Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ Văn - Đề 17 - File word có lời giải chi tiết | Ngữ văn, Đề thi đại học - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.11 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Lovebook.vn</b>
(Đề thi có 01 trang)


<b>ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019 </b>


<b>CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 17</b>
<b>Môn thi: NGỮ VĂN</b>


<i>Thời gian làm bài: 120 phút, khơng kể thời gian phát đề</i>
<b>Họ, tên thí sinh:...</b>


<b>Số báo danh:...</b>
<b>I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)</b>


<b>Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:</b>


<i>Sáu con người, do sự tình cờ của số phận, mắc kẹt vào cùng một cái hang rất tối và lạnh. Mỗi người chỉ</i>
<i>còn một que củi nhỏ trong khi đống lửa chính đang lụi dần.</i>


<i>Người phụ nữ đầu tiên định quẳng que củi vào lửa, nhưng đột nhiên rụt tay lại. Bà vừa nhìn thấy một</i>
<i>khn mặt da đen trong nhóm người da trắng. Người thứ hai lướt qua các bộ mặt quanh đống lửa, thấy một</i>
<i>người trong số đó khơng đi chung nhà thờ với ông ta. Vậy là thanh củi cũng bị thu về. Người thứ ba trầm</i>
<i>ngâm trong một bộ quần áo nhàu nát. Ông ta kéo áo lên tận cổ, nhìn người đối diện, nghĩ thầm: “Tại sao</i>
<i>mình lại phải hi sinh thanh củi để sưởi ấm cho con heo béo ị giàu có kia?”. Người đàn ơng giàu lui lại một</i>
<i>chút, nhẩm tính: “Thanh củi trong tay, phải khó nhọc lắm mới kiếm được, tại sao ta phải chia sẻ nó với tên</i>
<i>khố rách áo ơm lười biếng đó?”. Ánh lửa bùng lên một lần cuối, soi rõ khuôn mặt người da đen đang đanh</i>
<i>lại, lộ ra những nét hằn thù: “Khơng, ta khơng cho phép mình dùng thanh củi này sưởi ấm những gã da</i>
<i>trắng!”.</i>


<i>Chỉ còn lại người cuối cùng trong nhóm. Nhìn những người khác trầm ngâm trong im lặng, anh ta tự</i>
<i>nhủ: “Mình sẽ cho thanh củi, nếu có ai đó ném phần của họ vào đống lửa trước.”</i>



<i>Cứ thế, đêm xuống dần. Sáu con người nhìn nhau căng thẳng, tay nắm chặt những que củi. Đống lửa chỉ</i>
<i>còn than đỏ rồi lụi tắt. Sáng hôm sau, khi những người cứu hộ tới nơi, cả sáu đều đã chết cóng…</i>


<i>(Theo Quà tặng cuộc sống)</i>
<b>Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?</b>


<b>Câu 2: Người viết văn bản trên đã đặt các nhân vật vào một tình huống như thế nào? Ý nghĩa của cách tạo</b>
dựng tình huống đó?


<b>Câu 3: Theo anh/chị, trong văn bản trên, có những nguyên nhân nào khiến cả sáu người chết cóng?</b>
<b>Câu 4: Hãy đặt tên cho văn bản.</b>


<b>II. LÀM VĂN (7,0 điểm)</b>


<b>Câu 1 (2,0 điểm): Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về cách nghĩ và</b>
hành động của sáu con người trong câu chuyện trên.


<b>Câu 2 (5,0 điểm): </b>


<i>Nhận xét về quãng thời gian Chí Phèo sống với Thị Nở trong tác phẩm “Chí Phèo”, Tiến sĩ Chu Văn Sơn</i>
<i>cho rằng: “Tuy chỉ có năm ngày ngắn ngủi, nhưng nó thật sự là một quãng đời khác: Chí được sống rồi chết</i>
<i>như một con người”</i>


<i>Dựa vào tác phẩm “Chí Phèo” anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.</i>


<b> HẾT </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>Lovebook xin cảm ơn!</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT</b>
<b>I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)</b>


<b>Câu 1 (0,5 điểm):</b>


Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là: tự sự/ phương thức tự sự.
<b>Câu 2 (1,0 điểm):</b>


<b>STUDY TIP</b>


Ở dạng câu hỏi về tình huống, các em cần chỉ ra: Các nhân vật đang bị đặt vào hoàn cảnh đặc biệt như thế
nào?


Các nhân vật bị đặt vào một tình huống đặc biệt:


- Sáu người bị mắc kẹt vào một cái hang, thời tiết lạnh lẽo, khắc nghiệt, đống lửa duy nhất lại đang tàn
dần trong khi đó mỗi người đều đang sở hữu một que củi.


- Ý nghĩa của tình huống: Tình huống có tính chất thử thách các nhân vật, qua đó tính cách các nhân vật
bộc lộ rõ nét: tất cả đều hẹp hịi, nhỏ nhen, ích kỉ, thiếu tình yêu thương đồng loại, thiếu tinh thần đoàn kết…
<b>Câu 3 (1,0 điểm): Nguyên nhân khiến sáu người chết cóng:</b>


- Trước hết là vì hồn cảnh khắc nghiệt: cái lạnh của hang đá làm họ kiệt sức.


- Tuy nhiên, nếu các nhân vật biết cách chia sẻ thanh củi của mình thì có lẽ họ đã khơng chết cóng. Họ
khơng chỉ chết vì cái lạnh của hang đá mà cịn chết vì chính cái lạnh từ tâm hồn họ. Đó là sự phân biệt chủng
tộc, sự kì thị tơn giáo, sự phân biệt giàu nghèo… Nói cách khác là do lối sống hẹp hịi, ích kỉ, thiếu tình u
thương đồng loại, thiếu tinh thần đoàn kết cộng đồng trong hoàn cảnh thử thách.


<b>Câu 4 (0,5 điểm): Thí sinh có thể đặt nhiều tiêu đề khác nhau nhưng cần ngắn gọn, phù hợp với nội dung</b>


văn bản và gây được ấn tượng.


<i>Ví dụ: Lạnh, Nơi lạnh nhất ở đâu…</i>
<b>II. LÀM VĂN (7,0 điểm):</b>


<b>Câu 1 (2,0 điểm):</b>


<b>STUDY TIP</b>


Đây là dạng câu hỏi nghị luận về một vấn đề rút ra từ một câu chuyện. Vì thế trước tiên cần giải thích ý nghĩa
mà tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện: cách nghĩ và hành động của sáu người trong văn bản đại diện cho
lối sống nào? Hậu quả của lối sống ấy như thế nào?


<i><b>1. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (0,25 điểm)</b></i>


Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song
hành.


<i><b>2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm):</b></i>


Bày tỏ thái độ đánh giá về cách nghĩ và hành động của sáu người trong văn bản.
<i><b>3. Triển khai vấn đề nghị luận (1,0 điểm):</b></i>


Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận nhưng cần đảm bảo một số
ý cơ bản sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Cuộc sống không tránh khỏi những trở ngại, thử thách. Để vượt qua, ý chí, nghị lực của con người là
chưa đủ, cần lắm tinh thần tập thể, ý thức đoàn kết cộng đồng, sự đồng cảm sẻ chia giữa người với người.


- Phê phán lối sống ích kỉ, định kiến, vơ cảm.


<i><b>4. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm):</b></i>


Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp Tiếng Việt.
<i><b>5. Sáng tạo (0,25 điểm):</b></i>


Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.


<b>Câu 2 (5,0 điểm)</b>


<i><b>1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0,25 điểm):</b></i>


<i>Có đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn</i>
<i>đề, Kết bài khái quát được vấn đề.</i>


<i><b>2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):</b></i>


<i>Sau khi gặp Thị Nở, Chí Phèo được “sống như một con người và chết như một con người”</i>
<i><b>3. Triển khai vấn đề nghị luận:</b></i>


Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng
<b>a. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm).</b>


- Nam Cao là nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại với những đóng góp xuất sắc cho văn học hiện
thực phê phán giai đoạn 1930 – 1945. Ngòi bút của Nam Cao tỉnh táo, sắc lạnh, nặng trĩu suy tư nhưng cũng
đằm thắm tình yêu thương. Ông đặc biệt quan tâm tới số phận những người nơng dân nghèo khổ trước cách
mạng tháng Tám.


<i>- Chí Phèo là một kiệt tác lớn của Nam Cao không chỉ vì nó đã phản ánh chân thực bức tranh làng q,</i>
nơng thơn Việt Nam trước cách mạng mà cịn là tiếng nói địi quyền sống, quyền làm người, quyền hạnh
phúc cho người nơng dân lao động. Mối tình Chí Phèo – Thị Nở dù chỉ có năm ngày ngắn ngủi nhưng có ý


<i>nghĩa vơ cùng to lớn với Chí Phèo: “Tuy chỉ có năm ngày ngắn ngủi, nhưng nó thật sự là một quãng đời</i>
<i>khác: Chí được sống rồi chết như một con người” (Chu Văn Sơn)</i>


<b>b. Giải thích ý kiến (0,25 điểm)</b>


<i>- Tuy chỉ có năm ngày ngắn ngủi: là nhận xét về mối tình giữa Chí Phèo với Thị Nở diễn ra trong một</i>
thời gian ngắn so với qng đời dằng dặc bóng tối, tội ác mà Chí Phèo đã sống.


<i>- Sống như một con người: được sống với những cảm xúc nhân tính của một con người bình thường,</i>
được đối xử như một con người.


<i>- Chết như một con người: có ý thức về bi kịch của mình, tự lựa chọn, tự quyết định được cuộc đời mình.</i>
 Nhận định của Chu Văn Sơn đã khẳng định ý nghĩa thức tỉnh của tình người trong sáng: chính tình
yêu thương mộc mạc, chân thành của người đàn bà khốn khổ đã giúp Chí Phèo thức tỉnh, được sống với
những cảm xúc nhân tính và chết như một con người có ý thức về nhân phẩm, giá trị, quyền sống, quyền làm
người.


<b>c. Phân tích, chứng minh:</b>


<b>STUDY TIP</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Khái quát cuộc đời Chí Phèo trước khi gặp Thị Nở: đang trượt dài trên cái dốc tha hóa, bị tất cả người
làng Vũ Đại coi là con quỷ dữ, bị loại ra khỏi xã hội lồi người. Chí Phèo sống bản năng, chìm ngập trong
những cơn say và gây ra biết bao tội ác cho dân làng (0,25 điểm)


<i>- Trong quãng thời gian 5 ngày sống với Thị Nở: Chỉ được sống như một con người và chết như một con</i>
<i>người.</i>


<b>+ Sống như một con người (1,0 điểm)</b>



++ Trước hết, Chí sống trong trạng thái tỉnh, biết tri giác thế giới xung quanh: cảm nhận được ánh
mặt trời rực rỡ, nghe được những âm thanh đời thường (tiếng người đi chợ, tiếng gõ mái chèo đuổi cá, tiếng
chim hót ngồi kia vui vẻ q)  Chí biết buồn. Nam Cao đã 4 lần nhắc tới nét tâm trạng này với những tầng
<i>bậc khác nhau: Lòng mơ hồ buồn – Chao ôi là buồn – Hắn lại nao nao buồn – Buồn thay cho đời. Biết buồn</i>
là cảm giác đầu tiên đánh dấu q trình thức tỉnh của Chí Phèo.


++ Chí Phèo cịn tỉnh táo để biết nhận thức về bản thân: nhớ lại quá khứ (với ước mơ về một mái ấm
gia đình giản dị), nhìn vào hiện tại (thấy mình đã già mà vẫn cịn cơ độc) và cả tương lai (đói rét, ốm đau và
<i>cơ độc)  Lo sợ, cái nỗi sợ cố hữu của bất kì một con người bình thường nào “sợ cơ độc”.</i>


++ Chí biết yêu thương và cũng được yêu thương như con người: tình u mộc mạc và sự chăm sóc
chân thành của Thị Nở đã làm sống dậy cái bản thiện trong con người Chí Phèo: Lần đầu tiên hắn được
<i>người khác cho không – cho mà không phải cướp giật, lần đầu tiên hắn được chăm sóc bởi một bàn tay đàn</i>
<i>bà, lần đầu tiên Chí Phèo có được cảm giác về một mái ấm gia đình… Dù chỉ năm ngày ngắn ngủi sống với</i>
<i>Thị Nở nhưng đó là một qng đời hồn tồn khác với Chí Phèo. Chí Phèo đã được nếm trải tất cả những</i>
cung bậc cảm xúc của một con người (ngạc nhiên, cảm động, ăn năn, biết tỏ tình, cố gắng uống thật ít rượu
<i>để tỉnh táo mà yêu nhau…)</i>


 Đó là đời sống tâm hồn của một con người – một con người khi đã trở về với những giá trị người.
<b>+ Chết như một con người (1,0 điểm)</b>


++ Bị Thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo lâm vào tuyệt vọng đau đớn: ý thức được bi kịch bị cự tuyệt quyền
làm người của mình, hắn xách dao đi trả thù. Ban đầu, chí Phèo định đến nhà Thị Nở nhưng bước chân lại
<i>đưa hắn đến nhà Bá Kiến. Cái bước chân “xông xông” đi vào nhà Bá Kiến là bước chân có chủ đích. Vì lí trí</i>
tỉnh táo chỉ rõ Bá Kiến mới là kẻ thù số một của đời mình.


++ Những lời nói của Chí Phèo ở nhà Bá Kiến thật tỉnh táo: vừa vạch tội kẻ thù vừa ý thức được bi
kịch bị loại khỏi xã hội lồi người của mình.


++ Giết Bá Kiến và tự sát  tự giải thốt, đó là cách duy nhất dù là cách tiêu cực. Bởi lẽ nếu tiếp tục


sống Chí sẽ phải sống kiếp quỷ dữ, điều ấy Chí khơng muốn nữa.


 Cuối cùng, Chí cũng đã tự quyết định được cuộc sống của mình.
<b>d. Bàn luận (0,5 điểm)</b>


<b>STUDY TIP</b>
Phần bàn luận nên đánh giá về:


- Giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm tốt lên từ hình tượng Chí Phèo.
- Đặc sắc nghệ thuật của ngòi bút Nam Cao khi xây dựng hình tượng Chí Phèo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

lưu manh tha hóa. Đồng thời, nhà văn cũng khẳng định và đề cao tình người mộc mạc, chân thành. Tác phẩm
gửi đến người đọc một thơng điệp có ý nghĩa nhân văn sâu sắc: chỉ có tình người mới cứu được tính người.


- Diễn biến tâm lí của Chí Phèo khi thức tỉnh được miêu tả sâu sắc và tinh tế, cách trần thuật lạnh lùng mà
vẫn trĩu nặng suy tư là một thành công lớn về nghệ thuật của Nam Cao.


<i><b>4. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm):</b></i>


Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp Tiếng Việt.
<i><b>5.Sáng tạo (0,5 điểm):</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>
<b>Phần II – Câu 1:</b>


<i>- Đoạn văn tham khảo:</i>


Trong cuộc sống đôi khi chúng ta sẽ bị đặt vào những hoàn cảnh thử thách khắc nghiệt, địi hỏi sự nỗ lực
khơng chỉ của cá nhân mà còn cần sự chung tay của cả cộng đồng. Sáu con người trong câu chuyện trên đang
trơi vào một hoàn cảnh như thế. Lẽ ra họ phải thay phiên nhau cho thanh củi của mình vào đống lửa để duy


trì ánh sáng và hơi ấm, đợi những người cứu hộ đến nhưng họ lại khư khư giữ lấy thanh củi của riêng mình.
Cách nghĩ và hành động của họ thể hiện lối sống cá nhân, ích kỉ, thiếu tình thương, thiếu tinh thần đồn kết,
nhất là trong hồn cảnh thử thách. Chính cách hành xử và lối sống ấy đã đẩy họ đến kết cục bi thảm. Đối với
những vấn đề xã hội lớn như ô nhiễm môi trường, chống giặc ngoại xâm, thiên tai… một cá nhân khơng thể
giải quyết được những khó khăn mà cần có tinh thần đoàn kết cộng đồng, ý thức tự giác của mỗi người. Đơi
khi, vì lợi ích chung của cộng đồng, dân tộc, đất nước mỗi người cần biết hi sinh lợi ích của riêng mình. Lối
sống ích kỉ, định kiến, vơ cảm sẽ là bức rào chắn vơ hình khiến con người khơng thể xích lại gần nhau và
chịu thất bại.


<b>Phần II – Câu 2: Tham khảo lời bình của TS. Chu Văn Sơn</b>


<i><b>Nhân vật thị Nở và bát cháo hành</b></i>


Thị Nở là ai? Câu hỏi có vẻ thừa! Nhưng muốn trả lời câu hỏi có vẻ thừa đó, không thể không đặt thị
trong những đối sánh cần thiết.


Đâu phải ngẫu nhiên Nam Cao mơ tả Chí Phèo có quan hệ với hai người đàn bà. Với bà Ba – hẳn là xinh
vào hạng nhất làng Vũ Đại – Chí khơng được hưởng một chút tình u nào. Hành vi gọi Chí lên bóp chân, về
thực chất, là hành vi bóc lột. Bóc lột cái phần trai trẻ ở Chí Phèo, mà bấy giờ lão Bá đã cạn. Chí chỉ được
xem như một thứ nô lệ, phục dịch những cơn thèm khát bất chính của bà thơi. Cịn với thị Nở, Chí được
hưởng tình người. Mộc mạc, đơn sơ, nhưng chân thật.


Nhiều người cứ phê phán Nam Cao là tự nhiên chủ nghĩa, là quá trớn khi mô tả thị Nở xấu đến ma chê
quỉ hờn. Nhưng xét ở bình diện nghệ thuật, Thị càng xấu, truyện càng hay. Dĩ nhiên, hay khơng phải vì xấu.
hay là: có xấu đến thế, bi kịch Chí Phèo mới sâu sắc. Khơng phải ngẫu nhiên Nam Cao đã trút vào Thị tất cả
những nét mỉa mai nhất của Hóa cơng dành cho một người đàn bà. Dường như bút pháp Nam Cao đã dùng tả
thị Nở không hẳn của hiện thực mà vay mượn của dân gian và lãng mạn. Có thể nói, thị Nở đã xấu một cách
hồn hảo, xấu ở mức lí tưởng. Đã xấu, nghèo, dở hơi, lại cịn thuộc dòng giống hủi. Tất cả những thứ ấy đã
biến Thị Nở thành một thứ phế thải, vô giá trị. Nhưng ở cái con người vô giá trị kia lại có thứ tài sản vơ giá:
tình người. Những tương phản trái khốy ấy thuộc về dụng ý và dụng cơng của Nam Cao.



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

trong Chí tưởng đã khơ cạn tiêu tan. Hóa ra khơng hẳn. Nó chỉ bị vùi lấp. Trong thẳm sâu lịng Chí, nó vẫn
len lỏi, âm thầm và trong suốt. Vừa chạm báo cháo hành, cái lốt quỉ dữ của Chí lập tức được trút bỏ, con
người lương thiện ngày nào hiện nguyên bản tướng. Tình người đã làm hồi sinh tính người. Đó chẳng phải là
sự kì diệu của bát cháo hành sao?


</div>

<!--links-->

×