Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

15 năm thực hiện chính sách cử tuyển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.88 KB, 3 trang )

15 năm thực hiện chính sách cử tuyển
Giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số và miền núi là một bộ phận trong hệ thống giáo
dục quốc dân, nhưng có những đặc thù riêng. Vì vậy giáo dục vùng dân tộc thiểu số và
miền núi có nhiều chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước cho con em các dân tộc,
trong đó có chính sách cử tuyển học sinh dân tộc thiểu số vào các trường đại học, cao
đẳng, trung học chun nghiệp, các trường cơng lập.
Chính sách cử tuyển đã được ghi trong Luật Giáo dục: “Nhà nước thực hiện tuyển sinh
vào đại học và trung học chuyên nghiệp theo chế độ cử tuyển đối với con em các dân tộc
ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để đào tạo cán bộ, cơng chức cho vùng này”.
Nghị quyết Trung ương 7 (Khố IX) của Đảng cũng chỉ rõ “… phải tiếp tục thực hiện tốt
chính sách ưu tiên cử tuyển các con em dân tộc vào học tại các trường đại học, cao
đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề”. Nguyên tắc nhất quán của Đảng và Nhà
Những cán bộ nòng
cốt xây dựng quê nước ta đối với các dân tộc thiểu số là: “Bình đẳng, đồn kết, tương trợ giúp đỡ nhau
cùng phát triển” và quan tâm phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc thiểu
hương
số và miền núi, nhất là sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo; với mục tiêu nâng cao
dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật cho vùng này.
Thực hiện chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, từ những năm 1990, cùng với việc mở rộng đầu tư xây
dựng hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú; Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện tuyển sinh, mở
các lớp riêng hệ cử tuyển tại một số trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp nhằm đáp ứng yêu
cầu bức thiết về cán bộ là người dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn, góp
phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xố đói giảm nghèo, bảo đảm an ninh quốc phòng,
từng bước rút ngắn khoảng cách vùng dân tộc thiểu số và miền núi với các vùng khác.
Từ năm 1990 - 1995 là những năm đầu tiên thực hiện chế độ cử tuyển, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã từng
bước triển khai thực hiện chính sách ưu tiên tuyển chọn, đào tạo học sinh dân tộc thiểu số vào các trường
đại học, cao đẳng trong khi nguồn tuyển sinh con em các dân tộc thiểu số còn chưa đáp ứng được yêu cầu
tuyển chọn cả về số lượng và chất lượng. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trương xây dựng hệ thống các
trường phổ thông dân tộc nội trú và tăng cường đào tạo hệ dự bị đại học dân tộc ở 3 trường: Trường dự bị
đại học Trung ương Việt Trì, Phú Thọ; Trường dự bị đại học dân tộc Trung ương Nha Trang, Khánh Hoà;
Trường dự bị đại học dân tộc Trung ương thành phố Hồ Chí Minh, nhằm đào tạo nâng cao chất lượng đầu


vào, để đạt trình độ có thể học lớp chung với sinh viên hệ tập trung. Đồng thời, trong một số năm trước mắt
mở các lớp riêng tại một số trường đại học, cao đẳng đào tạo theo hình thức tập trung với chương trình đào
tạo hệ đại học ngắn hạn, nhưng không rút ngắn thời gian đào tạo. Về cơ cấu ngành nghề chủ yếu là đào
tạo nông - lâm nghiệp, sư phạm, y tế và mở rộng dần sang lĩnh vực quản lí kinh tế - xã hội khác phù hợp
với đặc điểm kinh tế - xã hội của vùng dân tộc thiểu số và miền núi mà chủ yếu là vùng cao, vùng sâu, vùng
xa đặc biệt khó khăn để số cán bộ này có kiến thức chun mơn đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp thiết của địa
phương.
Với đối tượng xét tuyển là học sinh người dân tộc thiểu số thuộc khu vực I - vùng cao, khu vực I - vùng sâu
và hải đảo. Về độ tuổi quy định chọn đến 35 tuổi. Nếu phải học dự bị thì khơng quá 33 tuổi và cá biệt học
sinh dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng cao có thể tuyển những người chỉ học hết chương trình lớp 12
trung học phổ thông. Trong 6 năm (1990-1995) đã xét tuyển được 4876/5485 học sinh theo kế hoạch, đạt tỷ
lệ 88,9%. Số học sinh cử tuyển này đã vào học tại 25 trường đại học, cao đẳng. Trong quá trình tổ chức
thực hiện, nhiều địa phương, nhiều trường đã thực hiện tốt, đảm bảo tuyển sinh đúng đối tượng, đúng vùng
tuyển. Song cũng còn một số địa phương chấp hành chưa nghiêm, tuyển sinh chưa đúng đối tượng, vùng
tuyển, hàng năm chỉ thực hiện được từ 80-90% chỉ tiêu kế hoạch giao. Trong số 4876 học sinh được xét
tuyển vào học thì có tới 41,14% học sinh là người dân tộc Kinh.
Giai đoạn 1996 - 1998 Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, các cơ quan chức
năng có liên quan và cùng với cơ sở đào tạo đã có nhiều giải pháp tích cực, thực hiện tuyển chọn được
2.312/2961 học sinh, đạt 78% (học sinh dân tộc Kinh là 86 em, chiếm tỷ lệ là 4,2%). Số học sinh này được
phân bổ học tại 18 trường đại học, cao đẳng tập trung chủ yếu vào các ngành Sư phạm, Y khoa, Nông Lâm nghiệp và các ngành phục vụ xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn miền núi.
Tuy nhiên giai đoạn này đa số các địa phương không thực hiện hết chỉ tiêu, một số tỉnh như: Hà Tĩnh,


Khánh Hồ, Bình Phước, Kiên Giang, Tiền Giang, Bình Dương, Đồng Tháp trong 3 năm liên tiếp không
tuyển sinh được học sinh vào học theo chế độ cử tuyển. Chất lượng học sinh nhìn chung là yếu, số thực
học mỗi lớp thường là 20 người, cá biệt có trường chỉ có 5 - 10 học sinh/lớp. Có trường cho học sinh học
chung với hệ chính quy. Việc xét tuyển của một số địa phương cịn thiếu chặt chẽ, thiếu chính xác, tuyển sai
khu vực, không đúng đối tượng…
Từ năm1999 bắt đầu thực hiện chế độ cử tuyển theo Luật Giáo dục. Tại Điều 78 của Luật Giáo dục quy
định: “Nhà nước thực hiện tuyển sinh vào đại học và trung học chuyên nghiệp theo chế độ cử tuyển đối với

con em các dân tộc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để đào tạo cán bộ, công chức cho
vùng này” và Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình
phát triển kinh tế - xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (gọi tắt là Chương trình
135). Căn cứ vào Điều 78 của Luật Giáo dục và Quyết định của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối
hợp với Uỷ ban Dân tộc và Miền núi (nay là Uỷ ban Dân tộc), Ban tổ chức Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội
vụ) ban hành Thông tư Liên tịch số 04/2001/TTLT-BGD&ĐT-UBDT&MN-BTCCBCP ngày 26/2/2001 về
“Hướng dẫn tuyển sinh vào đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp theo chế độ cử tuyển”.
Căn cứ vào những văn bản qui định hiện hành, hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn chỉ đạo
các địa phương thực hiện việc xét tuyển đảm bảo đúng đối tượng, đúng vùng tuyển. Để nâng cao số lượng
và chất lượng cử tuyển và đào tạo hệ cử tuyển, Uỷ ban Dân tộc đồng chủ trì với Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
tổ chức Hội nghị hội thảo về chính sách cử tuyển. Hội nghị đã đánh giá rất cao những mặt đã làm được,
đồng thời cũng nêu ra nhiều vấn đề cần phải sớm sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hơn về chính sách này.
Sau hội thảo này Thủ tướng Chính phủ đã tăng chỉ tiêu cử tuyển, dự bị đại học, mở rộng vùng tuyển sinh
đối với các dân tộc thiểu số chưa có hoặc có rất ít cán bộ được đào tạo trình độ đại học, cao đẳng so với số
dân của dân tộc đó trong phạm vi cả nước thì được tuyển cả ba khu vực I, II, III; tăng mức học bổng và các
chế độ ưu tiên khác trong quá trình học tập của học sinh, sinh viên hệ cử tuyển.
Nhờ có chính sách chế độ quy định cùng sự phối kết hợp chỉ đạo của các Bộ, ngành; sự giám sát chặt chẽ
của Hội đồng Dân tộc Quốc hội, Uỷ ban Dân tộc Chính phủ; giai đoạn 1999-2005 việc triển khai thực hiện
của các địa phương và các cơ sở đào tạo có sự chuyển biến mạnh mẽ, đã tuyển chọn có nề nếp hơn, chất
lượng và số lượng được tăng lên, tuyển sinh đúng đối tượng, đúng vùng tuyển. Học sinh dân tộc thiểu số
vào học ngày càng tăng, một số dân tộc thiểu số như: Bru-Vân Kiều, Kháng, Cống, Xá Phó, Xinh Mun, Bố
Y… trước năm 1999 chưa có học sinh cử tuyển thì nay đã có học sinh vào học hệ này.
Kết quả giai đoạn 1999 - 2005, số lượng học sinh các dân tộc được cử tuyển vào các trường đại học, cao
đẳng như sau:
Năm 1999 tuyển 664 học sinh, đạt 68,4%; năm 2000 tuyển 737 học sinh, đạt 79,3% tăng 10% so với năm
1999; năm 2001 tuyển 890 học sinh, đạt 95,7% tăng 20% so với năm 2000; năm 2002 tuyển 922 học sinh,
đạt 92,2% tăng 3% so với năm 2001; năm 2003 tuyển 1071 học sinh, đạt 94,8% tăng 16% so với năm 2002;
năm 2004 tuyển 1259 học sinh, đạt 95,6% tăng 15% so với năm 2003; năm 2005 tuyển 1709 học sinh, đạt
96% tăng 36,3% so với năm 2004.
Về chế độ cử tuyển học sinh vào các trường trung học chuyên nghiệp đã được thực hiện từ năm học 2001 2002, đến hết năm 2004 đã có 52 trường trung học chuyên nghiệp và cơ sở được đào tạo học sinh hệ cử

tuyển. Sau 4 năm thực hiện có 4.632/6.761 chỉ tiêu, đạt 68,51%.
Tuy nhiên, sau 15 năm thực hiện chính sách cử tuyển (1990-2005) vào các trường đại học, cao đẳng, trung
học chuyên nghiệp cũng còn những tồn tại và bất cập, trong đó vẫn cịn 6 dân tộc chưa có học sinh vào đại
học, cao đẳng theo chính sách cử tuyển, cụ thể như: Ngái, Lự, Si La, Brâu, ơđu, La Hủ. Một số dân tộc
khác như: Lô Lô, Cống, Cờ Lao, Pà Thẻn, La Ha… trong 5 năm qua mới cử tuyển được từ 1 đến 2 học sinh
vào đại học, cao đẳng. Nguyên nhân chủ yếu là do chưa có nguồn học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông.
Để tạo điều kiện cho con em những dân tộc chưa có hoặc có rất ít học sinh vào các trường đại học, cao
đẳng, trung học chuyên nghiệp hệ cử tuyển; Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có cơng văn số 11.003/KHTC ngày
13/12/2004 về việc đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố thống kê, báo cáo về Bộ những học sinh
thuộc các dân tộc trên hiện đang học phổ thông từ lớp 9 đến lớp 12 năm học 2004 - 2005 để Bộ có kế
hoạch bồi dưỡng văn hố. Đến tháng 9/2005 đã tổng hợp được 74 học sinh, trong đó dân tộc Si La 8 học
sinh, Ngái 1 học sinh, La Hủ 19 học sinh, Lự 43 học sinh và 3 học sinh dân tộc Mảng. Trong số này tuyển
chọn được 62/74 em hiện đang học bồi dưỡng văn hoá từ lớp 9 đến lớp 12 tại Trường phổ thông dân tộc


vùng cao Việt Bắc bắt đầu từ năm học 2005 - 2006 để làm cơ sở tạo nguồn đào tạo cho hệ cử tuyển vào
các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dự bị đại học từ năm 2007 - 2008.
Ngoài chỉ tiêu trên, năm học 2005 - 2006, Dự án đào tạo bác sĩ theo chế độ cử tuyển (đã thực hiện 3 năm
nay) với con em các dân tộc khu vực Tây Nguyên do Học viện Quân y (Bộ Quốc phòng) thực hiện, đã tuyển
sinh 104 em, đạt 100% chỉ tiêu giao.
Hàng năm, các địa phương tuyển sinh vẫn không đạt chỉ tiêu, một số địa phương thiếu nguồn tuyển (do qui
định của Thông tư số 04/2001 chỉ được tuyển ở khu vực III đặc biệt khó khăn); hầu hết các địa phương đề
nghị được mở rộng vùng tuyển sinh sang khu vực II và khu vực I.
Nhìn lại, sau 15 năm thực hiện chủ trương cử tuyển theo Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị và 6 năm thực hiện
chế độ chính sách cử tuyển theo Luật Giáo dục đã đạt được những thành tựu đáng kể trong sự nghiệp giáo
dục đào tạo nói chung và đào tạo con em các dân tộc thiểu số nói riêng để có trình độ đại học, cao đẳng,
trung học chuyên nghiệp. Số học sinh, sinh viên cử tuyển sau khi tốt nghiệp ra trường đa số đã trở về địa
phương công tác. Nhiều học sinh đã trưởng thành giữ cương vị chủ chốt ở địa phương. Nhiều địa phương
đã khắc phục tình trạng thiếu cán bộ, một số dân tộc đã hình thành được đội ngũ cán bộ tri thức của dân
tộc mình. Trong bản thuyết trình của Hội đồng Dân tộc tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XI đã khẳng định: “…

chủ trương cử tuyển là quan điểm đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề cán bộ dân tộc, nó sẽ là
tiền đề cho việc phấn đấu thực hiện chính sách bình đẳng, đồn kết, tương trợ giữa các dân tộc. Một quan
điểm xuyên suốt của Đảng ta đã được thể chế trong Điều 5 Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam”.
Để đạt được những thành tựu trên, chính là nhờ sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, cac cơ quan
trung ương, các bộ, các trường đào tạo, các địa phương đã quán triệt chủ trương của Đảng và Nhà nước,
thực hiện nghiêm túc các văn bản qui định về chế độ cử tuyển. Do vậy, hầu hết các địa phương đã nỗ lực
phấn đấu thực hiện tuyển sinh hết chỉ tiêu, tuyển đúng đối tượng, đúng vùng tuyển, điển hình như các tỉnh:
Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Yên Bái, Nghệ An, Thanh Hố, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Sóc Trăng…
Sau 15 năm cả nước đã đào tạo được 14.537 học sinh, sinh viên là con em đồng bào các dân tộc theo
chính sách cử tuyển; so với chỉ tiêu đạt 88%. Ngồi ra cịn đào tạo 1.482 học sinh vào các trường cao đẳng
sư phạm địa phương, 4.632 học sinh vào các trường trung học chuyên nghiệp; tổng số học sinh được cử
tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp là 20.651 học sinh, trong đó 95,2% là con
em các dân tộc thiểu số, còn lại 4,8% là người Kinh. Số sinh viên được đào tạo tại 37 trường đại học, cao
đẳng Trung ương và 20 trường cao đẳng sư phạm địa phương, 52 cơ sở đào tạo trung học chuyên nghiệp;
chủ yếu đào tạo các ngành nông - lâm nghiệp, thuỷ lợi, xây dựng, kiến trúc, giao thông, kinh tế, kỹ thuật
công nghiệp, sư phạm, y tế, văn hố, ngoại ngữ, ngoại giao…
Việc quản lí và tiếp nhận số sinh viên sau khi tốt nghiệp trở về cơng tác tại địa phương đạt 80,7%; cịn lại
chuyển cơng tác khác hoặc chưa bố trí được.
Đạt được những kết quả trên là rất đáng khích lệ song qua thực hiện chính sách cử tuyển cịn một số điểm
bất cập cần được Nhà nước bổ sung, sửa đổi để phù hợp với tình hình hiện nay ở các địa phương như:
Sửa đổi một số nội dung trong Thông tư Liên tịch số 04/2001 để phù hợp với Luật Giáo dục (sửa đổi) vừa
được Quốc hội khố XI thơng qua tại kỳ họp lần thứ 7; mở rộng vùng tuyển sinh khu vực II và khu vực I đối
với các dân tộc thiểu số chưa có hoặc có rất ít học sinh vào đại học, cao đẳng so với dân tộc đó trong cả
nước. Cần tăng chỉ tiêu tuyển sinh hệ dự bị đại học cho con em các dân tộc thiểu số, riêng con em các dân
tộc thiểu số rất ít người chưa có hoặc có rất ít học sinh vào đại học, cao đẳng thì tuyển sinh như hệ cử
tuyển nhưng tăng thời gian học dự bị lên 2 năm đối với những học sinh có học lực yếu. Mặt khác nên ưu
tiên khu vực chưa có học sinh vào đại học, cao đẳng và những dân tộc chưa có hoặc có rất ít học sinh vào
đại học, cao đẳng.
Mức học bổng 160.000đ/tháng/học sinh hệ cử tuyển như hiện nay là quá thấp, đề nghị Nhà nước tăng mức

học bổng cho học sinh, sinh viên cử tuyển từ năm 2006 lên bằng 90% bậc lương cơ bản (khoảng
300.000đ/tháng/học sinh). Có như vậy mới đảm bảo nhu cầu tối thiểu cho sinh hoạt, học tập của các em.
Đinh Quốc Tuấn



×