Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Đề thi văn thpt quốc gia 2019 số 23 - ĐH Sư phạm TPHCM | Ngữ văn, Đề thi đại học - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.76 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM</b>
<b>HỒ CHÍ MINH</b>


<b>ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019 </b>


<b>CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 23</b>
<b>Môn thi: NGỮ VĂN</b>


<i>Thời gian làm bài: 120 phút, khơng kể thời gian phát đề</i>
<b>Họ, tên thí sinh:...</b>


<b>Số báo danh:...</b>


<b>I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)</b>


<b>Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:</b>


<i>“Tự trọng” nghĩa là biết coi trọng mình, nhưng khơng phải theo nghĩa vị kỷ (chỉ biết đến danh lợi cho</i>
<i>bản thân mình) mà là coi trọng phẩm giá / đạo đức của mình. Một người có tự trọng hay khơng cũng thường</i>
<i>được thể hiện qua câu trả lời hay qua hành xử của anh ta cho những câu hỏi như: “Điều gì khiến tơi sợ</i>
<i>hãi/xấu hổ? ”, “Điều gì khiến tơi tự hào/ hạnh phúc? ”...</i>


<i>Người tự trọng tất nhiên sẽ biết sợ sự trừng phạt của nhà nước (sợ pháp lý) nếu làm trái pháp luật và sợ</i>
<i>điều tiếng dư luận của xã hội (sợ đạo lý) nếu làm trái luân thường lẽ phải. Nhưng đó vẫn chưa phải là điều</i>
<i>đáng sợ nhất với họ. Điều đáng sợ nhất đối với một người tự trọng là sự giày vò bản thân khi làm chuyện đi</i>
<i>ngược lại lương tri của chính mình, phản bội lại lẽ sống, giá trị sống, nguyên tắc sống mà mình đeo đuổi và</i>
<i>có cảm giác đánh mất chính mình. Nói cách khác, đối với người có tự trọng, có đạo đức, “tịa án lưong tâm</i>
<i>” cịn đáng sợ hơn cả “tòa án nhà nước ” hay “tòa án dư luận”</i>


<i>Người tự trọng thường đối diện với lương tri và phẩm giá bản thân, đối diện với “con người bên trong ”</i>
<i>của mình để hành động hơn là đối diện với sự răn đe của luật pháp hay sự phán xét của dư luận bên ngồi.</i>


<i>Do đó, họ sẽ khó có thể làm việc xấu, việc sai ngay cả khi việc xấu, việc sai đó rất có lợi cho mình và nếu có</i>
<i>làm thì cũng khơng sao cả, vì việc xấu việc sai đó đã trở nên phổ biến và bình thường với mọi người.</i>


<i>Người tự trọng có hạnh phúc, có tự hào khi được sự ghi nhận, mến trọng hay ngưỡng mộ của người khác</i>
<i>dành cho mình khơng? Câu trả lời đương nhiên là có, rất hạnh phúc, rất tự hào. Nhưng đó chưa phải là</i>
<i>hạnh phúc lớn nhất. Niềm hạnh phúc lớn nhất đối với họ là niềm tự hào sâu kín và riêng tư từ bên trong con</i>
<i>người của họ về những việc mà họ làm, về những điều mà họ theo đuổi. Chính vì được dẫn dắt bởi nội tại</i>
<i>của bản thân hơn là bị chi phối từ bên ngoài, người tự trọng thường rất tự do và tự trị khi hành động.</i>


<i>(Đúng việc, Giản Tư Trung)</i>
<b>Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.</b>


<b>Câu 2: Theo tác giả, người tự trọng có những biểu hiện nào?</b>


<i><b>Câu 3: Anh (chị) hiểu như thế nào về nhận định: “đối với người có tự trọng, có đạo đức, “tịa án lương</b></i>
<i>tâm ” cịn đáng sợ hơn cả “tòa án nhà nước ” hay “tòa án dư luận ”?</i>


<i><b>Câu 4: Anh (chị) có đồng tình với quan niệm của tác giả: “Niềm hạnh phúc lớn nhất đối với họ (người có</b></i>
<i>lịng tự trọng) là niềm tự hào sâu kín và riêng tư từ bên trong con người của họ về những việc mà họ làm, về</i>
<i>những điều mà họ theo đuổi ” khơng? Vì sao?</i>


<b>II. LÀM VĂN (7,0 điểm)</b>
<b>Câu 1 (2,0 điểm): </b>


Từ văn bản trên, hãy viết đoạn văn khoảng 200 từ nêu ý kiến của anh (chị) về vai trò của lòng tự trọng


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

trong cuộc sống.


<b>Câu 2 (5,0 điểm): </b>
Cảm nhận đoạn thơ sau:



“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đâu súng bạn cùng mũ nan
Dân cơng đỏ đuốc từng đồn


Bước chân nát đá, mn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên. ”


<i>(Việt Bắc, Tố Hữu)</i>


Từ đó liên hệ với đoạn trích sau để nêu nhận xét về cách xây dựng hình tượng nghệ thuật của hai tác giả:
“Ngồi cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu, bầu ngòi, trong tay dùng một ngọn tầm vơng, chi
nài sắm dao tu, nón gõ.


Hỏa mai đánh bằng rơm con củi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay,
cũng chém rớt đầu quan hai nọ.


Chi nhọc quan quản gióng trống kỳ trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng
Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xơ cửa xơng vào, liều mình như chăng có.


Kẻ đâm ngang, người chém người, làm cho mã tà, ma ní hồn kinh, bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu
sắt; tàu đồng, súng nổ. ”


<i>( Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu)</i>
<b> HẾT </b>


<b>---HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT</b>


<b>I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)</b>


<b>Câu 1: Phong cách ngôn ngữ của văn bản: Chính luận.</b>
<b>Câu 2: Biểu hiện của người tự trọng:</b>


 Biết coi trọng phẩm giá, đạo đức của mình.


 Biết sợ sự trừng phạt của pháp luật, đặc biệt là sợ bị lương tâm giày vò.
<b>Câu 3: Tòa án lương tâm đáng sợ hơn tòa án nhà nước, tịa án dư luận vì:</b>


 Tịa án lương tâm ln tồn tại bên trong họ, không thể che giấu tội lỗi.


 Sự giày vò của tòa án lương tâm diễn ra mọi lúc mọi nơi, ngay cả khi người đó thốt khỏi án phạt của
tịa án nhà nước.


<b>Câu 4: Ý kiến trên hồn tồn đúng đắn, vì những ngun nhân sau:</b>


 Họ được hành động theo ý muốn của mình, không bị người khác chi phối.
 Những việc họ làm đều phù hợp với các chuẩn mực xã hội, chuẩn mực đạo đức.


 Họ có được trạng thái an yên, vui vẻ, thoải mái do cách sống chủ động không lệ thuộc; thanh sạch,
không vướng bận.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>II. LÀM VĂN (7,0 điểm):</b>


<b>Câu 1: Có thể nêu một số nội dung sau:</b>


 Lòng tự trọng giúp ta cư xử đúng với các chuẩn mực xã hội.


 Lòng tự trọng giúp ta ý thức được thiếu sót, đồng thời khắc phục những điểm chưa tốt của bản thân,


từ đó phát triển hồn thiện nhân cách.


 Lịng tự trọng giúp ta có một đời sống an yên, vui vẻ, có được sự chủ động không lệ thuộc, thanh
sạch, không vướng bận.


<i><b>(Lưu ý: Học sinh viết thành đoạn văn)</b></i>


<i><b>Câu 2: Cảm nhận đoạn thơ trong bài Việt Bắc. Liên hệ với đoạn trích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để so sánh</b></i>
về cách xây dựng hình tượng nghệ thuật của hai tác giả.


a) Vài nét về tác giả, tác phẩm


Tố Hữu (1920 - 2002) được đánh giá là lá cờ đầu của thơ ca Cách mạng Việt Nam hiện đại. Thơ của Tố
Hữu là thơ trữ tình chính trị, mang đậm tính dân tộc, chất truyền thống. Hoàn thành vào tháng 10/1954, bài
<i>thơ đã được lấy làm tên chung cho cả tập thơ Việt Bắc (1947 - 1954). Tác phẩm là đỉnh cao của thơ Tố Hữu</i>
và cũng là một sáng tác xuất sắc của thơ ca Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp. Đoạn trích được học là
đoạn mở đầu phần một của thi phẩm này.


b) Cảm nhận đoạn thơ


 <i>Đoàn quân: Tác giả đã thể hiện lòng tự hào phơi phới trong câu thơ: “Những đường Việt Bắc của ta”.</i>
<i>Hơn thế nghệ thuật so sánh, thậm xưng kết hợp cùng cách thức điệp âm đầu “đ, r” tái hiện sức mạnh hùng</i>
dũng, khoẻ khoắn của đoàn quân. Những bước chân vang rền khắp nẻo đường Việt Bắc với âm hưởng hùng
tráng, rung chuyển cả đất trời. Hình ảnh thơ vừa tả thực vừa tạo được sự liên tưởng về sức mạnh lớn lao của
<i>đoàn quân trong phút lên đường. Từ láy “điệp điệp trùng trùng " đã khắc họa hình ảnh những đồn qn nối</i>
<i>tiếp nhau khơng dứt trong bức tranh kì vĩ mang tính chất sử thi hồnh tráng này. Câu thơ “Ánh sao đầu súng</i>
<i>bạn cùng mũ nan ” khiến hình ảnh người lính hiện lên thật rực rỡ: đẹp trong đội ngũ kéo dài trải rộng tầng</i>
tầng lớp lớp với một sức mạnh vơ tận, đẹp trong lí tưởng chói ngời như ánh sao trên mũ nan.


 Đồn dân cơng: Hình ảnh đồn dân cơng với sức mạnh “bước chân nát đá ” như thể hiện tinh thần


đầy quyết tâm đạp bằng gian khó, chơng gai mà vươn tới. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ban ngày là
của địch nhưng ban đêm là của ta. Hình ảnh những đồn dân cơng đỏ đuốc đi trong đêm rất đúng với hiện
thực cuộc kháng chiến. Nhưng ánh đuốc đỏ rực ấy cùng với “muôn tàn lửa bay ” lại rất lãng mạn khiến ta có
cảm giác đêm ra trận có khác gì một hội hoa đăng đầy cảm xúc.


 Đồn xe: Ra trận với ánh sáng đèn pha xuyên bóng tối, nhưng bên cạnh nét tả thực, ánh đèn ấy còn
tượng trưng cho lòng tin vào tương lai, cho hi vọng sáng ngời xua tan hết bóng đêm của vất vả, gian lao.
Ngày mai đã lên từ trong đêm dày thăm thẳm nhờ đèn pha bật sáng, nhờ sức con người tỏa rạng bao đêm
hành quân. Có cảm giác hi vọng ấy, sức mạnh ấy giúp họ có niềm tin mãnh liệt có thế cầm chắc chiến thắng
trong tay ngay từ khi mới xuất quân. Câu thơ để lại nhiều dư vị, dư vang về một cảnh ra quân lạc quan với
hào khí ngất trời.


c) Đánh giá


 Sau buổi đầu gian khổ mà ân tình ấy, Việt Bắc chứng kiến sự trưởng thành nhanh chóng của kháng
chiến, của lực lượng cách mạng trong ngày ra trận hào hùng và niềm vui chiến thắng ngập tràn. Tác giả đã


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

khẳng định vai trò quan trọng của chiến khu Việt Bắc, đồng thời qua đó ngợi ca cuộc kháng chiến chống
Pháp tuy gian khổ khó khăn nhưng anh hùng, vẻ vang.


 Nghệ thuật liệt kê và nhịp thơ nhanh, dồn dập đã tái hiện lại khơng khí sơi nổi của buổi đầu kháng
chiến. Đoạn thơ mang chất sử thi hào hùng với nhịp điệu thơ dồn dập, hình ảnh vừa hiện thực, lãng mạn gắn
với cảm hứng anh hùng hòa lẫn trong cảm xúc tự hào mãnh liệt.


d) Liên hệ so sánh


 Giống:


 Khắc họa hình ảnh đồn qn đầy khí thế, tuy cịn nhiều khó khăn thử thách nhưng vẫn vượt lên để
khẳng định lí tưởng cao đẹp.



 Giọng điệu mang đậm âm hưởng anh hùng ca, sắc thái hào hùng với hình tượng trung tâm được lí
tưởng hóa.


 Khác:


<i><b>VIỆT BẮC</b></i>


 Khẳng định sức mạnh tổng lực, đường lối kháng chiến toàn diện, toàn dân là nguyên nhân cơ bản
nhất mang đến thắng lợi vẻ vang.


 Nội dung gắn với cuộc chia tay lịch sử, góp phần làm rõ ý nghĩa tổng kết cho cuộc kháng chiến chống
Pháp.


 Kết hợp hài hòa giữa hiện thực và lãng mạn cách mạng.


<i><b>VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC</b></i>


 Tái hiện hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân trong buổi đầu Pháp xâm lược, chủ yếu tô đậm tinh thần
chiến đấu mạnh mẽ trong khung cảnh đêm cơng đồn hùng tráng.


 Hình ảnh chân thực, sống động; giọng điệu gấp gáp, nhanh chóng phù hợp với khí thế chiến trận; biện
pháp liệt kê và thủ pháp tương phản – đối lập phát huy tối đa giá trị trong việc khắc họa hình tượng trung
tâm.


</div>

<!--links-->

×