Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Đề thi thử THPTQG môn Ngữ Văn - THPT Trần Nguyên Hãn - Hải Phòng - năm 2019(có lời giải chi tiết) | Ngữ văn, Đề thi đại học - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.76 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG</b>
<b>TRƯỜNG THPT TRẦN NGUYÊN</b>


<b>HÃN</b>


ĐỀ THI LẦN 3


<b>ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019</b>
<b>Môn thi: NGỮ VĂN</b>


<i>Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề</i>


<b>Họ, tên thí sinh:...</b>
<b>Số báo danh:...</b>


<b>Mục tiêu: </b>


<b>Kiến thức: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh cụ thể như sau: </b>
- Kiến thức làm văn, tiếng Việt


- Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm.
- Kiến thức đời sống.


<b>Kĩ năng: </b>


- Kĩ năng đọc hiểu văn bản.


- Kĩ năng tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học).
<b>I.ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) </b>


Đọc văn bản:


Cách nhìn riêng


Cuộc sống là một bức tranh đa màu bởi nó được ghép từ suy nghĩ đa dạng của rất nhiều cá nhân. Có khi
nào ta tin tưởng vào suy nghĩ độc lập của bản thân thì khi đó một tư duy riêng biệt mới được hình thành
trong ta. Đừng nghĩ rằng người khác khơng đồng tình với ta nghĩa là ta khơng đúng. Trên thực tế, đơi khi
theo đuổi một cách nhìn riêng biệt sẽ giúp ta có được những cống hiến to lớn và ý nghĩa nhất cho bản
thân và người khác. Vì thế, hãy trân trọng suy nghĩ của riêng mình.


Ngược lại, cũng khơng nên ép buộc người khác phải có cách nhìn nhận giống mình. Cố gắng thuyết phục
các thành viên trong gia đình tin tưởng vào những điều mình từng trải qua là một việc làm vơ nghĩa, bởi
trước tiên, mỗi người đều có những trải nghiệm của riêng mình. Bên cạnh đó, mỗi người lại có tầm hiểu
biết riêng và thái độ về sự hiện diện cũng như vai trò của bản thân trong cuộc sống cũng rất khác nhau.
Cho rằng, bằng cách nào đó, họ sẽ suy nghĩ giống ta là một điều ảo tưởng. Mỗi chúng ta trải qua tuổi thơ
của mình theo những cách khác nhau và mỗi người đều có quyền giữ những cảm nhận đó cho riêng mình.
Hãy vui vẻ khi là chính mình và hãy để người khác cũng có được cảm giác ấy.


<i>(Quên hôm qua để sống cho ngày mai – Tian Dayton, Ph.D., NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh,</i>
2014, tr.102 – 103)
Thực hiện các yêu cầu sau:


<b>Câu 1. Nhận biết </b>


<i>Chỉ ra kết quả của việc tin tưởng vào suy nghĩ độc lập được nêu trong văn bản. </i>
<b>Câu 2. Thông hiểu </b>


Theo anh/chị, vì sao khơng nên ép buộc người khác phải có cách nhìn nhận giống mình?
<b>Câu 3. Thơng hiểu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Câu 4. Thơng hiểu </b>



Anh/Chị có cho rằng việc theo đuổi một cách nhìn riêng sẽ hình thành trong con người quan điểm dị biệt,
cực đoan khơng? Vì sao?


<b>II.LÀM VĂN (7.0 điểm) </b>


<b>Câu 1. (2.0 điểm) Vận dụng cao </b>


Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy
nghĩ về tầm quan trọng của cách nhìn riêng trong cuộc sống.


<b>Câu 2. (5.0 điểm) Vận dụng cao </b>


Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ


Sơng khơng hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể


Và:


Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình u
Để ngàn năm cịn vỗ.


(Trích Sóng – Xn Quỳnh, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2017, tr.155 – 156)
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về sự vận động của khát vọng tình yêu trong
tâm hồn nhân vật trữ tình.


<b>HƯỚNG DẪN LÀM BÀI</b>



<b>Câu </b> <b>Nội dung</b>


<b>Đọc hiểu </b> 1.


<b>Phương pháp: căn cứ đoạn trích </b>
<b>Cách giải: </b>


Kết quả của việc “tin tưởng vào suy nghĩ độc lập” là khi đó một tư duy riêng biệt được hình
thành trong ta.


2.


<b>Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích </b>
<b>Cách giải: </b>


Bởi:


- Mỗi người đều có những trải nghiệm của riêng mình.


- Mỗi người có tầm hiểu biết riêng và thái độ về sự hiện diện cũng như vai trò của bản thân
trong cuộc sống cũng rất khác nhau.


3.


<b>Phương pháp: phân tích, lý giải </b>
<b>Cách giải: </b>


Bởi: khi được là chính mình là khi bạn được thỏa sức thể hiện cái tôi, bản chất thật của bản
thân mà khơng cần gồng mình che đậy, giấu diếm. Và khi được là chính mình bạn cũng cần


tơn trọng sự khác biệt của người khác, không phán xét, đánh giá bởi mỗi người là một màu
sắc, là một thực thể riêng biệt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

4.


<b>Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp </b>
<b>Cách giải: </b>


- Học sinh có thể lựa chọn đồng tình hoặc khơng đồng tình và có những lý giải phù hợp.
- Gợi ý:


+ Khơng đồng tình.


+ Lý giải: Mỗi con người là cá thể riêng biệt, trình độ văn hóa và thẩm mĩ riêng bởi vậy việc
họ theo đuổi cách nhìn riêng của bản thân là hồn tồn bình thường. Miễn sao những cái
riêng đó vẫn phù hợp với chuẩn mực văn hóa, đạo đức của cộng đồng


<b>Làm văn</b>


<b>1</b> <b>Phương pháp: phân tích, tổng hợp </b>
<b>Cách giải: </b>


1. Giới thiệu vấn đề: Tầm quan trọng của cách nhìn riêng trong cuộc sống mỗi con người
2. Bàn luận


- Cuộc sống mn hình vạn trạng, mỗi con người là một thực thể riêng biệt cũng bởi vậy mà
đối với thế giới này cuộc sống cũng thật đa dạng màu sắc.


- Ý nghĩa của cách nhìn riêng:
+ Tạo nên sự đa dạng của thế giới



+ Tạo nên những ý tưởng mới mẻ, đột phá.


+ Ý nghĩ riêng biệt cũng làm nên vẻ đẹp, nét đặc sắc riêng, dấu ấn riêng cho mỗi cá nhân.
+ …


- Cái nhìn riêng là điều cần thiết trong cuộc sống, giúp chúng ta khơng sống trong những tư
duy sáo mịn, cũ kĩ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các bạn học sinh chuẩn bị bước vào
cuộc sống. Cần có cái nhìn, suy nghĩ riêng cho bản thân, để lựa chọn con đường mình muốn
đi, con đường mình u thích thay vì đồng ý nghe theo sự sắp xếp của người khác.


- Nhưng đồng thời cũng cần hiểu rằng cái nhìn riêng khơng phải là sự cá biệt, dị biệt, cực
đoan. Mà cái nhìn riêng cần có sự hài hòa, phù hợp với thuần phong mĩ tục của cộng đồng.


<b>2</b> <b>Phương pháp: phân tích, tổng hợp </b>
<b>Cách giải: </b>


<b>• Giới thiệu tác giả, tác phẩm </b>


- Xuân Quỳnh thuộc số những nhà thơ lớp đầu tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng
thành trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một phụ nữ có
nhiều trắc ẩn, ln da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường.


<i>- Sóng được sáng tác năm 1967 trong một chuyến Xn Quỳnh đi vùng biển Diêm Điền (tỉnh</i>
<i>Thái Bình). Sóng là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ</i>
Xuân Quỳnh.


• Phân tích hai đoạn thơ


▪ Đoạn 1: Những cung bậc cảm xúc trong tình yêu



- Hai câu đầu: Tác giả tạo ra tiểu đổi để diễn tả biến thái phức tạp của sóng cũng là tâm trạng
<i>của em bằng 4 tính từ “Dữ dội/ dịu êm” “Ồn ào/ lặng lẽ”. Cùng với đó, cách ngắt nhịp 2/3</i>
và sự luân phiên các thanh bằng trắc đã nhấn mạnh những đối cực trong trạng thái của sóng.
Điều đặc biệt, cách sửu dụng liên từ “và” cho thấy những trạng thái đối lập ấy vẫn song song
tồn tại, không mâu thuẫn mà đan xen, vận động và có sự chuyển hóa.


=> Những cung bậc cảm xúc phức tạp trong tâm hồn người con gái đang yêu.


- Hai câu sau: Điều đáng nói nhất ở đây là sự chủ động của người con gái khi yêu, dứt khoát


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

từ bỏ không gian nhỏ bé, chật hẹp để vươn tới cái rộng lớn, cao cả:
<i>Sông không hiểu nổi mình </i>


<i>Sóng tìm ra tận bể </i>
Đó quả thực là một sự táo bạo.


▪ Đoạn 2: Khát vọng dâng hiến trong tình u


- Mặc dù có những trăn trở trong tình u nhưng thơ Xn Quỳnh khơng dẫn người ta đến bế
tắc, buồn chán mà thành khát vọng. Từ nhận thức, khám phá, Xuân Quỳnh đã mang đến giải
pháp:


<i>“Làm sao được tan ra </i>
<i>... </i>


<i>Để ngàn năm cịn vỗ” </i>


+ Tan ra thành trăm con sóng: khát vọng được hịa quyện, được dâng hiến tình u của mình
vào tình u của mọi người. “Tan ra” khơng phải mất đi mà hồ giữa cái chung và cái riêng.


Tình yêu như thế không bao giờ cô đơn.


+ Để ngàn năm con vỗ: tình yêu tồn tại mãi mãi, trường tồn vĩnh cửu


=> Khát vọng mãnh liệt trong tình yêu – nét hiện đại trong thơ Xuân Quỳnh
* Nhận xét về sự vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình


- Sự vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình từ băn khoăn, khơng hiểu nổi mình đến hịa
mình vào biển lớn tình u để tìm thấy chính mình; từ khát vọng tình u từ đến khát khao
được hòa nhập vào cuộc đời chung rộng lớn để dâng hiến trọn vẹn.


- Qua đó, ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình: vừa chân thành, vừa say
đắm, vừa táo bạo, mãnh liệt, vừa truyền thống vừa hiện đại.


- Sự vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện thành công qua thể thơ ngũ ngôn
giàu nhạc điệu; kết cấu song trùng hai hình tượng sóng và em; ngơn từ giản dị, trong sang;
hình ảnh giàu sức gợi; biện pháp so sánh, nhân hóa,…


• Tổng kết


</div>

<!--links-->

×