch vùng sản
xuất; Xây dựng và thực hiện các công cụ, biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu.


Các biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia gồm: xây
dựng một cơ cấu kinh tế theo mơ hình cơng nghiệp hóa hướng về xuất khẩu; xây dựng
các khu vực đặc biệt để sản xuất hàng xuất khẩu; hoàn thiện công tác quản lý nhà nước
đối với hoạt động xuất khẩu; Chính phủ thực hiện các biện pháp XTTM; Thành lập các
tổng cơng ty lớn, các tập đồn kinh tế lớn để tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường
quốc tế; Hỗ trợ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngồi các biện pháp trên, Chính phủ cịn
thực hiện nhiều biện pháp để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.


<b>1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam </b>
<b>sang thị trường Liên minh Kinh tế Á Âu </b>


Các nhân tố chung của Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu gồm mối quan hệ
chính trị - ngoại giao lâu đời và tin tưởng giữa Việt Nam và các quốc gia EAEU, sự hợp
tác ngày càng phát triển trong lĩnh vực du lịch giữa hai bên và FTA Việt Nam – EAEU.


Các nhân tố xuất phát từ nội tại khối Liên minh gồm sự bất ổn trong mối quan hệ
ngoại giao giữa một số nước thành viên Liên minh Kinh tế Á Âu và các quốc gia phương
Tây; sự thay đổi trong chiến lược đối ngoại của Nga, nhu cầu nhập khẩu của các nước
thành viên EAEU đối với những mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam và thị
hiếu của thị trường Liên minh kinh tế Á Âu đối với hàng hóa Việt Nam.



Về phía Việt Nam, việc đẩy mạnh xuất khẩu sang EAEU càng cần phải được thực
hiện bởi khi xuất khẩu sang thị trường này, Việt Nam có một số lợi thế cần được tận dụng
như lợi thế về chi phí/ giá cả, lợi thế từ cộng đồng người Việt Nam tại EAEU.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Liên minh kinh tế Á Âu là thị trường của hơn 182,7 triệu dân và GDP khoảng
2500 tỷ USD gồm 5 quốc gia thành viên là Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và
Kyrgyzstan. Khối Liên minh kinh tế Á Âu là những quốc gia giầu có về dầu mỏ, than đá
và quặng sắt.


<i>Thị trường Liên bang Nga được Việt Nam xác định là thị trường chính trong </i>
EAEU. Trong giai đoạn 2010 – 2015, nền kinh tế Nga trải qua sự suy giảm, tăng trưởng
GDP của Nga liên tục giảm và có mức tăng trưởng –3,8% năm 2015. Nguyên nhân của
việc nền kinh tế Nga lâm vào suy thoái và do giá dầu giảm mạnh, căng thẳng chính trị và
chi tiêu nhiều cho quân sự.


Thị trường Nga có thể được mơ tả là một thị trường được xây dựng tốt với hệ
thống kênh phân phối dầy đặc và phức tạp, sức mua lớn và có sự hiện diện của tất cả
các thương hiệu lớn trên thế giới. Kênh phân phối lớn nhất tại Nga là thông qua hệ
thống các tổ chức bán lẻ truyền thống như các cửa hàng tiện lợi, hay siêu thị. Tại thị
trường Nga, những kinh nghiệm truyền miệng có ảnh hưởng rất lớn tới thị hiếu của
người tiêu dùng. Giá thấp khơng cịn là tiêu chí hàng đầu khi người tiêu dùng Nga lựa
chọn hàng hóa tiêu dùng, thay vì đó họ quan tâm hơn tới: việc tìm kiếm hàng hóa đó
khi cần có nhanh chóng và thuận tiện hay không, sự sẵn có của hàng hóa, tỷ lệ chất
lượng so với giá cả, môi trường mua sắm thân thiện và dịch dụ đi kèm.


Nguồn cung hàng hóa nội địa của Nga khơng đủ đáp ứng nhu cầu trong nước, nhất
là đối với nhóm hàng nơng lâm thủy sản và hàng tiêu dùng. Hàng năm, Nga phải nhập
khẩu rất nhiều những mặt hàng này.



<i>Thị trường Belarus: Giai đoạn 2010 – 2015, tăng trưởng GDP của Belarus cũng </i>
trải qua sự suy giảm. Do nền kinh tế Belarus phụ thuộc lớn vào nền kinh tế Nga nên
khi nền kinh tế Nga gặp khó khăn, nền kinh tế Belarus cũng bị ảnh hưởng theo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

hóa của doanh thu lĩnh vực bán lẻ và ăn uống công cộng năm 2015, tỷ lệ hàng hóa
lương thực đã tăng lên mức 52% và hàng hóa phi lương thực là 48%. Các đối tác nhập
khẩu chính của Belarus là các nước Đông Âu và các quốc gia thuộc khối SNG.


<i>Thị trường Kazakhstan: Cũng giống như Belarus, nền kinh tế của Kazakhstan </i>
cũng có mối liên hệ rất chặt chẽ với nền kinh tế Nga. Vì vậy, khi nền kinh tế Nga gặp khó
khăn trong hai năm 2014 và 2015, nền kinh tế Kazakhstan cũng chịu ảnh hưởng theo.


Tại Kazakhstan, thực phẩm và đồ uống không có cồn chiếm phần lớn trong chi
tiêu tiêu dùng của người dân. Chi tiêu cho thực phẩm nói chung chiếm khoảng 46,3%.
Chi tiêu cho nhóm hàng quần áo, giầy dép chiếm khoảng 4%.


Nguồn cung rau xanh và trái cây mọng nước chính cho Kazakhstan là từ 2 quốc
gia láng giềng: Uzbekistan và Kyrgyzstan. Ngoài ra, Kazakhstan cũng nhập khẩu nhóm
sản phẩm này từ Ba Lan, Belarus và Trung Quốc. Các sản phẩm chè hiện đang được tiêu
thụ tại Kazakhstan 42% nhập khẩu từ Kenya và 35% nhập từ Ấn Độ. Nga cung cấp tới
93% nhu cầu gạo của quốc gia này. Đối với các nhóm hàng khác như quần áo, giầy dép,
sản phẩm điện tử, điện thoại di động, nhà xuất khẩu chính cho Kazakhstan là Trung
Quốc, tiếp theo là Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.


<i>Thị trường Kyrgyzstan và Armenia: Đây là hai thị trường nhỏ nhất trong EAEU </i>
với tổng số dân chưa đến 10 triệu người. Trong cơ cấu nhập khẩu hàng nông sản của
Kyrgyzstan, l a mì chiếm 48% và được nhập khẩu hoàn toàn từ Kazakhstan. Các mặt
hàng trái cây, rau xanh, Kyrgyzstan nhập khẩu 99,7% từ Trung Quốc. Đối với mặt hàng
chè, Kyrgyzstan nhập chủ yếu từ Sri Lanka và Kazakhstan; mặt hàng gạo nhập chủ yếu từ
Nga và Kazakhstan.



Đối với sản phẩm nông sản, Armenia chủ yếu nhập khẩu từ Nga (chiếm khoảng
80% thị phần), tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ và Georgia. Riêng với mặt hàng cà phê, Indonesia
cung cấp 72% và Việt Nam cung cấp 16% nhu cầu cà phê của Armenia.


<b>CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU </b>


<b>HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG CÁC QUỐC GIA LIÊN MINH KINH TẾ Á </b>
<b>ÂU </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Theo Cơ quan kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga, các quy định hiện hành về
kiểm soát chất lượng, VSATTP được áp dụng trong kiểm sốt chất lượng, an tồn thực
phẩm thủy sản xuất khẩu vào Liên bang Nga được áp dụng chung cho các nước thuộc
EAEU. Hiện tại, hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu của
Nga vẫn còn rất phức tạp, thiếu rõ ràng và minh bạch.


Thủ tục thông quan cho hàng hóa nhập khẩu vào EAEU không tuân theo những
chuẩn mực chung của quốc tế, thiếu tính ổn định, rõ ràng và minh bạch, khó dự báo
trước.


Các giấy chứng nhận được yêu cầu khi nhập khẩu còn rườm rà, phức tạp, thủ tục
cấp phép ngày càng kéo dài và rắc rối.


<b>2.2. Thực trạng các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các </b>
<b>quốc gia Liên minh Kinh tế Á Âu </b>


Chính phủ Việt Nam đã có chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa thị trường xuất
khẩu từ lâu. Nhà nước ta cũng đã thực hiện rất nhiều biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản
xuất xuất khẩu, kết quả là giá trị KNXK của hàng Việt Nam tăng lên qua từng năm. Mặc
dù chưa có chính sách đẩy mạnh xuất khẩu riêng cho thị trường EAEU, đặc biệt là thị


trường Nga, nhưng những chính sách đẩy mạnh xuất khẩu nói chung mà Chính phủ đã
thực hiện cũng góp phần đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị
trường này.


Chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư: Chính phủ Việt Nam tính đến thời điểm hiện
nay đã có rất nhiều chính sách khuyến khích đầu tư với rất nhiều ưu đãi và hỗ trợ cho
doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao.


Các biện pháp XTTM: Ngoài các đề án nằm trong Chương trình XTTM quốc gia
được Bộ Cơng thương phê duyệt cịn có các chương trình hội chợ, triển lãm hàng Việt
Nam tại Nga hoặc Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm chuyên
đề tại Nga để có cơ hội tiếp xúc với phía các nhà nhập khẩu đến từ các quốc gia thuộc
Liên minh, tận dụng cơ hội để tìm kiếm đối tác, kí kết hợp đồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

cụ thể nào nghiên cứu xác định cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang thị trường
Liên minh Kinh tế Á Âu. Tuy nhiên, căn cứ vào cơ cấu, giá trị xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam sang Liên minh và nhu cầu thị trường EAEU, có thể xác định những mặt hàng
xuất khẩu chủ lực mà Việt Nam cần đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Liên minh Kinh
tế Á Âu chính là những mặt hàng mà Việt Nam có lợi ích cơ bản gồm hàng nông sản, dệt
may và da giày. Đây là những nhóm hàng phía EAEU có nhu cầu lớn và họ mong muốn
các nhà xuất khẩuViệt Nam cung cấp cho họ những sản phẩm có chất lượng tốt.


<b>2.3. Kết quả xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Liên minh kinh tế Á </b>
<b>Âu giai đoạn 2010 – 2015 </b>


<i><b>2.3.1. Về</b></i> <i><b> hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Liên minh </b></i>


<i><b>kinh tế Á Âu </b></i>


KNXK hàng hóa sang EAEU, trong đó có Nga – được Việt Nam xác định là thị


trường trọng tâm trong khối này, vẫn chiếm tỷ lệ thấp so với tổng giá trị KNXK hàng hóa
của Việt Nam, chỉ chiếm khoảng từ 1 – 2%, và vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của
hai bên. Đặc biệt, khi xem xét KNNK hàng hóa từ Việt Nam trong tổng KNNK hàng hóa
của khối này.


<i><b>2.3.2. Về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh kinh tế Á Âu </b></i>


Từ số liệu thống kê cho thấy, mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đứng đầu
trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang EAEU. Đứng thứ hai trong nhóm hàng có
tỷ trọng xuất khẩu nhiều nhất sang EAEU là mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và
linh kiện, chiếm 9% tổng KNXK của Việt Nam sang thị trường này. Đối với nhóm hàng
nơng sản xuất khẩu sang EAEU thì mặt hàng cà phê, hạt tiêu và hạt điều chiếm tỷ trọng
lớn nhất, lần lượt là 6,51%, 1,83% và 1,73% (năm 2015). Tiếp đến là mặt hàng chè với tỷ
trọng xuất khẩu 1,47%.


<i><b>2.3.3. Về cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh kinh tế Á Âu </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Kazakhstan là thị trường lớn thứ hai của Việt Nam tại EAEU chiếm khoảng 10%
thị phần. Đứng thứ ba là thị trường Belarus và hai thị trường nhỏ nhất là Armenia và
Kyrgyzstan chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 1%.


<i><b>2.3.4. Về hình thức xuất khẩu và phương thức thanh toán </b></i>


Đối với Nga, hàng hóa của Việt Nam vào Nga chủ yếu thơng qua con đường phi
mậu dịch và tiểu ngạch qua cộng đồng người Việt đang làm việc tại Nga. Hàng hóa xuất
khẩu của Việt Nam được vận chuyển đến Nga chủ yếu bằng container, tuyến đường vận
chuyển được thực hiện thông qua các cảng ở Châu Âu rồi mới vịng qua Nga, hoặc hàng
hóa được vận chuyển tới cảng Vladivostok rồi đi xuyên Nga từ Đông sang Tây. Đối với
bốn thị trường Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan, việc vận chuyển hàng hóa
từ Việt Nam tới các quốc gia này là vận tải đa phương thức –kết hợp giữa vận chuyển


đường biển và vận chuyển đường xe lửa.


Thông thường những hợp đồng xuất khẩu với đối tác EAEU sẽ được thanh toán
bằng đồng USD. Việc thanh tốn với các quốc gia EAEU cịn nhiều phức tạp và bất tiện,
gây trở ngại trong giao dịch buôn bán của các doanh nghiệp hai bên.


<b>2.4. Đánh giá khái quát về đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị </b>
<b>trường Liên minh kinh tế Á Âu </b>


<i><b>2.4.1. Những thành công </b></i>


<i>Thành công trong việc gia tăng tổng đầu tư cho lĩnh vực sản xuất xuất khẩu: Tất </i>
cả những hỗ trợ về đầu tư mà Chính phủ đã thực hiện khiến cho hoạt động đầu tư tại Việt
Nam tăng lên nhanh chóng, lượng vốn FDI từng năm luôn ở mức cao. Điều này đã từng
bước làm thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, làm gia tăng tỷ trọng những
mặt hàng có hàm lượng vốn và công nghệ cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i>Thành công trong việc quảng bá hàng Việt Nam: Các hoạt động XTTM tại Nga </i>
mà Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện trong giai
đoạn vừa qua đã phát huy tác động tích cực tới việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất
nước, doanh nghiệp và các sản phẩm của Việt Nam tới các nhà nhập khẩu và người tiêu
dùng Nga, giúp người tiêu dùng Nga gia tăng thị hiếu đối với sản phẩm xuất khẩu của
Việt Nam.


Ngoài ra, khi tham gia các hoạt động XTTM tại Nga, các DNVN hiểu biết hơn về
thị trường Nga, tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá Nga và các quốc gia EAEU là một thị trường
đầy tiềm năng, cần tiếp tục khai thác sâu hơn để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vào thị
trường này nhiều hơn nữa trong thời gian tới đã có sự tăng lên.


<i><b>2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân </b></i>



<i>2.4.2.1. Hạn chế </i>


<i>Hạn chế trong khâu triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư của Chính phủ: </i>
Mặc dù Chính phủ có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cơ sở sản
xuất hàng nông sản đầu tư vào máy móc, thiết bị, dây chuyền cơng nghệ cao để nâng hàm
lượng công nghệ trong các sản phẩm nông sản của Việt Nam, nhưng những chính sách
này vẫn chưa đến được với doanh nghiệp do vướng mắc trong khâu triển khai thực hiện.


<i>Hạn chế trong việc chưa xác định được mặt hàng cụ thể cần đẩy mạnh xuất khẩu: </i>
Tuy đã xác định được những nhóm hàng chủ lực cần đẩy mạnh xuất khẩu sang phía Liên
minh, nhưng chưa xác định được những mặt hàng cụ thể, từ đó đưa ra các biện pháp cụ
thể cho từng mặt hàng.


<i>Hạn chế chưa khuyến khích được nhiều DNVN kinh doanh với đối tác EAEU: Mặc </i>
dù tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá EAEU là một thị trường tiềm năng, cần khai thác sâu để
đẩy mạnh xuất khẩu đã tăng lên nhưng số lượng doanh nghiệp có giao dịch với các đối
tác đến từ các quốc gia trong Liên minh hầu như chưa có sự thay đổi đáng kể.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

hoạt động này vẫn còn được tổ chức nhỏ lẻ, rời rạc chưa mang tính hệ thống và có chiến
lược bài bản.


Ngồi ra, có những lúc hàng của Việt Nam khó cạnh tranh về giá với hàng đến từ
các quốc gia đối thủ như Trung Quốc, Thái Lan do chi phí vận chuyển cao, thời gian vận
chuyển dài ảnh hưởng tới chất lượng của các sản phẩm nông sản tươi. Hơn nữa, hàng hóa
xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa có thương hiệu.


<i>2.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế </i>


Việc phối hợp thực hiện chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp công nghệ cao của các


cơ quan liên quan như ngân hàng, Hải quan chưa được hiệu quả, gây khó khăn cho doanh
nghiệp khi muốn tiếp cận chính sách.


Tuy đã xác định được những nhóm hàng chủ lực cần đẩy mạnh xuất khẩu sang
phía Liên minh, nhưng chưa xác định được những mặt hàng cụ thể, từ đó đưa ra các biện
pháp cụ thể cho từng mặt hàng. Nguyên nhân là do chưa có sự đầu tư nghiên cứu cụ thể
từ phía các cơ quan quản lý chun mơn. Ngồi ra, hàng của Việt Nam đơi khi khó cạnh
tranh về giá với hàng đến từ các quốc gia đối thủ do khoảng cách địa lý dẫn đến chi phí
vận chuyển bị đẩy lên cao.


Mặc dù tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá EAEU là một thị trường tiềm năng, cần khai
thác sâu để đẩy mạnh xuất khẩu đã tăng lên nhưng số lượng doanh nghiệp có giao dịch
với các đối tác đến từ các quốc gia trong Liên minh hầu như chưa có sự thay đổi đáng kể
là do: thiếu thông tin thị trường, khâu thanh toán giữa hai bên còn nhiều bất lợi, và lo
ngại về thủ tục nhập khẩu.


Các hoạt động XTTM sang EAEU vẫn còn được tổ chức nhỏ lẻ, rời rạc chưa mang
tính hệ thống và có chiến lược bài bản nguyên nhân là do kinh phí đầu tư từ ngân sách
trung ương vẫn cịn hạn chế và sự liên kết giữa các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước
trong lĩnh vực XTTM với doanh nghiệp chưa hiệu quả.


<b>CHƯƠNG 3: BỐI CẢNH, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐẨY </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>MINH KINH TẾ Á ÂU TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG </b>
<b>MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU </b>


<b>3.1. Bối cảnh và định hướng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường </b>
<b>Liên minh Kinh tế Á Âu </b>


<i><b>3.1.1. Bối cảnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Liên minh </b></i>



<i><b>Kinh tế Á Âu </b></i>


Việc hình thành Liên minh này sẽ giúp cho mối quan hệ về mọi mặt giữa các quốc
gia thành viên tăng lên, trong đó có quan hệ về thương mại. Thương mại nội khối sẽ tăng
theo chiều hướng bổ sung cho nhau, tận dụng tối đa các ưu thế của các nước thành viên,
hướng tới việc hình thành một Liên minh ở cấp độ cao hơn như khuôn mẫu của Liên
minh Châu Âu EU. EAEU sẽ tiến tới áp dụng một cơ chế giám sát nhập khẩu duy nhất
cho tất cả các quốc gia thành viên thay vì mỗi quốc gia có quy chế riêng như trước. Điều
này sẽ tạo thuận lợi hơn cho hàng hóa nhập khẩu vào EAEU, trong đó có hàng hóa của
Việt Nam.


Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đang là đối tác duy nhất trên thế giới có
FTA với EAEU. Trong tương lai, EAEU có thể sẽ tiếp tục có những FTA với các đối tác
khác ở khu vực Châu Á, tuy nhiên, việc là quốc gia đầu tiên có FTA với EAEU đã mở ra
cơ hội lớn cho việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường này mà
khơng một quốc gia nào trên thế giới có được.


<i><b>3.1.2. Định hướng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Liên minh </b></i>


<i><b>Kinh tế Á Âu giai đoạn 2016 – 2020 </b></i>


24/8/2015, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Phát triển các thị trường
khu vực thời kỳ 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, thị trường Nga và các
nước Đông Âu là thị trường truyền thống mà Việt Nam cần tiếp tục củng cố vững chắc và
từng bước mở rộng thị phần.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Nam vẫn chỉ là xuất khẩu hộ cho các doanh nghiệp FDI nên chúng ta không định hướng
xuất khẩu những mặt hàng này mà chỉ vạch ra định hướng cho những mặt hàng thực sự
được sản xuất bởi các DNVN. Các mặt hàng chính được khuyến khích xuất khẩu vào


EAEU gồm hàng thủy sản, nông sản, dệt may, giày dép và đồ gỗ. Ngồi ra, các mặt hàng
thủ cơng mỹ nghệ (tranh thêu, đồ gốm sứ, hàng mây tre đan), các sản phẩm thực phẩm
chế biến, đồ gia vị, sản phẩm từ sữa, sản phẩm gia dụng, thiết bị điện cũng được khuyến
khích đẩy mạnh KNXK vào thị trường này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>3.2. Một số giải pháp và kiến nghị đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang </b>
<b>thị trường Liên minh kinh tế Á Âu </b>


<i><b>3.2.1. Một số giải pháp vĩ mô </b></i>


<i>- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách và cải cách thủ tục hành chính, </i>
thủ tục hải quan.


<i>- Các giải pháp về tăng cường XTTM ở cấp độ Nhà nước: Đẩy mạnh công tác thông </i>
tin thị trường; Tổ chức hội chợ, triển lãm hàng Việt Nam tại Nga, Belarus và
Kazakhstan; Tăng cường liên kết với Việt kiều.


<i>- Giải pháp khắc phục khó khăn ở khâu thanh tốn. </i>


<i>- Giải pháp khắc phục khó khăn ở khâu vận chuyển hàng xuất khẩu. </i>
<i>- Giải pháp về chú trọng xây dựng thương hiệu cho hàng Việt. </i>


<i>- Giải pháp về tuyên truyền, phổ biến thông tin, hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết </i>
các vướng mắc liên quan tới FTAViệt Nam – EAEU


<i><b>3.2.2. Một số kiến nghị đối với doanh nghiệp </b></i>


<i>- Các DNVN cần tích cực tìm hiểu thị trường, tìm kiếm đối tác để có chiến lược </i>
kinh doanh phù hợp.



<i>- Khắc phục vấn đề logistics – vận chuyển hàng hóa xuất khẩu sang Liên minh kinh </i>
tế Á Âu.


<i>- Chú trọng hơn tới chất lượng, mẫu mã sản phẩm. </i>
<i>- Phòng ngừa rủi ro trong khâu thanh toán. </i>


</div>

<!--links-->

×