Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bai 31 so luoc bang tuan hoan cac nguyen to hoa hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.68 KB, 3 trang )

HĨA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

BÀI

31

SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC
NTHH

I. NGUYÊN TẮC SẮP XẾP CÁC NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN
– Năm 1869, Men-đê-lê-ép sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn theo chiều tăng
dần của nguyên tử khối (có vài trường hợp ngoại lệ).
– Hiện nay, bảng tuần hòa được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
nguyên tử.
II. CẤU TẠO BẢNG TUẦN HỒN
1. Ơ ngun tố
– Ơ ngun tố cho biết: số hiệu ngun tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, nguyên tử khối
của nguyên tố đó.

– Số hiệu nguyên tử = số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron.
– Số hiệu nguyên tử cũng là số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hồn.
Ví dụ: Số hiệu ngun tử của magie là 12 cho biết:
+ Magie ở ô số 12

+ Điện tích hạt nhân là 12+

+ Số đơn vị điện tích hạt nhân là 12

+ Số proton = số electron = 12

2. Chu kì


– Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được
sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
– Số thứ tự chu kì = số lớp electron.
– Bảng tuần hồn gồm 7 chu kì, trong đó chu kì 1, 2, 3 là chu kì nhỏ, chu kì 4, 5, 6, 7 là
chu kì lớn.
Ví dụ:
Chu kì 1: Gồm 2 nguyên tố H và He, có 1 lớp electron trong nguyên tử.

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY
FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày

Website: www.hoahocmoingay.com
Email:


HĨA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

Chu kì 2: Gồm 8 nguyên tố Li đến Ne, có 2 lớp electron trong nguyên tử.
Chu kì 3: Gồm 8 nguyên tố Na đến Ar, có 3 lớp electron trong nguyên tử.
3. Nhóm
– Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngồi cùng bằng
nhau và do đó có tính chất tương tự nhau được sếp thành cột theo chiều tăng của điẹn
tích hạt nhân nguyên tử.
– Số thứ tự nhóm = số electron lớp ngồi cùng của ngun tử.
Ví dụ:
Nhóm I: gồm các ngun tố kim loại hoạt động mạnh và nguyên tử chúng đều có 1
electron lớp ngồi cùng. (Li, Na, K, Rb, Cs, Fr)
Nhóm VII: gồm các nguyên tố phi kim hoạt động mạnh và ngun tử chúng đều có 7
electron lớp ngồi cùng. (F, Cl, Br, I, At)
III. SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG TUẦN

HOÀN
1. Trong một chu kì
Trong chu kì, khi đi từ đầu tới cuối chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì:
+ Số electron lớp ngồi cùng của ngun tử tăng dần từ 1 đến 8.
+ Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim của các nguyên tố
tăng dần.
+ Đầu chu kì là một kim loại kiềm, cuối chu kì là halogen, kết thúc chu kì là khí hiếm
2. Trong một nhóm
Trong một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì:
“Số lớp electron của ngun tử tăng dần, tính kim loại của các nguyên tố tăng dần,
đồng thời tính phi kim của các nguyên tố giảm dần”.
IV. Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HĨA HỌC
1. Biết vị trí của ngun tố ta có thể suy đốn cấu tạo ngun tử và tính chất của
ngun tố
Ví dụ: Biết ngun tố A có số hiệu ngun tử là 17, chu kì 3, nhóm VII. Hãy cho biết
cấu tạo nguyên tử, tính chất của nguyên tố A và so sánh với các nguyên tố lân cận.
Gợi ý trả lời
+ Số hiệu nguyên tử là 17  điện tích hạt nhân là 17+, có 17 electron.

Biên soạn: HĨA HỌC MỖI NGÀY
FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày

Website: www.hoahocmoingay.com
Email:


HĨA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

+ Chu kì 3, nhóm VII  3 lớp electron, lớp ngồi cùng có 7 electron.
+ A ở cuối chu kì 3  A là phi kim hoạt động mạnh, tính phi kim của A (clo) mạnh hơn

lưu huỳnh (đứng trước).
+ A ở gần đầu nhóm VII  tính phi kim của A yếu hơn Flo (ở trên) nhưng mạnh hơn Br
(ở dưới).
2. Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố ta có thể suy đốn vị trí và tính chất của
ngun tố đó.
Ví dụ: Ngun tử ngun tố X có điện tích hạt nhân là 16+, 3 lớp electron, lớp ngồi
cùng có 6 electron. Hãy cho biết vị trí của X trong bảng tuần hồn và tính chất cơ bản của
nó.
Gợi ý trả lời
+ Điện tích hạt nhân là 16+  số thứ tự 16
+ 3 lớp electron  chu kì 3
+ 6 electron lớp ngồi cùng  nhóm VI, là nguyên tố phi kim vì đứng gần cuối chu kì 3
và gần đầu nhóm VI.

Biên soạn: HĨA HỌC MỖI NGÀY
FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày

Website: www.hoahocmoingay.com
Email:



×