Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Đề thi thử THPTQG môn Ngữ Văn - Trường THPT Kim Liên - Hà Nội - lần 1 - năm 2019(có lời giải chi tiết) | Ngữ văn, Đề thi đại học - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.12 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b> TRƯỜNG THPT</b>
<b> KIM LIÊN – HÀ NỘI</b>


ĐỀ THI LẦN 1


<b>ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019</b>
<b>Môn thi: NGỮ VĂN</b>


<i>Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề</i>


<b>Họ, tên thí sinh:...</b>
<b>Số báo danh:...</b>


<b> Mục tiêu: </b>


<b>Kiến thức: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh cụ thể như sau: </b>
- Kiến thức làm văn, tiếng Việt


- Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm.
- Kiến thức đời sống.


<b>Kĩ năng: </b>


- Kĩ năng đọc hiểu văn bản.


- Kĩ năng tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học).
<b>I.PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):</b>


Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Anh viết thâu đêm, đánh vật với từng trang
Rồi thao thức không sao ngủ được



Kim đồng hồ tích tắc, tích tắc
Hai tiếng động nhỏ bé kia
Hơn mọi ầm ào gầm thét


Là tiếng động khủng khiếp nhất đối với con người
Đó là thời gian


Nó báo hiệu mỗi giây phút qua đi không trở lại
Nhắc nhở cái gì đang đợi ta ở cuối


Nhưng anh, anh chẳng sợ nó đâu


Thời gian – đó là chiều dài những ngày ta sống bên nhau
Thời gian – đó là chiều dày những trang ta viết


Bây giờ anh mới hiểu hết câu nói trong kịch Shakespeare:
Tồn tại hay khơng tồn tại


Khơng có nghĩa là sống hay không sống
Mà là hành động hay không hành động


Nhận thức hay không nhận thức, tác động vào cuộc đời hay quay lưng lại với nó?
Anh khơng băn khoăn mình có tài hay kém tài, thành cơng hay thất bại


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Những ngày tháng bình thường


Như chiếc hộp con, như tờ lịch trên tường (*)
Ta biến thành con tàu, thành tấm vé



Những ban mai lên đường.


<i>(Lưu Quang Vũ, Cho Quỳnh những ngày xa, dẫn theo thivien.net) </i>
<b>Câu 1. Nhận biết </b>


Xác định phong cách ngơn ngữ của đoạn trích. (0,5 điểm)
<b>Câu 2. Nhận biết </b>


Theo tác giả, vì sao tiếng kim đồng hồ lại là tiếng động khủng khiếp nhất đối với con người? (0,5 điểm)
<b>Câu 3. Thơng hiểu </b>


Hình ảnh tấm vé và con tàu trong câu thơ: Ta biến thành con tàu, thành tấm vé tượng trưng cho điều gì?
(1,0 điểm)


<b>Câu 4.Thơng hiểu </b>


Anh/chị hãy nêu lên 02 thơng điệp được rút ra từ đoạn trích. (1,0 điểm)
<b>II.PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) </b>


<b>Câu 1 (2,0 điểm) Vận dụng cao </b>


Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày về những nhận thức và hành động của bản thân để sự
sống trở nên có ý nghĩa.


<b>Câu 2: (5,0 điểm) Vận dụng cao </b>


<i>…Nhớ gì như nhớ người yêu</i>
<i>Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương</i>


<i>Nhớ từng bản khói cùng sương</i>


<i>Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.</i>


<i>Nhớ từng rừng nứa bờ tre</i>
<i>Ngịi Thia, sơng Đáy, suối Lê vơi đầy.</i>


<i>Ta đi ta nhớ những ngày</i>
<i>Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…</i>


<i>Thương nhau, chia củ sắn lùi</i>
<i>Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.</i>


<i>Nhớ người mẹ nắng cháy lưng</i>
<i>Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô…</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>HƯỚNG DẪN LÀM BÀI</b>


<b>Câu </b> <b>Nội dung</b>


<b>Đọc hiểu </b> 1.


<b>Phương pháp: căn cứ các phong cách ngôn ngữ đã học </b>
<b>Cách giải: </b>


- Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật
2.


<b>Phương pháp: căn cứ nội dung văn bản </b>
<b>Cách giải: </b>


Vì:



- Nó báo hiệu mỗi giây phút đi qua khơng trở lại
- Nhắc nhở cái gì đang đợi ta ở cuối.


3.


<b>Phương pháp: phân tích, tổng hợp </b>
<b>Cách giải: </b>


Tượng trưng cho hành động lên đường, tiến lên phía trước.
<b>4. Phương pháp: phân tích, tổng hợp </b>


<b>Cách giải: </b>
Gợi ý:


- Biết quý trọng thời gian
- Không ngừng hành động


- Trân trọng những hạnh phúc bình dị, nhỏ bé xung quanh mình
- …


<b>Làm văn</b>


<b>1</b> <b>Phương pháp: phân tích, tổng hợp </b>
<b>Cách giải: </b>


<b>Yêu cầu: </b>


- Học sinh biết viết thành một đoạn văn nghị luận bàn về ý kiến: Nhận thức và hành động để
bản thân trở nên có ý nghĩa.



- Có ý thức liên hệ với gợi ý của đoạn trích ở phần đọc hiểu, kết hợp với những suy nghĩ xuất
phất từ thực tế cuộc sống.


- Lập luận rõ ràng, hợp lí, có sức thuyết phục.


- Chấp nhận những cách triển khai khác nhau miễn sao hợp lí. Sau đây là một gợi ý:
<b>Nội dung: </b>


- Nhận thức và hành động là hai trạng thái để con người vươn đến thành cơng, có một cuộc
sống có ý nghĩa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

+ Hành động đem lại thành quả có ích cho cuộc sống, tạo ra của cải, vật chất, tinh thần, làm
cho cuộc sống con người phát triển, thúc đẩy xã hội tiến bộ. Thông qua hành động, con
người thể hiện được khát vọng cống hiến sức lực, tài năng cho cuộc đời; rút ra được những
kinh nghiệm, những


bài học cho mình, mở mang nhận thức, rèn luyện nhân cách, hoàn thiện bản thân.


+ Để có hành động đúng đắn cịn người cần có nhận thức đúng đắn, tích cực. Hướng đến xây
dựng cuộc sống lành mạnh cho bản thân và cho sự phát triển chung của xã hội


- Mở rộng vấn đề: Phê phán những kẻ ngại hành động, không dám hành động hoặc hành
động tùy tiện, bốc đồng, thiếu suy nghĩ, vi phạm pháp luật, vi phạm những chuẩn mực chung
của xã hội. Hành động đúng đắn phải xuất phát từ nhận thức đúng đắn, vì thế hành động phải
có sự dẫn dắt của lí trí, đồng thời hành động cũng là một biểu hiện của phẩm chất, đức hạnh.
- Bài học: Con người sống là phải hành động; hãy bắt đầu từ những hành động nhỏ vì nhiều
hành động nhỏ tạo nên hành động lớn. Phải học hỏi để nâng cao nhận thức, hiểu biết; trau
dồi phẩm chất đạo đức để có những hành động đẹp.



<b>2</b> <b>Phương pháp: phân tích, tổng hợp </b>
<b>Cách giải: </b>


• Giới thiệu tác giả, tác phẩm


- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca Cách mạng Việt Nam. Đường Cách mạng, đường thơ Tố
Hữu gắn liền với các chặng đường của cách mạng Việt Nam.


<i>- Tập thơ Việt Bắc là một trong những thành tựu xuất sắc của văn học những năm kháng</i>
chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954). Tập thơ là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc
kháng chiến chống Pháp xâm lược, phản ánh những chặng đường gian lao, anh dũng và
thắng lợi của dân tộc.


• Phân tích đoạn thơ trên


Đoạn thơ là hình ảnh Việt Bắc trong hồi tưởng của tác giả
<i>- Nhớ cảnh Việt Bắc thanh bình: </i>


<i>Nhớ gì như nhớ người yêu</i>


<i>Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương</i>
<i>Nhớ từng bản khói cùng sương</i>
<i>Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.</i>


<i>Nhớ từng rừng nứa bờ tre</i>
<i>Ngòi Thia, sơng Đáy, suối Lê vơi đầy.</i>


+ Hình ảnh so sánh “như nhớ người yêu” thể hiện sự gắn bó tha thiết trong tình cảm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

+ Những địa danh ngịi Thia, sơng Đáy, suối Lê khơng chỉ trải dài trên bản đồ địa lí của Việt


Bắc; khơng chỉ được khắc ghi trong lịch sử Cách mạng- là nơi đã diễn ra nhiều chiến cơng
oanh liệt; mà cịn ghi dấu bao kỉ niê ̣m của người ra đi.


<i>- Nhớ những ngày khó khăn gian khổ nhưng đậm đà tình nghĩa: </i>
<i>Ta đi ta nhớ những ngày</i>
<i>Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…</i>


<i>Thương nhau chia củ sắn lùi</i>
<i>Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng</i>


Bốn câu thơ là lời khẳng định, khi chia xa người ra đi sẽ khơng bao giờ qn đi những tháng
<i>ngày gắn bó, ta với mình đã đờng cam cợng khơ, cùng chia sẻ đắng cay và cùng chung</i>
<i>hưởng ngọt bùi. Tác giả đã cu ̣ thể hóa sư ̣ đờng cam cợng khơ ấy bằng hình ảnh “chia củ sắn</i>
<i>lùi/ Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”. </i>


- Nhớ người mẹ Việt Bắc:


<i>Nhớ người me ̣ nắng cháy lưng</i>
<i>Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngơ</i>


<i>Hình ảnh người mẹ hiện ra trong bối cảnh nắng cháy lưng, vẫ nđị ucon lên rẫ ylàm việ c, cần</i>
<i>mẫ nchăm chỉ bẻ từng bắ p ngô... đa ̃ gợi ra sự tần tảo chắt chiu, cần cù lao động của những</i>
bà me ̣ trong kháng chiến đã đùm bọc, cưu mang chiến sĩ, cán bộ cách mạng.


• Liên hệ với tác phẩm Từ ấy
*Giới thiệu về bài thơ “Từ ấy”:


-Bài thơ Từ ấy thuộc phần Máu lửa của tập Từ ấy, tập thơ đầu tay của Tố Hữu gồm 3 phần
“Máu lửa”, “Xiềng xích”, “Giải phóng” ghi lại ba chặng đường trưởng thành của Tố Hữu
trong đấu tranh cách mạng. Tập thơ là tiếng hát hân hoan nồng nhiệt của một thanh niên trí


thức khát khao lẽ sống, say mê lí tưởng, hăng hái đấu tranh cách mạng.


-Bài thơ được viết vào thời điểm đặc biệt trong cuộc đời Tố Hữu: được đứng trong hàng ngũ
của Đảng Cộng sản tháng 7 – 1938.


*Phân tích tâm trạng của người thanh niên:
-Vui sướng khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản
-Nhận thức mới về lẽ sống


-Chuyển biến sâu sắc trong tình cảm giai cấp của người cộng sản trẻ tuổi
• Nhận xét về khuynh hướng thơ trữ tình – chính trị của Tố Hữu


</div>

<!--links-->

×