Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Bồi dưỡng năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.88 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH VIÊN </b>


<b>SƯ PHẠM ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC </b>


<b>PHỔ THÔNG TỔNG THỂ TRONG BỐI CẢNH CUỘC </b>



<b>CÁCH MẠNG CƠNG NGHIỆP 4.0</b>



TS. Vũ Thị Thu Hồi1


<b>Tóm tắt: Cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 đang diễn ra trong bối </b>


cảnh toàn cầu. Một trong những chiến lược quan trọng của ngành giáo dục
cần đón đầu sự thay đổi này để đảm bảo thích ứng và phát triển. Điều đó
đặt ra cho cơ sở đào tạo giáo viên phải đổi mới mơ hình đào tạo giáo viên
trên nhiều phương diện để đáp ứng u cầu chương trình phổ thơng tổng
thể trong giai đoạn mới. Bài viết đề xuất khung năng nực (NL) dạy học và
các giải pháp bồi dưỡng NL dạy học cho sinh viên sư phạm đáp ứng chương
trình giáo dục phổ thông mới trong bối cảnh cuộc cách mạng cơng nghiệp.


<b>Từ khóa: NL dạy học; Khung NL dạy học; Sinh viên sư phạm; Chương trình </b>


giáo dục phổ thông tổng thể.


<b>Mở đầu</b>


Trong xu thế đổi mới giáo dục ở nhiều nước trên thế giới cũng như Việt Nam
trong bối cảnh toàn cầu diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra câu hỏi làm
thế nào tạo ra nguồn nhân lực lao động đáp ứng được nhu cầu phát triển trong bối
cảnh mới của thế giới. Trước yêu cầu cấp bách và quan trọng của vấn đề này, nhiều
nhà giáo giáo dục cho rằng Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể đã khẳng
định chương trình giáo dục phổ thơng mới đảm bảo phát triển năng lực và phẩm
chất người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức cơ bản, thiết thực,


hiện đại nhằm hình thành và phát triển cho học sinh (HS) những phẩm chất và NL


1 Phòng Đào tạo, Trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN;
Email: ;


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

cần thiết, cốt lõi để trở thành những người công dân tốt, đáp ứng nhu cầu hoàn
thiện nhân cách của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng đất nước trong bối
cảnh tồn cầu hóa và cách mạng cơng nghiệp mới là đào tạo nguồn nhân lực có
chất lượng cao của xã hội. Do đó, các cơ sở đào tạo giáo viên (GV) phải đổi mới
mơ hình đào tạo GV trên nhiều phương diện trong đó vấn đề phát triển NL nghề
nghiệp cho SV để đáp ứng u cầu chương trình phổ thơng tổng thể trong giai đoạn
mới đã được nhiều quan tâm từ nhiều nhà giáo dục. Cho đến nay đã có nhiều cơng
trình nghiên cứu về việc hình thành và phát triển NL sư phạm cho sinh viên (SV)
trong quá trình đào tạo ở các trường sư phạm [3, 4, 6]. Tuy nhiên, các nghiên cứu
này chủ yếu tập trung vào việc đề xuất các biện pháp sư phạm nhằm hình thành và
phát triển NL sư phạm cho SV trong quá trình đào tạo ở các trường sư phạm mà
chưa đề cập rõ các NL cốt lõi của năng lực dạy học (NLDH), đánh giá (ĐG) mức
độ tích lũy, phát triển NLDH của mỗi SV; Q trình hình thành, phát triển NLDH
của người GV... Như vậy, làm thế nào để hình thành và phát triển NLDH cho SV
sư phạm đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thơng mới là vấn đề cần
được quan tâm nghiên cứu từ nhiều bên liên quan trong đó có các cơ sở đào tạo GV.


<b>2. Nội dung</b>


<i><b>2.1. Năng lực và năng lực dạy học</b></i>


NLDH của SV được xem xét trên cơ sở tiếp cận khái niệm NL. Có nhiều định
nghĩa về NL, trong bài viết này tìm hiểu một số khái niệm về NL: Theo Dennyse
Tremblay [7], nhà tâm lý học Pháp cho rằng: “NL là khả năng hành động đạt được
thành công và chứng minh sự tiến bộ nhờ vào khả năng huy động và sử dụng hiệu


quả nhiều nguồn lực tích hợp của cá nhân khi giải quyết vấn đề của cuộc sống”; Theo
DeSeCo [8]: “NL là sự kết hợp của tư duy, kĩ năng và thái độ có sẵn hoặc ở dạng
tiềm năng có thể học hỏi được của một cá nhân hoặc tổ chức để thực hiện thành
cơng nhiệm vụ”; Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào
tạo [9] đã xác định: “NL là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối
cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức kĩ năng và các thuộc tính
cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... NL của cá nhân được ĐG qua phương
thức và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề cuộc sống”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i><b>2.2. Những yêu cầu về chuẩn NL nghề nghiệp giáo viên phổ thông</b></i>


Để phát triển NLDH cho SV sư phạm đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục
phổ thơng mới trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc làm không thể
thiếu là xác định các yêu cầu về chuẩn NL nghề nghiệp GV phổ thông. Theo [2],
dự thảo thông tư Ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục
phổ thông đã xác định 5 tiêu chuẩn nghề nghiệp GV bao gồm:


Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nghề nghiệp nhà giáo: Thực hiện tốt các quy định về
đạo đức và chế độ làm việc của nhà giáo; tác phong làm việc khoa học, sư phạm;
đấu tranh với các vi phạm quy định về đạo đức nghề nghiệp và chế độ làm việc của
GV phổ thông.


Tiêu chuẩn 2: NL chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm: Nắm vững kiến thức
chuyên môn tốt và thành thạo nghiệp vụ sư phạm; thường xuyên cập nhật nâng cao
NL chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu dạy học và giáo dục lấy
HS làm trung tâm và phát triển NL người học.


Tiêu chuẩn 3: NL sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc đối với các giáo viên
công tác tại khu vực các đồng bào thiểu số) và ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy học và giáo dục: Sử dụng được ngoại ngữ, ưu tiên tiếng Anh (hoặc tiếng dân


tộc đối với các giáo viên công tác tại khu vực các đồng bào thiểu số) và ứng dụng
hiệu quả công nghệ thông tin và các thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục.


Tiêu chuẩn 4: NL xây dựng, thực hiện môi trường giáo dục dân chủ: Thực
hiện các quyền dân chủ của bản thân; tích cực tham gia xây dựng và phát triển môi
trường dân chủ trong nhà trường.


Tiêu chuẩn 5: NL xây dựng các quan hệ xã hội: Có tinh thần phục vụ, thái độ
hợp tác với các bên liên quan trong và ngoài nhà trường để phát triển nhà trường,
góp phần xây dựng mơi trường giáo dục an toàn và thân thiện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

dục quốc tế hiện nay, gắn với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên
thế giới.


<i><b>2.3. Khung NLDH của SV sư phạm theo chuẩn nghề nghiệp GV phổ thông mới </b></i>
Trên cơ sở xác định các chuẩn nghề nghiệp GV trung học [2], bài viết đề xuất
khung NLDH cho SV sư phạm đáp ứng chuẩn nghề nghiệp GV trong bối cảnh
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cấu trúc của khung NLDH của SV sư phạm được
thiết kế trên cơ sở nội dung tiêu chuẩn 2: “NL chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm” và
tiêu chuẩn 3: “NL ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và giáo dục”. Do
đó, khung NLDH của SV sư phạm phải được xây dựng bám sát những yêu cầu về
NL chung và NL chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm trong tiêu chuẩn GV phổ thông
trong bối cảnh mới. Do đó, phương pháp dạy học (PPDH) cần được đổi mới mạnh
mẽ hơn nữa từ nội dung cũng như các phương thức tổ chức các hoạt động giáo
dục qua Internet, từ đó sẽ linh hoạt về thời gian, không gian phù hợp với điều kiện
cũng như nhu cầu người học như: ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học:
E-Learning, Blendled – Learning, điện toán đám mây, Moodle,… Với qua điểm
trên, bài viết đề xuất NLDH của SV sư phạm bao gồm 5 NL thành phần và 13 biểu
hiện cụ thể tương ứng như sau:



<b>Bảng 1. Khung NLDH của SV sư phạm</b>


<b>Khung NLDH của SV</b> <b>Biểu hiện</b>


1. NL chuyên mơn,
nghiệp vụ sư phạm


1. Có kiến thức chun mơn tốt: Kiến thức cơ sở, chuyên
ngành, liên môn.


2. Có nghiệp vụ sư phạm: Kĩ năng dạy học, giáo dục HS, thu
tập và xử lý thông tin, kiểm tra và ĐG kết quả học tập của HS
theo định hướng phát triển NL người học.


3. Thường xuyên cập nhật nâng cao NL chuyên môn và
nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu dạy học và giáo dục theo
định hướng phát triển NL người học.


2. Sử dụng PPDH 4. Sử dụng các PPDH và giáo dục theo định hướng phát triển
phẩm chất và NL người học một cách hiệu quả.


5. Phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học (PTDH)
hiệu quả trong định hướng, tổ chức hoạt động học tập cho HS;


3. NL xây dựng
KHDH


6. Xây dựng được KHDH và giáo dục theo đáp ứng được các
yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới;



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

4. NL ứng dụng công
nghệ thông tin và sử
dụng thiết bị công
nghệ


8. Sử dụng được các phần mềm thông dụng cơ bản trong dạy
học và quản lý HS.


9. Sử dụng được những phần mềm ứng dụng cơ bản (tạo các
trình diễn, truy cập Internet,... ) phục vụ việc khai thác và sử
dụng dữ liệu trong soạn và thực hiện kế hoạch bài dạy;
10. Chia sẻ những kiến thức, kĩ năng trong ứng dụng công
nghệ mới, biết khai thác, chia sẻ công nghệ thông tin để mở
rộng phạm vi, không gian, thời gian các hoạt động dạy học
(E-Learning, Blended – Learning, Moodle…..)


5. NL thực hiện các
phương pháp kiểm
tra, ĐG kết quả học
tập vì sự tiến bộ của
HS


11. Thực hiện hiệu quả các phương pháp kiểm tra ĐG kết quả
học tập và tiến bộ của HS;


12. Sử dụng được các hình thức, phương pháp, cơng cụ đánh
giá HS chính xác, đảm bảo độ tin cậy.


13. Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, ĐG vì sự
tiến bộ của người học.



<i><b>2.3. Một số biện pháp bồi dưỡng NL dạy học cho sinh viên sư phạm </b></i>
<i><b>trong đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm </b></i>


<i><b>2.3.1. Xác định tường minh các thành tố của NLDH cốt yếu </b></i>


Căn cứ vào chuẩn nghề nghiệp và thực tiễn dạy học ở trường phổ thông, ta
xác định các NLDH cốt yếu cần bồi dưỡng cho SV trong quá trình đào tạo. Với
mỗi NL, xác định các biểu hiện đặc trưng của nó và phân chia thành các mức
độ khác nhau. Chẳng hạn, với NL ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học,
chúng ta phải có thể chia thành các mức độ sau: Sử dụng được những phần mềm
ứng dụng cơ bản phục vụ việc soạn kế hoạch bài dạy; tạo các trình diễn, truy cập
Internet... (Đây là những NL mà SV đã tích lũy được trong giai đoạn ở trường
phổ thông và trong học phần Tin học đại cương ở năm thứ nhất. SV biết khai thác
công nghệ thông tin, đặc biệt là biết sử dụng các phần mềm dạy học một cách
linh hoạt để thiết kế và trình bày kế hoạch bài dạy, bước đầu tạo thành những tiết
học có ứng dụng cơng nghệ thơng tin; Chia sẻ những kiến thức, kĩ năng trong
ứng dụng công nghệ mới; Biết khai thác, chia sẻ công nghệ thông tin để mở rộng
phạm vi, không gian, thời gian các hoạt động dạy học và kiểm tra, ĐG người học
(E-Learning, Blendled – Learning,...).


<i><b>2.3.2. Xác định các yếu tố tác động đến quá trình phát triển NLDH</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình hình thành và phát triển
NLDH của SV. Như vậy, cần phải xác định rõ các yếu tố tác động đến việc hình
thành, phát triển của từng NL thành tố để tạo ra một môi trường thuận lợi cho SV
tự bồi dưỡng NLDH cho bản thân.


<i><b>2.3.3. Xây dựng quy trình rèn luyện NLDH cho SV sư phạm </b></i>



Để hình thành và bồi dưỡng NLDH cho SV sư phạm sau khi đã xác định được
các thành tố NLDH của SV, ta có thể triển khai theo quy trình sau:


<i>+ Bước 1: Cho SV tìm hiểu cơ sở lí luận về chuẩn nghề nghiệp GV, NL và </i>
NLDH; Thiết kế những nghiên cứu thực tiễn về NL, NLDH, cấu trúc cũng như các
thành tố và biểu hiện của NLDH ngay từ năm thứ 2 của quá trình đào tạo.


<i>+ Bước 2: Xây dựng khung NLDH với các tiêu chí và các mức độ đạt được. </i>
<i>+Bước 3: Bồi dưỡng NLDH cho SV thông qua việc thực hiện các học phần </i>
về PPDH bộ mơn.


<i>+Bước 4: Cho SV vận dụng các PPDH, PTDH tích cực trong rèn luyện các kỹ </i>
năng nghề nghiệp, chú trọng kĩ năng dạy học. Áp dụng để xây dựng KHDH cụ thể
phù hợp với chuyên ngành đào tạo.


<i>+ Bước 5: Tổ chức cho SV tự ĐG và ĐG đồng đẳng một cách định kì về </i>
NLDH trên cơ sở các tiêu chí về NLDH cần đạt được với các mức độ biểu hiện
tường minh. SV sẽ sử dụng các tiêu chí ĐG NLDH để phấn đấu trong học tập và
trải nghiệm nghề nghiệp của bản thân.


<i>+ Bước 6: Tổ chức cho SV đề xuất những cải tiến để bồi dưỡng NLDH cho </i>
bản thân và các SV khác (Đề xuất, thử nghiệm, báo cáo).


<i><b>2.3.4. Bồi dưỡng NLDH cho SV thông qua việc tổ chức ĐG NLDH cho SV </b></i>
<i><b>sư phạm theo tiếp cận quá trình </b></i>


Việc nghiên cứu đưa ra một cách tường minh các biểu hiện, thang đo cho từng
NL thành tố của NLDH làm cơ sở khoa học để ĐG một cách khoa học mức độ tích
lũy, phát triển NLDH của SV có ý nghĩa lí luận và thực tiễn trong đào tạo nghề
trong các trường sư phạm.



+ Xây dựng tiêu chí ĐG:


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>Bảng 2. Các mức độ biểu hiện của NL sử dụng PPDH của SV sư phạm</b>


<b>Thành tố</b> <b>Các mức độ biểu hiện</b>


Mức độ 1 (1 điểm) Mức độ 2 (2 điểm) Mức độ 3 (3 điểm)


Sử dụng


các PPDH Biết lựa chọn và sử dụng các PPDH, PTDH tích cực
để thiết kế các hoạt động
DH theo định hướng phát
triển NL HS nhưng chưa
biết khai thác các ưu thế
của các PPDH và các PTDH


tích cực


Sử dụng thành cơng các
PPDH, PTDH tích cực xây
dựng các hoạt động học
tập của HS các trong
KHDH. Biết khai thác các
ưu điểm và làm giảm các
hạn chế của các PPDH và


các PTDH



PPDH, PTDH tích
cực được SV liệt
kê và sử dụng để
xây dựng các hoạt
động học tập của
HS trong KHDH


+ Cách thức ĐG NLDH của SV sư phạm


ĐG NLDH của SV cần dựa trên các nguồn thông tin: Tự ĐG, ĐG đồng đẳng,
ĐG của các nhà chun mơn. Có nhiều hình thức ĐG, trong khuôn khổ bài viết,
chúng tôi giới thiệu cách thức ĐG thông qua bảng kiểm quan sát. Bảng kiểm này
được xây dựng trên cơ sở bảng mô tả chi tiết các mức độ của biểu hiện của các
tiêu chí về NLDH của SV sư phạm (Bảng 2) để thiết kế phiếu khảo sát. Các phiếu
khảo sát này có thể điều chỉnh và dùng để ĐG các mức độ đạt được về NLDH ở
các thời điểm khác nhau trong quá trình hình thành và phát triển NLDH của SV
(Bảng 3).


Việc khảo sát, ĐG diễn ra thường xuyên, từ khi SV bắt đầu học các môn Khoa
học Giáo dục đến sau khi hồn thành học phần cuối cùng của chương trình đào tạo
GV là thực tập sư phạm. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã dùng phiếu này để
khảo sát 24 SV ngành Sư phạm Hóa học Khóa QH 2013S - K57, Trường Đại học
Giáo dục – ĐHQGHN về một số NL thành phần của NLDH. Kết quả khảo sát cụ
thể từng SV về một số NL thành được trình bày theo đường link:


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>Bảng 3. Phiếu khảo sát NLDH của SV sư phạm</b>


Họ tên SV được


khảo sát: Khóa: <b><sub>Các hình thức ĐG</sub></b>



Ngày:


Biểu hiện của NLDH Tự
ĐG


GV


ĐG


ĐG đồng đẳng


STT Mức<sub>độ 1</sub> Mức<sub>độ 2</sub> Mức<sub>độ 3</sub>


SV1 SV2 SV3 ...


1
2
3
.…


<b>Bảng 4. Ví dụ về kết quả tự ĐG của SV và ĐG của GV về NLDH</b>


Biểu hiện của NLDH Kết quả SV tự ĐG - GV ĐG (%)


Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3


SV GV SV GV SV GV


Lựa chọn được các PPDH,


PTDH tích cực, phù hợp để
thiết kế các KH bài học theo
định hướng phát triển NL
cho HS


26,1 30,4 73,9 69,6 0 0


Thực hiện các KHDH đã xây
dựng trong học phần PPDH
ở trường phổ thông và thực


tập sư phạm


21,7 21,7 69,6 69,6 8,7 8,7


Thiết kế và sử dụng bộ
cơng cụ ĐG sự hình thành
và phát triển các NL cho HS


43,5 30,4 52,2 56,6 4,3 13


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>3. Kết luận </b>


Việc bồi dưỡng, phát triển NL nghề nghiệp trong đó NLDH cho SV sư phạm là một
nhu cầu không thể thiếu và cấp thiết của bất kỳ trường sư phạm và là một trong những
điều kiện cần thiết để thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng mới. Việc xác định các
NL thành tố của NLDH, các biện pháp nhằm phát triển NLDH cho SV trong đó có việc
ĐG mức độ tích lũy, phát triển NLDH của mỗi SV đang là vấn đề cấp thiết. Bài viết đã
nghiên cứu và đề xuất khung NLDH của SV sư phạm và quy trình bồi dưỡng cũng như
ĐG NLDH trên cơ sở chuẩn nghề nghiệp GV trung học tại các cơ sở giáo dục phổ thơng


trong bối cảnh tồn cầu hóa và cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0.


<b>Tài liệu tham khảo</b>


[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (7/2017). Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể.


[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (5/2018). Thông tư Ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp
giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông (Dự thảo 3).


[3] Nguyễn Thị Thanh Huyền (Chủ nhiệm đề tài), 2013. Hình thành kĩ năng sư phạm theo
chuẩn nghề nghiệp cho SV người dân tộc thiểu số. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
[4] Bùi Văn Nghị, Đỗ Thị Trinh, Nguyễn Tiến Trung, 2015. Phát triển NL dạy học cho
sinh viên sư phạm toán. Kỷ yếu hội thảo khoa học “Phát triển NL nghề nghiệp giáo
viên toán


<i>[5] Trần Trung, Trần Việt Cường, 2013. Tiếp cận hiện đại trong rèn luyện nghiệp vụ sư </i>
<i>phạm cho sinh viên ngành Toán ở trường Đại học. Nxb Đại học Sư phạm.</i>


<i>[6] Thái Duy Tuyên, 2012. Những vấn đề chung của giáo dục học. Nxb Đại học Sư phạm, </i>
Hà Nội, tr.117-124.


[7] Denyse Tremblay (2002), Adult Education A Lifelong journey The competency – based
approach” Helping learners become autonomous”, Danton .J. (1985). Advantures in
thinking Australia: Thomas Nelson.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>FOSTERING TEACHING CAPACITY FOR PEDAGOGICAL </b>


<b>STUDENTS TO MEET THE OVERALL GENERAL SCHOOL </b>



<b>CURRICULA IN THE CONTEXT OF INDUSTRY 4.0</b>




<i> Ph.D Vu Thi Thu Hoai</i>1


<b>Abstract: The revolution 4.0 in science and technology is taking place </b>


globally. One of the key strategies of the education sector must anticipate this
change to ensure adaptation and development. This puts the teacher training
institution in a position to innovate the teacher training model in many ways
to meet the overall curriculum requirements of the new stage. The paper
proposes a framework for teaching competence and solutions to the teaching
capacity of pedagogy students responding to the new general education
curriculum in the context of the industrial revolution 4.0.


<b>Keywords: Teaching capacity; Framework of teaching capacity; Pedagogical </b>


students; General education curriculum


1 Office of Academic Affairs, University of Education – Vietnam National University;
Email: ;


</div>

<!--links-->

×