Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

LÝ THUYẾT VÒNG đời sản PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.18 KB, 19 trang )

I. Lý thuyết vịng đời sản phẩm
1. Giải thích lý thuyết vịng đời sản phẩm của Vernon

• Khái niệm
Lý thuyết về vòng đời sản phẩm (product life theory) là lý thuyết tìm cách lý giải
những thay đổi trong xu thế phát triển của thương mại quốc tế theo thời gian. Lý thuyết
về vòng đời sản phẩm được xây dựng trên cơ sở một chuỗi các quá trình đổi mới và
quảng bá sản phẩm nối tiếp nhau.

• Sự ra đời của lý thuyết vòng đời sản phẩm:
Raymond Vernon là người đầu tiên đưa ra lý thuyết về vòng đời sản phẩm vào
giữa thập kỷ 1960 của thế kỷ trước. Lý thuyết của ông dựa trên những quan sát thực tế là
trong suốt thế kỷ XX một tỷ lệ rất lớn các sản phẩm mới của thế giới đã được phát triển
bởi các công ty Hoa Kỳ và được tiêu thụ ban đầu tại thị trường Hoa Kỳ (ví dụ như sản
xuất ô tô ở quy mô công nghiệp, máy thu hình, máy ảnh chụp lấy ngay, máy photocopy,
máy tính cá nhân, và các chíp bán dẫn).
Để giải thích thực tế này, Vernon lập luận rằng sự thịnh vượng và quy mô của thị
trường Hoa Kỳ đã mang lại cho các công ty Hoa Kỳ một động lực rất lớn đề phát triển
các sản phẩm tiêu dùng mới. Thêm vào đó, chi phí nhân cơng cao ở Hoa Kỳ cũng khiến
cho các cơng ty Hoa Kỳ có lý do để sáng chế ra các quy trình cơng nghệ tiết kiệm chi phí
sản xuất.
Các giai đoạn của lý thuyết vòng đời sản phẩm:
Theo lý thuyết này, vòng đời sản phẩm được chia thành 4 giai đoạn:

• Giai đoạn 1: Giới thiệu sản phẩm
Khi sản phẩm mới được tung ra thị trường, nước tiêu dùng sản phẩm cũng là nước
sản xuất vì có mối quan hệ gắn bó giữa đổi mới và nhu cầu. Nước sản xuất ban đầu này -


thường là các nước công nghiệp tiên tiến - trở thành nước xuất khẩu sang các nước có thu
nhập cao khác. Theo Vernon, giai đoạn này thường bắt đầu tại Hoa Kỳ.


Một số đặc điểm chính của giai đoạn này:
+ Chi phí đầu tư: Doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra nhiều chi phí cho hoạt động
Marketing và quảng bá thương hiệu.
+ Giá thành sản phẩm: Vì phải tốn nhiều tiền bạc cho hoạt động R&D (nghiên cứu
và phát triển sản phẩm), giá thành của sản phẩm lúc này là rất cao.
+ Doanh thu: Sản phẩm bắt đầu có doanh thu, nhưng số tiền thu về chưa đủ bù chi
phí bỏ ra ban đầu

• Giai đoạn 2: Tăng trưởng
Bước sang giai đoạn này, khách hàng bắt đầu biết đến sản phẩm, nhu cầu tăng
mạnh. Lượng doanh thu vì thế bắt đầu tăng trưởng mạnh mẽ. Đồng thời với đó, các đối
thủ cạnh tranh trong và ngoài nước xuất hiện. Trong giai đoạn này, chúng ta thấy sản xuất
bắt đầu diễn ra ở các nước công nghiệp hàng đầu khác và dần dần thay thế cho hàng xuất
khẩu của nước đổi mới sang các thị trường này. Như vậy, FDI dần xuất hiện trong giai
đoạn tăng trưởng của lý thuyết vòng đời sản phẩm.
Một số đặc điểm chính của giai đoạn này:
+ Chi phí đầu tư: Doanh nghiệp tiếp tục đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển
sản phẩm, dù chi phí đầu tư đã giảm so với giai đoạn đầu.

+ Giá thành sản phẩm: Nhờ và việc sản xuất sản phẩm hàng loạt, giá thành sản
phẩm đã giảm đáng kể so với giai đoạn mới tung ra thị trường.
+ Doanh thu: Doanh thu của sản phẩm tăng vọt. Doanh nghiệp bắt đầu hòa vốn và
thu về những đồng lợi nhuận đầu tiên.


+ Đối thủ cạnh tranh: Các đối thủ cạnh tranh dần xuất hiện.

• Giai đoạn 3: Bão hịa
Trong giai đoạn này, sản phẩm và quy trình sản xuất được tiêu chuẩn hóa, thị
trường ổn định, hàng hóa trở nên thơng dung, các doanh nghiệp phải giảm chi phí càng

nhiều càng tốt để tăng lợi nhuận hoặc giảm giá để tăng năng lực cạnh tranh, FDI tiếp tục
phát triển vô cùng mạnh mẽ. Các tập đoàn dần tập trung sản xuất sản phẩm tại các quốc
gia có lợi thế hơn (về nhân công, nguyên liệu đầu vào, môi trường pháp lý, thị trường…)
Một số đặc điểm chính của giai đoạn này:
+ Chi phí đầu tư: Chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra trong giai đoạn này là thấp nhất.
+ Giá thành sản phẩm: Sản phẩm có giá thành tương đối ổn định, ở mức tương
đương với giai đoạn trước.
+ Doanh thu: Trong giai đoạn này, doanh thu của sản phẩm đạt ở mức đỉnh điểm.
Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng doanh thu lại giảm so với giai đoạn trước.
+ Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh của sản phẩm bắt đầu tăng dần. Doanh
nghiệp đã nghĩ đến phương án khác biệt hóa thương hiệu, đa dạng hóa tính năng để nâng
cao vị thế cạnh tranh.

• Giai đoạn 4: Suy thối
Với sự phát triển và thay đổi thói quen tiêu dùng và lý do công nghệ, kinh doanh
và lợi nhuận của sản phẩm tiếp tục giảm, các sản phẩm lão hóa trên thị trường, không thể
đáp ứng nhu cầu thị trường, đã có hiệu suất khác tốt hơn, giá thấp hơn các sản phẩm mới
trên thị trường, đủ để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Tại thời điểm này do chi phí cao
của các doanh nghiệp thua lỗ sẽ dần dần ngừng sản xuất các sản phẩm này sẽ tiếp tục đến
hết vịng đời, và, cuối cùng, hồn tồn rút khỏi thị trường.
Một số đặc điểm chính của giai đoạn này:


+ Chi phí đầu tư: Để duy trì sức nóng, doanh nghiệp buộc phải đầu tư chi phí lớn
để níu kéo người tiêu dùng tiếp tục sử dụng sản phẩm.
+ Giá thành sản phẩm: Doanh nghiệp buộc phải hạ giá sản phẩm để kích thích nhu
cầu mua sắm của người tiêu dùng.
+ Doanh thu: Doanh thu sản phẩm giảm xuống rõ rệt so với các giai đoạn trước
đó.
+ Đối thủ cạnh tranh: Số lượng đối thủ đạt ở mức cao nhất. Thị trường đạt đến

mức bão hòa.
Ở giai đoạn này, nếu doanh nghiệp khơng có chiến lược sáng suốt nhằm vực dậy
sản phẩm, một là sản phẩm sẽ chết, hai là sản phẩm sẽ sống vật vờ chờ đợi một tương lai
khơng rõ ràng ở phía trước.
Hình 1: Sơ đồ vịng đời của sản phẩm

• Ví dụ thực tế về một vòng đời của sản phẩm


Chúng ta sẽ lấy ví dụ về chu kỳ sống của một chiếc điện thoại để hiểu rõ hơn về
chủ đề này.
Ở giai đoạn Giới thiệu sản phẩm: Điện thoại Xaomi Redmi 8 là một trong các
dòng điện thoại của thương hiệu Xiaomi . Khi thâm nhập vào thị trường Việt, để thu hút
sự chú ý và giúp khách hàng biết đến sản phẩm mình, Xaomi đã đề ra các chiến lược
quảng cáo về Game thông qua các game thủ, streamer để giới thiệu tính năng vượt trội
của nó là pin trâu, chơi game mượt. Ngồi ra, họ cịn sử dụng chiến lược giá xâm nhập để
hướng đến đối tượng khách hàng có thu nhập thấp và tầm trung. Ai cũng có thể mua điện
thoại Xaomi
Giai đoạn tăng trưởng sản phẩm: hiện nay, với những tính năng vượt trội của mình
đặc biệt là về lượng pin cao giúp người dùng có thể sử dụng lâu, chơi game thoải mái mà
khơng cần phải lo về vấn đề hết pin, Xaomi Redmi 8 đã được rất nhiều khách hàng biết
đến và lựa chọn mua.
Giai đoạn bão hòa của sản phẩm: Các thương hiệu điện thoại nổi tiếng như
Samsung, Iphone,Oppo… đều đang tích cực nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm cải
tiến về mẫu mã, chức năng hơn đáp ứng được nhu cầu người dùng. Thực tế cho thấy rằng
mỗi năm những thương hiệu nổi tiếng này đều cho ra mắt những dịng điện thoại mới với
dung lượng, pin, cấu hình máy,…vượt trội hơn rất nhiều.
Giai đoạn suy thoái: Mặc dù vẫn cịn được nhiều người sử dụng nhưng dần dần nó
đã bị thay thế bằng những chiếc Smarphone hiện đại với nhiều tính năng nổi bật hơn.
2. Ưu và nhược điểm của lý thuyết này trong việc giải thích việc đi đầu tư ra

nước ngồi của các tập đồn/ cơng ty lớn
2.1. Ưu điểm
Xét về khía cạnh lịch sử, lý thuyết vịng đời sản phẩm dường như là một sự giải
thích khá chính xác các mơ hình trao đổi trong thương mại quốc tế. Mơ hình này khái
qt trình tự từ khâu nghiên cứu và phát triển tới khâu sản xuất và tiêu thụ một sản phẩm


mới sẽ diễn ra tuần tự từ nước phát triển cao chuyển sang các nước phát triển thấp hơn tới
các nước đang phát triển theo xu hướng tìm tới địa điểm có chi phí sản xuất thấp hơn.
Theo lý thuyết chu kỳ sống của sản phẩm, các doanh nghiệp thực hiện FDI ở một giai
đoạn cụ thể trong chu kỳ sống của sản phẩm mà họ đã giới thiệu ban đầu. Khi một sản
phẩm mới được giới thiệu, công ty chọn sản xuất tại nhà, gần gũi với khách hàng. Nhưng
khi sản phẩm trở nên chín muồi và nhu cầu nước ngồi phát triển, cơng ty có thể bắt đầu
sản xuất ở nước ngoài, đặc biệt là ở các nước có chi phí thấp, để phục vụ thị trường trong
nước cũng như xuất khẩu sản phẩm về nước. Như vậy một khía cạnh nào đó, lý thuyết
chu kỳ sống của sản phẩm có thể giải thích được động lực của đầu tư FDI của các tập
đoàn lớn trên thế giới, các tập đoàn đa quốc gia. Cụ thể như sau:
- Đối với nhà sản xuất tại chính quốc đạt được lợi thế độc quyền xuất khẩu nhờ
việc cho ra đời những sản phẩm mới, hoặc cải tiến những sản phẩm đang được sản xuất
dành riêng cho thị trường nước họ.
- Trong thời kỳ đầu của vòng đời sản phẩm mới, sản xuất vẫn tiếp tục tập trung tại
chính quốc ngay cả khi chi phí sản xuất ở nước ngồi có thể thấp hơn. Trong thời kỳ này
để thâm nhập thị trường nước ngồi các doanh nghiệp có thể thực hiện xuất khẩu hàng
hóa sang các thị trường đó.
- Khi sản phẩm đã trở nên chuẩn hoá trong thời kỳ tăng trưởng, các nhà sản xuất
sẽ đầu tư khuyến khích ra nước ngồi nhằm tận dụng chi phí sản xuất thấp và quan trọng
hơn là nhằm ngăn chặn khả năng để rơi thị trường vào tay các nhà sản xuất địa phương.
- Ở giai đoạn bão hòa, sản phẩm và quy trình sản xuất được tiêu chuẩn hóa, thị
trường ổn định, hàng hóa trở nên thơng dụng, các doanh nghiệp chịu áp lực phải giảm chi
phí càng nhiều để tăng lợi nhuận hoặc giảm giá để tăng năng lực cạnh tranh, đầu tư ra

nước ngoài tiếp tục phát triển mạnh mẽ.


2.2. Nhược điểm
Tuy nhiên, thuyết vịng đời sản phẩm khơng phải là khơng có điểm yếu. Nhìn triển
vọng của châu Á và châu Âu, các lập luận của Vernon cho rằng đa số các sản phẩm mới
được phát triển và tiêu thụ tại Mỹ có vẻ là q tự tơn dân tộc. Dù sự thật là Mỹ thống trị
kinh tế toàn cầu ( từ 1945 đến 1975), đa số các sản phẩm mới được bắt đầu ở Mỹ, vẫn
ln có các ngoại lệ. Các ngoại lệ này ngày càng trở nên thường xuyên hơn. Nhiều sản
phẩm bây giờ xuất phát từ Nhật Bản ( Như bàn phím videogame) hay Châu Âu ( Như
điện thoại di động). Cũng vậy, với sự gia tăng tồn cầu hố và hội nhập kinh tế thế giới,
một số sản phẩm mới ( như máy tính,laptop, đĩa compact, máy ảnh kỹ thuật số) hiện nay
đồng thời bắt đầu cả ở Mỹ, Nhật và các quốc gia tiên tiến.
Điều này diễn ra cùng với hoạt động sản xuất phân tán trên toàn cầu, với các bộ
phận cấu thành của một sản phẩm mới được sản xuất ở các địa điểm khác nhau trên thế
giới mà tại đó có sự kết hợp các chi phí nhân tố và kỹ năng là thuận lợi nhất, sau đó được
lắp ráp tại một địa điểm, rồi được phân phối, giới thiệu và tiêu thụ đồng thời tại nhiều thị
trường khác nhau thay vì theo tuần tự như lý thuyết của Vernon đề cập.
Dưới đây là điển hình một ví dụ của sản phẩm máy bay, các bộ phận được sản xuất
tại nhiều quốc gia khác nhau:


Hình 2: Các quốc gia khác nhau sản xuất các bộ phận của chiếc Boing B787
II. Đối thủ của Samsung giai đoạn 1999 đến nay


Giai đoạn
Giới thiệu
Phát triển
Trưởng thành

1. Giai đoạn 1: từ 1999 - 2005

Khoảng thời gian
1999 – 2005
2007 – 2011
2001 – nay

Đối thủ của Samsung giai đoạn 1999-2006: Nokia, Motorola, Ericsson, Panasonic,
LG.
Nguồn: TechInsider
Trong năm 1999, hãng chiếm lĩnh thị trường là Nokia với 76 triệu chiếc điện thoại
được bán trên toàn cầu. Trong giai đoạn này, Samsung chỉ đứng thứ 4 về mặt thị phần với
chỉ 14 triệu chiếc điện thoại. Trong những năm sau đó, Nokia vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu
thị trường, gây áp lực rất lớn cho Samsung. Tính đến năm 2005, thị phần lần lượt của các
hãng điện thoại là Nokia: 265 triệu chiếc (32.5% market share), Motorola: 144.9204
millio triệu chiếc (17.7% market share), Samsung: 103 triệu chiếc (12.7% market share),
LG: 54 triệu chiếc (6.7% market share), Sony Ericsson: 51 triệu chiếc (6.3% market
share), Siemens 28 triệu chiếc (3.5% market share), các hãng khác 166 triệu chiếc (20.6%
market share). Tuy nhiên, ta có thể thấy Samsung trong giai đoạn này đang dần đi lên
chiếm lĩnh thị trường, từ vị trí thứ 4 vào năm 1999 đã lên tới vị trí thứ 3 vào năm 2005,
đồng thời doanh số cũng tăng từ 14 triệu chiếc lên tới 103 triệu chiếc, gấp gần 9 lần.
Trong thời điểm này, Samsung vẫn chưa thực sự tiến hành đầu tư ra nước ngồi vì thị
trường nội địa Hàn Quốc vẫn rất ưa chuộng điện thoại của Samsung. Ngoài ra, giai đoạn
này Samsung và LG còn đang là 1 trong những Chaebol ở Hàn Quốc nên sự cạnh tranh
với các hãng khác ở thị trường nội địa là gần như khơng có đối thủ với mặt hàng điện
thoại di động.
2. Giai đoạn 2006 – 2011:


Trong giai đoạn này, Samsung bắt đầu tập trung đầu tư ra nước ngồi nhiều hơn

thay vì chỉ tập trung vào thị trường nội địa. Do trong thời điểm này, nhu cầu của người
tiêu dùng cho sản phẩm ngày càng tăng cao tác động đến việc xuất hiện nhiều hơn các
doanh nghiệp sản xuất điện thoại. Điều này có nghĩa là Samsung cần mở rộng dây chuyền
sản xuất cũng như hạ giá sản phẩm xuống để có thể cạnh tranh với những hãng này.
Mặc dù trong giai đoạn này, Nokia vẫn là nước chiếm tỷ trọng lượng thiết bị bán
ra nhiều nhất nhưng lại có xu hướng giảm sút qua từng thời kỳ từ hơn 461 nghìn đơn vị


được bán ra vào năm 2010 chiếm khoảng gần 29% xuống chỉ còn 422478 đơn vị vào năm
2011 chiếm khoảng 24% lượng thiết bị được bán ra. Trong khi đó Samsung thì lại có mức
tăng trưởng từ 281 nghìn đơn vị được bán ra lên thành hơn 313 nghìn đơn vị. Nhưng bên
cạnh đó, cũng là sự xuất hiện của một hãng điện thoại lớn, cạnh tranh với Samsung đó là
Apple.
Samsung trong giai đoạn này rất trú trọng vào đầu tư ra nước ngoài. Samsung đã
tiến hành đầu tư, xây dựng nhà máy lắp ráp ở nhiều nước trên thế giới như Ấn Độ, Trung
Quốc, ... để có thể tạo ra một dây chuyền sản xuất đủ lớn để đáp ứng nhu cầu người tiêu
dùng cũng như là tận dụng tối đa những chế độ đãi ngộ mà nước nhận đầu tư đem lại
giúp cơng ty có thể thu được nhiều lượi nhuận hơn.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này Trung Quốc cũng có những bước chuyển mình
mạnh mẽ vươn lên làm 1 trong nhũng nền kinh tế hàng đầu trên thế giới và dần cắt bắt
các ưu đãi cho các nhà đầu tư quốc tế. Điều này khiến cho sản phẩm của Samsung sẽ bị
cạnh tranh vô cùng gay gắt với chính những sản phẩm tương tự nơi đây. Vì vậy, thay vì
dồn quá nhiều vốn vào Trung Quốc, Samsung quyết định tìm kiếm một thị trường mới có
thể đáp ứng được những tiêu chí của Samsung. Và năm 2007 Samsung đã quyết định
chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư của mình.
Do có sự xuất hiện của nhà máy sản xuất tại Việt Nam, lượng hàng hoá sản xuất đã
có thể đáp ứng đủ những nhu cầu của người tiêu dùng cộng thêm vào đó là với chi phí
nhân cơng khá rẻ khiến cho chi phí sản xuất tiết kiệm hơn và có nhiều nguồn vốn để tập
trung phát triển sản phẩm. Đây cũng là thời kỳ mà Samsung giới thiệu dòng smartphone
Samsung Galaxy đầu tiên và đánh dấu những bước đi đầu tiên chinh phục vị thế số 1

trong thị trường điện thoại.

3. Giai đoạn 2011 – nay:


Trong giai đoạn này, thị trường điện thoại trở nên vô cùng phong phú với hàng loạt
các hãng điện thoại đặc biệt là một số hãng đến từ trung quốc như: Xiaomi, Huawei,
Oppo, Vivo, ... cạnh tranh với Samsung. Điều này càng đẩy mạnh hơn việc đầu tư ra nước
ngoài của Samsung. Khi đầu tư ra nước ngoài nhiều hơn, Samsung có thể tận dụng những
lợi thế của thị trường đó như giá th nhân cơng, nguồn ngun liệu đầu vào cũng nhưng
một số yếu tố tác động khác vô hình chung làm giảm đi chi phí trong sản xuất. Tận dụng
lợi thế này, Samsung có thể sản xuất hàng loạt quy mô lớn dựa vào nguồn cung cấp linh
kiện số lượng nhiều, giá rẻ.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này chỉ tăng năng suất và giảm chi phí là chưa đủ do thị
trường điện thoại đã trở nên bão hoá. Để có thể bán được sản phẩm, nhà sản xuất cần
phải khiến cho sản phẩm của mình nổi bật hơn so với các sản phẩm cùng chủng loại về
một khía cạnh nào đó. Nó có thể là tính năng của sản phẩm hay cũng có thể là kiểu dáng
thiết độc đáo, thu hút người dùng. Thực tế thì chúng ta đã thấy rất nhiều sản phẩm đột
phá của Samsung trong thời kỳ này như dòng samsung galaxy S7 với thiết kế màn hình


con tràn viền hay những con galaxy note với thiết kế ấn tượng cùng bút stylish cực kỳ
tiện lợi và gần đây nhất là những chiếc galaxy fold vô cùng độc đáo. Chính những điều
này khiến cho samsung nổi bật trong thị trường khơng chỉ vì mẫu mã đa dạng lơi cuốn
mà cịn là do tính năng và độ hồn thiện của sản phẩm rất cao và vô cùng tinh tế. Đây là
kết quả của việc mạnh tay đầu tư hơn vào việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Và cụ
thể hơn thì trong năm nay, Samsung đã chi gần 220 triệu USD để có thể xây dựng và phát
triển trung tâm R&D lớn nhất Đông Nam Á tại Việt Nam.



III. Những lưu ý cho Việt Nam trong việc thu hút FDI từ nước ngồi và đồng
thời duy trì đầu tư từ nước ngoài.
1. Lưu ý đối với VN khi thu hút các công ty công nghệ:

- Thực tế cho thấy hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài FDI được đánh giá là nguồn chuyển giao công nghệ chủ yếu. Công
nghệ của các doanh nghiệp liên doanh đều cao hơn các công đang sử dụng trong
nước. Việt Nam nên tận dụng những cơ hội này để chuyển giao cơng nghệ, từ đó
chuyển dịch cơ cấu sang hướng tăng cường xuất khẩu các sản phẩm cơng nghiệp.
Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng cần sàng lọc cơng nghệ bởi có một số nước,
một số tập đồn sẽ chuyển giao cơng nghệ cũ, máy móc hết giá trị khấu khao đến
nước ta.
VD: Dầu khí và truyền thông là hai ngành kinh tế nhờ chuyển giao công
nghệ và R&D gắn với FDI, nên đã phát triển với tốc độ nhanh, hiện đại, tiến kịp
trình độ thế giới. Cụ thể, các hợp đồng thăm dò và khai thác dầu khí đều có quy
định về chuyển giao cơng nghệ, đào tạo cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật, nên
Tập đồn Dầu khí Việt Nam (PVN) khơng những làm chủ được nhiều công nghệ
hiện đại và phức tạp trong hoạt động thăm dị, khai thác dầu khí ở thềm lục địa của
nước ta, mà cịn có năng lực về công nghệ và nhân lực tham gia một số liên doanh

-

ở nước ngồi.
Cơng nghệ mà các doanh nghiệp FDI đưa vào Việt Nam tuy cao hơn mức Việt
Nam có, nhưng phần lớn là các cơng nghệ trung bình, hoặc trung bình tiên tiến so
với các nước trong khu vực (trừ một số các dự án có quy mơ lớn trong các lĩnh
vực điện tử - viễn thông, thiết bị tin học...). Đây cũng là các công nghệ đưa vào
Việt Nam theo lợi ích của nhà đầu tư, chứ không theo nhu cầu đổi mới công nghệ
do Việt Nam chủ động đưa ra hoặc địi hỏi.
• Cơng tác thẩm định, quản lý công nghệ FDI đưa vào Việt Nam chưa

được quan tâm đúng mức, sự liên kết trong quản lý công nghệ FDI
nhập khẩu, vận hành giữa các cơ quan quản lý nhà nước chưa được


chặt chẽ. Chưa nhận thức rõ rằng: nhà đầu tư thường chú trọng hàng
đầu đến lợi ích đầu tư, đầu tư để sinh lời, nên tìm cách bỏ qua các
quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu và vận hành cơng
nghệ, thiết bị do chính họ đưa vào.
• Chính quyền một số tỉnh, thành phố và ban quản lý khu kinh tế, khu
công nghiệp chưa chú ý nâng cao năng lực thẩm định để lựa chọn dự
án FDI công nghệ cao, hiện đại gắn với chuyển giao công nghệ
nhằm thực hiện có hiệu quả tái cấu trúc nền kinh tế theo mơ hình
tăng trưởng mới. Khơng ít trường hợp do dễ dãi trong việc thẩm tra
năng lực nhà đầu tư, nên đã nhập khẩu máy móc, thiết bị qua sử

-

dụng, lạc hậu, đã bị thải loại ở nước ngồi.
Việt Nam đã có định hướng chung về thu hút cơng nghệ cao, song lại chưa có định
hướng chi tiết (hay kế hoạch chi tiết) cho từng ngành nghề, trên cơ sở xây dựng
được các danh mục dự án công nghệ cao. Các dự án FDI công nghệ cao cần thu
hút, thì được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên (như ưu tiên 1, ưu tiên 2... theo từng
ngành nghề), do vậy chưa có được các giải pháp cụ thể để thu hút FDI công nghệ
cao cho từng ngành và lĩnh vực, nên cũng chưa tiếp cận được với các nhà đầu tư
nước ngồi tiềm năng có cơng nghệ cao tương ứng.

- Việc tiếp thu FDI cơng nghệ cao cịn yếu, thể hiện qua việc chúng ta chưa chủ
động đào tạo, bố trí cán bộ và cơng nhân kỹ thuật trẻ vào làm việc tại các doanh
nghiệp FDI công nghệ cao, để lực lượng này có thể từng bước tiếp nhận, vận hành
và làm chủ được công nghệ, áp dụng vào thực tiễn Việt Nam sau này.

Ngược lại, đầu tư cho hoạt động R&D của các doanh nghiệp FDI còn ít,
mới chỉ ở mức công nghệ nhỏ, đơn giản..., hoặc để cải tiến phù hợp với điều kiện
của Việt Nam, do vậy việc học hỏi công nghệ thông qua FDI nhìn chung chưa đáp
ứng được yêu cầu.

- Chương trình đào tạo kỹ thuật ở các cơ sở dạy nghề vẫn cịn nặng về lý thuyết, ít
điều kiện thực hành, nên người lao động cũng như cán bộ quản lý khi được tiếp


xúc với cơng nghệ mới khó vận hành, tiếp thu, khơng đáp ứng được địi hỏi tuyển
dụng của các doanh nghiệp FDI cơng nghệ cao. Đó là chưa kể lượng cơng nhân có
tay nghề cao, được đào tạo bài bản không đủ cung cấp cho các doanh nghiệp FDI

-

công nghệ cao có quy mơ lớn (như: Intel, Foxcon, Samsung...).
Hoạt động liên kết sản xuất sản phẩm công nghệ cao giữa các doanh nghiệp FDI
với các doanh nghiệp Việt Nam hầu như chưa có. Nguyên nhân xuất phát từ hỗ trợ
của Nhà nước cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc nâng cao trình độ cơng
nghệ, năng lực sản xuất cịn chưa đáp ứng được yêu cầu và tổ chức thực hiện định
hướng, chương trình phát triển cơng nghệ cao cịn yếu.
2. Giải pháp để thu hút và duy trì :

- Chính sách thu hút FDI cơng nghệ cao và ưu đãi khi chuyển giao công nghệ cần
phù hợp với nhu cầu đổi mới công nghệ của quốc gia.
Khi xây dựng danh mục dự án thu hút FDI công nghệ cao trong giai đoạn
tới, cần tính đến tác động và ảnh hưởng tồn cầu của Cách mạng Cơng nghiệp 4.0,
dành những ưu tiên đặc biệt cho FDI đầu tư vào lĩnh vực công nghệ 4.0 mới này,
như: internet kết nối vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác
thực tại ảo (AR), điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn…

Việt Nam cũng là một trong nước giàu tiềm năng về nông nghiệp. Những
năm gần đây, với việc áp dụng các công nghệ mới trong trồng trọt, chăn nuôi,
đánh bắt thủy hải sản…, nhiều sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam đã xuất khẩu
được với giá trị lớn. Để tận dụng những lợi thế này, bên cạnh đẩy mạnh thu hút
công nghệ cao vào các ngành cơng nghiệp, Nhà nước cần tạo diện tích canh tác
lớn, dành ưu đãi cao cho các dự án FDI công nghệ cao đầu tư vào nông nghiệp

-

trong giai đoạn tới.
Cần tiếp tục hồn thiện các giải pháp hỗ trợ (chính sách ưu đãi, tài chính, đào
tạo...) để thúc đẩy khả năng các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh
nghiệp nhỏ và vừa phát triển, đáp ứng được các đòi hỏi liên kết trong sản xuất,
kinh doanh của các doanh nghiệp FDI công nghệ cao, nhằm khắc phục sự thiếu
liên kết giữa hai khối doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước hiện nay.


Xem xét lại tồn bộ khung chính sách ưu đãi đầu tư hiện tại đối với FDI và
tập trung ưu đãi cho các dự án công nghệ cao để hướng các nhà đầu tư FDI vào
các dự án công nghệ cao mà Việt Nam cần, trong giai đoạn tới chỉ nên dành ưu
tiên đặc biệt cho các dự án FDI công nghệ cao. Đối với những lĩnh vực và địa bàn
mà các doanh nghiệp Việt Nam đã có thể thực hiện bằng công nghệ và kỹ thuật
ngang bằng mức tiên tiến thế giới, thì khơng thu hút FDI (như: bất động sản, du

-

lịch nghỉ dưỡng, bán buôn - bán lẻ...).
Nâng cao chất lượng thẩm định, trách nhiệm quản lý công nghệ nhập khẩu của bộ
máy quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương trong nhập khẩu, vận hành


-

công nghệ FDI tại Việt Nam.
Chính quyền tỉnh, thành phố và ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp khi tiếp
nhận dự án FDI cần coi chuyển giao công nghệ như một yếu tố quan trọng khi
thẩm định dự án và quyết định cấp giấy chứng nhận đầu tư, sau đó theo dõi việc
thực hiện chuyển giao cơng nghệ để áp dụng chính sách ưu đãi, xử lý những

-

trường hợp khơng hoặc tìm cách trì hỗn việc chuyển giao cơng nghệ.
Cần rà soát lại quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội để hình thành các khu cơng
nghệ cao (đặc biệt chú ý phát triển các khu công nghệ cao hiện có, nhưng chưa
thành cơng), các cụm cơng nghiệp, dịch vụ công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ cho
phát triển công nghiệp công nghệ cao tại một số địa bàn có nhiều điều kiện thuận
lợi nhất, đã và sẽ được hưởng các ưu đãi đầu tư cao nhất (như: các khu kinh tế
hiện có, các đặc khu hành chính – kinh tế đặc biệt đang hình thành) làm đầu tàu

-

kéo trình độ cơng nghệ cao cả nước phát triển.
Nâng cao chất lượng nguồn lao động. Cần tập trung đào tạo đội ngũ, nguồn nhân
lực chất lượng cao nhằm đáp ứng đủ số lượng và chất lượng nhân lực cho yêu cầu
sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp FDI. Đào tạo, hướng dẫn nguồn lao
động này cách tiếp cận, tiếp thu, tiến tới nắm chắc được công nghệ cao qua thực tế
được bố trí làm việc tại các doanh nghiệp FDI, để khi quay trở lại làm việc tại các
doanh nghiệp Việt Nam sẽ áp dụng được vào thực tế trong nước, cũng như tham
gia được vào quá trình đào tạo nội bộ.



- Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chỉ tận dụng được các nguồn lực tự
nhiên và lao động, hầu như chưa khai thác được các yếu tố khác để hình thành lợi
thế cạnh tranh quốc gia thu hút FDI. Vì vậy chúng ta cần chú trọng hơn đến các
ngành công nghiệp phụ trợ, phát triển thị trường trong nước và hình thành mơi
trường cạnh tranh hơn. Việt Nam vẫn cịn chậm thực hiện các chính sách hiện
hành được thiết kế để hỗ trợ các ngành công nghiệp phụ trợ trong nước tham gia

-

vào các chuỗi cung ứng FDI.
Ưu tiên thu hút FDI vào những ngành công nghiệp thân thiện môi trường, công
nghệ cao và sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, tiếp tục tận dụng lợi thế so sánh
nhưng cần hướng tới tạo dựng lợi thế cạnh tranh dựa vào đào tạo nhân lực. Hướng
vào thúc đẩy chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh công nghiệp
Việt Nam, tăng tỷ trọng sản phẩm công nghệ cao, giá trị gia tăng cao và nâng cấp
chuỗi giá trị của ngành và sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế, đóng góp thiết thực

-

vào tăng cường năng lực cạnh tranh của khu vực DN trong nước.
Định hướng thu hút các tập đoàn xuyên và đa quốc gia quy mơ lớn, có năng lực
cơng nghệ và sẵn sàng chuyển giao công nghệ thông qua các hoạt động nghiên cứu
và phát triển (R&D) và đào tạo nhân lực hướng tới CMCN 4.0. Thu hút đầu tư từ
những DN tập đoàn này, Việt Nam sẽ học hỏi được kinh nghiệm của các DN FDI
tiên tiến, sẽ có sự kích thích và lan tỏa cho các DN và cộng đồng sáng tạo tham gia

-

vào cuộc cách mạng này.
Tạo liên kết sản xuất giữa DN FDI với DN trong nước, tạo cơ hội cho DN trong

nước tham gia mạng sản xuất của DN FDI. Sự kết nối giữa DN FDI và DN trong
nước cũng cho phép chuyển giao công nghệ và hỗ trợ phát triển năng lực công
nghiệp trong nước. Chiến lược thu hút FDI cần hướng tới lợi ích chung của quốc
gia, khuyến khích các địa phương hợp tác và cạnh tranh thu hút FDI thơng qua
hình thành các cụm ngành khơng giới hạn bởi địa giới hành chính nhằm sử dụng

-

nguồn lực hiệu quả và có trách nhiệm.
Để tối đa hóa hiệu quả FDI, trước hết Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực tạo dựng một
thể chế kinh tế thị trường hiện đại, phù hợp với những chuẩn mực, thơng lệ tốt
nhất có thể. Nhà nước phải chuyển trọng tâm sang kiến tạo một môi trường kinh


doanh minh bạch, cạnh tranh, tiên liệu được; thúc đẩy tinh thần kinh doanh
khuyến khích đầu tư và đổi mới, chuyển giao công nghệ; cải thiện kết cấu hạ tầng,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Việt Nam cần tạo điểm nhấn trong đột phá

-

thể chế, chẳng hạn như các tổ chức mơ hình các đặc khu kinh tế.
Hình thành các cụm liên kết ngành là một hướng đi chính sách cần đặc biệt quan
tâm. Nhiều nghiên cứu về cụm liên kết ngành cho thấy các nhân tố tạo ra sự phát
triển cụm liên kết ngành bao gồm: môi trường thể chế chuyên nghiệp và thân
thiện, thu dụng được nhân tài và một lực lượng lao động có kỹ năng; hệ thống kết
cấu hạ tầng đồng bộ; sự có mặt của các DN tiên phong, trong đó có vai trị của
FDI và dịch vụ hỗ trợ kinh doanh thuận lợi. Thu hút FDI nhưng không gây bất ổn

-


kinh tế là điều Việt Nam cần phát huy trong quá trình hội nhập sâu rộng của mình.
Cần tạo dựng một khung khổ pháp lý thích hợp cùng với sự quyết liệt thực thi, đặc
biệt liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh và việc thu hút FDI
cơng nghệ; Tăng cường công tác xúc tiến và đánh giá kết quả thu hút FDI là kinh
doanh bền vững, tác động lan tỏa về công nghệ, kỹ năng và việc kết nối với DN
Việt Nam phải được chuyển hóa thành chính sách phát triển.



×