Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Đề thi văn thpt quốc gia 2019 số 25 - ĐH Sư phạm TPHCM | Ngữ văn, Đề thi đại học - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.39 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM</b>
<b>HỒ CHÍ MINH</b>


<b>ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019 </b>


<b>CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 25</b>
<b>Môn thi: NGỮ VĂN</b>


<i>Thời gian làm bài: 120 phút, khơng kể thời gian phát đề</i>
<b>Họ, tên thí sinh:...</b>


<b>Số báo danh:...</b>


<b>I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)</b>


<b>Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: </b>


<i>Theo thạc sĩ Trần Thị Thanh Trà - giảng viên khoa Xã hội học, công tác xã hội Đông Nam Á trường ĐH</i>
<i>Mở TP.HCM, dưới góc nhìn xã hội, các bạn trẻ hay quan tâm đến các vấn đề của xã hội, muốn khẳng định</i>
<i>cái tôi, giá trị bản thân trong cuộc sống, bằng việc dám lên tiếng trước những bức xúc của xã hội. </i>


<i>Điều đó dễ khiến các bạn vơ tình trở thành “anh hùng bàn phím”, do khơng kiểm chứng các nguồn thơng</i>
<i>tin ngồi luồng dù “cái tâm” là muốn bảo vệ người yếu thế. Cũng có nhiều người theo xu hướng đám đông,</i>
<i>cổ xúy lẫn nhau. Hay đơn giản, khi đứng trước một luồng thông tin không cần biết đúng hay sai, chỉ thấy dễ</i>
<i>“câu like”, nhiều người chia sẻ trên nhóm cộng đồng của mình. </i>


<i>Cách đây khơng lâu, MC Phan Anh dấy lên con sóng dám lên tiếng, đừng im lặng nữa” trước những vấn</i>
<i>đề nhức nhối của xã hội trong mỗi status của anh trên facebook. Kèm theo lời kêu gọi là hành động thiết</i>
<i>thực của anh đã gây được sự chú ý của cộng đồng. Sau đó, nhiều bạn trẻ cũng lên tiếng trước các vấn đề của</i>
<i>xã hội, nhưng lại đưa những thông tin khơng tích cực, khơng nguồn kiểm chứng, khơng xác minh được vấn</i>
<i>đề đưa ra có ảnh hưởng đến xã hội hay cá nhân nào hay khơng... Chính vì vậy, các bạn trẻ khi chia sẻ thơng</i>


<i>tin nên có ý thức cá nhân. “Đừng mặc định điều tốt là đương nhiên phải làm, cái xấu cần được lên án, nên</i>
<i>vơ tình cái xấu lây lan nhanh chóng hơn, trở thành ám thị cuộc sống”. Khi gặp một điều tốt đẹp ngoài xã</i>
<i>hội, các bạn cũng nên viết lên tường nhà mình, một người viết sẽ có nhiều người viết, và những điều tốt đẹp</i>
<i>sẽ được nhân rộng và lan truyền ngày một lớn hơn. Các bạn đừng ngại hay nghĩ việc nhỏ thì khơng có gì</i>
<i>đáng để nói. Hãy nghĩ một hành động nhường cho người khó khăn khi xếp hàng trong siêu thị, hay ý thức</i>
<i>xếp hàng nơi công cộng cũng đáng được chia sẻ. </i>


<i>(Sống tử tế: làm sao để khơng thành anh hùng bàn phím, dẫn theo tuoitre.vn, </i>
ngày 17/01/2018)
<b>Câu 1: Xác định hai thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản.</b>


<i><b>Câu 2: Theo tác giả, tại sao người trẻ ngày nay dễ trở thành “anh hùng bàn phím”?</b></i>


<i><b>Câu 3: Theo, anh (chị), vì sao chia sẻ thông tin về cái xấu lại khiến “vô tình cái xấu lây lan nhanh chóng</b></i>
<i>hơn, trở thành ám thị cuộc sống”?</i>


<b>Câu 4: Anh (chị) rút ra thông điệp gì từ văn bản trên?</b>
<b>II. LÀM VĂN (7,0 điểm)</b>


<b>Câu 1 (2,0 điểm): </b>


Từ văn bản trên, hãy viết đoạn văn khoảng 200 từ nêu ý kiến của anh (chị) về ý nghĩa của việc khẳng
định cái tôi, giá trị bản thân trong cuộc sống bằng cách lên tiếng trước những bức xúc của xã hội.


<b>Câu 2 (5,0 điểm): </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau:


<i>“- Minh về mình có nhớ ta? </i>



<i>Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. </i>
<i>Mình về mình có nhớ khơng? </i>


<i>Nhìn cây nhớ núi, nhìn sơng nhớ nguồn. </i>


<i>- Tiếng ai tha thiết bên cồn </i>


<i>Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi </i>
<i>Áo chàm đưa buổi phân ly </i>


<i>Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay...” </i>


<i>(Việt Bắc, Tố Hữu) </i>


<i>Từ đó liên hệ với bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu để nhận xét về nét đặc sắc trong</i>
việc xử lí đề tài chia tay của hai tác giả.


<b> HẾT </b>


<b>---HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT</b>
<b>I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)</b>


<b>Câu 1: (0,5 điểm)</b>


Hai phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản: Tự sự, nghị luận.
<b>Câu 2: (0,5 điểm)</b>


<i>Người trẻ ngày nay dễ trở thành “anh hùng bàn phím” vì: Các bạn trẻ thích chứng tỏ mình quan tâm đến các</i>
vấn đề của xã hội, muốn khẳng định cái tôi, giá trị bản thân trong cuộc sống, có nhiều người theo xu hướng
đám đông, cổ xúy lẫn nhau bày tỏ ý kiến trên mạng xã hội.



<b>Câu 3: (1,0 điểm)</b>
Nhận định có ý nghĩa:


• Việc chia sẻ dù vì bất cứ lí do gì cũng khiến cái xấu được nhiều người biết đến.


• Khi thấy nhiều thơng tin xấu, chúng ta lo sợ, có nhiều thái độ tiêu cực với xã hội, khơng nhận ra những mặt
tích cực, vẻ đẹp của cuộc sống.


<b>Câu 4: (1,0 điểm)</b>


Thông điệp rút ra từ văn bản:


• Trước khi chia sẻ một thơng tin trên mạng xã hội cần có sự cảnh giác, suy nghĩ thật thấu đáo, phải tiếp nhận
thông tin ấy bằng tư duy phản biện chứ không nên tiếp nhận thụ động một chiều.


• Khơng chỉ giới trẻ, mọi người đều phải có trách nhiệm trong việc lan tỏa những việc làm tốt đẹp để nó trở
thành thói quen, thành nếp văn hóa, góp phần đẩy lùi những điều xấu xa, tiêu cực.


<b>II. LÀM VĂN (7,0 điểm):</b>
<b>Câu 1: (2,0 điểm)</b>


Có thể nêu một số nội dung sau:


• Thể hiện bản thân là người có quan tâm đến cuộc sống chung của tập thể, có vai trị và trách nhiệm đối với
cộng đồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

• Thể hiện bản lĩnh trước những điều trái với thuần phong mỹ tục, pháp luật.


• Có thể góp tiếng nói để bảo vệ người lương thiện, bảo vệ lẽ phải, hình thành nhân cách sống cao đẹp.


<i><b>(Lưu ý: Học sinh viết thành đoạn văn) </b></i>


<b>Câu 2: (5,0 điểm)</b>


<i><b>Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ trong bài Việt Bắc. Từ đó liên hệ với bài thơ Lưu biệt khi xuất</b></i>
<i><b>dương để nhận xét về nét đặc sắc trong việc xử lí đề tài chia tay của hai tác giả.</b></i>


<b>a. Vài nét về tác giả, tác phẩm </b>


Tố Hữu (1920 – 2002) được đánh giá là lá cờ đầu của thơ ca Cách mạng Việt Nam hiện đại. Thơ của Tố Hữu
là thơ trữ tình chính trị, mang đậm tính dân tộc, chất truyền thống. Hoàn thành vào tháng 10/1954, bài thơ đã
<i>được lấy làm tên chung cho cả tập thơ Việt Bắc (1947 – 1954). Tác phẩm là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng</i>
là một sáng tác xuất sắc của thơ ca Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp. Đoạn trích được học là đoạn mở
đầu phần một của thi phẩm này.


<b> b. Cảnh chia tay đầy lưu luyến </b>
<i><b>* Lời người ở lại: </b></i>


• Lời hỏi gợi nhắc một khoảng thời gian dài cụ thể, khái quát lại một giai đoạn lịch sử gian khổ gắn với Việt
<i>Bắc, đồng thời khắc sâu tình cảm “thiết tha mặn nồng” trải dài theo năm tháng. </i>


<i>• “Cây- núi– sơng - nguồn” là những hình ảnh thể hiện đặc trưng của Việt Bắc. Các hình ảnh sóng đơi từng</i>
<i>cặp, kết cấu lặp – trùng điệp gợi lên một tình cảm gắn bó giao hịa. Các từ “thiết tha”, “mặn nồng” thể hiện</i>
bao ân tình gắn bó.


<i>• Điệp từ “nhớ” được lấy đi lấy lại cùng với những lời nhắn nhủ của người Việt Bắc “mình có nhớ ta”,</i>
<i>“mình có nhớ không” vang lên như day dứt không nguôi. Bốn câu đầu hiện lên chính là những lời ướm hỏi</i>
rất ngọt ngào khéo léo và dạt dào tình cảm của người ở lại làm cho cảnh chia tay thêm da diết luyến lưu.
<i><b>* Lời người ra đi: </b></i>



<i>• Tuy không trực tiếp trả lời câu hỏi của người ở lại nhưng tâm trạng “bâng khuâng”, “bồn chồn” cùng cử</i>
<i>chỉ “cầm tay nhau” xúc động, bồi hồi đã nói lên tình cảm thắm thiết của người ra đi với cảnh và người Việt</i>
Bắc.


<i>• Người cán bộ kháng chiến ra đi nhớ cảnh Việt Bắc, nhớ “áo chàm”, nhớ tiếng, nhớ người, nhớ tình cảm</i>
của người Việt Bắc dành cho kháng chiến. Nỗi nhớ từ những điều từ cụ thể đến trừu tượng ấy nói lên tấm
lịng thủy chung son sắt đối với quê hương cách mạng mà người ra đi khơng thể nào qn.


<i>• Hình ảnh “Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay...” thật cảm động. Câu thơ bỏ lửng, ngập ngừng đã diễn tả rất</i>
đạt thái độ xúc động, nghẹn ngào khi phải giã từ Việt Bắc về xi.


<b>c. Đánh giá </b>


• Đoạn thơ thể hiện được tình cảm thủy chung son sắt giữa người ra đi và người ở lại. Những tình cảm trong
sáng đó rất tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước anh hùng của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp.


• Những câu thơ lục bát trau chuốt biến thành những lời đối thoại và cả độc thoại nội tâm, mở ra thế giới cảm
xúc phong phú của chủ thể trữ tình. Giọng thơ, ngơn ngữ, nhịp điệu cùng bộc lộ cảm xúc nhớ thương day dứt
khiến đoạn thơ giống như một lời hát giao duyên rất đằm thắm, thiết tha.


<b>d. Liên hệ so sánh </b>
<i><b>* Giống: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

• Cảnh chia tay khơng có khơng gian, thời gian xác định nhằm làm nổi bật thế giới cảm xúc của những đối
tượng tham gia.


• Đó là cuộc chia tay của những người đồng chí, gắn với những bước ngoặt quan trọng trong lịch sử cách
mạng của dân tộc.



<i><b>* Khác: </b></i>
<i><b>VIỆT BẮC </b></i>


• Sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vừa kết thúc thắng lợi, các cơ quan trung ương của Đảng và
chính phủ từ Việt Bắc về lại Thủ đô Hà Nội. Tố Hữu cũng là một trong số những cán bộ kháng chiến từng
sống gắn bó nhiều năm với Việt Bắc, nay từ biệt chiến khu để về xi. Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói
chung đã tái hiện buổi chia tay lưu luyến đó.


<i>• Hồn cảnh sáng tác tạo nên một sắc thái tâm trạng đặc biệt, đầy xúc động bâng khng: “Cầm tay nhau biết</i>
<i>nói gì hơm nay...”. Đây là cuộc chia tay của những người từng sống gắn bó suốt “mười lăm năm ấy”, có biết</i>
bao kỷ niệm. Và ân tình cách mạng đã được Tố Hữu khéo léo thể hiện như tâm trạng của tình yêu đơi lứa.
• Đoạn thơ thể hiện khá rõ phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu và mang màu sắc dân tộc đậm đà (thể thơ lục
bát đã được vận dụng nhuần nhuyễn; kết cấu đối đáp quen thuộc trong ca dao, dân ca; chất liệu văn học dân
gian được vận dụng phong phú, đa dạng, đặc biệt là ca dao trữ tình, những cách diễn đạt giàu hình ảnh, nghệ
thuật hộ ứng, các cách chuyển nghĩa truyền thống được sử dụng thích hợp).


<b>LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG</b>


• Được viết năm 1905 trong buổi chia tay các đồng chí để lên đường sang Nhật, dấy lên phong trào Đơng Du.
• Tác giả tập trung tơ đậm ý chí mạnh mẽ của người lên đường, được thể hiện qua việc nêu lên những nguyên
cớ lưu biệt (vì lý tưởng, khát vọng sống cao đẹp; vì ý thức trách nhiệm lớn lao của bản thân với cuộc đời, vì
nỗi đau mất nước và sự bế tắc của khoa cử, chữ nghĩa thánh hiền) cũng như quyết tâm lưu biệt, tự nguyện
dấn thân (khơng chỉ là một quyết tâm mà cịn là một lời thề sắt son với non sông đất nước, lời thề đó biến
thành hành động muốn nương theo ngọn gió dài vượt sóng ra khơi để sống trọn bổn phận làm trai).


• Cuộc chia tay này được tái hiện với ngơn ngữ khống đạt, hình ảnh kì vĩ sánh ngang tầm vũ trụ; giọng thơ
rắn rỏi, mạnh mẽ, đầy quyết tâm.


</div>

<!--links-->

×