Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bài tham luận rèn kĩ năng sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.39 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BẢN THAM LUẬN</b>



<b>GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH </b>


<b></b>


<i><b>---Kính thưa quý vị Đại biểu! ---Kính thưa các thầy cơ giáo!Thưa tồn thể Hội nghị</b></i>
Lời đầu tiên tôi xin gửi tới quý vị đại biểu và tồn thể hội nghị lời kính chúc
sức khỏe và lời chào trân trọng nhất.


<i><b>Kính thưa quý vị Đại biểu! Kính thưa các thầy cô giáo!</b></i>


Chúng ta vừa được nghe đồng chí Vũ Thị Phương Thảo - Hiệu trưởng nhà
trường, thông qua bản báo cáo kết quả năm học 2013 – 2014 và phương hướng
năm học 2014 - 2015, trước hết tơi xin bày tỏ sự nhất trí cao với bản báo cáo và
phương hướng đã đề ra, sau đây tơi xin phép được đóng góp thêm một số ý kiến
tham luận của mình về vấn đề “rèn kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường”.


<i>Kính thưa Hội nghị</i>


Cùng với các biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện cho học
sinh trong nhà trường, thì giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là yêu cầu vô cùng
quan trọng, một nội dung không thể tách rời của q trình giáo dục. Mục đích của
q trình giáo dục KNS là nhằm trang bị cho học sinh những kỹ năng cơ bản, cần
thiết nhất để các em có thể thích ứng với cuộc sống của xã hội thời hiện đại, ln
có những thay đổi trong điều kiện của một xã hội đang trên đà phát triển và hội
nhập. Đặc biệt rèn luyện KNS cho học sinh được nhà trường xác định là một trong
những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “ xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực”


Trước hết chúng ta cần tìm hiểu KNS là gì? KNS là năng lực tâm lý xã hội
giúp cá nhân giải quyết có hiệu quả những nhu cầu và thách thức của cuộc sống.


các em có thể tự mình xử lý mọi tình huống trong thực tế một cách tốt nhất.


Tôi nghĩ rằng giáo dục KNS tức là không chỉ dạy cho học sinh kiến thức mà
là giáo dục toàn diện về đức, trí , thể, mỹ, giúp các em biết ứng xử có văn hóa, biết
cách xử lý những tình huống xảy ra trong cuộc sống. Theo đó, bằng trách nhiệm,
bằng kinh nghiệm và vốn sống của mình, tơi nghĩ giáo viên cần từng bước một
giáo dục các KNS cho học sinh, có 30 kĩ năng cần thiết mà chúng ta cần giáo dục
đến học sinh thông qua từng bài dạy, và thông qua các hoạt động ngồi giờ lên lớp.
Ví dụ như kĩ


năng : ...
...
...
...
...
...


<i>* Qua từng tiết dạy, giáo viên hướng dẫn học sinh kĩ năng làm việc theo</i>


<i>nhóm: biết cách phân cơng công việc, lắng nghe ý kiến người khác, tranh luận, biết</i>


chấp nhận đúng sai, thống nhất ý kiến, thực hiện đúng ý kiến đã thống nhất… Đây
là kĩ năng hết sức cần thiết khi các em trưởng thành, làm việc trong tập thể. Tùy
từng bài học, chúng ta giáo dục các kĩ năng phù hợp cho các em.


<b>==========================================================</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Việc giáo dục KNS cho học sinh qua học tập – sinh hoạt ở nhà trường là điều
hết sức cần thiết cho tương lai các em. Để đạt được điều đó, giáo viên cần kiên trì,
quyết tâm thực hiện từng bước và liên tục trong suốt quá trình giảng dạy.



Chúng ta cần phải giáo dục học sinh về đạo đức, tư tưởng, giúp học sinh có
hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với
lứa tuổi của mình, giáo dục học sinh thực hiện tốt an tồn giao thơng và khơng mắc
các tệ nạn xã hội, tuyên truyền bằng nhiều kênh thông tin tới học sinh, phụ huynh
cùng chung tay giáo dục đạo đức cho học sinh. Tổ chức cho học sinh kí cam kết
thực hiện, kiểm tra giám sát và xếp loại theo tuần, tháng. Tổ chức tuyên truyền
gương người tốt, việc tốt qua các buổi phát thanh măng non, qua các buổi sinh
hoạt.


Giáo dục học sinh truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng
cây bằng cách tổ chức các chủ điểm lớn với nhiều hình thức: nói chuyện chuyên
đề, viết, vẽ theo chủ đề, thi tìm hiểu truyền thống quê hương, tổ chức sân chơi rung
chuông vàng với chủ đề “Tự hào về lịch sử quê hương” Giáo dục học sinh về
truyền thống của nhà trường, truyền thống quê hương, đất nước, thông qua lịch sử
đấu tranh dựng nước, giữ nước và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, tích cực giáo
dục học sinh lịch sử địa phương.


Giáo dục học sinh có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ
sinh trường lớp và nơi công cộng bằng cách lồng ghép trong các tiết dạy, thực hiện
tiếng trống sạch trường, chăm sóc khu vườn cổ tích. Giáo dục học sinh thực hiện
tốt nề nếp thể dục nhịp điệu và múa hát tập thể, được tham gia các trò chơi dân
gian, tham gia các hoạt động thể dục thể thao do nhà trường, địa phương phát
động.


Tăng cường giáo dục học sinh biết yêu lao động: hướng dẫn học sinh biết
cách sử dụng một số dụng cụ lao động đơn giản trong gia đình và nhà trường, học
sinh biết lao động tự phục vụ bản thân và tham gia lao động vệ sinh chung bằng
cách nhận chăm sóc các cơng trình cơng cộng, cơng trình măng non.



Bên cạnh đó giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động
văn hóa văn nghệ là một việc làm hết sức cần thiết, học sinh sẽ tự tin hơn để thể
hiện mình trước bạn bè, thầy cô giáo và những nơi đông người: Tổ chức các sân
chơi, các cuộc thi nhân ngày lễ lớn như : thi đọc diễn cảm, kể chuyện cổ tích, thi
hùng biện, thi văn nghệ, múa hát tập thể...


Giáo dục học sinh có kĩ năng giao tiếp từ đó học sinh có thể bày tỏ ý kiến của
bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngơn ngữ cơ thể một cách phù hợp
với hồn cảnh và văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, tơn trọng ý kiến người khác
ngay cả khi bất đồng quan điểm. Bày tỏ ý kiến bao gồm cả bày tỏ về suy nghĩ, ý
tưởng, nhu cầu, mong muốn và cảm xúc, đồng thời nhờ sự giúp đỡ và sự tư vấn khi
cần thiết. .


Từ đó học sinh sẽ được hình thành kĩ năng hợp tác, cùng chung sức làm việc, giúp
đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với những
thành viên khác.


<b>==========================================================</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Với thực tế của trường Tiêu học Kim Sơn, trong những năm qua việc thực hiện
chương trình giáo dục KNS cho học sinh được lồng ghép vào trong các hoạt động
giáo dục, đó khơng chỉ trong các bộ mơn chính khóa mà cịn trong các hoạt động
ngoại khóa. Từ đó, nhà trường đã mở ra nhiều sân chơi với các hoạt động đa dạng
và hấp dẫn góp phần giáo dục KNS cho học sinh.


Đầu năm học, Ban giám hiệu kết hợp cùng các đồn thể, tổ chun mơn, ban
đại diện cha mẹ học sinh đề ra kế hoạch tổ chức thực hiện các hoạt động ngoại
khóa mang tính giáo dục theo từng chủ điểm. Thành lập các tiểu ban phụ trách
công tác ngoài giờ trực tiếp theo dõi việc thực hiện các hoạt động này. Trong năm


học, nhà trường đã tổ chức thành cơng các hoạt động đó như là sân chơi kiến thức
rung chuông vàng với nhiều chủ đề khác nhau, thi vẻ đẹp tuổi hoa với chủ đề thiên
sứ môi trường, kể chuyện cổ tích, đọc diễn cảm, thi văn nghệ, trò chơi dân gian…,
Tổ chức phong trào uống nước nhớ nguồn như viếng nghĩa trang liệt sỹ, phong trào
quyên góp ủng hộ nhân đạo: như mua tăm tre ủng hộ người mù đông triều, ủng hộ
đồng bào lũ lụt, tổ chức các câu lạc bộ theo chủ điểm… và đặc biệt phong trào học
sinh trường Tiểu học Kim sơn văn minh lịch sự được nhà trường phát động trong
nhiều năm qua đã trở thành một nếp sống văn hóa trong nhà trường. Học sinh biết
chào hỏi các thầy cô giáo một cách lịch sự và lễ phép, khơng cịn hiện tượng nói
tục chửi bậy, học sinh giao tiếp với nhau biết gọi bạn xưng tên, hòa nhã và giúp đỡ
nhau cùng tiến bộ.


Như vậy, có thể nói trong cuộc sống hiện đại ngày nay, việc trang bị cho các
em học sinh những KNS là một việc rất quan trọng và cần thiết. Với mục đích xây
dựng mơi trường giáo dục thân thiện thì những hoạt động học tập và hoạt động
ngoại khóa của nhà trường đã phần nào giúp các em học sinh hình thành những
KNS cần thiết để bước vào một năm học mới với sự tự tin và năng động hơn.


Thay mặt cho các đồng chí giáo viên tôi mong rằng trong năm học này nhà
trường sẽ tiếp tục duy trì những sân chơi lành mạnh, bổ ích tạo hứng thú cho các
em, đa dạng hóa các hình thức tổ chức cho phù hợp, theo từng chủ đề, chủ điểm
của năm học. Mạnh dạn mở thêm một số sân chơi mới để giúp các em có những
phút giây thoải mái, tạo hứng thú cho các em trong quá trình học tập.


Và cũng xin phép được đề nghị các lực lượng, các tổ chức sẽ cùng sát cánh
với nhà trường trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh để đạt hiệu quả cao
hơn.


Trên đây là những chia sẻ của bản thân tôi trong việc giáo dục KNS cho học
sinh, rất mong được sự đóng góp ý kiến quý báu từ các thầy cô. Một lần nữa xin


đựơc gửi tới các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo một lời chức sức khoẻ, thành đạt,
hạnh phúc. Chúc hội nghị Cán bộ công nhân viên chức của trường Tiểu học Kim
Sơn thành công tốt đẹp.


Xin trân trọng cảm ơn!


<b>==========================================================</b>


</div>

<!--links-->

×