Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Kinh tế hộ nông dân ở huyện hương sơn hà tĩnh sau 15 năm thực hiện chính sách giao đất nông lâm nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.81 KB, 88 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia. Đất là
tư liệu sản xuất đặc biệt và cơ bản không thể thay thế được của một số ngành sản
xuất như nông nghiệp, lâm nghiệp.Việt Nam với khoảng trên 80 dân số sống ở
nông thôn và 75% lao động hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
[4], thì vai trị và tầm quan trọng của đất đai càng to lớn.
Kinh tế hộ là hình thức kinh tế có tính độc lập, tự chủ cao trên cơ sở tư hữu
về tư liệu sản xuất cho nên nó phát huy đựoc tính năng động, sáng tạo, trí tuệ và
năng lực “thật sự” của từng thành viên và nguồn lực trong hộ gia đình. Chính vì
vậy trong những hồn cảnh lịch sử cụ thể, phù hợp thì kinh tế hộ là hình thức
kinh tế tạo tiền đề và tiềm lực cho nền kinh tế quốc dân.
Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất, đặc biệt và không thể thay thế để
phát triển kinh tế hộ nông dân. Chính vì vậy đất đai và chính sách về đất đai tác
động trực tiếp, mạnh mẽ và sâu sắc đến sự tồn tại và phát triển của kinh tế nông
hộ. Đặc biệt sau khi có Nghị quyết 10/NQ-TƯ ngày 05/4/1988 của Bộ Chính trị
(K.VI) về “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”, hộ nông dân được thừa nhận là
đơn vị kinh tế tự chủ, kinh tế hộ nông dân trong thời gian qua đã có những bước
phát triển khá, đã phát huy được tính tự chủ, tự lực, khai thác và sử dụng được
tiềm năng về đất đai là nguồn lực bên trong của hộ nơng dân. Vì vậy trải qua hơn
15 năm đổi mới, nền nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu quan
trọng. Từ một nền sản xuất phổ biến là tiểu nông, tự cấp tự túc đã vươn lên sản
xuất hàng hoá xuất khẩu với khối lượng và giá trị ngày càng lớn.
Trong quá trình đổi mới, để đáp ứng yêu cầu của quá trình chuyển đổi cơ
cấu kinh tế và cơ chế quản lý. Đảng và Nhà nước ta đã lần lượt ban hành các chủ
trương, chính sách pháp luật về đất đai .Và Nhà nước đã tiến hành giao đất nông,
lâm nghiệp cho các hộ nông dân sử dụng ổn định lâu dài để gắn quyền lợi người
sử dụng đất với đất đai, qua đó kích thích và nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo điều


1


2
kiện pháp lý cơ bản hình thành các mơ hình kinh tế nông lâm kết hợp, kinh tế
trang trại, kinh tế vườn hộ, vườn rừng … trong phát triển kinh tế hộ nông dân.
Hương Sơn là một huyện miền núi có diện tích đất đai lớn nhất của tỉnh Hà
Tĩnh và đã tiến hành giao đất, giao rừng cho các hộ nông dân từ năm 1993 (đất
lâm nghiệp tiến hành giao năm1994). Vậy thực trạng sản xuất nông, lâm nghiệp
phát triển kinh tế hộ như thế nào sau 15 năm được giao đất ? Các nguồn lực để
phát triển kinh tế hộ như đất đai, vốn…biến động như thế nào so với năm 1993 ?
Người gặp khó khăn gì trong việc sử dụng nguồn lực phát triển kinh tế ?
Để trả lời cho những thắc mắc đó, tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực
trạng phát triển kinh tế của hộ nông dân ở huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh
sau 15 năm người nông dân được giao đất nông, lâm nghiệp”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng sản xuất nông, lâm nghiệp và phát triển kinh tế hộ sau
15 năm người dân được giao đất nông lâm nghiệp. Đồng thời mô tả những biến
động về nguồn lực để phát triển kinh tế hộ hiện tại so với năm 1993.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hộ nông dân sử dụng đất NLN trên địa bàn huyện.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về thời gian:
 Lấy thời gian năm 1993 làm mốc so sánh để so sánh các nguồn lực nhằm
phát triển kinh tế hộ với hiện tại. (Vì khốn đất nơng lâm nghiệp được thực hiện
theo khoán 10 song chỉ đến khi Luật đất đai 1993 ra đời tiếp tục khẳng định việc
giao đất ổn định lâu dài và quy định thêm 5 quyền cho người sử dụng đất thì
người nơng dân miền núi mới thực sự yên tâm đầu tư vào đất đai. Bên cạnh đó
đối với đất lâm nghiệp thì thì đến đầu năm 1994 mới được chính thức tiến hành

giao cho các hộ nông dân theo Nghị định 02 của Chính phủ). Vì vậy phạm vi thời
gian điều tra, nghiên cứu 2006, 2007, 2008 và năm 1993.

2


3
Phạm vi không gian: Điều tra nghiên cứu ở 2 xã đại diện các vùng trên địa
bàn huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh.
4. Ý nghĩa của đế tài
Đánh giá thực trạng xuất nông, lâm nghiệp và kinh tế hộ nông dân Hương
Sơn sau 15 năm được giao đất nông lâm nghiệp.

3


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Vai trị của phát triển nơng, lâm nghiệp và kinh tế hộ nông dân
1.1.1.1. Sản xuất nông, lâm nghiệp là ngành sản xuất quan trọng đối với
các quốc gia
Ở bất cứ quốc gia nào dù giàu hay nghèo, sản xuất nơng, lâm nghiệp đều có
vị trí quan trọng: Đó là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế, cung cấp
những sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm cho con người và cung cấp
nguyên liệu cho cơng nghiệp. Trong q trình phát triển kinh tế, sản xuất nông,
lâm nghiệp cần được phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lương
thực, thực phẩm và sản phẩm lâm sản của xã hội. Vì thế sự ổn định xã hội và

mức an toàn lương thực của xã hội phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của
nông nghiệp.
Nông nghiệp không những là nguồn cung cấp sản phẩm hàng hoá cho thị
trường trong nước và nước ngồi mà cịn cung cấp các yếu tố sản xuất như lao
động và vốn cho các khu vực kinh tế khác. Sự phát triển của các ngành công
nghiệp lệ thuộc nhiều vào lực lượng lao động do nông thôn cung cấp. Q trình
cơng nghiệp hố của các quốc gia đều cần sự đầu tư lớn về vốn, với những nước
đang phát triển, một phần đáng kể về vốn đó phải do nông nghiệp cung cấp thông
qua nhiều con đường như thuế nông nghiệp, thuế nông lâm sản xuất khẩu và sự
thay thế các sản phẩm nhập khẩu của nông nghiệp.
Nơng nghiệp cịn là thị trường tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ của công
nghiệp và các ngành kinh tế khác. Sự phát triển ổn định về vật tư, phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật, máy móc nơng cụ cũng như các mặt hàng tiêu dùng.
Nơng, lâm nghiệp cịn có tác dụng rất quan trọng là gìn giữ và bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên và môi trường, ở bất cứ nước nào NLN cũng gắn liền với việc
sử dụng và quản lý các tài nguyên thiên nhiên như đất đai, nguồn nước, rừng,

4


5
động thực vật. Một nền nơng nghiệp phát triển cịn góp phần gìn giữ và bảo vệ tài
ngun thiên nhiên, môi trường, chống giảm cấp về nguồn lực và mất đa dạng
sinh học.
Ở Việt Nam sản xuất NLN vẫn giữ một vị trí rất quan trọng trong nền kinh
tế quốc dân và dù tỷ trọng GDP của nơng nghiệp có giảm dần trong quá trình
tăng trưởng của nền kinh tế trong thời gian qua song vẫn còn khá lớn so với các
nước trong khu vực và nói lên rằng Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp.
1.1.1.2. Trong kinh tế hộ nông dân sản xuất nông, lâm nghiệp gắn kết chặt
chẽ với sử dụng tài nguyên đất

Đối với sản xuất nông, lâm nghiệp trong kinh tế hộ nông dân tài nguyên đất
là nguồn lực chủ yếu đầu tiên vì đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và
không thể thay thế được trong sản xuất NLN của hộ nông dân. Đất đai được gọi
là tư liệu sản xuất đặc biệt vì nó là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động.
Trong sản xuất nông, lâm nghiệp, tài nguyên đất không chỉ là môi trường
sống mà còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Năng suất cây trồng,
vật nuôi phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đất đai. Đất đai là sản phẩm tự nhiên,
người nông dân thông qua lao động mà chủ yếu là hoạt động sản xuất nông, lâm
nghiệp đã làm tăng giá trị của đất đai và độ phì nhiêu của đất đai đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của con người. Song diện tích đất đai có hạn vì nó bị giới hạn
trong từng nông trại, từng vùng và phạm vi lãnh thổ của mỗi quốc gia, sự có hạn
về diện tích đất cho sản xuất nơng, lâm nghiệp cịn thể hiện ở khả năng có hạn về
khai hoang, tăng vụ trong từng điều kiện cụ thể. Quỹ đất đai dùng vào sản xuất
nơng, lâm nghiệp cịn có hạn và ngày càng trở nên khan hiếm do nhu cầu ngày
càng cao việc sử dụng đất đai cho việc đô thị hố, cơng nghiệp hố, hiện đại hố,
xây dựng nhà ở, đường giao thơng và các cơng trình phục vụ khác.
Bên cạnh đó tài ngun đất đai cịn có một số đặc điểm là vị trí của đất đai
cố định và do đó tính chất vật lý, hố học, sinh thái của đất đai đã góp phần hình
thành nên những lợi thế so sánh nhất định của từng vùng, từng địa phương và
mỗi quốc gia.

5


6
Chính vì sản xuất nơng, lâm nghiệp trong hộ nơng dân gắn kết chặt chẽ với
sử dụng tài nguyên đất nên việc quản lý và sử dụng tốt đất đai trong sản xuất
NLN sẽ làm tăng thu nhập của các hộ nơng dân, góp phần ổn định kinh tế, chính
trị và xã hội, điều đó càng có ý nghĩa lớn với Việt Nam đang cịn là một nước
nơng nghiệp và với vùng khó khăn như ở Hương Sơn, Hà Tĩnh.

1.1.1.3. Sự phát triển của kinh tế hộ nông dân với việc xác lập quyền được
giao đất và sử dụng đất nông, lâm nghiệp lâu dài
a. Các khái niêm cơ bản
- Theo Ellis 1988: Hộ nơng dân là hộ có phương tiện kiếm sống từ ruộng
đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất, ln nằm trong một hệ
thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi sự tham gia từng
phần vào thị trường với mức độ hồn hảo khơng cao [15].
- Kinh tế hộ nơng dân là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở nền sản xuất xã
hội, trong đó các nguồn lực như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu được coi là
của chung để tiến hành sản xuất, có chung ngân quỹ, ở chung một nhà, ăn chung,
mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống là tuỳ thuộc vào chủ hộ,
được Nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển
b. Tính tất yếu của sự tồn tại và phát triển của kinh tế nơng hộ
Kinh tế hộ nơng dân là hình thức kinh tế cơ bản và tự chủ trong nơng
nghiệp. Nó được hình thành, tồn tại và phát triển một cách khách quan, lâu dài
dựa trên sự tư hữu các yếu tố sản xuất. Trong thực tế kinh tế hộ nông dân là loại
hình kinh tế có hiệu quả, phù hợp với sản xuất nơng nghiệp, thích ứng, tồn tại và
phát triển trong mọi tổ chế độ kinh tế - xã hội [15].
Quyển 3 trong bộ tư bản Kmark viết: “Nông trại gia đình là hình thức tổ
chức sản xuất nơng nghiệp có hiệu quả và phù hợp với đặc điểm của sản xuất
nông nghiệp” [15].
Theo Lênin: “cải tạo tiểu nông không phải là tước đoạt họ mà phải tôn
trọng sở hữu cái nhân của họ, khuyến khích họ liên kết với nhau một cách tự
nguyện để tạo điều kiện thuận lời cho sự phát triển của chính họ” [15]

6


7
Theo Traianốp - một nhà kinh tế nông nghiệp nổi tiếng ở Nga 1920 kết

luận:“Hình thức kinh tế nơng hộ có khả năng thích ứng và tồn tại trong mọi
phương thức sản xuất” [15]. Như vậy kinh tế hộ nông dân tồn tại và dễ thích ứng
với những hồn cảnh khác nhau vì:


Các thành viên trong nơng hộ có cùng mục đích và cùng lợi ích chung

là làm sao cho hộ của mình ngày càng phát triển ngày càng giàu có


Nơng dân là người có khả năng tự duy trì được tái sản xuất đơn giản

do họ có tư liệu sản xuất chủ yếu như đất đai và lao động, nhờ đó họ có thể chủ
động, tiến hành tổ chức sản xuất.


Trong quá trình tồn tại và phát triển, mục tiêu tối đa hố lợi nhuận

khơng phải là mục tiêu duy nhất trong sản xuất của các hộ nông dân.


Quá trình tập trung hố ruộng đất vào một số người bị hạn chế vì đất

đai bị chia nhỏ do quá trình tách hộ và sự thừa kế, mỗi hộ đều muốn giữ lại phần
đất đó để đảm bảo có thu nhập dù là ít cho cuộc sống.


Nơng dân có thể vượt qua các áp bức, xô đẩy của thị trường nhờ có sử

dụng nguồn lao động trong phạm vi của hộ.



Do sản xuất nông nghiệp không hấp dẫn cho quá trình đầu tư thành tư

bản nơng nghiệp vì chu kỳ sản xuất nông nghiệp dài, lại phụ thuộc chặt chẽ vào
điều kiện tự nhiên, vào thị trường nên mức lãi suất thấp và rất bấp bênh.


Nơng dân có khả năng đa dạng hoá các hoạt động kinh tế ở hộ như

phát triển trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp … để sử dụng triệt để sức lao động,
đất đai, vốn liếng của hộ vào sản xuất để tăng thu nhập [15].
c. Vai trò của kinh tế hộ
Với ý nghĩa trên kinh tế hộ nơng dân có những vai trị to lớn trong nơng
nghiệp và nơng thơn nói riêng cũng như trong tồn bộ nền kinh tế xã hội:
Kinh tế hộ nơng dân đã góp phần làm tăng nhanh sản lượng sản phẩm cho
xã hội như lương thực, thực phẩm, sản phẩm cây công nghiệp, nông sản xuất
khẩu và nhiều loại sản phẩm là nguyên liệu cho các ngành nghề công nghiệp, đặc
biệt là công nghiệp chế biến trong nước và xuất khẩu.Ví dụ: Mỹ là nước có nền

7


8
nơng nghiệp phát triển ở trình độ cao nhưng 1,4 triệu nông trại đã cung cấp cho
xã hội lượng hàng hố nơng sản tới 59,2% so với tổng số [15].


Ở Hungari: Sản phẩm hàng hố nơng trại chiếm 60% tổng


số hàng hố trong thị trường nơng thơn [15].


Ở Việt Nam, kinh tế nơng hộ quy mơ cịn nhỏ và phân tán

nhưng đã cung cấp cho xã hội tới 95% sản lượng thịt, 90% sản lượng trứng và
93% sản lượng rau quả. Sản xuất của nông hộ chiếm 48% tổng sản lượng của
ngành nông nghiệp [15].
Kinh tế hộ nông dân đã góp phần sử dụng đầy đủ và có hiệu quả các yếu tố
sản xuất như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất.
Kinh tế hộ nông dân làm tăng thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho
người dân ở nơng thơn vì vậy đã góp phầm tạo ra sự ổn định xã hội ở địa bàn
nông thôn rộng lớn, mà đây vừa là tiền đề, vừa là điều kiện cho sự phát triển kinh
tế - xã hội nói chung trên bình diện rộng. Như vậy kinh tế hộ nông dân tồn tại là
một yếu tố khách quan và với vị trí vai trị to lớn của nó trong đời sống kinh tế xã hội nên phát triển kinh tế hộ nông dân luôn là một yêu cầu phù hợp với quy
luật, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay của Việt Nam.
Phát triển kinh tế hộ nông dân là quá trình lớn lên (tăng lên) về mọi mặt của
kinh tế hộ nông dân trong một thời gian nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng
thêm về qui mô (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu của kinh tế hộ nông dân.
Để phát triển kinh tế hộ nông dân, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, cần
phải dựa trên các quan điểm: Tạo sự tăng trưởng, ổn định và hài hoà các mối
quan hệ đảm bảo sự cân bằng hệ sinh thái, đảm bảo sự phát triển bền vững, đảm
bảo đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng không làm giảm khả năng đáp ứng nhu cầu
của thế hệ mai sau, phát triển kinh tế hộ nông dân trên mối quan điểm phát triển
hệ thống nông thôn …
Như vậy qua lý luận về kinh tế hộ nơng dân ta thấy: Hộ nơng dân có tư liệu
sản xuất chính là ruộng đất, kinh tế hộ nơng dân có nguồn lực chủ yếu là đất đai.
1.1.2. Hệ thống hố chính sách đất đai cơ bản

8



9
1.1.2.1. Đặc điểm sử dụng đất đai
Đất đai là bề mặt trái đất, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là
nguồn tài nguyên vô cùng quý giá do thiên nhiên ban tặng cho con người, con
người khai thác đất đai để trồng trọt, chăn nuôi tạo ra sản phẩm ni sống cả xã
hội lồi người.
Vì vai trị to lớn của đất đai trong đời sống kinh tế - xã hội nên căn cứ vào
mục đích sử dụng chủ yếu, đất đai được phân thành các loại:


Đất nông nghiệp



Đất lâm nghiệp



Đất khu dân cư nông thôn



Đất chuyên dùng



Đất chưa sử dụng [12].


Trong đó:
- Đất nơng nghiệp: Là đất được xác định chủ yếu đê sử dụng vào sản xuất
nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, hoặc nghiên cứu thí
nghiệm về nơng nghiệp. Đất nơng nghiệp bao gồm các loại:


Đất canh tác hàng năm dùng vào mục đích trồng cây lương thực,

thực phẩm mà thời gian canh tác dưới 1năm


Đất canh tác trồng cây lâu năm như các cây lấy gỗ, lấy lá, lấy quả

mà thời gian sinh trưởng của nó từ 1 năm trở lên.


Đất đồng cỏ phục vụ chăn nuôi



Đất ao hồ, đầm gọi chung là đất có mặt nước để ni tơm, cá, ếch

và các loại động vật thuỷ sinh khác [21].
- Đất nông nghiệp cung cấp thức ăn cho cây trồng và thông qua sự phát
triển của trồng trọt tạo điều kiện cho chăn ni phát triển, vì vậy đất nơng nghiệp
là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt của hộ nông dân.
- Đất lâm nghiệp: là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất lâm
nghiệp, gồm có đất rừng tự nhiên, đất đang có rừng trồng và đất để sử dụng vào
mục đích lâm nghiệp như trồng rừng, khoanh nuôi, tu bổ, bảo vệ để phục hồi


9


10
rừng tự nhiên, nuôi dưỡng làm giàu và rừng nghiên cứu thí nghiệm về lâm
nghiệp [18].
Do điều kiện địa lý nên đất lâm nghiệp là loại đất chiếm tỷ lệ tương đối lớn
trong vốn đất đai nước ta. Diện tích đất lâm nghiệp có rừng có tác dụng chống
xói mịn, điều hồ và bảo vệ mơi trường sinh thái, cung cấp các sản phẩm lâm
nghiệp (như gỗ, lâm thổ sản…) cho nền kinh tế quốc dân.
1.1.2.2. Các chủ trương của Đảng, Pháp luật của Nhà nước và chính sách
của Chính phủ Việt Nam về đất đai và đất nông nghiệp, lâm nghiệp
a. Chính sách đất đai
“Chính sách được xác định như là đường lối hành động mà Chính phủ lựa
chọn đối với một lĩnh vực của nền kinh tế, kể cả các mục tiêu mà Chính phủ tìm
kiếm và sự lựa chọn các phương pháp để theo đuổi các mục tiêu đó” [22].
+ Nội dung và q trình thực hiện chính sách đất đai
- Về quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai
“Quyền sở hữu là tổng hợp một hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà
nước đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm
hữu, sử dụng và định đoạt các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng trong xã
hội”(22).
Hiến pháp năm 1992, để phù hợp với công cuộc đổi mới của đất nước.
Hiến pháp đã xác nhận tồn tại lâu dài của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN.
Hiến pháp năm 1992 quy định Nhà nước là chủ sở hữu đối với tất cả những tư
liệu sản xuất chủ yếu. Luật đất đai này (1993 – 1998, 2001, 2007) đã xác định
“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý” [20].
Đất đai là một trong những khách thể chủ yếu của quyền sở hữu của Nhà
nước.

Quyền sử dụng của chủ đang sử dụng đất: Đã được Luật đất đai 1993 quy
định 5 quyền cụ thể là:


Quyền sử dụng ổn định lâu dài



Quyền chuyển đổi sử dụng đất

10


11


Quyền thừa kế quyền sử dụng



Quyền thế chấp



Quyền cho thuê [24].

Tóm lại: Việc quy định các quyền sử của Nhà nước và các quyền của chủ
thể sử dụng đất trong đó có các hộ nơng dân tạo nên cấu trúc của quan hệ sở hữu
đất đai phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta hiện nay, đồng thời tạo ra
cơ sở pháp lý cần thiết cho quan hệ đất đai vận động có hiệu quả trong cơ chế

mới.
- Quyền tài sản về đất đai và vấn đề an ninh trong sử dụng đất đai
Quyền tài sản về đất đai của hộ nông dân đã thực sự được luật hoá trong các
Luật đất đai (1993, 1998, 2001, 2007,2008) trong đó với việc quy định 5 quyền
của người sử dụng đất (các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế,
thế chấp) là những quyền năng rất cụ thể mà pháp luật giao cho các cá nhân, các
hộ nông dân trong việc quản lý, sử dụng đất đai. Đây là sự đổi mới cơ bản nhất
trong quản lý đất đai của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian qua. Việc quy định
5 quyền hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất phù hợp với yêu cầu khách quan của sự
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta. Trong khi luật pháp quy định: “Đất đai
thuộc sở hữu tồn dân” thì các quyền tài sản về đất đai được Nhà nước giao cho
các hộ nông dân thông qua việc thực hiện các luật đất đai, thông qua việc trao
quyền sử dụng đất … đã tạo nên an ninh trong sử dụng đất đai, đó là:


Các hộ nơng dân sử dụng đất đai có hiệu quả.



Tạo điều kiện cho các hộ nông dân đầu tư dài hạn vào đất đai,

nâng cao được sức sản xuất của đất đai.


Là điều kiện để nông dân tiếp cận các nguồn đầu tư khác.

- Vấn đề hạn điền (hay hạn mức đất nông nghiệp)
Hạn điền là mức đất tối đa mà luật cho phép cá nhân được quản lý sử dụng [2].
Vấn đề hạn điền tại Việt Nam hiện nay được điều 44 - Luật đất đai 1993
quy định “Hạn mức đất nông nghiệp trồng cây hàng năm của mỗi hộ gia đình

khơng q 3 ha do Chính phủ quy định cụ thể đối với từng địa phương”.

11


12
Chế độ quản lý và sử dụng đối với phần đất mà các hộ gia đình sử dụng
vượt quá hạn mức nói trên do Chính phủ quy định.
Hạn mức đất nông nghiệp cây lâu năm và hạn mức đất trống, đồi trọc, đất
khai hoang, lấn biển của mỗi hộ gia đình khai thác để sản xuất nơng nghiệp,
trồng rừng, ni trồng thuỷ sản do Chính phủ quy định.
Theo Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 thì 18 tỉnh vùng đồng bằng sơng Cửu
Long có hạn mức là 3 ha, các tỉnh cịn lại có hạn mức là 2 ha. Riêng đối với đất
trống, đồi núi trọc có thể sử dụng vào mục đích nơng nghiệp thì UBND cấp huyện
căn cứ vào vốn đất đai để giao cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân [24].
Như vậy vấn đề hạn mức đất thì Chính phủ - trong thẩm quyền của Luật đất
đai giao cho - phải tiếp tục quy định cụ thể về hạn mức đất nông nghiệp, đất
trồng cây lâu năm, đất trống, đồi núi trọc… phải qui định cụ thể, rõ ràng về
quyền lợi của người có diện tích lớn vượt quá hạn mức. Việc qui định một mặt
phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, mặt khác phải có
chính sách khuyến khích mọi tổ chức và cá nhân tận dụng đất đai để sản xuất
nông nghiệp, trồng rừng thông qua việc khai hoang, phục hoá, cải tạo đất trống,
đồi núi trọc, đất hoang ven biển.
Theo tinh thần của Luật đất đai hiện hành, người đang sử dụng đất nông
nghiệp vượt quá hạn mức vẫn được Nhà nước cho phép tiếp tục sử dụng nhưng
phải nộp một khoản phụ theo qui định của Nhà nước. Người có diện tích vượt
q hạn mức khơng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định, lâu
dài và được giải quyết theo hướng:
 Nếu diện tích do khai hoang hoặc nhận quyền sử dụng của người khác thì
nộp thuế phụ thu vượt mức do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội qui định Hết hạn sử

dụng đất Nhà nước sẽ thu hồi. Nếu Nhà nước chưa sử dụng đến đất đó thì có thể
giao cho người có đất tiếp tục sử dụng.
 Nếu diện tích do lấn chiếm, do địi lại trái phép thì Nhà nước sẽ thu hồi.
 Nếu ở địa phương nào bình quân diện tích q thấp, có nhiều hộ khơng có
hoặc thiếu ruộng thì UBND xã bàn bạc, thương lượng với những hộ có nhiều

12


13
diện tích vượt quá hạn mức để chuyển một phần diện tích đất đó cho những hộ
thiếu đất. Số diện tích này được bồi hồn theo giá quy định.
- Vấn đề giao đất nông, lâm nghiệp
Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương, chính sách giao đất nơng, lâm
nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản
xuất nơng, lâm nghiệp qua hoạt động giao khốn đất nơng nghiệp theo nghị quyết
10 và chủ trương này đã được pháp luật hoá - điều 20 Luật đất đai năm 1993 quy
định: “Nhà nước giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài, ổn định cho các tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài”.
Thời hạn giao đất sử dụng ổn định lâu dài để trồng cây hàng năm, nuôi
trồng thuỷ sản là 20 năm, để trồng cây lâu năm là 50 năm. Khi hết thời hạn, nếu
người sử dụng đất có nhu cầu tiếp tục sử dụng và trong quá trình sử dụng đất chấp
hành đúng pháp luật về đất đai thì được Nhà nước giao đất tiếp tục sử dụng [10].
Để thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và các quy định của pháp
luật, Chính phủ đã ban hành các nghị định: Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 ban
hành bản qui định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng
ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nơng nghiệp và Nghị định số 02/CP ngày
15/01/1994 ban hành bản qui định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
Đối với đất nơng nghiệp, bản qui định ban hành kèm theo Nghị định 64/CP

Chỉ rõ: Loại đất để giao gồm: Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, đất nơng
nghiệp trồng cây lâu năm, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản. Các loại đất này
gồm cả đất làm kinh tế gia đình trước đây hợp tác xã giao, đất vườn, đất xâm
canh, đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hố để xác định sản xuất nơng nghiệp [8].
Bản qui định khẳng định: “Đất giao cho hộ gia đình theo qui định này là giao
chính thức và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định lâu dài” [8].
Về thời hạn giao: Với đất trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản là 20
năm; để trồng cây lâu năm là 50 năm.

13


14
Bản qui định còn hướng dẫn chi tiết để thực hiện đối với các trường hợp
chuyển cư, cách xử lý đối với diện tích đất vượt hạn mức của các hộ gia đình và
thủ tục giao đất.
Đối với đất lâm nghiệp, bản qui định ban hành kèm nghị định 02/CP ngày
15/01/1994 của Chính phủ chỉ rõ:
Loại đất lâm nghiệp để giao gồm: Đất có rừng tự nhiên, đất đang có rừng
trồng, đất chưa có rừng được qui hoạch để gây trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ
thảm thực vật [24].
Bản qui định cũng khẳng định: “Nhà nước giao đất lâm nghiệp cho tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài theo đúng mục đích sử dụng của
từng loại rừng” [24] và thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
lâm nghiệp cho các đối tượng có đủ điều kiện qui định ở điều 14.
Đối tượng được giao đất lâm nghiệp:
 Các tổ chức, các ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, các doanh
nghiệp lâm nghiệp, nông nghiệp, các trạm, trại, trường học, các đơn vị lực lượng
vũ trang nhân dân…
 Hộ gia đình cư trú tại địa phương được UBND xã, phường xác nhận.

 Cá nhân.
Đối với đất lâm nghiệp là đất trống, đồi núi trọc, các tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân được giao đất ngoài việc được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
ổn định lâu dài còn được hưởng chính sách đầu tư hỗ trợ hợp lý, miễn giảm thuế
theo quy định của pháp luật.
Về thời hạn giao đất lâm nghiệp: Đối với gia đình, cá nhân là 50 năm hết
thời hạn nếu vẫn có nhu cầu và sử dụng đúng mục đích thì được Nhà nước xét
giao tiếp. Nếu trồng các loại cây lâm nghiệp có chu kỳ trên 50 năm thì sau 50
năm được Nhà nước giao tiếp cho đến khi thu hoạch sản phẩm chính.
Thời hạn giao giao đất lâm nghiệp được tính thống nhất từ 15/10/1993, với
đất được giao sau 15/10/1993 thì được tính từ ngày giao.
- Chính sách thuế đất

14


15
Nhà nước thơng qua chính sách thuế đất để các đối tượng sử dụng đất đai thấy
được nghĩa vụ và tránh nhiệm của hộ trong việc sử dụng các yếu tố về dất đai cũng
như nghĩa vụ và trách nhiệm của họ đối với Nhà nước. Các đối tượng sử dụng
nhiều hay ít đất đai đều phải có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước theo luật định.
Thuế đất là khoản tiền (giá trị) hay hiện vật (tuỳ vào từng loại đất và tuỳ
vào chính sách từng thời kỳ) mà tổ chức, cá nhân phải nộp vào ngân sánh Nhà
nước.
Chính sách thuế đất trong những năm đổi mới được quy định trong các văn
bản Nhà nước:
 Luật đất đai năm 1993: Chính sách về thuế đất được qui định tại điều 79
(khoản 4) qui định nghĩa vụ của người sử dụng đất: “nộp thuế sử dụng đất: thuế
chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí địa chính theo qui định của pháp luật” [9].
 Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp: (ngày 01/7/1993): Đây là chính sách

về thuế đất nơng nghiệp với cách đánh thuế đất theo loại đất, đất trồng cây hàng
năm được chia ra 6 hạng (từ hạng 1 đến hạng 6) đất trồng cây lâu năm chia làm 5
hạng (từ hạng 1 đến hạng 5) (8), căn cứ vào chất đất, vị trí, địa hình, điều kiện
khí hậu, thời tiết và điều kiện tưới tiêu và qui định suất thuế cho từng hạng đất
(điều 7, điều 9 của luật).
 Cũng theo qui định của luật thì thuế sử dụng đất nơng nghiệp được tính
bằng thóc và thu bằng tiền và giá thóc căn cứ vào giá thóc trên thị trường địa
phương trong vụ thu thuế - giảm thuế, các qui định về xử lý vi phạm, về khiếu
nại và thời hiệu, về tổ chức thực hiện.
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1.Quá trình phát triển kinh tế hộ ở nước ta
1.2.1. Kinh tế hộ trước khi thành lập hợp tác xã nông nghiệp
Trước cách mạng tháng 8/1945, xét trên cả nước giai cấp địa chủ chỉ có
3% dân số đã chiếm 41,1 % ruộng đất, nông dân chiếm 97% dân số nhưng chỉ có
36% diện tích đất, cịn lại thuộc đồn điền của pháp và đất cơng. Số hộ khơng có

15


16
ruộng đất chiếm 5%, trong số có ruộng đất khoảng 49% có từ 0,3 đến dưới 1 ha/1
hộ.
Xét từng miền, ở Nam Bộ 3/4 số hộ nông dân, ở Bắc Bộ và Trung Bộ ½
số hộ khơng có ruộng đất phải lĩnh canh làm tá điền cho địa chủ hoặc làm thuê
cho các đồn điền của thực dân Pháp.
Giai đoạn này, sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở hộ gia đình nơng dân
là chính, kinh tế phát triển theo 2 cực:
- Phú nông, địa chủ: Thuê mướn lao động, kinh doanh ruộng đất, cho cấy rẽ.
- Nông dân nghèo có ruộng đất thì tự tổ chức sản xuất, số còn lại phải đi làm
thuê hoặc lĩnh canh.

Sau cải cách ruộng đất ở miền bắc năm 1956, đa số hộ nơng dân nhiều ít đều
có đất cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
Nét đặc trưng của hộ nông dân ở giai đoạn này là nơng hộ sản xuất hồn toàn cá
thể.
1.2.2. Kinh tế hộ từ năm 1960 đến năm 1980
Từ năm 1958, tiến hành hợp tác hố nơng nghiệp, cuối năm 1960 có 84%
nơng hộ đã tham gia vào hợp tác xã sản xuất nơng nghiệp, từ đó làm cho môi trường
sản xuất nông hộ thay đổi căn bản. Hiến pháp năm 1959 đã xác định: Đất đai thuộc
sở hữu toàn dân, mọi quan hệ mua bán, trao đổi đất bị cấm nghiêm ngặt.
Giai đoạn này, sản xuất nông nghiệp được tổ chức chủ yếu theo các hợp tác
xã và các nông trường quốc doanh. Trong hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, nông hộ
được tập thể giành cho 5% đất canh tác nhưng đã sản xuất ra 48% giá trị tổng sản
lượng nông nghiệp, 95% sản lượng chăn nuôi, 93% sản lượng râu quả và chiếm 50 60% thu nhập của hộ. Tuy không công khai nhưng kinh tế hộ đã thực sự là cơ sở
đảm bảo cho kinh tế tập thể tồn tại. Nông hộ được chia thành 2 loại:
- Hộ nông dân cá thể: Ngày càng giảm, có phân biệt, đối xử, sản xuất ln bị
kìm hãm bóc lột.

16


17
- Hộ gia đình xã viên trong hợp tác xã và hộ công nhân viên trong các lâm
trường: Loại hộ này có nguồn thu từ kinh tế tập thể thơng qua ngày cơng đóng góp
hoặc tiền lương và thu từ đất là 5 %.
Kinh tế nông hộ chỉ giới hạn ở phần đất 5%, kinh tế hợp tác xã đình đốn,
kinh tế quốc doanh luôn thua lỗ. Do thu nhập từ kinh tế tập thể thấp đã làm cho
nông dân, xã viên chán nản, muốn xa rời kinh tế tập thể.
1.2.3. Kinh tế hộ giai đoạn 1981 – 1987
Trước thực trrạng diễn biến của sản xuất nông ngghiệp, của kinh tế hộ bị hạn
chế, khủng hoảng về lương thực thường xuyên xảy ra. Nghị quyết TW VI tháng 9

năm 1979 xác định “những vấn đề kinh tế - xã hội cấp bách” nhằm tìm giải pháp
cho nơng nghiệp phát triển.
Chỉ thị 100 CT/TW ngày 13/1/1981 về cải cách công tác khốn, mở rộng
“khốn sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp”. Xã
viên được đầu tư vốn, sức lao động trên ruộng đất được khoán và hưởng trọn phần
vượt khoán nên kinh tế hộ gia đình được khơi phục và phát triển nhanh chóng.
Năm 1986 - 1987 giá vật tư nông nghiệp tăng lớn hơn giá thóc chế độ thu
mua lương thực theo chế độ nhà nước nặng nề, ruộng đất khoán mà tập thể đảm
nhận 5 khâu là giống, làm đất, thuỷ lợi, phân bón, phịng trừ sâu bệnh; 3 khâu mà
nhóm và người lao động chịu trách nhiệm là cấy,hăm sóc và thu hoạch. Khơng được
ổn định, sản lượng khốn thường xun nâng cao dần.
Từ đó, hiệu quả đầu tư giảm, thu nhập của nông hộ cũng giảm dần, nông dân
xã viên trả ruộng, có tâm trạng mong muốn mất mùa để giảm sản lượng khoán hơn
là được mùa.
Kinh tế hộ giai đoạn này gồm thu từ đất 5% và phần vượt khoán.
1.2.4. Kinh tế hộ giai đoạn 1988 đến nay
Trước thực trạng trên, Nghị quyết 10 NQ/TW ngày 5/4/1988 của Bộ chính trị
về đổi mới quản lý nơng nghiệp nhằm giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất trong nông
thôn, trong từng hộ nông dân. Đặc biệt Nghị quyết khẳng định hộ gia đình là xã viên

17


18
là đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn có ỹ nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh
tế nơng hộ.
Ngị quyết cịn chủ trương giao quyền sử dụng ruộng đất ổn định, lâu dài cho
hộ, xoá bỏ chính sách thu mua lương thực theo nghĩa vụ cho nơng hộ phát triến sản
xuất.
Thực hiện khốn theo nghị quyết 10 đã làm cho người lao động quan tâm

đến sản phẩm cuối cùng.
Các thành phần kinh tế và kinh tế nông hộ phát triển dẫn đến hiệu quả trong
sản xuất và khhông ngừng nâng cao mức sống nông dân.
Lực lượng khoa học kỹ thuật đã thực sự đi vào sản xuất của từng nơng hộ
góp phần tăng năng suất lao động trong nông hộ.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, VII và VIII đã đưa ra tiếp những chủ
trương về phát triển 5 thành phần kinh tế và 3 chương trình kinh tế lớn của nhà
nước; hộ nơng dân là chủ thể sản xuất với việc ban hành những chính sách lớn như
giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mở rộng cho vay vốn đến nông
hộ, mở rộng tín dụng nơng thơn, thực hiện xố đói giảm nghèo… đã làm tăng lòng
tin, mowr rộng quyền tự chủ kinh doanh cho nông hộ, kinh tế nông hộ đã có nhiều
thây đổi lớn, đã làm cho sản lượng lương thực không ngừng tăng lên qua các năm.
Theo đánh giá của ban nông nghiệp TW:
Giai đoạn 1960 - 1975: Mức sống nông dân tăng 2%/ năm, chênh lệch giàu nghèo 1,5 - 2
lần.
Giai đoạn 1976 - 1980: Mức sống nông dân tăng 1%/ năm, chênh lệch giàu nghèo 3 - 4
lần.
Giai đoạn 1988 - 1990: Mức sống nông dân tăng 5%/ năm, chênh lệch giàu nghèo xa hơn.
Năm 1993 chênh lệch giàu nghèo tăng 5 lần
Năm 1995 chênh lệch giàu nghèo tăng 10,5 lần.

18


19
Những chuyển biến tích cực quản lý và sử dụng đất nông lâm nghiệp đã
được nhiều tác giả, nhiều công trình khoa học đánh giá, nhìn nhận dưới các góc
độ khác nhau
Tài liệu phát triển hệ thống canh tác do Lê Trong Cúc và Trần Đức Viên
dịch năm 1995 phổ biến cách tiếp cận và phát triển hệ thống canh tác một cách

bền vững [27].
Những mơ hình cây trồng chính, hợp lý để phát triển kinh tế nông hộ như
nông lâm kết hợp, mơ hình sử dụng và quản lý đất tổng hộp theo quan điểm của
hệ thông nông nghiệp, mơ hình cây ăn quả, cây cơng nghiệp ở các tỉnh phía Bắc
được tác giả Trần Đức Viên và Đỗ Văn Hoà nghiên cứu đề xuất [27].
Nguyễn Tử Siêm và Thái Văn Phiên đã nghiên cứu và đưa ra các giải pháp
để phát triển kinh tế hộ nông dân miền núi bền vững là thông qua 3 mặt: Bền vững
về kinh tế, môi trường và sự chấp nhận của người dân, thơng qua 5 thuộc tính là
tính hiệu quả, tính an tồn, tính bảo vệ, tính lâu bền và tính chấp nhận [27].
Khi xem xét tình hình giao đất từ 1988 - 1992 đề tài “những định hướng và
giải pháp bước đầu nhằm đổi mới giao đất và giao rừng” của Nguyễn Đình Tư đã
đánh giá thực trạng sau khi nhận rừng từ đó đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm
đổi mới công tác giao đất, giao rừng ở miền núi [27].
Nguyễn Hữu Từ đã nghiên cứu đề xuất một số giải pháp cơ chế chính sách
cần triển khi thực hiện đối với chủ rừng đặc biệt là các đơn vị quốc doanh, hộ gia
đình cá nhân được giao đất lâu dài [27].
Tóm lại ở nước ta đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu để đưa ra các
giải cụ thể của mỗi vùng để quản lý và sử dụng đất nông lâm nghiệp phát triển
kinh tế hộ sau khi giao.

19


20

Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Các phương pháp nghiên cứu.
2.1.1. Các phương pháp thu thập số liệu
2.1.2.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu

Hương Sơn là một huyện miền núi, địa hình phân thành 2 vùng có đặc
điểm địa bàn khác nhau là đồng bằng và miền núi. Chọn ngẫu nhiên mỗi vùng
một xã, và 2 xã : Sơn Kim và Sơn Ninh là 2 xã được chọn:
- Sơn Ninh đại diên cho khu vực đồng bằng có chỉ có đất nông nghiệp
- Sơn Kim là xã ở khu vực biên giới có diện tích đất lâm nghiệp lớn (lớn
hơn rất nhều so với đất nông nghiệp) đại diện cho khu vực các xã miền núi.
Ở mỗi xã chon ngẫu nhiên mỗi xã 30 hộ sản xuất nông, lâm nghiệp.
2.1.1.2. Phương pháp điều tra
- Điều tra thu thập tài liệu thứ cấp: Tài liệu thứ cấp là các loại tài liệu đã
được tỉnh, huyện và các ngành hữu quan công bố (như kết quả các cuộc điều tra,
thanh tra nhanh, điều tra đói nghèo, điều tra nơng nghiệp nơng thơn, điều tra
năng suất, sản lượng …). thừa kế các kết quả nghiên cứu này đồng thời tiến hành
tìm kiếm, thu thập các tài liệu, số liệu lưu trữ thuộc các phòng ban thuộc Huyện
uỷ, UBND huyện (các Niên giám thống kê của ngành thống kê huyện, các văn
bản kế hoạch, qui hoạch …) để thu thập số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu,
sự phát triển kinh tế hộ nông dân.
Đây là những số liệu đã công bố, đảm bảo tính đại diện và khách quan của
đề tài nghiên cứu. Những số liệu này mang tính tổng quát, giúp cho người nghiên
cứu có bước đầu hình dung được tình hình sản xuất kinh doanh, những vấn đề
thuận lợi và khó khăn mà nơng hộ thường gặp. Những kinh nghiệm về nghiên
cứu và giải pháp đã được áp dụng. Các thông tin thu thập cụ thể như sau:

20



×