Nền văn minh sông Nil-p2
2. Thành tựu văn hóa Ai Cập cổ
2. 1. Nghệ thuật ướp xác Ai Cập cổ
Bài chi tiết: Xác ướp
Bức tranh miêu tả thuật ướp xác
Thuật ướp xác của người Ai Cập ra đời từ năm 2700 TCN. và kéo dài đến tận thế kỷ thứ 5. Quan niệm của
người Ai Cập cổ về sự vĩnh hằng ở thế giới của các thần linh sau khi chết nên việc ướp xác cũng là đức tin
cho sự trường tồn của vương quốc Ai Cập.
Nguyên tắc ướp xác của Ai Cập cổ đại dựa trên việc làm mất nước trong cơ thể người chết và lấy đi các bộ
phận dễ phân hủy như nội tạng và bộ não. Nghệ thuật lấy não người chết thật tài tình, nhiều năm làm các
chuyên gia giải phẫu lúng túng về phương pháp bảo vệ hộp sọ của người chết trong khi não được lấy ra một
cách hoàn hảo. Bước tiếp theo, xác ướp được để trong natron khô khoảng 70 ngày để thanh trùng. Cuối cùng
là nhồi cỏ khô, thơm vào phần rỗng của nội tạng, xoa dầu thơm và quấn vải lên thi thể một cách cẩn thận và
chu đáo. Các ngón tay của xác ướp được lồng bằng các ống vàng. Não và nội tạng khi lấy ra khỏi xác ướp
được cất giữ ở 4 chiếc bình.
Nghi thức chôn cất xác ướp cũng thần bí và ngày nay các nhà khảo cổ học vẫn khám phá thêm các thông tin
thú vị bên các khu khai quật mới.
2. 2. Chữ viết Ai Cập cổ
Sưu tầm: Cao Minh Anh-THCS Hạ Sơn
1
Nền văn minh sông Nil-p2
Chữ tượng hình trên một bức vẽ
Đã lâu, các nhà khảo cổ học tìm thấy những ký hiệu tượng hình được khắc trên các bức tranh trong các di tích
tìm thấy khi tiến hành khai quật Nekhen (Hierakonpolis theo người Hy Lạp cổ và Kom el-Ahmar trong tiếng
Ả Rập ngày nay), vào năm 1894. Tuổi của những chữ tượng hình này có niên đại vào khoảng 3200 TCN. Tuy
nhiên, gần đây, các nhà khảo cổ học lại tìm thấy những ký hiệu trên đồ gốm Gerzean, 4000 TCN, có sự tương
đồng với chữ viết cổ Ai Cập.
Các nhà Ai Cập học xếp hệ thống chữ viết của Ai Cập cổ vào thể loại chữ tượng hình là lối viết sớm của hệ
thống chữ viết của thế giới. Những thầy tu thảo ra những chữ tượng hình Ai Cập cổ từ triều đại đầu tiên
(2925 - 2775 TCN).
Chữ tượng hình Ai Cập cổ không còn được sử dụng từ thế kỷ thứ 4. Đến thế kỷ 15, người ta bắt đầu giải mã
hệ thống chữ viết của Ai Cập cổ. Đến thế kỷ 19, nhà khảo cổ người Pháp là Champollion đã giải mã được
văn tự Ai Cập.
Cuối thế kỷ 20, người ta đã truy ra là mẫu tự Phoenix (tổ tiên của người Li Ban) đã được đặt ra bắt chước
theo văn tự Ai Cập. Sau đó các dân tộc Do Thái, Ả Rập, Hy Lạp và La-Tinh đã dựa theo mẫu tự Phoenix để
thành lập chữ viết của mình. Ngày nay, các xứ dùng mẫu tự La Tinh, trong đó có Việt Nam, Pháp, Anh; các
xứ dùng mẫu tự Hi Lạp, trong đó có Nga đều thừa hưởng di sản của chữ viết Ai Cập !
2. 3. Văn học - nghệ thuật Ai Cập cổ
Sưu tầm: Cao Minh Anh-THCS Hạ Sơn
2
Nền văn minh sông Nil-p2
Một cuốn sách của người chết viết trên giấy papyrus
Sưu tầm: Cao Minh Anh-THCS Hạ Sơn
3
Nền văn minh sông Nil-p2
Bức tranh tường vẽ hoàng hậu Nefertari
Tác phẩm văn học cổ xưa nhất của Ai Cập có lẽ là các tác phẩm sách giấy papyrus (chỉ thảo) Ipuwer, có niên
đại 1800 TCN. Hiện nay bộ sưu tập về các tác phẩm cổ đại Ai cập còn có:
• Sách giấy papyrus Westcar (1600 TCN)
• Sách giấy papyrus Tulli (1400 TCN)
• Sách giấy papyrus Ebers (1300 TCN)
• Sách giấy papyrus Harris I (1180 TCN)
• Chuyện của Wenamun (1000 TCN)
Nghệ thuật hội họa Ai Cập cổ đáng để chúng ta kinh ngạc bởi những tranh vẽ trên tường trong các khu hầm
mộ của các pharaon, trên các chất liệu gốm cổ,… Các bức tranh mô tả cảnh sinh hoạt và sản xuất cũng như
tín ngưỡng tập tục của các cư dân và vua chúa Ai Cập. Các tác phẩm hội họa và các hoa văn trên gốm và đất
nung đã cung cấp cho các nhà Ai Cập học các tư liệu phong phú và sinh động.
Sưu tầm: Cao Minh Anh-THCS Hạ Sơn
4
Nền văn minh sông Nil-p2
Một bình gốm có hoa văn ở bảo tàng Louvre
Việc tồn tại cho đến ngày nay các tác phẩm hội họa Ai Cập cổ có thể do khí hậu khô của sa mạc và điều kiện
thiếu ánh sáng của các hầm mộ. Những bức vẽ của Ai Cập cổ miêu tả về một thế giới vui tươi cho những
người chết ở cõi vĩnh hằng. Nhiều bức họa vẽ cảnh đi vào cõi âm nhằm che chở người chết đi về với Chúa
trời vì người Ai Cập tin rằng sự chết chỉ là sự chuyển chỗ ở sang một thế giới các vị thần và điều này sẽ phù
hộ cho những vị pharaÔng và các triều đại đang trị vì nước Ai Cập.
Nghệ thuật gốm cổ Ai Cập cũng rất phong phú và tinh xảo. Người Ai Cập cổ đã khám phá ra chất liệu men
gốm khá sớm; trên các bề mặt của gốm cổ Ai Cập có chạm khắc tinh xảo các hình nhỏ mô tả nhiều chủ đề.
Đồ gốm thường được chôn theo người chết và để dùng vào các nghi lễ thần bí.
Giấy papyrus là một loại giấy do người Ai Cập cổ sáng chế ra, được làm từ cây papyrus mọc ở châu thổ sông
Nin. Công nghệ làm giấy papyrus không được ghi lại và bị thất truyền theo thời gian, tuy vậy, vào năm 1940,
các nhà Ai Cập học đã phục hồi được công nghệ này. Người ta đã tìm thấy những tấm giấy có kích thước khá
Sưu tầm: Cao Minh Anh-THCS Hạ Sơn
5