Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

cam nghi ve bai canh khuya

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.3 KB, 2 trang )

Cảnh khuya :
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
bài làm:
Sóng hồng đã từng viết:"thơ là sự biểu hiẹn của con người và thời đại một
cách cao đẹp".Đúng vậy cảnh khuya của Hồ Chí Minh là một minh chứng rõ nét.Ra đời
trong lúc cuộc kháng chiến chống thực dân pháp đang diễn ra ác liệt.Tác phẩm đã thể hiện
một tinh thần lạc quan và tình yêu thiên nhiên,hoà hợp với thiên nhiên của Hồ Chí
Minh.Bài thơ là nét chấm phá nổi bật của thơ ca thời kì 1945-1954.
" Tiếng suối trong như tiếng hát xa ,
trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ ,
chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."
Bài thơ viết theo thể tứ tuyệt ,niêm luật chặt chẽ,phảng phất hương vị của đường
thi. Cảm xúc thơ được thể hiện chủ yếu dưới cái nhìn của hội hoạ vá mang âm hưởng
quen thuộc của thơ xưa:cảnh có trăng, đêm ,rừng núi,suối cây.....
Không gian bài thơ bắt đầu được cảm nhận bằng âm thanh,âm thanh xa xa của
tiếng suối vọng lại như tiếng hát. Một khung cảnh thật thanh bình ,có chiều sâu.
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa"
Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hoá để biến không gian thơ trở nên gần gũi
hơn ,thân thuộc hơn với con người.Qua hình ảnh thơ này ta thấy được chắc hẳn tác giả
phải tĩnh lặng tâm hồn , phải yêu thiên nhiên tha thiết thì mới nghe được âm thanh trong
vắt tựa tiếng hát kia:tiếng hát xa và khẽ....không gian phải thật tĩnh lặng người nghe phải
thật chăm chú thì mới có thể cảm nhận được âm thanh ấy,đó quả thật là một khung cảnh
tuyệt vời đã được cảm nhận qua một tâm hồn nhạy cảm tinh tế........
Nếu ở câu thơ đầu cảnh vật đươc jcảm nhận từ xa ,thì ở câu thơ thứ hai cảnh vật
lại được ngắm bao quát cả một vùng núi rừng rộng lớn.Ở câu thơ này không còn âm thanh
nữa mà là màu sắc,hình khối :ánh trăng và bóng cổ thụ lồng vào nhau...
"trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"


Cảnh vật như quyện vào nhau ,hoà vào nhau trong âm thanh của tiếng suối xa,gợi
vẻ yên bình đầm ấm...Như vậy hai câu thơ đầu đã vẽ nên bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp
của núi rừng Tây bắc...
Câu thơ tiếp theo:"cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ", cho ta thấy hiện lên một thi
nhân nhàn rỗi,đang thưởng ngoan jvẻ đẹp của núi rừng...
Nhưng sang câu tiếp theo"chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà",lại đưa ta sang một cách
cảm nhận khác.Ta thấy người ở đây không còn đơn thuần là ngắm cảnh,và cái cảnh đẹp
kia khong phải ngay từ đầu đã hớp hồn nhà thơ,không phải là cớ để nhà thơ không ngủ,cái
trằn trọc thao thức ấy có nguồn cơn từ chỗ khác.
Đó là nỗi lo cho dân cho nước,cho sự nhgiệp giải phóng dân tộc.Chính nỗi lo này
đã khiến cho người không ngủ được.Để rồi trong cái đêm không ngủ ấy,người bắt gặp bức
tranh khuya tuyệt đẹp.tâm hồn nghệ sĩ đựơc thăng hoa cao độ...với bác nỗi lo cho dân cho
nước luôn thường trực và được ưu tiên hàng đầu,việc làm thơ chỉ để cho khuây khoả tâm
hồn..
Thế nhưng cảnh khuya lại là một trong những thi phẩm nổi tiếng của thơ văn
kháng chiến.Là nốt nhạc trong trẻo cất lên giữa vô vàn những nốt nhạc trầm bổng khác
nhau...Mới hay dù chỉ là phút ngẫu hứng vụt hiện mà hồn thơ bác nồng nàn,sâu thắm bao
nhiêu.
Sinh thời người đã từng nói "ngâm thơ ta vốn không ham", dù sở hữu một tâm
hồn thi nhân nồng cháy,nhưng bác vẫn ưu tiên cho những vấn đề bức thiết ,sống còn của
dân tộc.Đó là cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập ,tự do ,dân chủ ...
Có thể nói bài thơ là sự kết tinh tuyệt vời giữa hai con người :chiến sĩ và thi sĩ
trong bác,con người chiến sĩ không làm lu mờ đi ,mai một đi con người thi sĩ phóng
khoáng...Bài thơ có sự đan quyện hài hoà giữa chất thép của người chiến sĩ và chất thơ của
người thi sĩ,vừa mượt mà sâu lắng,vừa trữ tình thiết tha.....

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×